Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Từ Năm 1945 Đến Năm 2000

phụ nữ trong gia đình, tạo ra sự bất bình đẳng lớn. Đây chính là những hạn chế của pháp luật thời kỳ này.

1.3.2 Quy định của pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2000

Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, do điều kiện lịch sử xã hội, nhà nước ta chưa thể ban hành ngay một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Vì vậy sắc lệnh số 90-SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã cho phép áp dụng pháp luật cũ một cách chọn lọc miễn sao không trái với lợi ích của chính thể Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và lợi ích của nhân dân lao động. Do đó, các quan hệ dân luật và hôn nhân và gia đình từ năm 1945- 1950 vẫn được điều chỉnh bởi ba văn bản luật ( Dân luật Bắc kỳ, Dân luật Trung kỳ, Dân luật giản yếu Nam kỳ) do thực dân pháp ban hành trước năm 1945.

Đến năm 1950, yêu cầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đòi hỏi cần phải xóa bỏ, hạn chế anh hưởng của chế độ hôn nhân và gia đình thực dân, phong kiến lạc hậu. Nhà nước ta đã ban hành sắc lệnh đầu tiên quy định điều chỉnh một số quan hệ hôn nhân và gia đình đó là Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật. Sắc lệnh gồm có 8 điều quy định về hôn nhân và gia đình và 5 điều quy định các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Mặc dù trong sắc lệnh này chế độ tài sản của vợ chồng vẫn chưa được dự liệu cụ thể, dựa trên Điều 9 Hiến pháp năm 1946 của Nhà nước ta, văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất đã ghi nhận : “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”; Điều 5 Sắc lệnh số 97/SL quy định: “chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình” và “người đàn bà có chồng có toàn năng lực về mặt hộ” (Điều 6). Như vậy, theo các quy định này, lần đầu tiền quyền gia trưởng của người chồng bị xóa bỏ, quan hệ vợ chồng bình đẳng về mọi mặt trong đó có quyền bình đẳng về tài sản đã được thiết lập. Quy định mang tính nguyên tắc này đã thể hiện bản chất của nền pháp chế mới dân chủ, tiến bộ hơn hẳn so với hệ thống pháp luật dưới thời thực dân, phong kiến ở nước ta.

Đến năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, theo hiệp định Giơ-ne-vơ, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Ở Miền Nam nước

ta, đế quốc Mỹ đã thay chân thực dân Pháp thành lập chính quyền ngụy quyền Sài Gòn còn Miền Bắc được giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vào thời gian này, Hiến pháp năm 1959 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được Quốc Hội thông qua ngày 31/12/1960 tại các điều 24, 63, 64 ghi nhận cơ bản chế độ hôn nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa đó là quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng về mọi phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Sau đó Luật HN&GĐ năm 1959 được ban hành trở thành công cụ pháp lý của nhà nước ta nhằm thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản là xóa bỏ những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu; xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa.

Về chế độ tài sản của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 1959 của nhà nước ta không công nhận chế độ tài sản theo thỏa thuận. Điều 15 quy định: “vợ chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”. Quy định này có nghĩa là toàn bộ các tài sản của vợ chồng dù có trước khi kết hôn hoặc được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân; dù vợ, chồng được tặng cho riêng, được thừa kế riêng hoặc cả 2 vợ chồng được tặng cho chung hay được thừa kế chung, không phân biệt nguồn gốc tài sản và công sức đóng góp, đều thuộc khối tài sản chung của hai vợ chồng. Luật không thừa nhận vợ, chồng có tài sản riêng. Vợ, chồng có quyền bình đẳng ngang nhau khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung và luôn có kỷ phần bằng nhau trong khối tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất đó. Luật HN&GĐ năm 1959 đã dự liệu hai trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ, chồng chết trước (Điều 16) và khi vợ chồng ly hôn (Điều 29). Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng được chia căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên, vào tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của gia đình. Lao động trong gia đình được kể như lao động sản xuất. Ngoài ra, Luật cũng quy định: “khi ly hôn, cấm đòi trả của” (Điều 28) nhằm xóa bỏ một trong những tập tục lạc hậu của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến trước đây.

Việc quy định chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ cộng đồng toàn sản của Luật HN&GĐ năm 1959 là phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội thời bấy

giờ; đáp ứng với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, bảo vệ quyền lợi của người vợ trong gia đình.

Ở miền Nam từ năm 1954 đến 1975, đế quốc Mỹ và chế độ ngụy quyền Sài gòn đã ban hành một số văn bản pháp luật áp dụng trong các quan hệ hôn nhân, gia đình đó là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

- Luật gia đình ngày 02/1/1959 ở chế độ Ngô Đình Diệm

- Sắc luật 15/64 ngày 23/7/1964 về giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng

Sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản theo pháp luật ở Việt Nam - 8

- Bộ dân luật ngày 20/12/1972 của chính quyền ngụy Sài gòn.

Ở các văn bản này, do xã hội vẫn chưa thực sự có bước chuyển mình hoàn toàn, vẫn duy trì sự đan xen giữa quan niệm truyền thống về quyền tự do cá nhân và hôn nhân với các quan niệm mới du nhập từ phương Tây nên các quy định về sở hữu chung của vợ chồng đã phản ánh đúng bản chất xã hội lúc bấy giờ đó là có sự đan xen và chuyển đổi của các quan niệm chứ không chỉ là sự học tập một cách máy móc các quy định pháp luật phương Tây. Theo đó, bên cạnh thừa nhận ý chí xác lập quan hệ hôn nhân, quan hệ sở hữu chung của vợ chồng của các bên chủ thể pháp luật thời kỳ này vẫn yêu cầu phải có sự đồng ý của hai bên gia đình. Pháp luật cũng tiếp tục thừa nhận quyền tự do cá nhân một các máy móc với quy định về việc cho phép vợ chồng ký kết hôn ước thỏa thuận về tài sản trước khi kế hôn miễn là sự thỏa thuận đó không trái với trật tự công cộng, thuần phong mỹ tục và quyền lợi của các con (điều 45 Luật Gia đình, điều 49 Sắc luật số 15/64 và điều 144 Bộ Dân luật) đồng thời ghi nhận quyền có tài sản riêng của vợ chồng. Trong trường hợp không có hôn ước thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên việc xác định tài sản chung của vợ chồng lại được quy định khác nhau ở các văn bản. Điều này thể hiện sự biến đổi và không ổn định của xã hội lúc bấy giờ.

Sau khi Miền Nam được giải phóng (30/04/1975) đất nước thống nhất, tại nghị quyết 76-CP ngày 25/3/1977 đã quy định về việc thực hiện pháp luật thống nhất trong phạm vi cả nước, trong đó có Luật HN&GĐ năm 1959. Quá trình thực hiện và áp dụng Luật HN&GĐ năm 1959 (từ khi được ban hành ở Miền Bắc và áp dụng trên cả hai mìền Nam Bắc sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng) đã đạt

được những thành tựu to lớn, tuy nhiên, với sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội, đặc biệt nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng đã khởi xướng vào đầu những năm 1980 đã làm thay đổi căn bản nền kinh tế xã hội, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong quá trình thực hiện Luật HN&GĐ năm 1959 (trong đó có các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng) cũng gặp nhiều vướng mắc, hạn chế do một số quy định của Luật HN&GĐ năm 1959 chưa cụ thể, hoặc không còn phù hợp với tình hình mới. Do đó nhu cầu phải ban hành luật thay thế đặt ra rất cấp bách.

Luật HN&GĐ mới đã được Quốc hội khóa VII, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 03/01/1987. Trong Luật HN&GĐ mới, Nhà nước ta đã có quy định về chế độ tài sản của vợ chồng khác về căn bản so với Luật HN&GĐ năm 1959 trước đây. Luật HN&GĐ năm 1986 quy định là chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ cộng đồng tạo sản, với phạm vi thành phần khối tài sản chung của vợ chồng hẹp hơn rất nhiều sơ với quy định của Luật HN&GĐ năm 1959.

Theo Điều 14 Luật HN&GĐ năm 1986 tài sản chung của vợ chồng bao gồm:

- Các tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân (tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền hưu trí, các thu nhập hợp pháp mang lại từ kinh tế gia đình, các tài sản mà vợ chồng mua sắm được bằng các khoản thu nhập nói trên);

- Các tài sản do vợ chồng được tặng, cho chung, được thừa kế chung

Bên cạnh khối tài sản chung của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 1986 đã ghi nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng (Điều 16). Người vợ, chồng có tài sản riêng có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng.

Luật HN&GĐ năm 1986 cũng quy định bảo đảm quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung: quy định rõ mục đích sử dụng tài sản chung của vợ chồng nhằm đảm bảo những nhu cầu chung của gia đình: vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung. Việc mua, bán, cho, đổi, vay, mượn và những giao dịch

khác có quan hệ đến tài sản mà có giá trị lớn thì phải được sự thỏa thuận của hai vợ chồng (Điều 15).

Đối với các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng, ngoài việc dự liệu việc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên vợ, chồng chết trước (Điều 17); Khi vợ, chồng ly hôn (Điều 42), Luật HN&GĐ năm 1986 còn quy định về việc chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại (Điều 18). Đây là quy định mới của Luật HN&GĐ năm 1986 xuất phát từ thực tiễn của đời sống xã hội và với mục đích đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ, chồng cũng như những người có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Về nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 1986 đã dự liệu “nguyên tắc chia đôi tài sản chung” của vợ chồng trong các trường hợp (Điều 17, 18, 42) :

Một là, một bên vợ, chồng chết trước, nếu cần chia tài sản chung của vợ chồng thì chia đôi, phần tài sản của người chết được được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế; vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau. Nguyên tắc “chia đôi” tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp này là chia bình quân mỗi bên vợ, chồng được một nửa (1/2) giá trị tài sản chung, mà không cần phải dựa vào công sức đóng góp tạo dựng tài sản chung của vợ chồng (Điều 17);

Hai là, đối với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, khi có lý do chính đáng hoặc chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ, chồng ly hôn, nguyên tắc chia đôi tài sản chung mang tính ước lệ (xuất phát từ kỷ phần tài sản của vợ, chồng trong khối tài sản chung là bằng nhau, một đặc điểm của tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất), khi chia, Tòa án vẫn phải dựa vào công sức đóng góp trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung của vợ chồng. Vẫn có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo tỷ lệ nhiều, ít khác nhau cho các bên vợ, chồng.

Mặc dù Luật HN&GĐ năm 1986 đã dự liệu tương đối đầy đủ các quan hệ HN&GĐ cần được điều chỉnh, nhưng các quy định của Luật vẫn mang tính khái quát, tính định khung. Các văn bản hướng dẫn áp dụng luật của các nhà nước có thẩm quyền còn thiếu, chưa kịp thời và chưa đáp ứng được với tình hình thực tế.

Đặc biệt, vấn đề tài sản của vợ chồng luôn là loại việc phức tạp khi Tòa án giải quyết các tranh chấp về tài sản của vợ chồng. Việc giải thích nội dung các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng chưa đầy đủ, thiếu cụ thể đã dẫn tới những quan điểm khác nhau khi áp dụng (hầu như mới chỉ có Nghị quyết số 01-NQ/HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn Tòa án nhân dân các cấp áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 1986; trong đó có các hướng dẫn về vấn đề tài sản giữa vợ chồng (tại mục 3 của nghị quyết). Nhiều năm qua, trong báo cáo tổng kết công tác của ngành tòa án, Tòa án nhân dân tối cao đã nhiều lần hướng dẫn đường lối giải quyết các tranh chấp về tài sản vợ chồng khi ly hôn. Vấn đề xác định các loại tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng; đặc biệt là giải quyết các món nợ; các tranh chấp về nhà ở và quyền sử dụng đất của vợ chồng luôn là nhiều loại phức tạp thiếu sự nhất quán giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Các quy định của Luật HN&GĐ năm 1986 chưa đề cập đến nguyên tắc suy đoán nhằm xác định tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của vợ, chồng; chưa dự liệu cụ thể quy chế pháp lý đối với loại tài sản đặc thù là quyền sử dụng đất của vợ chồng; không quy định về hậu quả pháp lý sau khi đã chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Mặt khác, từ đầu những năm 1980 đến nay, Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều các văn bản pháp luật, có liên quan tới lĩnh vực HN&GĐ (đặc biệt là những quy định trong Luật Đất đai, Luật Hợp tác xã, BLDS…). Tình hình đó đòi hỏi nhà nước ta cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật HN&GĐ năm 1986 một cách toàn diện nhằm cụ thể hóa và tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật của Nhà nước. Do đó ngày 09/6/2000 Luật HN&GĐ năm 2000 đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 7 chính thức thông qua ngày nhằm thay thế Luật HN&GĐ năm 1986 và đây chính là văn bản pháp luật hiện hành trực tiếp điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ SỞ HỮU CHUNG CỦA VỢ, CHỒNG ĐỐI VỚI QUYỀN TÀI SẢN – NHỮNG BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN


Trong hệ thống văn bản pháp luật Việt nam hiện hành điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ và chồng thì văn bản đầu tiên cần phải quan tâm đến đó là BLDS. BLDS hiện hành được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14-6-2005 có hiệu lực từ ngày 1-1-2006 được xây dựng trên cơ sở là bộ luật quy định những vấn đề chung nhất, điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân được xác lập theo nguyên tắc tự nguyện, tự do ý chí giữa các chủ thể bình đẳng với nhau. Điều này có nghĩa là phạm vi điều chỉnh của BLDS 2005 không chỉ là các quan hệ dân sự đơn thuần như quy định của BLDS 1995 mà còn quy định cả quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong các lĩnh vực lao động, kinh doanh, thương mại và hôn nhân và gia đình. Với tư cách là một bộ luật chung, BLDS 2005 điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa các chủ thể trong các quan hệ hôn nhân và gia đình bằng cách quy định các nguyên tắc cơ bản còn các quy định cụ thể được điều chỉnh trong văn bản pháp luật chuyên ngành. Mặc dù các quy định của BLDS điều chỉnh các quan hệ hôn nhân gia đình chỉ mang tính nguyên tắc nhưng khi tìm hiểu về sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản thì văn bản chính chúng ta cần phải bám vào vẫn là BLDS vì đây là đạo luật gốc và ở văn bản này mới ghi nhận thế nào là tài sản và quyền tài sản. Bên cạnh đó khi nghiên cứu về quan hệ tài sản giữa vợ, chồng thì chúng ta cung cần bám vào văn bản pháp luật chuyên ngành đang có hiệu lực trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình đó là Luật HN&GĐ năm 2000. Luật HN&GĐ năm 2000 được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 7 chính thức thông qua ngày 09/6/2000 nhằm thay thế Luật HN&GĐ năm 1986. Luật có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2001, cho đến nay đã thực hiện và áp dụng được hơn 9 năm. Luật HN&GĐ năm 2000 tiếp tục kế thừa

và phát triển hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam trong đó có các quy định điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng. Quan hệ tài sản của vợ chồng được Luật HN&GĐ năm 2000 quy định trong chương III (các điều 25, 27, 28, 29, 30, 31,

32, 33) và chương X (các điều 95, 96, 97, 98, 99) quy định về việc chia tài sản của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn.‌

2.1 Nội dung pháp luật Việt Nam hiện hành về sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản

2.1.1 Khái quát về sở hữu chung của vợ chồng theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000

Thông thường, khi xây dựng các quy định điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng, các nhà làm luật của tất cả các hệ thống pháp luật trên thế giới đều dựa theo hai quan điểm đó là:

Một là, đời sống chung của vợ chồng đòi hỏi phải có một khối tài sản chung của vợ chồng. Theo quan điểm này, chế độ tài sản được thiết lập theo tiêu chuẩn cộng đồng.

Hai là, trong quan hệ vợ chồng không bắt buộc và không cần thiết phải có khối tài sản chung của vợ chồng, tài sản của các bên cần độc lập với nhau. Theo quan điểm này, chế độ tài sản vợ chồng được thiết lập theo tiêu chuẩn phân sản.

Để đảm bảo lợi ích chung của gia đình đồng thời bảo vệ lợi ích của từng cá nhân, pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành đã dung hoà hai quan điểm trên để quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng và thừa nhận vợ chồng có quyền có tài sản riêng (điều 27 và điều 32 LHN&GĐ 2000). LHN&GĐ 2000 đã có quy định khá rõ ràng về căn cứ, nguồn gốc và thành phần các loại tài sản trong khối tài sản chung của vợ, chồng.


Khoản 1 Điều 27 LHN&GĐ 2000 nêu rõ “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.” Điều này có nghĩa chế độ tài sản chung của vợ

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 01/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí