Sự phát triển của pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở Việt Nam - 12

quan đến công khai hóa giao dịch tư lợi và các lợi ích liên quan. Do vậy Nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành cần quy định về công khai giao dịch tư lợi và các lợi ích liên quan theo hướng cụ thể hơn, nhằm minh bạch hóa môi trường kinh doanh cũng như bảo vệ nhà đầu tư và các CĐTS (ví dụ: quy điṇ h các chế tài cu ̣thể theo hướng tăng năṇ g các mứ c phaṭ đối với hành vi vi

phạm, quy điṇ h về tic̣ h thu các nguồn lơi

bất hơp

pháp từ các giao dic̣ h tư

lơị ...). Thứ tư, mặc dù đã giảm tỷ lệ ranh giới giữa thẩm quyền chấp thuận của HĐQT và ĐHĐCĐ xuống còn 35% (LDN 2005 là 50%) nhưng tỷ lệ này vẫn còn khá cao. Tỷ lệ này càng cao, thì thẩm quyền của HĐQT càng lớn. Nên chăng giảm tỷ lệ này xuống còn 20% như LDN 1999, hoặc một tỷ lệ khác nhỏ

hơn? Thứ năm, đảm bảo hơn nữa hoaṭ đôn

g và vai trò của BKS , để cơ quan

này thực sự là cơ quan hữu dụng trong việc bảo vê ̣CĐTS.

3.2.1.9. Đối với quyền yêu cầu huỷ bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ

Điều 147 LDN 2014 trao cho các cổ đông quyền yêu cầu Tòa án, Trọng tài hủy nghị quyết ĐHĐCĐ khi trình tự và thủ tục triệu tập họp, trình tự, thủ tục ra quyết định và nội dung quyết định vị phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty, em cho rằng yêu cầu Tòa án hủy là hợp lý căn cứ theo Bộ Luật dân sự 2005, không nên quy định cho Trọng tài thẩm quyền này bởi các lý do sau: Thứ nhất, Theo Luật Trọng tài thương mại 2010 thì Trọng tài không thể thụ lý giải quyết yêu cầu này, trừ phi chúng ta quan niệm yêu cầu hủy bỏ quyết định của ĐHĐCĐ là tranh chấp thương mại, xác định được các bên tranh chấp cụ thể và có thỏa thuận trọng tài. Thứ hai, để yêu cầu Trọng tài giải quyết thì không dễ, bởi phải do điều lệ quy định hoặc các bên phải thỏa thuận Trọng tài thì mới được yêu cầu Trọng tài giải quyết nhưng thường điều lệ sẽ không quy định vấn đề này và khi tranh chấp rất khó để đi đến thỏa thuận Trọng tài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

3.2.1.10. Về quy định khởi kiện thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ:

Các văn bản hướng dẫn thi hành LDN 2014 cần làm rõ trong trường

Sự phát triển của pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở Việt Nam - 12

hợp nào cổ đông, nhóm cổ đông khởi kiện nhân danh công ty, trường hợp nào khởi kiện nhân danh chính mình theo Điều 161 LDN 2014 để tránh việc lạm dụng quyền khởi kiện này. Ngoài ra, các thuật ngữ như “thành viên khởi kiên”, “bác đơn” cũng cần được hướng dẫn chi tiết để có thể áp dụng quy định này trong thực tế. Ngoài ra Điều 161 LDN 2014 có những điểm bất hợp lý như: ấn định tỷ lệ nắm giữ phải là 1% cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn sáu tháng, trong khi Luật cho phép cổ đông có quyền kiện; và tại sao lại chỉ kiện HĐQT, GĐ/TGĐ, trong khi BKS cũng rất dễ sai phạm trong việc thực thi nhiệm vụ của mình. Vì vậy, theo em nên cho phép kiện cả BKS và bỏ quy định phải nắm giữ 1%. Ngoài ra, về các trường hợp cổ đông được quyền khởi kiện tại Điều 161 LDN 2014 cần bổ sung quy định về quyền của cổ đông được khởi kiện để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu do thành viên HĐQT giao kết, thực hiện vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 162 của LDN. Cụ thể bổ sung trường hợp “HĐQT, GĐ/TGĐ có hành vi vi phạm trong quá trình chấp thuận các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất, hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty” Tuy nhiên, cũng tương tự như trên, để tránh tình trạng khiếu kiện tràn lan, tác động xấu đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp, LDN cũng cần bổ sung quy định theo hướng: đối với các giao dịch nêu trên, Tòa án có quyền từ chối giải quyết yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu nếu có căn cứ cho rằng, các giao dịch đó không gây thiệt hại về vật chất, hoặc không gây các hậu quả bất lợi khác cho doanh nghiệp.

3.2.2. Hoàn thiện cơ chế bảo vệ nội bộ đối với cổ đông thiểu số

Để việc bảo vệ CĐTS được hiệu quả chúng ta cần hoàn thiện cơ chế

bảo vệ nội bộ, trong đó quan tron

g hơn cả là cần phải đẩy maṇ h viê ̣ c hoàn

thiên

chế điṇ h pháp lý về BKS , để cơ quan này thực hiện đúng vai trò giám

sát của mình trong CTCP, tránh được việc toàn bộ quyền lực trong CTCP đều

tập trung vào HĐQT và GĐ /TGĐ. Nếu như chế điṇ h về BKS đươc xây dưng

môt

cách hoàn thiện, mang tính đôc

lâp

, không bi ̣chi phối bởi HĐQT , thì cơ

quan này sẽ mang laị nhiều hiêu

quả trong viêc

giám sát quy trình chuẩn bi

chương trình và nôi

dung cuôc

hop

ĐHĐCĐ và ngay cả trong công tác tô

chứ c cuôc

ho p

ĐHĐCĐ để đảm bảo viêc

tiến hành ĐHĐCĐ sẽ diên

ra đúng

theo trình tự thủ tuc , tinh thần của pháp luâṭ . Thông qua đó , các sai phạm và

tầm ảnh hưởng cũng như mứ c đô ̣chi phối của HĐQT và cổ đông lớn tới các

quyết điṇ h của ĐHĐCĐ sẽ giảm xuống đáng kể, quyền lơi đảm bảo. Em xin đưa ra một số giải pháp:

3.2.2.1. Tăng cường trách nhiệm của người quản lý

của CĐTS sẽ đươc

Tại Điều 160 LDN 2014 về Trách nhiệm của người quản lý công ty có thể bổ sung thêm một số quy định như sau:

- Quy định “người quản lý doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu trong trường hợp cổ đông khởi kiện người quản lý doanh nghiệp”.

- Mở rộng phạm vi phải chịu trách nhiệm đối với các thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ khi để xảy ra các giao dịch có vi phạm;

- Yêu cầu thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ có trách nhiệm trực tiếp hoàn trả khoản lợi nhuận thu được từ giao dịch có vi phạm, sau khi nguyên đơn (cổ đông) khởi kiện đòi bồi thường thành công;

3.2.2.2. Tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ

Thứ nhất, các hoạt động của BKS nên được chứng thực bởi các kiểm toán viên độc lập. Điều này nhằm tạo nên cơ chế kiểm tra đối với hoạt động giám sát bên trong của công ty niêm yết, đề phòng cơ chế giám sát bên trong bị vô hiệu hóa. Tại Mỹ năm 2002, sau khủng hoảng, ý thức được khả năng cổ đông lớn chi phối công ty, thông đồng với BKS, Mỹ đã ban hành Đạo luật Sarbanes Oxley (ngày 30/7/2002). Theo đó, báo cáo BKS, kiểm toán nội bộ

phải có ý kiến của kiểm toán viên độc lập: “Trong bộ báo cáo hàng năm, phải có một báo cáo kiểm soát nội bộ, trong đó thể hiện các vấn đề liên quan đến công tác kiểm toán một cách khá toàn diện. Báo cáo này phải có chứng thực của công ty kiểm toán độc lập”. Báo cáo này sẽ là cơ sở để nhà đầu tư đánh giá tính trung thực hay không của BKS [7].

Thứ hai, cần phải xem xét việc yêu cầu CTCP, nhất là công ty đại chúng, phải công bố báo cáo của BKS cùng với báo cáo tài chính. Bởi thông tin trong báo cáo của BKS có tầm quan trọng không kém các báo cáo tài chính.

Thứ ba, cùng với các quy định của pháp luật, điều lệ công ty, nội bộ công ty cần phải quy định cũng như giáo dục hơn nữa về chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp cho Kiểm soát viên. Để mỗi kiểm soát viên, khi được cổ đông tin tưởng và trao quyền, đều có đủ khả năng và dũng khí thực thi nhiệm vụ, các báo cáo của BKS phải thể hiện được tính độc lập và chính xác.

3.2.3. Hoàn thiện cơ chế bảo vệ bên ngoài đối với cổ đông thiểu số

Thứ nhất, cần phải hoàn thiện pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật tại các cơ quan quản lý nhà nước về CTCP. Các hoạt động tại các cơ quan này (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban chứng khoán nhà nước, các Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán, cơ quan quản lý thuế, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, hệ thống cơ quan thống kê...) cần phải đồng bộ, thống nhất hơn nữa. Bên cạnh đó Pháp luật quy định về mỗi cơ quan quản lý này cũng cần phải được hoàn thiện hơn nữa.

Thứ hai, để hoạt động bảo vệ CĐTS được toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa, cần phải nâng cao vai trò hoặc thúc đẩy sự hình thành của các cơ quan độc lập như: cơ quan kiểm toán độc lập, tổ chức luật sư và các Hội, Hiệp hội, tổ chức Công đoàn... câu lạc bộ nhà đầu tư, để các thành viên có thể trao đ ổi, học hỏi kinh nghiệm, cùng nhau góp tiếng nói chung, nâng cao sức mạnh của

mình. Tiếng nói của CĐTS vốn nhỏ bé nhưng rõ ràng tâp thể của những

CĐTS thì không hề nhỏ bé , thông qua tiếng nói của tâp thể ho ̣không chỉ

thể tự bảo vệ mình mà còn có thể đưa những vấn đề vướng mắc của công ty ra

trước công luân để gây sứ c ép đối với các cổ đông lớn , qua đó góp phần han

chế các hành vi vi pham của cổ đông lớn

3.3. Giải pháp tăng cường ý thức tự bảo vệ mình của cổ đông thiểu số

Quy định của LDN về bảo vệ CĐTS chỉ là trao cho các cổ đông công cụ bảo vệ mình. Các công cụ này có được sử dụng hay không sử dụng và được sử dụng hiệu quả đến mức độ nào, phần lớn phụ thuộc vào chính các CĐTS. Ý thức của CĐTS trong việc tự chủ động bảo vệ mình là điều vô cùng quan trọng, mặc dù một cá nhân đơn lẻ CĐTS không thể tự bảo vệ được quyền lợi của mình nhưng khi họ luôn ý thức được sự cần thiết của v ấn đề này và không còn thờ ơ, phó mặc số phận của mình cho các cổ đông lớn thì đây là đi ều kiện quan trọng để họ tập hợp, liên kết với nhau để tạo thành “nhóm cổ đông” thực hiện các quyền mà pháp luật cho phép, thông qua đó ít

nhiều thể hiện tiếng nói của mình trong công ty. Khi và chỉ khi CĐTS ý thức được sự cần thiết phải tự bảo vệ mình thì các quy định của pháp luật mới phát huy được vai trò của mình. Quá trình sử dụng “quyền của CĐTS” đồng thời sẽ là căn cứ để các nhà làm luật xây dựng và hoàn thiện “công cụ pháp lý”.

Do vậy về phía mình, CĐTS cần nắm vững quyền và phương thức bảo về quyền của mình. Trước hết là bằng cách tiếp cận các quy định của pháp luật, vận dụng linh hoạt các quyền mà pháp luật trao cho mình, để không còn lúng túng trước cổ đông lớn. Sau đó là ý thức đoàn kết, cùng nhau tập hợp lại thành “nhóm cổ đông”, ít nhiều thể hiện tiếng nói của mình trong công ty. Các CĐTS có thể tăng cường việc liên kết cùng nhau xác lập một tỷ lệ biểu quyết đối trọng với các cổ đông lớn được ghi nhận trong các văn bản pháp lý doanh nghiệp để có cơ hội tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của công ty; và cần phải chủ động trong việc thực hiện quyền giám sát của mình,

đặc biệt cần phải hiểu rõ và sử dụng vai trò của BKS một cách thông minh và phù hợp. Về phía các cơ quan nhà nước, cần phải tăng cường giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để các CĐTS có thể tiếp cận và nắm bắt pháp luật hơn nữa. Nhà nước có thể yêu cầu chính các CTCP mở các lớp phổ biến pháp luật về CTCP và các vấn đề liên quan đến CĐTS, hoặc là để công tâm hơn chính các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ CĐTS có thể mở các lớp học này…

KẾT LUẬN


Qua nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ luật học“Sự phát triển của Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở Việt Nam” cho phép em đưa ra một số kết luận chung sau:

1. Nội dung Pháp luật về bảo vệ CĐTS trong CTCP tại Việt Nam đã xuất hiện khá sớm trong lịch sử hình thành và phát triển của LDN Việt Nam. Trải qua các thời kỳ, pháp luật về bảo vệ CĐTS nói riêng và CTCP nói chung ngày càng được hoàn thiện cho thấy sự quan tâm của Nhà nước đối với các “ông chủ thấp cổ bé họng”.

2. Luận văn đã phân tích khái quát Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số; phân chia các giai đoạn phát triển của Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số ở Việt Nam. Nghiên cứu, phân tích pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số qua từng giai đoạn, để chỉ ra được sự phát triển của pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số.

3. Luật Doanh nghiệp 2014 đã tích hợp tất cả các tinh túy của những năm tháng lịch sử thực hiện các pháp luật về công ty cổ phần nói chung và pháp luật về cổ đông thiểu số nói riêng để xây dựng cơ chế pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số mới thích hợp với Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới, tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi thiếu sót. Luận văn đã đưa ra được một số định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần qua kinh nghiệm lịch sử ở Việt Nam ở chương V, đó là:

- Pháp luật cần thiết phải hoàn thiện hơn nữa cơ chế pháp lý đã có , cùng với việc xây dựng các giải pháp mới nhằm hoàn thi ện hơn nữa các quy định về quyền của cổ đông; Cơ cấu tổ chức nội bộ (cơ chế bảo vệ bên trong) và Kiểm soát bên ngoài (cơ chế bảo vệ bên ngoài).

- Chú trọng xây dựng cơ chế về kiểm soát thông tin của cổ đông lớn

trên TTCK, cơ chế thưc

thi các quy điṇ h xử lý vi pham

lý vi pham

và giải

quyết tranh chấp các vấn đề liên quan đến quyền lơi của cổ đông.

- Cần quan tâ m nghiên cứ u xây dưng các cơ chế về thành viên HĐQT

và BKS độc lập để tăng cao hiệu quả trong việc quản trị doanh nghiệp

- Bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp xét xử quyền yêu cầu hủy bỏ quyết định của ĐHĐCĐ, quyền khởi kiện, và các vấn đề liên quan đến cổ đông thiểu số nói chung…

- Cần phải nâng cao vai trò hoặc thúc đẩy sự hình thành của các cơ quan độc lập như: cơ quan kiểm toán độc lập, tổ chức luật sư và các Hội, Hiệp hội, tổ chức Công đoàn...câu lạc bộ nhà đầu tư

- Bên caṇ h đó , các CĐTS không nên trông chờ một cách thụ động vào sự bảo vê ̣từ các cơ quan chứ c năng có thẩm quyền , mà họ phải ý thức được

sự cần thiết của viêc

ho ̣phải bảo vê ̣quyền lơi

của mình , để có thể chủ đông

bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất.

- Tăng cường công tác truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ CĐTS trong CTCP;

Tất cả các giải pháp này cần phải được tiến hành đồng bộ tùy theo tình hình cụ thể. Có như vậy mới mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác bảo vệ CĐTS trong CTCP tại Việt Nam

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí