PHỤ LỤC 1: TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Tác giả (năm) | Phương pháp nghiên cứu | Kết quả nghiên cứu | |
Bền vững doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động | Shamil và cộng sự (2012) | Nghiên cứu định tính | Nghiên cứu đề xuất một khung khái niệm để xem xét mối quan hệ trực tiếp giữa việc áp dụng bền vững doanh nghiệp và hiệu quả tài chính doanh nghiệp. |
Font và cộng sự (2016) | Nghiên cứu định lượng | Nghiên cứu phân tích hành vi ủng hộ bền vững của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu đã khám phá ra rằng các tổ chức du lịch vừa và nhỏ đã tham gia vào các hoạt động bền vững nhiều hơn. | |
Eccles và cộng sự (2014) | Nghiên cứu định lượng | Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty thực hiện các hoạt động bền vững doanh nghiệp cao có kết quả tốt hơn so với các công ty thực hiện các hoạt động bền vững doanh nghiệp thấp về cả thị trường chứng khoán và hiệu quả kế toán. | |
Tomšič và cộng sự (2015) | Nghiên cứu định lượng | Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng bền vững doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Slovenia (Châu Âu). | |
Sy (2016) | Nghiên cứu định lượng | Nghiên cứu mô tả này đã được chứng minh là một phương pháp hữu ích trong việc xác định và đánh giá các thực tiễn liên quan đến bền vững hiện có của doanh nghiệp. | |
El-Khalil and El- Kassar (2018) | Nghiên cứu định lượng | Kết quả của nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp có quy mô lớn có khuynh hướng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động bền vững doanh nghiệp. |
Có thể bạn quan tâm!
- Hạn Chế Của Luận Án Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo
- Tác động của tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam - 22
- Tác động của tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam - 23
- Dàn Bài Thảo Luận Nhóm Chuyên Gia
- Kết Quả Thảo Luận Chuyên Gia
- Bảng Câu Hỏi Khảo Sát Định Lượng Sơ Bộ
Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.
Tác giả (năm) | Phương pháp nghiên cứu | Kết quả nghiên cứu | |
Bền vững doanh nghiệp và sự gắn bó của nhân viên | Collier và Esteban (2007) | Nghiên cứu định tính | Kết quả nghiên cứu cho rằng những người chịu trách nhiệm về chiến lược và định hướng của doanh nghiệp cần đáp ứng thách thức trong việc tạo điều kiện và nuôi dưỡng sự gắn bó của nhân viên đối với các hoạt động bền vững. Trong đó trách nhiệm xã hội trở thành kế hoạch trung tâm trong việc hợp tác tìm kiếm lợi ích chung và tương lai bền vững. Đạo đức cần thiết để trở thành nền tảng văn hóa của doanh nghiệp cũng như trong trái tim và tâm trí của các thành viên. |
Messner (2013) | Nghiên cứu định lượng | Nghiên cứu cho thấy văn hóa tổ chức là chìa khóa để hiểu và ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên trong ngành cung ứng dịch vụ công nghệ thông tin của Ấn Độ. Mô hình đề xuất của nghiên cứu đặt ra và chứng minh rằng sự gắn bó của nhân viên bị ảnh hưởng bởi văn hóa tổ chức. Các hoạt động bền vững doanh nghiệp cũng có thể được xem là nền tảng hình thành văn hóa doanh nghiệp. | |
Choi và Yu (2014) | Nghiên cứu định lượng | Kết quả thực nghiệm cho thấy nhận thức của người lao động về thực hành bền vững doanh nghiệp có lợi ích trong việc cải thiện mức độ trung thành của nhân viên và hiệu quả tổ chức. Đồng thời, hành vi công dẫn tổ chức có thể phục vụ như một trung gian giữa bền vững doanh nghiệp và hiệu quả tổ chức, xác nhận vai trò quan trọng của hành vi của nhân viên. |
Tác giả (năm) | Phương pháp nghiên cứu | Kết quả nghiên cứu | |
Sự gắn bó của nhân viên và hiệu quả hoạt động | Khan, (2010) | Nghiên cứu định lượng | Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực giữa sự gắn bó của nhân viên và hiệu quả công việc của nhân viên. Các nhà quản lý nên đặc biệt chú ý đến các tiền đề về sự gắn bó của nhân viên và tất cả các yếu tố thúc đẩy sự gắn bó của nhân viên để tăng hiệu quả công việc của nhân viên và sau đó là tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức. |
Ali và cộng sự (2010) | Nghiên cứu định lượng | Nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và sự gắn bó của nhân viên cũng như giữa sự gắn bó của nhân viên và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu quả hoạt động của mình thông qua sự gắn bó của nhân viên bằng cách tham gia vào các hoạt động xã hội vì các hoạt động đó cũng bao gồm phúc lợi của nhân viên và gia đình của họ. | |
Irefin và cộng sự (2014) | Nghiên cứu định lượng | Các kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng có mối quan hệ khá cao giữa sự gắn bó của nhân viên và hiệu quả hoạt động của tổ chức. Do đó, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có thể được cải thiện thông qua sự gắn bó của nhân viên. Nghiên cứu cũng nhận thấy rằng có một mối quan hệ rất cao giữa sự gắn bó của nhân viên và doanh thu của nhân viên, nghĩa là tỷ lệ thay đổi của nhân viên được xác định cao bởi mức độ gắn bó của nhân viên. |
Tác giả (năm) | Phương pháp nghiên cứu | Kết quả nghiên cứu | |
Bền vững doanh nghiệp và sự tham gia của cộng đồng địa phương | Tosun (1999) | Nghiên cứu định tính | Nghiên cứu đưa ra ba hình thức tham gia chính của cộng đồng vào quá trình phát triển du lịch gồm sự tham gia giả tạo, sự tham gia thụ động và sự tham gia tự phát của cộng đồng vào phát triển du lịch. |
Choi và Sirakaya (2005) | Nghiên cứu định lượng | Nghiên cứu đánh giá thái độ, cảm nhận và nhận thức của cư dân đối với du lịch bền vững và cung cấp những hiểu biết có ý nghĩa về cách thức mà người dân đánh giá về du lịch bền vững và tham gia với các nhà hoạch định và ra các quyết định liên quan đến du lịch địa phương. | |
Tosun (2006) | Nghiên cứu định tính | Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xem xét bản chất của sự tham gia của cộng đồng mà các nhóm lợi ích khác nhau mong đợi với các tham chiếu đặc biệt đến một điểm đến địa phương ở Thổ Nhĩ Kỳ. Một khung khái niệm đã được phát triển bằng cách kiểm tra các kiểu tham gia của cộng đồng. | |
Byrd (2007) | Nghiên cứu định tính | Nghiên cứu cho rằng để phát triển du lịch bền vững thành công, các bên liên quan phải tham gia vào quá trình này. Dựa trên các định nghĩa được sử dụng cho bền vững và du lịch bền vững, bốn nhóm riêng biệt được xác định bao gồm: du khách hiện tại, du khách trong tương lai, cộng đồng chủ nhà hiện tại và cộng đồng chủ nhà trong tương lai. |
Tác giả (năm) | Phương pháp nghiên cứu | Kết quả nghiên cứu | |
Bền vững doanh nghiệp và sự tham gia của cộng đồng địa phương | Wei và cộng sự (2012) | Nghiên cứu định lượng | Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tham gia của cộng đồng là một phương pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển du lịch lành mạnh và bền vững tại các điểm đến du lịch. Theo đó, sự tham gia của cộng đồng sẽ tăng lên khi lợi ích so sánh tăng lên, cũng như sự tham gia của cộng đồng sẽ tăng lên khi mong muốn của người tham gia tăng lên. Do đó, có thể nâng cao mong muốn của cộng đồng thông qua việc cải thiện lợi ích tham gia, đồng thời điều quan trọng nhất đối với người dân địa phương là cải thiện ý thức ưu tiên đề có được sơ hội làm việc và tăng cường các kỹ năng lẫn nâng cao trình độ của cộng đồng địa phương đối với phát triển du lịch. |
Thammajinda (2013) | Nghiên cứu định lượng | Nghiên cứu cho thấy vốn xã hội có liên quan đáng kể với sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch; tuy nhiên, chỉ riêng vốn xã hội có thể không đủ để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch. Nghiên cứu khám phá ra rằng quan hệ quyền lực và các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tham gia của cộng đồng địa phương. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cho thấy các hình thức tham gia của cộng đồng được đánh giá thông qua ba vấn đề: tham gia lập kế hoạch du lịch và ra quyết định; tham gia vào hoạt động và quản lý du lịch; và tham gia vào lợi ích từ du lịch. |
Tác giả (năm) | Phương pháp nghiên cứu | Kết quả nghiên cứu | |
Bền vững doanh nghiệp và sự cam kết của nhầ đầu tư | Carter và Huby (2005) | Nghiên cứu định tính | Nghiên cứu cho thấy có sự thay đổi trong hành vi thực hiện các trách nhiệm đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, các nhà đầu tư có đạo đức cá nhân đang tham gia vào một hoạt động thể hiện tất cả các đặc điểm của quyền công dân sinh thái. Tuy nhiên, trường hợp liên quan đến các nhà đầu tư tổ chức là công dân sinh thái là yếu, mặc dù các lập luận về quyền công dân có khả năng củng cố trường hợp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. |
Pasewark và Riley (2010) | Nghiên cứu định tính | Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhà đầu tư luôn cân nhắc giá trị cá nhân bên cạnh các yếu tố tài chính khi lựa chọn đầu tư. Các giá trị cá nhân được xem xét liên quan đến trách nhiệm xã hội của cá nhân nhà đầu tư. Kết quả này có ý nghĩa đối với cả việc ra quyết định đầu tư và trách nhiệm xã hội. Nghiên cứu hỗ trợ thêm cho việc sử dụng dữ liệu phi tài chính trong các mô hình ra quyết định đầu tư. | |
Marzouk (2017) | Nghiên cứu định lượng | Nghiên cứu kiểm tra mối liên hệ giữa danh tiếng công ty được nhận thức, sự tin tưởng được nhận thức, cam kết tình cảm và kết quả hành vi của nhà đầu tư. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng về tác động tích cực và đáng kể của danh tiếng đối với kết quả hành vi thông qua sự tín nhiệm của nhà đầu tư. |
Tác giả (năm) | Phương pháp nghiên cứu | Kết quả nghiên cứu | |
Sự cam kết của nhà đầu tư và hiệu quả hoạt động | Lo và Sheu (2007) | Nghiên cứu định lượng | Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tương tác mạnh mẽ giữa tính bền vững của doanh nghiệp và tăng trưởng doanh số đối với giá trị doanh nghiệp. Hơn nữa, có bằng chứng chứng minh rằng bền vững doanh nghiệp khiến công ty tăng giá trị. Điều này cho thấy rằng các công ty có chiến lược phát triển bền vững đáng chú ý có nhiều khả năng được các nhà đầu tư đánh giá cao hơn trên thị trường tài chính. |
Silver và cộng sự (2010) | Nghiên cứu định lượng | Nghiên cứu này phân tích tác động của sự sẵn sàng đầu tư đối với cam kết của nhà đầu tư và khả năng tiếp cận thị trường ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thụy Điển. Phân tích chỉ ra rằng mức độ sẵn sàng đầu tư tăng lên trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ dẫn đến mối quan hệ làm việc chặt chẽ hơn với các nhà tài chính và mức độ cam kết cao hơn của các nhà đầu tư, do đó dẫn đến khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. |
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CHUYÊN GIA
Mã hóa | Đơn vị công tác | |
1 | CGGV1 | Trường Đại học Tây Nguyên |
2 | CGGD2 | Công ty TNHH Thiên Đường Travel |
3 | CGGD3 | Công ty TNHH Lữ hành Xuyên Á |
4 | CGGD4 | Công ty TNHH Du lịch Sao Việt |
5 | CGGV5 | Trường Đại học Phú Yên |
6 | CGGD6 | Công ty cổ phần Du lịch Bình Định |
7 | CGPG7 | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên |
8 | CGGD8 | Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Biển Việt |
9 | CGTP9 | Công ty cổ phần Du lịch Sài Gòn Phú Yên |