Sự Phát Triển Quy Định Của Cơ Chế Bảo Vệ Bên Trong Về Bảo Vệ Cổ Đông Thiểu Số

HĐQT chấp thuận.Trước đó, Điều 120 LDN 2005 quy định “Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với Cổ đông, người đại diện uỷ quyền của cổ đông sở hữu trên 35% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ phải được ĐHĐCĐ hoặc HĐQT chấp thuận”. Việc giảm tỷ lệ như trên đã giúp quyền lợi của CĐTS được bảo đảm hơn rất nhiều.

Ngoài ra tại Khoản 1 Điều 159 LDN 2014 cũng đã quy định thêm nội dung “Công ty phải tập hợp và cập nhật danh sách những người có liên quan của công ty…” và Quy định cụ thể hơn về thực hiện việc công khai, xem xét, trích lục, sao chép Danh sách người có liên quan và lợi ích có liên quan.

* Quyền yêu cầu huỷ bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ

Theo Điều 147 LDN 2014 chủ thể có quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ đã được giới hạn lại, đó là “cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty”. Trước đây Điều 79 LDN 1999 và Điều 107 LDN 2005 trao quyền này cho tất cả các cổ đông. Mặc dù có lợi hơn cho các cổ đông nhỏ nhưng lại không tránh được khả năng bị lạm dụng bởi những vi phạm trong quá trình triệu tập và ra quyết định của ĐHĐCĐ rất phổ biến. Đây là một quy định chặt chẽ của LDN 2014 vì việc bảo vệ CĐTS là cần thiết nhưng phải trên cơ sở hợp lí, các quy định của pháp luật vẫn phải tránh việc gây bất lợi cho cổ đông lớn.

* Quyền khởi kiện đối với thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ

Quyền này mới bắt đầu được quy định trực tiếp trong LDN 2014. Theo đó, Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ trong một số trường hợp Luật định. Trước đó LDN 2005 không có quy định trực tiếp về vấn đề này. Việc khởi kiện thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ được quy định tại Điều 25

Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành LDN 2005: “Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền yêu cầu BKS khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ” trong một số trường hợp luật định. Theo nghị định hướng dẫn thi hành LDN 2005 cổ đông, nhóm cổ đông nói trên không được trực tiếp khởi kiện ngay từ đầu mà phải thông qua BKS. Chỉ sau 15 ngày kể từ ngày BKS nhận yêu cầu mà không tiến hành khởi kiện thì cổ đông, nhóm cổ đông mới có quyền trực tiếp khởi kiện. Thực tiễn áp dụng cơ chế này bộc lộ một số vấn đề như: (i) Thủ tục khởi kiện tương đối phức tạp; (ii) Tỷ lệ BKS thực hiện yêu cầu khởi kiện không nhiều do thành viên BKS không phải là người có nhu cầu khởi kiện. Hoặc nếu BKS khởi kiện, họ cũng sẽ không thực hiện các yêu cầu khởi kiện của các cổ đông một cách nhiệt tình như chính các cổ đông. Điểm mới nổi bật của LDN 2014 là trao quyền trực tiếp khởi kiện các chức danh quản lý cho cổ đông, nhóm cổ đông ngay từ ban đầu mà không phải thông qua BKS. Quy định này sẽ giảm bớt tính phức tạp trong thủ tục khởi kiện những chức danh quản lý của công ty. Hơn thế nữa, không chỉ có quyền tự mình khởi kiện LDN 2014 còn trao cho cổ đông quyền nhân danh công ty khởi kiện (cơ chế kiện phái sinh) cá nhân người quản lý doanh nghiệp khi phát hiện người quản lý có các hành vi vi phạm, gây thiệt hại cho doanh nghiệp và gián tiếp cho cổ đông, để đòi bồi thường thiệt hại. Chi phí khởi kiện trong trường hợp cổ đông, nhóm cổ đông khởi kiện nhân danh công ty sẽ tính vào chi phí của công ty, trừ trường hợp thành viên khởi kiện bị bác yêu cầu khởi kiện (Khoản 2 Điều 161). Ngoài ra, về các trường hợp khởi kiện người quản lý công ty so với Nghị định 102/2010/NĐ-CP, LDN 2014 đã bổ sung thêm trường hợp khởi kiện khi người quản lý vi phạm nghĩa vụ quản lý công ty.

2.2. Sự phát triển quy định của cơ chế bảo vệ bên trong về bảo vệ cổ đông thiểu số

2.2.1. Cơ chế bảo vệ bên trong theo Luật Công ty 1990

Theo Luật Công ty 1990 cơ cấu quản lý CTCP gồm có: ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS (gồm 02 Kiểm soát viên) và GĐ/TGĐ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

2.2.1.1. Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty bao gồm đại hội đồng thành lập, đại hội đồng bất thường và đại hội đồng thông thường với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau.

Sự phát triển của pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở Việt Nam - 6

Theo Khoản 3 Điều 37 Luật công ty 1990, ĐHĐCĐ có các quyền sau:

- Quyết định phương hướng, nhiệm vụ phát triển công ty và kế hoạch kinh doanh hàng năm;

- Thảo luận và thông qua bản tổng kết năm tài chính;

- Bầu, bãi miễn thành viên hội đồng quản trị và kiểm soát viên;

- Quyết định số lợi nhuận trích lập các quỹ của công ty, số lợi nhuận chia cho các cổ đông, phân chia trách nhiệm về các thiệt hại xảy ra đối với công ty trong kinh doanh;

- Xem xét, quyết định giải pháp khắc phục các biến động lớn về tài chính của công ty;

- Xem xét sai phạm của hội đồng quản trị gây thiệt hại cho công ty [17, Điều 37].

Như vậy, Luật công ty 1990 quy định thẩm quyền của ĐHĐCĐ còn thiếu một số quyền cơ bản sau:

- Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty

- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;

- Quyết định về việc thực hiện các giao dịch lớn;

Trong quan hệ pháp luật về bảo vệ CĐTS, quy định về Đại hội đồng cổ đông trong Luật Doanh nghiệp 1990 được đánh giá là chưa bảo vệ các cổ đông thiểu số. Luật Công ty 1990 không hề có quy định cụ thể về hình thức, trình tự và thủ tục để triệu tập họp và thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Nên ở thời kỳ này, Đại hội đồng cổ đông được coi là hợp lệ nếu có tham gia của các cổ đông nắm giữ 51% số vốn Điều lệ trở lên và quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua khi có số cổ đông đại diện cho hơn ½ số cổ đông tham dự chấp thuận.

Việc Luật chưa có các hướng dẫn cụ thể liên quan đến việc tổ chức ĐHĐCĐ; không quy định thẩm quyền và thể thức triệu tập ĐHĐCĐ như nói trên khiến cho ĐHĐCĐ hoàn toàn không có ý nghĩa trong việc bảo vệ CĐTS. Vai trò của ĐHĐCĐ hoàn toàn do nhóm cổ đông đa số quyết định, do đó chỉ đảm bảo lợi ích cho nhóm cổ đông đa số. Luật quy định các CĐTS có thể thông qua Đại hội đồng cổ đông để thực hiện các quyền tham gia quản lý, điều hành trong công ty cổ phần, nhưng trên thực tế đều là vô nghĩa. Cổ đông đa số với đủ các chiêu trò của mình, tuỳ ý tổ chức ĐHĐCĐ theo ý muốn.

2.2.1.2. Hội đồng quản trị:

Theo Điều 38 Luật công ty 1990, Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, gồm từ ba đến mười hai thành viên, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Như vậy, thẩm quyền của Hội đồng quản trị rất lớn, có quyền quyết định tất cả các vấn đề, trừ năm vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông theo Luật công ty 1990. Trên thực tế, vai trò của Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần còn lớn hơn nhiều. Quyết định của HĐQT thông thường là quyết đinh của nhóm cổ đông đa số. Thời kỳ Luật công ty 1990 có hiệu lực thi hành, HĐQT không góp phần bảo vệ CĐTS mà ngược lại chủ yếu phục vụ lợi ích cho nhóm cổ đông đa số.

2.2.1.3. Giám đốc/ Tổng giám đốc

Theo Điều 40 Luật công ty 1990, chủ tịch hội đồng quản trị có thể kiêm GĐ/TGĐ, trường hợp chủ tịch hội đồng quản trị không kiêm GĐ/TGĐ thì HĐQT cử một người trong số họ hoặc thuê người khác làm GĐ/TGĐ. GĐ/TGĐ là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

Với những đặc điểm nêu trên mà trên thực tế thời kỳ này GĐ/TGĐ phụ thuộc phần lớn vào HĐQT. HĐQT và GĐ/TGĐ không có sự phân định về quyền hạn, GĐ/TGĐ không có tiếng nói riêng. Quan hệ giữa HĐQT và GĐ/TGĐ chủ yếu là hợp tác vì mục tiêu chung của cổ đông lớn của công ty.

2.2.1.4. Ban kiểm soát

Theo Điều 41 Luật công ty 1990, trong CTCP phải có hai kiểm soát viên do đại hội đồng bầu ra, trong đó ít nhất một kiểm soát viên phải có chuyên môn về kế toán. Kiểm soát viên có các quyền sau:

- Kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các bảng tổng kết năm chính của công ty và triệu tập đại hội đồng, khi xét thấy cần thiết;

- Trình đại hội đồng báo cáo thẩm tra các bảng tổng kết năm tài chính của công ty;

- Báo cáo về những sự kiện tài chính bất thường xảy ra; về những ưu, khuyết điểm trong quản lý tài chính của hội đồng quản trị [17, Điều 41].

Mặc dù cũng đã được giao một số quyền cơ bản để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông, đặc biệt là CĐTS nhưng BKS giai đoạn Luật công ty 1990 có hiệu lực thi hành không có vai trò trong việc bảo vệ các CĐTS. Theo đánh giá chung thì BKS thường có vai trò bị động. Họ nhận các báo cáo do Ban giám đốc Giám đốc chuẩn bị, xem xét, đánh giá báo cáo đó rồi đệ trình ý kiến

của mình lên Hội đồng quản trị. Mặt khác BKS do ĐHĐCĐ mà thực chất là các cổ đông lớn bầu lên và nhận thù lao cũng do ĐHĐCĐ mà thực chất là các cổ đông lớn quyết định, nên BKS khó tránh khỏi tình trạng là “người cùng phe” của các cổ đông lớn.

Tóm lại, cơ chế bảo vệ bên trong theo Luật công ty 1990 được đánh giá còn hết sức đơn giản và có nhiều hạn chế. Luật chưa có sự phân định cụ thể thẩm quyền và trách nhiệm của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, GĐ/TGĐ và Ban kiểm soát, thực tế các cơ quan này dường như không có vai trò trong việc bảo vệ CĐTS. Các nội dung quan trọng liên quan đến hoạt động của các cơ quan này, như quy định về trách nhiệm của người quản lý công ty cũng như các quy định giám sát quản lý, điều hành công ty hoàn toàn chưa được quy định.Thực tế thi hành Luật Công ty 1990 cho thấy đã phát sinh khá nhiều giao dịch tư lợi của người quản lý công ty.

2.2.2. Cơ chế bảo vệ bên trong theo Luật doanh nghiệp 1999

Theo Điều 69 LDN 1999, Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc/Tổng giám đốc; đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát. Ở đây có sự thay đổi khi Luật công ty 1990 yêu cầu công ty cổ phần phải có ít nhất 02 Kiểm soát viên, không phụ thuộc số lượng cổ đông trong công ty.

2.2.2.1. Đại hội đồng cổ đông

Theo Điều 70 LDN 1999, Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Do vậy, các cổ đông có quyền biểu quyết còn có thể thông qua Đại hội đồng cổ đông để thực hiện các quyền của ĐHĐCĐ như sau:

- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần;

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát;

- Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông của công ty;

- Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty;

- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty;

- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;

- Thông qua định hướng phát triển của công ty, quyết định bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty;

- Quyết định mua lại hơn 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại [18, Điều 70];

Như vậy so với luật Công ty 1990, Đại hội đồng cổ đông đã được bổ sung thêm các quyền:

- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần;

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát;

- Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty;

- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty;

- Thông qua định hướng phát triển của công ty, quyết định bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty;

- Quyết định mua lại hơn 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;

Ngoài việc bổ sung thêm nhiều thầm quyền cho ĐHĐCĐ, LDN 1999 còn quy định thêm nhiều nội dung cụ thể liên quan đến tổ chức, hoạt động của ĐHĐCĐ mà Luật công ty 1990 không có như: Thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông (Điều 71); Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông (Điều 72); Chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông (Điều 73); Mời họp Đại hội đồng cổ đông (Điều 74); Điều kiện, thể thức tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông (Điều 76); Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông (Điều 77); Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông (Điều 78)

Như vậy, có thể thấy thông qua việc quy định thêm quyền cho các ĐHĐCĐ. Theo LDN 1999, các cổ đông cũng đã được tăng thêm rất nhiều quyền. Điều này đã giúp rất nhiều cho CĐTS trong quá trình bảo vệ chính mình.

2.2.2.2. Hội đồng quản trị

Theo Điều 80 LDN 1999, Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị gồm không quá 11 thành viên, thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết.

Hội đồng quản trị có quyền quyết định và kiến nghị các vấn đề sau:

- Quyết định chiến lược phát triển của công ty;

- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;

- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;

- Quyết định phương án đầu tư;

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí