Tái cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp may của Tập đoàn dệt may Việt Nam - 2

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU TỔ CHỨC CÁC DOANH NGHIỆP MAY CỦA TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM 66

2.1. Tổng quan các doanh nghiệp may của tập đoàn Dệt May Việt Nam . 66

2.1.1. Sự phát triển của Tập đoàn Dệt may Việt Nam 66

2.1.2. Sự phát triển các doanh nghiệp may của Tập đoàn Dệt may Việt Nam 70

2.2. Mô hình cơ cấu tổ chức của tập đoàn Dệt may Việt Nam 88

2.2.1. Mô hình trước khi tái cơ cấu 88

2.2.2. Mô hình sau khi tái cơ cấu 94

2.2.3. Các mối quan hệ trong mô hình cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Dệt may Việt Nam 99

2.2.4. Đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại trong mô hình tổ chức của Tập đoàn sau khi tái cơ cấu 106

2.3. Hoạt động tái cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp may của tập đoàn dệt may Việt Nam 107

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

2.3.1. Nghiên cứu trường hợp Tổng công ty May 10 - Công ty Cổ phần 110

2.3.2. Nghiên cứu trường hợp Tổng công ty Cổ phần Đức Giang 126

Tái cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp may của Tập đoàn dệt may Việt Nam - 2

2.4. Đánh giá thực trạng tái cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp may của Tập đoàn Dệt may Việt Nam 132

2.4.1. Đánh giá các cơ sở để tái cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp may 133

2.4.2. Đánh giá kết quả đạt được trong quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp may của VINATEX 134

2.4.3. Đánh giá những tồn tại trong quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp may của VINATEX 135

2.5. Kết luận chương 2 137

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU TỔ CHỨC CÁC DOANH NGHIỆP MAY CỦA TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM 139

3.1. Xu hướng phát triển ngành dệt may 139

3.2. Định hướng tái cơ cấu các doanh nghiệp may – Tập đoàn dệt may Việt Nam 140

3.2.1. Quan điểm phát triển của ngành 140

3.2.2. Mục tiêu phát triển của ngành 141

3.2.3. Định hướng phát triển của các doanh nghiệp may – Tập đoàn dệt may Việt Nam 142

3.2.4. Định hướng tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam 146

3.3. Các giải pháp điều kiện nhằm tái cơ cấu các doanh nghiệp may của Tập đoàn Dệt may Việt Nam 147

3.3.1. Xây dựng định hướng và lộ trình tái cơ cấu các doanh nghiệp may của VINATEX 147

3.3.2. Thay đổi tư duy quản trị và thống nhất các quan điểm trong quá trình tái cơ cấu 150

3.3.3. Bố trí, sắp xếp nhân sự hợp lý khi tái cơ cấu 154

3.4. Các giải pháp triển khai tái cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp may của VINATEX 155

3.4.1. Áp dụng hình thức tái cơ cấu hợp lý cho các doanh nghiệp may của Tập đoàn Dệt may Việt Nam 155

3.4.2. Xây dựng lộ trình chiến lược hợp lý trong quá trình tái cơ cấu tổ chức doanh nghiệp may của VINATEX 157

3.4.3. Sử dụng mô hình hình sao để hình thành cơ sở thiết kế cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp may 160

3.4.4. Thiết kế quá trình kinh doanh trong các doanh nghiệp may 167

3.5. Kết luận chương 3 170

KẾT LUẬN 171

PHỤ LỤC 173

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 182

TÀI LIỆU THAM KHẢO 185


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài luận án


Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ là một trong những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam có động lực để phát triển nhanh hơn, và đưa Việt Nam thoát ra khỏi những nước có thu nhập thấp trong thời gian tới. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng sẽ tạo ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam đã có những giai đoạn thay đổi để bắt kịp nhu cầu phát triển của xã hội. Hơn hai mươi năm của quá trình đổi mới, các doanh nghiệp đã nỗ lực thay đổi và đã đạt được những kết quả nhất định.

Ngành công nghiệp may Việt Nam là một trong những ngành có đóng góp rất quan trọng cho nền kinh tế. Hiện nay, yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới đã đặt các doanh nghiệp may trong bối cảnh phải tổ chức lại. Vì thế, nhu cầu tái cơ cấu đã trở thành cấp bách đối với những doanh nghiệp muốn kinh doanh toàn cầu. Sự cần thiết phải tái cơ cấu xuất phát từ những sự thay đổi trong bản thân doanh nghiệp cũng như xuất phát từ sự thay đổi của môi trường kinh doanh.

Thứ nhất, sự thay đổi trong định hướng chiến lược. Môi trường kinh doanh thay đổi, xuất hiện nhiều nhân tố mới ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may. Quy mô doanh nghiệp may lớn lên nhanh chóng, lao động và vốn chủ sở hữu đã tăng nhanh do nhu cầu của thị trường ngày các mở rộng. Sự thay đổi về quy mô đòi hỏi các doanh nghiệp may phải điều chỉnh, thay đổi bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với hiện tại.

Xu hướng thị trường mở rộng, nhu cầu thay đổi, là yếu tố tác động đến chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Để thích ứng với điều kiện kinh


doanh mới, các doanh nghiệp may đã từng bước xây dựng chiến lược kinh doanh cho mình, định hướng phát triển theo xu hướng dự báo môi trường toàn cầu. Điều này làm cho các doanh nghiệp may phải thay đổi bộ máy tổ chức cho phù hợp, bơỉ sự trì trệ của bộ máy cơ cấu tổ chức sẽ ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp.

Thứ hai, xuất hiện những hạn chế, bất hợp lí của cơ cấu tổ chức cũ trong môi trường hiện tại, buộc các doanh nghiệp phải có những thay đổi. Sự thay đổi về phạm vi hoạt động, sự đa dạng của lĩnh vực kinh doanh. Phạm vi hoạt động ngày càng rộng hơn, không chỉ giới hạn trong một địa bàn tỉnh, thành phố, hay một quốc gia, mà nó đã mở rộng trên thị trường các nước trên thế giới. Hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư sản xuất, mở rộng thị trường ra nước ngoài là xu thế phát triển mạnh đối với các doanh nghiệp may hiện nay. Phạm vi hoạt động mở rộng là một nhu cầu tất yếu của hội nhập quốc tế, vì vậy bộ máy tổ chức sản xuất của doanh nghiệp không còn phù hợp theo kiểu cứng nhắc, mà phải mang tính linh hoạt tạo ra mạng lưới hoạt động trên toàn cầu. Sự thay đổi trong việc tập trung đầu tư cho các hoạt động tạo giá trị gia tăng. VINATEX chú trọng hơn tới việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, xây dựng và phát triển thương hiệu cũng như việc tạo dựng uy tín trong kinh doanh. Đây là vấn đề mà doanh nghiệp ít quan tâm đến trong thời kỳ trước, khi mà nền kinh tế còn sự bao cấp của Nhà nước.

Những thay đổi trên là một tất yếu khách quan, mang tính quy luật trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp. Sự thay đổi này tạo ra sự không tương thích giữa cơ chế quản lý của doanh nghiệp với quy mô, phạm vi và những yêu cầu mới. Khi quy mô doanh nghiệp lớn lên, phạm vi hoạt động rộng hơn, nếu cứ tiếp tục duy trì phương thức quản lý theo kiểu không linh hoạt thì chắc chắn sẽ xuất hiện sự bất hợp lý trong toàn bộ hệ thống quản lý của doanh nghiệp.


Bởi vậy, hoạt động tái cơ cấu, tổ chức lại doanh nghiệp là một đòi hỏi khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Các doanh nghiệp may hiện nay tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp từ hai áp lực bên trong và bên ngoài nhằm mục đích vừa “chữa bệnh” vừa “phòng bệnh”. Tái cơ cấu xuất phát từ các áp lực bên ngoài để thích nghi với môi trường kinh doanh, còn tái cơ cấu xuất phát từ các áp lực bên trong để phù hợp với quy mô tăng trưởng, phát triển của doanh nghiệp.

Tái cơ cấu tổ chức doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Quá trình tái cơ cấu sẽ thổi vào doanh nghiệp một luồng gió mới, một phong cách mới với sự thay đổi một cách toàn diện. Sự đổi mới này tạo cho doanh nghiệp có khả năng để thực hiện những công việc của mình một cách hiệu quả và bền vững, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh bền vững, nâng cao vị thế trên trường quốc tế.

Xuất phát từ mục đích đẩy mạnh và hoàn thiện hoạt động tái cơ cấu các doanh nghiệp may để hội nhập, tác giả đã chọn đề tài: “Tái cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp may của tập đoàn dệt may Việt Nam” làm luận án tiến sỹ.

2. Mục đích nghiên cứu của luận án


- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấu tổ chức trên cơ sở quản trị theo quá trình, nghiên cứu các quan điểm về tái cơ cấu doanh nghiệp hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam.

- Phân tích thực trạng mô hình cơ cấu tổ chức của tập đoàn Dệt may Việt Nam trước và sau khi tái cơ cấu; phân tích hoạt động tái cơ cấu tổ chức của hai doanh nghiệp may của Tập đoàn dệt may Việt Nam là Tổng công ty cổ phần May 10 và Tổng công ty Cổ phần May Đức Giang; đánh giá những mặt đạt được và tồn tại sau quá trình tái cơ cấu của các doanh nghiệp này, cũng như của VINATEX.


- Đưa ra các định hướng, giải pháp và các kiến nghị thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp may của tập đoàn dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2010–2020.

3. Tổng quan nghiên cứu


Tái cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp hiện nay là một trong những vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm bởi ý nghĩa thực tiễn của nó. Tái cơ cấu tổ chức giúp doanh nghiệp hình thành cơ cấu tổ chức mới với phong cách quản lý mới để thiết lập một diện mạo mới trong nền kinh tế toàn cầu.

3.1. Nghiên cứu trên thế giới


Xu hướng nghiên cứu trên thế giới tập trung vào cách thức và phương pháp để tiến hành tái cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp có hiệu quả và từ đó tiến tới tái lập doanh nghiệp. Theo Paul H. Allen trong cuốn Tái lập ngân hàng, tái cơ cấu doanh nghiệp có thể nhìn nhận như một biểu hiện của tái lập doanh nghiệp nhưng chưa đủ để hình thành một cuộc cách mạng như tái lập. Hai nhà kinh tế Mỹ nổi tiếng M. Hammer và J. Champy cho rằng “Tái lập là sự suy nghĩ lại một cách căn bản, và thiết kế lại tận gốc quy trình hoạt động kinh doanh, để đạt được sự cải thiện vượt bậc đối với các chỉ tiêu cốt yếu và có tính nhất thời như giá cả, chất lượng, sự phục vụ và nhanh chóng”[11, trang 55, dòng 6-9]. Có thể nói Mỹ là nước khơi nguồn ý tưởng này.

Tái cơ cấu doanh nghiệp nói chung và tái cơ cấu tổ chức gắn với một khái niệm, đó là tái cơ cấu quá trình kinh doanh. Tái cơ cấu quá trình kinh doanh (Business process reengineering) đồng nghĩa với việc xới tung quan niệm kinh doanh truyền thống, thổi những luồng gió mới về nguyên tắc quản lý, cung ứng, dịch vụ [20]. Trước đây, các công ty vẫn thành lập và xây dựng dựa trên phát minh tuyệt vời của Adam Smith về phân chia công việc thành các công đoạn đơn giản và cơ bản nhất. Nhưng xu thế ngày nay, các công ty


lại được thành lập và xây dựng trên tư tưởng thống nhất những công đoạn đó vào một quy trình kinh doanh liền mạch. Tác giả Michael Hammer và James Champy của cuốn “Tái lập công ty” đã đề cập đến hoạt động tái lập công ty đưa ra một quan điểm về thiết kế lại quá trình. Có nghĩa là khi thay đổi quá trình quản trị truyền thống bằng cách tiếp cận quản trị theo quá trình, thay đổi quá trình kinh doanh thì một cơ cấu tổ chức mới ra đời. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp không phải là cái gì bất biến. Ngược lại, nó là một hiện tượng phức tạp. Jay W.Lorsch là giáo sư về khoa học quan hệ nhân quần, là tiến sĩ về quản lý công thương nghiệp của Trường Đại học Harvard, một nhân vật nổi tiếng của lý luận quản lý hiện đại thuộc trường phái lý luận quyền biến. Cống hiến của ông tập trung trong lĩnh vực nghiên cứu và thiết kế cơ cấu tổ chức doanh nghiệp. Ông đã viết hơn 10 cuốn sách chuyên đề và rất nhiều luận văn, trong đó nổi tiếng nhất là cuốn “Thiết kế cơ cấu tổ chức” ông viết cùng đồng sự (1970) và cuốn “Tổ chức và hoàn cảnh (1976). Ông đề cập đến lý luận quản lý cổ điển và hiện đại về cơ cấu tổ chức. Theo quan điểm hiện đại, họ cho rằng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp là vấn đề quan trọng có liên quan đến thành công của doanh nghiệp. Họ đã trình bày những yếu tố chủ yếu cấu thành cơ cấu tổ chức của những doanh nghiệp thành công, nhưng lại chưa đề ra được một đường lối hữu hiệu, hoàn chỉnh để giải quyết vấn đề cơ cấu tổ chức doanh nghiệp một cách có hệ thống.

Như vậy, có thể thấy rằng tái cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp không chỉ gắn với việc thiết kế lại tổ chức, đưa ra một cơ cấu tổ chức mới mà còn phải gắn với yếu tố quản lý các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp. Tái cơ cấu tổ chức là một bước để tiến tới tái lập doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng với nhiều cách thức khác nhau để thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Tuy nhiên kết quả cho thấy nhiều doanh nghiệp thành công và cũng nhiều doanh nghiệp thất bại. Sự thất bại cho thấy các doanh nghiệp mới chỉ


nhìn nhận tái cơ cấu tổ chức như kiểu thay đổi nhỏ, mang tính chất điều chỉnh cơ cấu tổ chức chứ không phải một sự đổi mới mang tư duy mới trong hoạt động quản lý.

3.2. Nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, việc tái cơ cấu doanh nghiệp đã được bàn đến với những đề án được Chính phủ phê duyệt. Từ năm 2001, Chính phủ đã cho phép Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp tiếp nhận dự án “Thí điểm tái cơ cấu 3 tổng công ty: Dệt may, Cà phê và Thuỷ sản” do Bộ Phát triển và hợp tác quốc tế Vương quốc Anh (DFID) tài trợ thông qua Ngân hàng thế giới (WB) quản lý. Đây là một dự án với qui mô lớn, đa dạng và cũng khá phức tạp. Theo ông Phạm Viết Muôn, Phó trưởng ban Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, dự án bao gồm các phần chính sau: thực hiện một tiểu dự án tái cơ cấu nhằm mở rộng chiến lược kinh doanh tổng thể của tổng công ty, tối ưu hoá cơ cấu quản trị công ty, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm quản lý, hợp lý hoá cơ cấu tổ chức; hỗ trợ cho chuẩn bị cổ phần hoá, đa dạng hoá hình thức sở hữu bao gồm cả bán, giao doanh nghiệp và giải thể nhằm thực hiện việc chuyển quyền sở hữu với sự tham gia của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài; tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước đang tập trung xử lý các vấn đề về nợ, tài sản tồn đọng, lao động dôi dư; hỗ trợ kỹ thuật phát triển cho các doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất; đào tạo cán bộ về kỹ năng quản lý, các thông lệ quản lý tốt nhất cũng như về lập kế hoạch doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh và vấn đề cổ phần hoá; đánh giá và đề xuất về việc chuyển giao các nghĩa vụ và dịch vụ xã hội hiện do các doanh nghiệp nhà nước cung cấp cho các thực thể khác; hỗ trợ phát triển và đào tạo nguồn nhân lực cũng như các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường.

Các tổng công ty, các doanh nghiệp ở Việt Nam đã tiến hành những thay đổi nhỏ, những điều chỉnh nhằm thay đổi cách thức hoạt động của doanh

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí