Cơ Cấu Lao Động Của Công Ty Theo Độ Tuổi Giai Đoạn 2017- 2019


Cơ cấu lao động phân theo độ tuổi

Số lượng lao động của công ty tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2017 - 2019. Năm 2018 số cán bộ nhân viên của công ty tăng khoảng 12% so với năm 2017. Đến cuối năm 2019 công ty có tổng số 88 cán bộ nhân viên, tăng 20% so với năm 2018. Việc tăng quy mô lực lượng lao động là theo yêu cầu của công việc quản lý và sản xuất của công ty, để sản xuất và cung ứng khối lượng hàng hóa ngày càng lớn đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Số lao động dưới 30 tuổi của Công ty Luxdecor Việt Nam luôn chiếm xấp xỉ 60% trong tổng số cán bộ nhân viên. Nhóm lao động trẻ này có động lực cầu tiến cao, có nhiều cơ hội học tập nâng cao khả năng, nắm bắt kiến thức hiện đại để ứng dụng vào thực tiễn công việc, nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, nhóm lao động trẻ dưới 30 tuổi có xu hướng chưa ổn định, có nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp, sẵn sàng chuyển đổi công việc nếu lương và điều kiện tốt hơn hơn hiện tại. Do đó, Công ty cổ phần Luxdecor Việt Nam cần quan tâm đến đối tượng nòng cốt này, cố gắng thực hiện tốt chính sách tạo động lực để giữ chân người lao động.

Bảng 2.1. Cơ cấu lao động của công ty theo độ tuổi giai đoạn 2017- 2019


Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2017

2018

2019

Tổng số lao động

Người

65

73

88

Dưới 30 tuổi

Người

38

43

52

Tỷ lệ %

58,46

58,9

59,1

Từ 31-40 tuổi

Người

22

24

28

Tỷ lệ %

33,84

32,87

31,8

Từ 41-45 tuổi

Người

5

6

8

Tỷ lệ %

7,7

8,21

9,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Sử dụng lao động tại Công ty cổ phần Luxdecor Việt Nam - 8

Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính công ty

Độ tuổi từ 31 đến 40 là lứa tuổi người lao động tràn đầy sức khỏe, trí tuệ và đạt độ tập trung cao trong công việc. Đây là độ tuổi người lao động có đủ độ chín, có định hướng và mục tiêu rõ ràng, có kinh nghiệm và kỹ năng. Công ty cổ phần Luxdecor Việt Nam thường xuyên có trên 30% cán bộ nhân viên ở độ tuổi này. Đặc điểm này là một thế mạnh để công ty duy trì được sự phát triển ổn định. Công ty chỉ


có không đến 10% lao động trên 40 tuổi, và không có lao động trên 45 tuổi. Nhóm lao động ở độ tuổi này phần lớn là đội ngũ lãnh đạo của công ty, ở Ban Giám đốc và trưởng các phòng ban.

Như vậy lực lượng lao động của công ty hầu hết là lao động trẻ, ở lứa tuổi mà phần lớn người lao động đều năng động, tích cực và dễ hợp tác, dễ hòa đồng, có nhiều đam mê nhiệt huyết. Cơ cấu về độ tuổi của lao động như trên là khá phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty về trang trí nội thất, mành rèm và đảm bảo được sự cân đối giữa lao động có kinh nghiệm và những lao động trẻ. Số lao động ở độ tuổi trung niên vẫn chiếm tỷ trọng khá, sẽ là cầu nối truyền đạt những kinh nghiệm cho bộ phận lao động trẻ, giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đảm bảo ổn định, bền vững nhưng năng động và mang tính sáng tạo cao.

Cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn

Chất lượng lao động là một nhân tố quyết định đến việc sử dụng lao động có hiệu quả hay không và còn nói lên trình độ sử dụng lao động cũng như năng lực của đội ngũ quản trị nhân lực của công ty.

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu

2017

2018

2019

Tổng số lao động

65

73

88

1. Đại học

15

18

23

+ Khối Kinh tế

8

10

13

+ Khối Kỹ thuật

5

7

8

+ Khác

2

1

2

Tỷ trọng %

23,0

24,65

26,13

2. Cao đẳng, trung cấp

12

15

19

+ Khối Kinh tế

7

8

11

+ Khối Kỹ thuật

5

7

8

Tỷ trọng %

18,46

20,54

21,59

3. Công nhân kỹ thuật

32

35

43

Tỷ trọng %

49,23

47,94

48,86

4. Lao động phổ thông

6

5

3

Tỷ trọng %

9,23

6,84

3,4

Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính công ty


Bảng 2.2 cho thấy số lượng nhân viên và cán bộ có trình độ đại học chiếm trên dưới 25% lực lượng lao động của công ty. Một phần lớn trong các lao động này đang giữ các vị trí chủ chốt trong Ban giám đốc và trưởng phó các phòng ban, quản đốc xưởng sản xuất. Số lao động có trình độ cao tập trung nhiều nhất ở bộ phận lao động gián tiếp. Công ty chưa có cán bộ nhân viên trình độ sau đại học.

Có khoảng 20% cán bộ nhân viên của công ty Luxdecor Việt Nam có trình độ trung cấp và cao đẳng. Chủ yếu đây là các nhân viên của phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu, phòng KCS và Bảo hành. Lao động ở dưới xưởng sản xuất chủ yếu là đội ngũ công nhân kỹ thuật, chiếm khoảng một nửa đội ngũ lao động của toàn công ty. Đặc thù sản xuất của công ty là máy móc trang thiết bị sử dụng không quá phức tạp, dễ dàng nắm bắt kỹ thuật và sử dụng thành thạo; chủ yếu là cần thêm các kỹ năng, sự khéo léo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ để có được các sản phẩm đẹp.

Lao động phổ thông chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong công ty, chủ yếu là các nhân viên bảo vệ, tạp vụ, nhân viên lắp đặt. Số lượng và tỷ lệ bộ phận này cũng ngày một giảm, do một số công việc được công ty chuyển sang thuê các đơn vị chuyên nghiệp đảm nhiệm.

Cơ cấu lao động phân theo giới tính và thâm niên công tác

Do đặc thù bố trí công việc và chính sách tuyển dụng, lao động của Công ty cổ phần Luxdecor Việt Nam phần lớn là lao động nam. Tất cả nhân viên trực thuộc Xưởng sản xuất, Phòng kỹ thuật - Nghiên cứu phát triển đều là lao động nam. Phòng KCS và bảo hành chỉ có 2 nhân viên là nữ. Lao động nữ chủ yếu được bố trí ở Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng kinh doanh - Xuất nhập khẩu và phòng Kế toán - Tài chính. Ở thời điểm cuối năm 2019, trong tổng số 88 cán bộ nhân viên của công ty thì có 62 lao động là nam, chiếm tỷ lệ trên 70%. Đặc điểm này cũng sẽ ảnh hưởng đến một số các hoạt động của công ty như hoạt động công đoàn, các phong trào thi đua, việc bố trí chỗ làm việc, giờ giấc làm việc...

Công ty cổ phần Luxdecor Việt Nam mới thành lập được 6 năm, nên thâm niên công tác của cán bộ nhân viên cũng chưa nhiều. Mặc dù vậy trong số người lao động đang làm việc cho công ty ở năm 2019 thì có đầy đủ 15 lao động là tất cả những người đầu tiên làm việc cho công ty ngày thành lập bắt đầu thành lập. Số lượng lao động của công ty tăng dần qua các năm theo sự mở rộng quy mô sản xuất


kinh doanh, về cơ bản những người lao động đã vào làm việc cho Công ty cổ phần Luxdecor Việt Nam thì vẫn đang tiếp tục làm việc. Điều này cũng cho thấy công ty đang tạo ra được một môi trường làm việc tốt, tạo ra động lực để người lao động gắn bó vì sự phát triển của công ty và của bản thân họ.

2.1.2.3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của công ty

Công ty Cổ phần Luxdecor Việt Nam có cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ. Lãnh đạo Công ty có Hội đồng quản trị, Giám đốc công ty và 02 Phó Giám đốc. Do công ty chỉ có 4 thành viên trong Hội đồng quản trị và có một cổ đông là tổ chức nhưng sở hữu dưới 50% cổ phần nên Công ty cổ phần Luxdecor Việt Nam không duy trì Ban kiểm soát. Ban Giám đốc công ty chịu trách điều hành mọi hoạt động chung của Công ty, chịu sự giám sát cũng như chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị.

Cơ cấu tổ chức và các đơn vị chức năng của Công ty cổ phần Luxdecor Việt Nam có thể mô tả qua sơ đồ 2.2.

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Giám đốc

Phòng Tổ chức- Hành

chính

Phòng Kế toán -

Tài chính

Phòng Kinh doanh - Xuất nhập

khẩu

Xưởng sản xuất

Phòng Kỹ thuật – Nghiên cứu

phát triển

Phòng KCS

– Bảo hành


Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Luxdecor Việt Nam


Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính công ty

Giám đốc có trách nhiệm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo các kế hoạch chỉ đạo được Hội đồng quản trị thông qua. Các Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, điều hành những vấn đề liên quan đến lĩnh vực được phân công.


Các Phó giám đốc là người trực tiếp điều hành các phòng ban chức năng, đồng thời có trách nhiệm báo cáo với Giám đốc những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực mình phụ trách để tìm giải pháp xử lý. Phó Giám đốc thứ nhất phụ trách 03 phòng: Tổ chức - Hành chính, Kế toán tài chính và phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu. Các phòng này được bố trí làm việc tại tòa nhà văn phòng của công ty. Phó Giám đốc thứ hai phụ trách 03 đơn vị, được bố trí làm việc tại khu sản xuất của Công ty nằm trong khu công nghiệp, gồm có: Xưởng sản xuất; phòng Kỹ thuật - Nghiên cứu phát triển; Phòng KCS và bảo hành.

Nhiệm vụ của phòng Kế toán - Tài chính là tổ chức công tác kế toán tài vụ, tiến hành giải quyết các vấn đề tài chính của công ty và thu nhập của nhân viên, giải quyết các quan hệ nợ, có với khách hàng. Phòng Kế toán tài chính còn có nhiệm vụ ban hành các quy chế tài chính, đề xuất các biện pháp để đảm bảo công ty hoạt động có hiệu quả cao nhất và lập các báo cáo tài chính cung cấp số liệu cho ban tổng giám đốc để quản lý tốt công ty.

Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, soạn thảo các hợp đồng với khách hàng, nhà thầu phụ, nhà cung cấp, nhận đơn hàng, cân đối nhập nguyên phụ liệu phục vụ xưởng sản xuất, thực hiện công tác xuất nhập khẩu.

Phòng Kỹ thuật - Nghiên cứu phát triển có chức năng nghiên cứu và hướng dẫn thực hiện các quy trình công nghệ của sản phẩm. Tiến hành tìm hiểu nghiên cứu và áp dụng các khoa học công nghệ tiên tiến nhắm nâng cao năng suất hoạt động sản xuất trong các xí nghiệp. Thực hiện định mức quy trình công nghệ, định mức nguyên phụ liệu, định mức lao động cho một đơn vị sản phẩm. Tiếp nhận tài liệu kỹ thuật từ khách hàng sau đó tiến hành xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm để phục vụ triển khai sản xuất, tính toán định mức máy móc thiết bị để phục vụ đơn hàng. Nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới, bổ sung các công năng mới cho các sản phẩm hiện có của công ty, cải tiến sản phẩm và quy trình sản xuất để hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt kết quả tốt nhất, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng và tạo lợi nhuận cho công ty.

Chức năng của phòng Tổ chức - Hành chính là làm tham mưu cho giám đốc điều hành về tổ chức quản lý và giải quyết các công việc, các chế độ chính sách với


người lao động cũng như đội ngũ cán bộ - công nhân viên của công ty. Thực hiện quản lý hồ sơ của người lao động, quản lý các văn bản liên quan đến người lao động và chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc. Ngoài ra phòng này còn có chức năng xây dựng các kế hoạch thi tuyển dụng, nâng bậc lương cho công nhân viên và một số công việc như tổ chức khám sức khoẻ, điều trị bệnh cho ngưòi lao động, phụ trách công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và tổ chức công tác bảo vệ an toàn tài sản của công ty.

Phòng KCS và Bảo hành chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng các sản phẩm trước khi xuất xưởng, yêu cầu xưởng sản xuất khắc phục các sản phẩm chưa hoàn thiện. Tiếp nhận các yêu cầu bảo hành và lập kế hoạch để phối hợp cùng xưởng sản xuất sửa chữa các sản phẩm phải bảo hành.

Các phòng ban thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, đồng thời phối hợp nhịp nhàng với nhau trong công việc, nếu có vướng mắc thì báo cáo với phó giám đốc trực tiếp điều hành để có biện pháp giải quyết, để đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ chung.

2.1.2.4. Đặc điểm về thị trường lao động của công ty

Do nghiệp vụ chính của lao động trong bộ phận sản xuất trực tiếp của công ty liên quan đến cắt may, do đó thị trường lao động cho bộ phận này của công ty tương tự như lao động trong lĩnh vực dệt may. Ngoài ra các bộ phận lao động khác như nhân viên kinh doanh, xuất nhập khẩu, Kế toán…thì cũng chung thị trường lao động như của hầu hết các doanh nghiệp khác.

Nghề dệt may không đòi hỏi kĩ thuật cao siêu, điêu luyện nên ngành rất dễ thu hút nhiều lao động. Tuy rằng lao động Việt Nam có đôi bàn tay khéo léo, tiếp thu kiến thức mới nhanh nhưng do chưa được đào tạo bài bản và hệ thống nên trình độ của họ còn rất hạn chế. Đội ngũ lao động ngành dệt may tăng nhanh về số lượng, tuy nhiên trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn còn khá thấp. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động trong ngành dệt may được đào tạo phổ biến theo 4 bậc: trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và trình độ học nghề dưới 3 tháng. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 91% tổng số lao động ngành may nhưng nếu tính riêng theo cấp đào tạo thì có sự phân hóa rất lớn. Số lao động tốt nghiệp các trường cao đẳng nghề chỉ chiếm 4% và nếu tính riêng cho số tốt nghiệp chuyên ngành may


mặc chỉ 0,8%. Số lao động tốt nghiệp trung cấp chiếm 14%. Số lao động sơ cấp và qua đào tạo nghề dưới 3 tháng chiếm 81,2%.

Phần lớn lao động trong ngành dệt may đều xuất thân từ nông thôn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi đặc điểm sản xuất nông nghiệp: thiếu tính cộng đồng, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật và thao tác chậm. Tình trạng lao động đi làm chậm, nghỉ việc và bỏ việc còn nghiêm trọng, gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của các cơ sở dệt may. Hơn nữa, do điều kiện làm việc chuyên môn hoá cao nên cường độ làm việc căng thẳng trong khi tiền lương nói chung còn thấp và có sự chênh lệch lớn giữa các doanh nghiệp nên có nhiều biến động lớn trong đội ngũ lao động ngành. Thực tế cho thấy rằng các công ty sản xuất phát triển, đủ việc làm, thu nhập cao thì lao động ít biến động, công nhân gắn bó với công ty, nhiều người xin vào làm việc. Ngược lại ở những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, sản xuất đình trệ, thiếu việc làm, thu nhập thấp sẽ nảy sinh tình trạng công nhân lành nghề, công nhân mới đào tạo sau thời gian quen việc sẽ dần chuyển sang công ty khác. Bên cạnh đó ngành đang có tình trạng thiếu nguồn lao động quản lý và kĩ thuật, nghiệp vụ. Hầu hết, các cán bộ quản lý chủ chốt trong các doanh nghiệp Dệt may đều có trình độ đại học hoặc cao đẳng, chuyên môn khá nhưng trình độ quản lý theo phong cách công nghiệp còn yếu, tiếp cận với phương thức quản lý hiện đại còn ít.

Không nằm ngoài thực trạng chung đó, thị trường lao động của công ty hiện cũng đang khá thuận lợi về mặt tuyển dụng nhưng lại yếu ở chuyên môn nghiệp vụ ở cả lực lượng lao động trực tiếp, bộ phận lao động gián tiếp và lao động quản lý. Trong điều kiện đó, công ty cổ phần Luxdecor Việt Nam đặt mục tiêu là “ đầu tư mạnh cho hoạt động đào tạo” bên cạnh đó thực hiện các chính sách hỗ trợ để ổn định thu nhập cho cán bộ công nhân viên nhằm thu hút lực lượng lao động.

Bộ phận quản lý nhân sự của công ty trực thuộc phòng Tổ chức - Hành chính chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo trên cơ sở kế hoạch mở rộng thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của công ty để có kế hoạch tuyển dụng; từ kết quả tuyển dụng mới lao động và thực trạng lao động hiện có để dự báo nhu cầu đào tạo và đào tạo lại cho lao động; cả về trình độ quản lý cho cán bộ quản lý, trình độ chuyên môn kỹ thuật cho bộ phận lao động gián tiếp và tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ lao động trực tiếp.


Đặc thù hoạt động sản xuất của công ty nói riêng và doanh nghiệp trong lĩnh vực mành rèm hay dệt may nói chung không đòi hỏi người lao động phải có xuất phát điểm với trình độ chuyên môn kỹ thuật quá cao, tay nghề quá vững, vì việc vận hành các máy móc thiết bị không quá phức tạp, người lao động có thể được đào tạo trong quá trình thử việc; các kỹ năng và tay nghề thì có thể được tập huấn, chuyển giao, hình thành và tích lũy trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó, trụ sở chính của công ty cũng như chi nhánh ở các tỉnh đều nằm ở các thành phố lớn, có nguồn cung lao động dồi dào từ sinh viên tốt nghiệp của các trường đại học cao đẳng đóng trên địa bàn và lao động từ các tỉnh thành phố khác di chuyển đến. Do đó công ty không gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút và tuyển dụng người lao động. Đồng thời trong những năm vừa qua, với sự nỗ lực của lãnh đạo công ty cũng như tập thể người lao động, công ty có sự phát triển tốt, tạo được thu nhập ổn định và ở mức cao so với mặt bằng của các doanh nghiệp cùng loại hình, cùng lĩnh vực; do đó đã thu hút được sự quan tâm của lao động tìm kiếm việc làm, khi công ty có đợt tuyển dụng hay có vị trí cần tuyển dụng bổ sung thì đều nhanh chóng tìm được các ứng viên phù hợp.

Tuy nhiên, đặc điểm này cũng tạo ra áp lực đối với công ty, trong việc giữ chân người lao động, tránh bị các công ty trong cùng lĩnh vực thu hút mất nhân viên; gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh; cũng như gây ra thiệt hại về chi phí đào tạo, tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp. Muốn làm được điều đó, công ty cần duy trì việc tạo động lực cho người lao động, cả các động lực tài chính và phi tài chính, để người lao động trung thành, tâm huyết và yên tâm gắn bó lâu dài với công ty, vì sự phát triển của cá nhân và cả tập thể.

2.2. Phân tích thực trạng sử dụng lao động tại công ty cổ phần Luxdecor Việt Nam

2.2.1. Thực trạng phân công lao động và hợp tác lao động

Ngoài Ban lãnh đạo, đội ngũ lao động trong Công ty cổ phần Luxdecor Việt Nam chia thành 2 khối: Khối phòng ban và khối trực tiếp sản xuất. Lực lượng lao động khối Phòng ban trung bình chiếm 35%, lao động sản xuất trực tiếp trung bình chiếm khoảng 65%. Cơ cấu lao động có sự thay đổi qua các năm, và đang có sự tăng lên ở tỷ lệ lao động sản xuất trực tiếp, do sự tăng lên mạnh mẽ nhu cầu về sản phẩm của công ty.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/10/2023