Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 22


không như vậy[94]. Trên cơ sở đó, xác định biện pháp xúc tiến đầu tư cụ thể như tiếp xúc, quảng bá, nâng cao năng lực qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực`v.v...

- Áp dụng biện pháp chế tài đối với tình trạng vượt rào ưu đãi đầu tư; thực chất việc tạo ra quá nhiều ưu đãi dưới các hình thức khác nhau làm các địa phương đánh mất đi chính lợi thế của mình, dẫn đến việc FDI có thể đổ vào những khu vực không hiệu quả;

- Tiết kiệm chi phí xúc tiến đầu tư qua việc kết hợp xúc tiến đầu tư đồng bộ cho một số ngành nghề hoặc địa phương có cùng lợi thế so sánh, tránh tạo tác động tiêu cực đối với lợi thế so sánh của các ngành hoặc vùng liên quan;

- Ở cấp vĩ mô, công tác xúc tiến đầu tư phải gắn với cải thiện môi trường đầu tư, chẳng hạn cải thiện hệ thống thanh toán, thương mại, hạ tầng thông tin liên lạc, giao thông vận tải; trong khi đó, ở cấp ngành và địa phương, công tác xúc tiến đầu tư phải gắn với lợi thế so sánh của mình;

- Xúc tiến đầu tư theo hướng khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực có khả năng chuyển giao công nghệ cao (trừ những ngành thuộc an ninh quốc gia), tức là có chính sách ưu đãi theo ngành nghề ưu tiên, phù hợp với định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hỗ trợ cho việc nâng cao trình độ của lực lượng lao động; Cần lưu ý, mặc dù nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin còn ít về số lượng, Việt Nam vẫn có lợi thế so sánh về mức lương cho nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. Chi phí lương trung bình cho một lập trình viên có kinh nghiệm ở Việt Nam là 7.200 USD/năm, trong khi đó ở Trung Quốc, mức lương này là 8.900 USD/năm. Do vậy, cần có những chủ trương, chính sách cụ thể nhằm khuyến khích các nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Trên thực tế, những chủ trương của chính phủ trong việc phát triển khu vực dịch vụ, khoa học và công nghệ như Chiến lược phát triển công nghệ thông tin đã bắt đầu phát huy tác dụng. Những khoản đầu tư lớn của các công


ty như Intel, Cannon, Alcatel, Siemen…sẽ là những cú hích cho dòng đầu tư chảy vào một số lĩnh vực dịch vụ, tham dụng vốn và công nghệ ở Việt Nam;

- Khuyến khích, hỗ trợ hoạt động xúc tiến đầu tư của các hiệp hội kinh tế; kết hợp xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại theo kênh của Bộ Thương mại.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu, và đặc biệt là có một danh mục thu hút đầu tư phù hợp với năng lực hấp thụ FDI của từng địa phương, bộ ngành, đồng thời phản ánh được lợi thế so sánh của các yếu tố thu hút đầu tư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

3.3.3. Nhóm giải pháp mở rộng thị trường

Chú trọng phát triển thị trường trong nước, kết nối thị trường trong nước với thị trường ngoài nước và từng bước mở rộng thị trường ngoài nước sẽ tạo một lực hút lớn hơn đối với FDI. Một trong những biện pháp quan trọng nhất mà Việt Nam đã thực hiện nhằm chủ động hội nhập với thị trường toàn cầu là từng bước cắt giảm thuế theo quy định chung của các Hiệp định kink tế đã kí kết cũng như của WTO, cam kết mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ của mình. Chẳng hạn, với tư cách là thành viên của Hiệp hội các nước ASEAN, cũng như các nước khác trong Hiệp hội, Việt Nam đã và đang thực hiện lộ trình tiến tới thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Với WTO, Việt Nam đã cam kết lộ trình cắt giảm thuế của hầu hết các mặt hàng từ 3 đến 5%/năm, cam kết bỏ trợ cấp nông nghiệp khi đạt bình quân thu nhập đầu người 1000 USD/năm, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, áp dụng quy chế đãi ngộ quốc gia đối với các doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường Việt Nam…Trên thực tế, từ ngày 01 tháng 7 năm 2003, danh mục hàng hoá và thuế suất CEPT/AFTA 2003-2006 của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực. Đây là một nỗ lực lớn để nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế khu vực, tạo ra những cơ hội lớn, song cũng sẽ mang lại nhiều thách thức cho nền kinh tế Việt Nam.

Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 22

Với những nỗ lực trên, tới nay ta đã có quan hệ thương mại với khoảng 170 nước là vùng lãnh thổ, kí kết các hiệp định thương mại hai chiều với gần


100 nước và lãnh thổ, trong đó có những đối tác quan trọng như Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốcv.v... Áp dụng quy chế tối huệ quốc với khoảng gần 80 nước. Ngoài ra, với tư cách là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế và tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Việt Nam cũng đã tham gia một số chương trình và cam kết thực hiện một số quy định của các tổ chức này theo hướng ngày càng cởi mở nền kinh tế và tự do hoá thương mại. Các loại hình Hiệp định và Thoả thuận mà Việt Nam tham gia kí kết cũng rất đa dạng, từ các hiệp định như Khu vực mâu dịch tự do (AFTA), Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện (CEP) với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Niu Di-lân, các Hiệp định song phương thương mại với Mỹ, EU và các nước thành viên EU v.v...

Tuy nhiên, thị trường quốc tế được mở rộng và kết nối với thị trường trong nước cũng đồng nghĩa với việc là thị trường trong nước sẽ bị cạnh tranh gay gắt hơn; đồng thời các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường quốc tế. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp Việt Nam có đủ sức cạnh tranh để xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ra thị trường quốc tế cũng như để cạnh tranh với các doanh nghiệp của nước ngoài tại Việt Nam? Như vậy, để khai thác được yếu tố thị trường trong việc thu hút FDI, ngoài nỗ lực mở rộng thị trường, Việt Nam cần chuẩn bị năng lực cho chính mình, đồng thời có chính sách phù hợp để định hướng dòng FDI vào những lĩnh vực kinh tế ưu tiên, đặc biệt vào những ngành theo định hướng xuất khẩu, thay thế nhập khẩu và những ngành mà Việt Nam có lợi thế so sánh. Trước hết cần:

Đẩy nhanh hơn nữa tiến độ hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt chủ động và linh hoạt trong việc điều chỉnh các quy định pháp lý, cơ chế cho phù hợp với các quy định của WTO; tăng cường kí kết các hiệp định song phương và đa phương về thương mại và đầu tư; Sẵn sàng đương đầu với những thách thức của cạnh tranh thị trường, của các hàng rào phi thuế quan…Một trong


những biện pháp hữu hiệu là tạo điều kiện để một số đối tác thương mại quan trọng mở Văn phòng dịch vụ thương mại tại Việt Nam, đồng thời Bộ Thương mại hỗ trợ để một số công ty lớn đặt Văn phòng tương ứng ở một số thị trường tiềm năng nhằm tăng cường công tác truyền thông, thông tin để nắm bắt nhanh hơn các thông tin về thị trường và thúc đẩy công tác tiếp thị;

Thực hiện nghiêm túc lộ trình cắt giảm thuế và các biện pháp bảo hộ theo quy định chung của các Hiệp định kink tế đã kí kết trong khi đẩy mạnh công tác nghiên cứu nhằm phát hiện ra những kẽ hở của thị trường, tận dụng tối đa các cơ hội do các FTA và BTA mang lại. Cần lưu ý, khi thị trường mở ra, các mặt hàng truyền thống của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tham dụng lao động như dệt may, da giày, thủ công mỹ nghệ… sẽ bị cạnh tranh ngay ở trong nước. Tuy nhiên, nếu tận dụng được những tác động tích cực của toàn cầu hoá, đặc biệt tới việc tận dụng khoa học và công nghệ, cải tiến quy trình quản lí sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, sử dụng được nguồn nguyên liệu trong nước… thì lợi thế so sánh của Việt Nam sẽ tăng lên; do vậy sẽ tăng sức cạnh tranh của các mặt hàng này.

Nghiên cứu hình thành thí điểm một số tập đoàn lớn quy mô khu vực nhằm nâng cao sức cạnh tranh, qua đó tạo lợi thế thu hút FDI nhằm gia tăng xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời tận dụng tối đa lợi thế các yếu tố trong nước để tăng hàm lượng nội địa trong sản phẩm;

Tích cực tìm tòi, phát hiện những kẽ hở của thị trường bên ngoài, đặc biệt của các nước phát triển do các nước này có nhu cầu chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế.

Tuân thủ tốt các tiêu chuẩn quốc tế liên quan tới chất lượng sản phẩm, môi trường, an toàn, vệ sinh lao động… để tránh bị các đối thủ cạnh tranh lợi dụng đưa ra các biện pháp hạn chế sản phẩm; Hiện nay mới khoảng 30% tiêu chuẩn chất lượng nông sản Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn


quốc tế. Đây cũng là một trong những lí do khiến cho nông phẩm của Việt Nam chưa tiếp cận được một cách rộng rãi các thị trường đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm của Nhật Bản, châu Âu và Mỹ;

Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong việc xây dựng những biện pháp phi quan thuế để vận dụng khi cần thiết với mục đích chủ yếu là định hướng dòng FDI vào những lĩnh vực mong muốn;

Tăng cường công tác vận động hành lang đối với một số chính giới của những đối tác thương mại quan trọng của Mỹ và EU; đa dạng hóa các kênh đối thoại để hạn chế tối đa các tranh chấp thương mại bất lợi cho ta; Lưu ý tác động đến nhóm khách hàng chính trị gồm những tổ chức phi chính phủ, những nhóm bảo vệ quyền người lao động, bảo vệ môi trường… là những đối tượng có ảnh hưởng không nhỏ tới các quyết định liên quan đến mở cửa thị trường của nhiều quốc gia công nghiệp phát triển. Cần tranh thủ các đối tượng này trong việc đấu tranh chống lại các vụ kiện về bán phá giá được áp đặt cho một số mặt hàng tham dụng lao động hiện đang có lợi thế của Việt Nam như thuỷ sản, dệt may và giày dép;

Chú trọng thị trường châu Á trong khi tiếp tục có biện pháp khai thác thị trường Mỹ và châu Âu. Cần lưu ý, thị trường châu Á vẫn chiếm trên 50% giá trị xuất khẩu của Việt Nam, trong khi đó châu Âu và châu Mỹ đều chiếm trên 20%. Như vậy, thị trường còn bỏ trống và nhiều tiềm năng là Mỹ La tinh và châu Phi cần được khai thác trong thời gian tới. Đang lưu ý, như đã phân tích tại Chương II của Luận án, dòng đầu tư từ khu vực châu Á chiếm một tỷ trọng đáng kể và ngày càng gia tăng trong tổng giá trị FDI vào Việt Nam.

3.3.4. Nhóm giải pháp nhằm tăng cường sức cạnh tranh của các yếu tố thu hút FDI

Như trên đã trình bày, do FDI quốc tế đang có xu hướng đổ vào khu vực dịch vụ, các lĩnh vực có hàm lượng tri thức, công nghệ cao và đòi hỏi nguồn


nhân lực có kĩ năng cao, nguồn nhân lực của Việt Nam đang có nguy cơ bị mất đi lợi thế so sánh của mình. Theo điều tra mới đây của hãng điều tra NeoIT của Mỹ, mức lương của các nhân công ở Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin (IT) khá hấp dẫn với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, lợi thế này lại bị mất đi do số lượng chuyên gia IT thực sụ có khả năng xử lý những vấn đề phức tạp thì lại quá ít ỏi [88]. Trái lại, ở Ấn Độ và Trung Quốc, thậm chí là Singapore, mặc dù có mức lương cho IT cao hơn nhiều so với Việt Nam, vẫn có sức hút mạnh hơn đối với các dòng FDI vào khu vực này. Ở Việt Nam, theo một kết quả khảo sát về nguồn nhân lực năm 2005, mức cầu lao động trong ngành công nghiệp phần mềm tăng 119% trong khi đó mức cung chỉ đạt 59% [35].

Trong khi đó, tình hình đình công trong các khu công nghiệp tại khu vực phía nam gần đây cho thấy nguồn nhân lực có kĩ năng lao động giản đơn của Việt Nam đang bị khai thác không đúng với giá trị của nó. Tổng số vụ đình công tính tới tháng 7 năm 2005 là 904 vụ; trong đó 582 vụ là trong các doanh nghiệp có vốn FDI, chiếm 64,4%. Nguyên nhân chủ yếu của các vụ đình công này là do mức lương thấp và điều kiện làm việc không đảm bảo. Đáng lưu ý, số vụ đình công xuất hiện nhiều nhất trong các doanh nghiệp của Đài Loan và Hàn Quốc là những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động giản đơn. Như vậy, việc khai thác, sử dụng nguồn nhân lực của Việt Nam bị đứmg trước mâu thuẫn là một mặt không đủ nguồn nhân lực để thu hút FDI vào lĩnh vực tham dụng công nghệ, một mặt nguồn nhân lực có kĩ năng giản đơn lại bị dư thừa. Kinh nghiệm của Ấn Độ cho thấy nếu không giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nhà đầu tư và người lao động, xu hướng thoái lui đầu tư trong lĩnh vực tham dụng lao động sẽ xảy ra.

Cùng với việc nguồn nhân lực không được khai thác hiệu quả, nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng bị sử dụng một cách lãng phí. Tình trạng ô nhiễm


môi trường, các loại khoáng sản, năng lượng hóa thạch, nguyên liệu thô… chưa được khai thác hợp lí và được xuất khẩu không đúng với giá trị là một trong những nguyên nhân làm sói mòn sức hút của các yếu tố nguồn lực sản xuất của Việt Nam đối với dòng FDI.

Để khắc phục tình trạng này,

Với nguồn nhân lực, cần:

- Xây dựng quy hoạch tổng thể nguồn nhân lực của cả nước, của từng bộ, ngành và địa phương; đặc biệt chú trọng phát triển nguồn nhân lực của các ngành có hàm lượng công nghệ cao. Đây là một trong những yếu tố lực hút quyết định đối với dòng FDI vào khu vực dịch vụ và tham dụng tri thức, công nghệ;

- Đầu tư vào công tác giáo dục, đào tạo và dạy nghề; đặc biệt chú trọng hoạt động dạy nghề, tập trung vào các kĩ năng có sức hút với FDI như kĩ năng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, lắp ráp máy móc, kĩ năng trong một số lĩnh vực dịch vụ như ngân hàng, du lịch… Kết hợp phát triển nguồn nhân lực quản lí hành chính, doanh nhân và công nhân. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành mũi nhọn, đón đầu tương lai. Căn cứ nguồn gốc và cơ cấu FDI để có hướng đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp; trong khi đó, chủ động đào tạo trước để tạo sức hấp dẫn với một số dòng FDI có hàm lượng công nghệ cao. Chẳng hạn, căn cứ Hiệp định hợp tác Đầu tư với Nhật Bản, cần có kế hoạch đào tạo nhân lực để đáp ứng nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực tham dụng công nghệ; Nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học, viện nghiên cứu; Phát triển hệ thống các trung tâm dạy nghề, định hướng vào các kĩ năng nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng nguồn FDI;

- Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động nhằm mục đích thu ngoại tệ và đào tạo nguồn nhân lực qua thực tế; Để làm tốt công tác này, trước hết cần tăng cường hệ thống các trung tâm tuyển dụng, huấn luyện nhằm trang bị cho người đi lao động nước ngoài những kĩ năng nghề nghiệp cơ bản, về kỉ luật lao động cũng như ý thức tuân thủ luật pháp của nước sở tại;


- Gắn trách nhiệm của nhà đầu tư với công tác đào tạo; Thương lượng, đàm phán với các nhà đầu tư và nêu yêu cầu đào tạo từng bộ phận nguồn nhân lực; kinh phí có thể trích từ quỹ xúc tiến đầu tư hoặc trích một phần từ ngân sách dành cho an toàn, vệ sinh lao động;

- Nâng cao năng lực, kĩ năng hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn FDI. Với một hệ thống từ cấp Trung ương tới địa phương, trong các ngành và doanh nghiệp, hệ thống công đoàn có thể điều tiết quan hệ giữa giới sử dụng lao động và người lao động, vừa bảo vệ quyền lợi của người lao động, đồng thời đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài. Tham gia các cơ chế quốc tế nhằm ràng buộc các doanh nghiệp có vốn FDI tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Cần lưu ý, việc tuân thủ tốt các tiêu chuẩn lao động, theo nghiên cứu của David Kucera1, sẽ có tác động tích cực tới việc thu hút FDI (xem hình II.2.) [61].

- Nâng cao trình độ của các cấp quản lí nhà nước và các doanh nghiệp, đặc biệt cần tăng cường năng lực quản lí của các doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa; xây dựng Hội đồng quản trị của các doanh nghiệp theo nguyên tắc dựa trên cổ phần đa số; phát triển đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp có chuyên môn và trình độ quản lí giỏi theo nguyên tắc hợp đồng và trả lương theo kết quả công việc;

- Nâng cao năng lực nghiên cứu, triển khai, tiếp nhận và ứng dụng công nghệ và kĩ năng quản lý. Những nỗ lực trên sẽ giúp nâng cao hiệu quả đầu tư. Trên thực tế hiệu quả đầu tư của Việt Nam tính theo chỉ số ICOR đã tăng từ 2,6% trong giai đoạn 1991-1997 lên 5% năm 2004. Điều này có nghĩa là sức cạnh tranh của nền kinh tế giảm đi, dẫn đến hiệu quả đầu tư ngày càng giảm sút. Một nguồn nhân lực có chất lượng cao sẽ tạo sức hút mạnh hơn với dòng FDI vào lĩnh vực R&D;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/01/2023