ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - KỸ THUẬT
GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC: SINH LÝ ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NGÀNH/NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
(Lưu hành nội bộ)
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-… ngày…….tháng….năm .........
…………........... của……………………………….
Bạc Liêu, năm 2020
MỤC LỤC
Chương 1: Sinh lý máu
1. Khái niệm chung về máu 04
2. Chức năng của máu 04
3. Lượng máu 05
4. Tính chất lý hóa học và thành phần hóa học của máu 06
Chương 2. Sinh lý hô hấp
1. Các khái niệm chung 08
2. Cơ chế hô hấp 10
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp của cá 12
4. Các cơ quan hô hấp phụ 13
Chương 3. Sinh lý tiêu hóa và hấp thu
1. Sự tiêu hóa ở cá 15
2. Sự tiêu hóa ở giáp xác 22
Chương 4. Sinh lý sinh sản
1. Sự thành thục sinh dục và thể vóc – Chu kỳ sinh sản 25
2. Biến đổi tế bào sinh dục và cơ thể trong quá trình thành thục sinh dục 26
3. Điều khiển bằng hormone quá trình tạo noãn hoàng và thành thục 28
4. Cơ chế thụ tinh và nở 31
5. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của cá 33
Chương 5. Tuyến nội tiết
1. Tuyến nội tiết ở cá 36
2.Tuyến nội tiết ở Giáp xác 39
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Do đó việc xây dựng và biên soạn bài giảng/giáo trình giảng dạy là vô cùng cần thiết.
Tài liệu này biên soạn dựa vào chương trình chi tiết môn học sinh lý động vật thủy sản trong chương trình đào tạo nghề nuôi trồng thủy sản trình độ cao đẳng.
Môn học sinh lý động vật thủy sản nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về các nhóm vi sinh vật trong môi trường nước ao nuôi thủy sản.
Trong quá trình biên soạn tài liệu, tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh, mô hình và công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước.
Do nhiều nguyên nhân, nên chắc chắn cuốn tài liệu này còn nhiều khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của độc giả, đặc biệt là các đồng nghiệp trực tiếp giảng dạy chuyên ngành để tài liệu hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
Lã Thị Nội |
Có thể bạn quan tâm!
- Sinh lý động vật thủy sản Nghề Nuôi trồng thủy sản - Trình độ Trung cấp - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 2
- Sinh lý động vật thủy sản Nghề Nuôi trồng thủy sản - Trình độ Trung cấp - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 3
- Sự Thành Thục Sinh Dục Và Thể Vóc – Chu Kỳ Sinh Sản
- Sinh lý động vật thủy sản Nghề Nuôi trồng thủy sản - Trình độ Trung cấp - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 5
- Sinh lý động vật thủy sản Nghề Nuôi trồng thủy sản - Trình độ Trung cấp - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 6
Xem toàn bộ 56 trang tài liệu này.
CHƯƠNG 1. SINH LÝ MÁU
Giới thiệu:
Máu là tổ chức phân bố khắp cơ thể của động vật nói chung và của các loài thủy sản nói riêng. Máu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống của các loài thủy sản. Mục tiêu:
Trình bày được đặc điểm về hình thái, chức năng của các loại tế bào máu.
Thực hiện được thao tác lấy mẫu máu, đếm số lượng tế bào máu ở động vật thủy
sản.
Nội dung chính:
1. Khái niệm chung về máu
Máu là phân tử của môi trường trong (dịch ngoại bào), là một tổ chức lỏng luôn vận chuyển trong hệ thống mao mạch. Các tế bào chỉ có thể hình thành chức năng của nó trong một hoàn cảnh thích hợp nào đó. Bất kỳ sự thay đổi nào của môi trường trong đều ảnh hưởng đến hoạt động sống của tế bào. Do đó môi trường trong phải ở trạng thái cân bằng động. Đây là sự duy trì những điều kiện không đổi của nội môi trường trong cơ thể.
Vì máu lưu thông qua bề mặt rộng lớn của cơ thể với một tốc độ tương đối nhanh nên phần dịch ngoại bào là quan trọng nhất, góp phần lớn nhất vào việc điều tiết một cách chính xác môi trường giữ cho hoạt động tế bào luôn bình thường.
Ở giáp xác không giống như động vật có xương sống, không có chất dịch trung gian phân biệt với máu. Máu sẽ đi vào trong tiếp xúc trực tiếp với mô. Chức năng của máu là liên kết chức năng chất dịch trong và chất dịch tuần hoàn gọi là dịch máu.
2. Chức năng chủ yếu của máu
a. Chức năng vận chuyển
- Vận chuyển chất dinh dưỡng cung cấp cho tế bào và tổ chức mô. Các chất dinh dưỡng sau khi hấp thụ từ con đường tiêu hóa sẽ được máu dẫn đến các tổ chức trong cơ thể cung cấp tế bào.
- Vận chuyển sản phẩm trao đổi chất từ tế bào và tổ chức đến cơ quan bài tiết. Trong quá trình trao đổi chất sẽ sinh ra sản phẩm thừa, có hại cho cơ thể, những sản phẩm này được máu chuyển đến cơ quan bài tiết thải ra ngoài cơ thể.
- Vận chuyển O2 và CO2: Oxy vào máu thông qua cơ quan hô hấp theo máu tỏa đi khắp nơi trên cơ thể cung cấp cho hoạt động tế bào. CO2 do tế bào thải ra theo máu đến mang rồi đến cơ quan bào tiết ra ngoài (cơ quan hô hấp)
b. Chức năng điều hòa thể dịch
Các sản phẩm của tuyến nội tiết như hormon sẽ được tiết vào trong máu và được máu chuyển đến các bộ phận trong cơ thể, tác động lên các cơ quan đồng thời làm thay đổi hoạt động của chúng giúp cơ thể thích ứng sự thay đổi bên trong, bên ngoài.
c. Chức năng bảo vệ:
Bạch cầu trong máu có thể thực bào vi khuẩn và các thể lạ khác trong cơ thể. Trong cá xương có thể sản xuất ra kháng thể, các chất ngưng tụ, các chất hòa tan máu có thể làm cho vi khuẩn và các thể lạ bị phân giải trong máu giúp cho cơ thể tránh bị nhiễm độc.
d. Duy trì môi trường trong
Máu có thành phần cấu tạo vật lý và hóa học như áp suất thẩm thấu và pH tương đối bền vững để duy trì môi trường bên trong thích hợp với hoạt động sống bình thường của các tế bào.
3. Lượng máu
- Lượng máu của mỗi loài cá tương đối ổn định.
- Lượng máu trong kho máu và hệ thống tuần hoàn thay đổi theo điều kiện sinh lý như tăng cường vận động (kho máu giảm).
Xác định lượng máu bằng 2 phương pháp trực tiếp và gián tiếp:
+ Trực tiếp: Cắt động mạch, hứng lượng máu chảy ra. Nhưng không chính xác.
+ Gián tiếp: Đo lượng máu trong mao mạch IV, phương pháp này tương đối chính xác. Có 2 kỹ thuật áp dụng dựa vào nguyên lý pha loãng đối với một chất chỉ thị không độc được phân bố nhanh chóng và đồng nhất trong máu.
Kỹ thuật I: do thể tích huyết tương với chất chỉ thị thường dùng là RISA (Radio – Indinated – Serum – Albumin). Dùng chất chỉ thị này tiêm vào máu, sau vài phút để cho chất này phân bố đều trong huyết tương, lấy máu tĩnh mạch ra, dùng phương pháp so màu để tính được số lần pha loãng từ đó tính được thể tích huyết tương và suy ra thể tích máu trong mao mạch.
Kỹ thuật II: Do thể tích các tế bào máu với chất chỉ thị màu là L. Methionine methyl C14. Lấy 1 ít máu tĩnh mạch, cho vào lượng máu có chất đồng vị phóng xạ. Để một thời gian cho hồng cầu bị nhiễm xạ loại bỏ huyết tương, tiêm hồng cầu bị nhiễm xạ vào máu. Hồng cầu này sẽ hòa đều trong máu. Sau đó lấy máu tĩnh mạch ra cũng đo được số lần pha loãng và từ đó xác định được thể tích tế bào máu.
5
- Máu cá xương nước ngọt trung bình chiếm 2,7%, có thể biến động từ 1,8 – 4,1%, ít hơn máu cá xương nước mặn.
- Lượng máu nhiều hay ít phụ thuộc vào phương thức sinh sống và trạng thái sinh lý của cơ thể cá. Cá vận động nhiều lượng máu sẽ nhiều hơn cá ít vận động. Thể tích máu tương đối gia tăng theo tuổi và giai đoạn thành thục của cá. Thể tích máu cá đực nhiều hơn cá cái khi trưởng thành.
- Cá sống trong điều kiện dinh dưỡng tốt thì lượng máu nhiều hơn so với cá thể cùng loài sống trong điều kiện dinh dưỡng kém.
Đối với giáp xác:
Đo lượng máu bằng 2 phương pháp:
- Phương pháp trực tiếp: ly trích hết máu của giáp xác để xác định thể tích.
- Phương pháp gián tiếp: dùng chất chỉ thị là Insuline, Thiocyanate với thủ thuật tương tự.
+ Thể tích dịch máu các loài giáp xác khác nhau thì khác nhau.
+ Thể tích tương đối của dịch máu gia tăng cùng với sự gia tăng kích thước cơ thể.
+ Thể tích dịch máu cũng thay đổi trong một chu kỳ lột xác, thể tích máu sẽ có giá trị cực đại ngay sau thời điểm lột xác và giảm dần ở các giai đoạn sau.
4. Tính chất lý học và thành phần hóa học của máu
4.1. Đặc tính lý hóa của máu
a. Tỉ trọng của máu cá: bình quân từ 1.032 – 1.051, tỉ trọng này biến động theo số lượng hồng cầu.
b. Độ dẫn điện: ở cá nước ngọt thì thấp hơn so với máu động vật bậc cao ngược lại ở cá biển thì lại cao hơn.
c. Áp suất thẩm thấu: biến động tùy theo loài và theo điều kiện sống của loài. Cá sụn nước ngọt và biển luôn thải lượng nước thừa ra khỏi cơ thể nhưng cá xương biển luôn bổ sung nước cho tổ chức chính vì thế đảm bảo được áp suất thẩm thấu và tạo cho sự tồn tại của tế bào. Ngoài ra cá sụn tích lũy một lượng lớn urea và TMO nên áp suất thẩm thấu luôn cao.
4.2. Thành phần hóa học
Máu gồm 2 thành phần chính: tế bào máu và huyết tương
* Tế bào máu: gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
* Huyết tương:
- Fribinogen
- Huyết thanh: gồm đường, protein, mỡ, chất điện phân, nước.
Người ta thấy tỉ lệ về thể tích giữa tế bào máu và huyết tương còn gọi là tỉ lệ huyết cầu (hematocrit) thay đổi theo giống loài và điều kiện dinh dưỡng. Thông thường chiếm 27% (biến động 16 – 36%).
a. Nước:
- Là thành phần có tỉ lệ lớn nhất trong máu, chiếm tới 80%, nếu so với huyết tương chiếm tới 90 – 92%.
- Nước trong máu cá xương ít hơn ở cá sụng và cá con nhiều hơn ở cá trưởng thành.
b. Các chất hữu cơ:
- Protid: là thành phần chủ yếu trong chất khô của huyết tương gồm 3 loại là: Fribinogen, Globuline và Albumine. Chúng có những đặc trưng khác nhau:
+ Fribinogen: là tiền chất của fibrine (sợi huyết giữ vai trò trong đông máu)
+ Globuline là kháng thể hay chất vận chuyển lipid, steroid, Fe, Ca.
+ Albumine: là thành phần của huyết tương, có thể là chất vận chuyển các lipid, hormon.
Hệ số protid (chỉ số Albumine/Globuline) của máu cá biến động khá lớn và thường thấp hơn đối với máu nóng.
Hàm lượng protid thay đổi tùy theo từng loài cá
Cá sống trong các môi trường có điều kiện dinh dưỡng khác nhau thì hàm lượng protid trong máu cũng khác nhau.
Khi nuôi cá chép kính trong điều kiện thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên thấy rằng hàm lượng protein khoảng 3,15% và 3, 72% (theo thứ tự).
Hàm lượng protid trong máu cá thay đổi theo mùa vụ.
- Nitơ phiprotein: (NPN)
Đây là những sản phẩm trung gian, hay là những sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất protid gồm:
+ Amoniac (NH3)
Trong máu cá NH3 không quá 0,1mg%, do là chất độc nên thường biến thành những sản phẩm khác. Cá xương nước ngọt được gọi là động vật Ammotelic do thải ra NH3.
+ Urea
Là một chất ít độc, hòa tan trong nước nhiều hơn NH3. Do trong cá Sụn có nhiều enzime Arginase cá sẽ thải nhiều urea. Cá Sụn thải nito dưới dạng urea nên gọi là Ureatelic.
Ở một số loài cá biển có nồng độ urea của máu từ 2 – 2,5% cao hơn cá nước ngọt (1%). Đặc biệt ở cá Sụn nồng độ urea trong máu rất cao giúp chúng duy trì tình trạng hyperosmotic (tình trạng nồng độ thẩm thấu cơ thể>môi trường ngoài).
- Đường:
Đây là thành phần chủ yếu có trong huyết tương và thay đổi trong phạm vi rộng.
ở cá Sụn hàm lượng đường trong máu ít hơn cá xương. Cá xương biển có hàm lượng đường liên hệ trực tiếp đặc tính sống. cá hoạt động nhiều thì hàm lượng đường cao.
Cá đực thường có lượng đường cao hơn cá cái và tùy thuộc vào hoạt động của tuyến sinh dục, trong quá trình di cư lượng đường trong máu cá có sự thay đổi lớn.
- Cholesterine:
Hàm lượng này cao nhất không vượt quá 200mg%, khi thành thục thì hàm lượng này giảm rõ rệt ở cá đực nhưng ở cá cái thì không có hiện tượng này. Trong quá trình thoái hóa của tế bào tuyến sinh dục thì hàm lượng cholesterine trong máu tăng lên do lipid tham gia vào quá trình trao đổi chất của các mô.
- Chất điện phân:
Bao gồm các ion trong thành phần của muối hòa tan chủ yếu là Na+, Cl-, CO32-, PO43-. Các ion này tồn tại trong máu theo một tỉ lệ tương tự như nước biển, tuy nhiên tỉ lệ này không giống nhau hoàn toàn ở tất cả các loài cá. Sự hấp thu ion vào cơ thể có 2 con đường đó là từ thức ăn và từ sự thẩm thấu cho nên thành phần ion trong máu rất phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống của cá hay thủy sinh vật.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành: Câu hỏi:
Câu 1. Trình bày thành phần hóa học của máu.
Câu 2. Nêu và cho biết vai trò của các tế bào máu trong cơ thể động vật thủy sản.
Bài tập: Quan sát và nhận dạng tế bào máu.
C. Ghi nhớ: Đặc điểm và thành phần hóa học của máu.