TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA TOÁN
-------------------------
PHẠM THỊ TƯƠI
RÈN LUYỆN TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA
GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP ĐẠI SỐ - GIẢI TÍCH BẰNG NHIỀU CÁCH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Có thể bạn quan tâm!
- Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông qua giải một số bài tập Đại số - Giải tích bằng nhiều cách - 2
- Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông qua giải một số bài tập Đại số - Giải tích bằng nhiều cách - 3
- X Y X Z Y Z 12 Yz Y Z 3 Y Z 2 Y Z 3 Y Z 3 ( 2) Cộng (1) (2) Ta Được Điều Phải Chứng Minh
- A 3 B C B C B A B A
- Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông qua giải một số bài tập Đại số - Giải tích bằng nhiều cách - 6
- Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông qua giải một số bài tập Đại số - Giải tích bằng nhiều cách - 7
Xem toàn bộ 58 trang tài liệu này.
Chuyên ngành: Phương pháp lý luận dạy học
Người hướng dẫn khoa học
Th.S DƯƠNG THỊ HÀ
HÀ NỘI, 2014
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo trong tổ phương pháp giảng dạy, cùng sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo
Dương Thị Hà, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình giúp e hoàn thành đề tài luận văn này. Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các thầy, cô cùng toàn thể các bạn sinh viên đóng góp ý kiến, sửa chữa đề tài để đề tài ngày càng hoàn thiện và mang giá trị thực tiễn cao hơn.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu đề tài là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của bản thân. Đề tài và nội dung khóa luận là chân thực được viết trên cơ sở khoa học là các sách, các tài liệu không trùng với đề tài của các tác giả khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Phạm Thị Tươi
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3
1.Tư duy 3
1.1.Khái niệm tư duy 3
1.2.Đặc điểm của tư duy 4
1.3. Các thao tác tư duy 4
2. Tư duy sáng tạo4
2.1. Khái niệm sáng tạo 4
2.2. Quá trình sáng tạo 5
2.3. Tư duy sáng tạo 6
2.3.1. Định nghĩa tư duy sáng tạo 6
2.3.2. Cấu trúc của tư duy sáng tạo 6
2.4. Phương hướng bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh
thông qua dạy học 7
3. Bài tập 8
3.1. Khái niệm bài tập 8
3.2. Tác dụng của bài tập 8
3.3. Bài tập có nhiều cách giải 9
4. Thực trạng sử dụng bài tập Đại số - Giải tích có nhiều cách giải
trong trường THPT 9
4.1. Mục đích điều tra 9
4.2. Phương pháp đối tượng điều tra 9
4.3. Tiến hành điều tra 9
4.4. Kết quả điều tra 10
Kết luận chương I 10
Chương 2. RÈN LUYỆN TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH THÔNG QUA MỘT SỐ BÀI TẬP ĐẠI SỐ - GIẢI TÍCH CÓ NHIỀU CÁCH GIẢI KHÁC NHAU 11
1. Chủ đề phương trình, hệ phương trình, bất phương trình 11
2. Chủ đề chứng minh bất đẳng thức, bất phương trình 24
3. Chủ đề nguyên hàm, tích phân 35
4. Chủ đề lượng giác 42
Kết luận chương 2 48
KẾT LUẬN 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................
A. phẦn mỞ ĐẦu
1. Lí do chọn đề tài
Xu hướng dạy học hiện nay là chuyển trọng tâm của người dạy sang người học. Người học có thể tự làm chủ kiến thức của mình,bằng việc tự tìm tòi,khám phá những tri thức của nhân loại. Vì vậy dạy học hiện nay ngoài việc cung cấp kiến thức thì việc nâng cao khả năng tư duy cho học sinh là một vấn đề quan trọng. Tư duy phát triển thì người học mới có khả năng tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức cho riêng mình. Bài tập toán học có thể xem là phương tiện tốt để rèn luyện tư duy. Và điều cần thiết là rèn luyện được tư duy sáng tạo, tư duy sáng tạo có vai trò hết sức quan trọng trong việc nhìn nhận, đánh giá và mở rộng lối suy nghĩ tích cực của người học. Trong quá trình giảng dạy môn toán chúng ta nâng cao chất lượng dạy học và phát triển tư duy cho học sinh bằng nhiều cách khác nhau.Mỗi biện pháp có ưu nhược điểm riêng đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn, phối hợp các phương pháp một cách thích hợp nhằm phát huy tối đa năng lực tư duy sáng tạo của học sinh. Một trong những biện pháp hiệu quả, đó là đưa ra nhiều cách giải cho 1 bài toán, điều này sẽ giúp phát huy được tư duy sáng tạo và trí thông minh của học sinh qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT. Vì các lí do trên nên tôi chọn đề tài “Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh THPT thông qua giải một số bài tập Đại số - Giải tích bằng nhiều cách”.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Các bài tập Đại số - Giải tích có nhiều cách giải trong chương trình THPT.
3. Mục đích
- Đưa ra nhiều cách giải cho bài tập Đại số - Giải tích nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, từ đó nâng cao chất lượng học tập.
4. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu lí luận về bài toán nhiều cách giải và sự phát triển tư duy sáng tạo của học sinh.
- Tổng hợp một số bài tập Đại số - Giải tích THPT nhiều cách giải.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Chương trình Đại số - Giải tích ở trường THPT.
6. Giả thiết khoa học
- Giải được một số bài tập Đại số - Giải tích bằng nhiều cách và sử dụng hợp lí sẽ phát triển được tư duy sáng tạo của học sinh.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứ lí luận.
- Phương pháp điều tra, quan sát.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
B. PHẦn NỘI DUNG
Chương 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Tư duy
1.1. Khái niệm tư duy
Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với nó.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 4 (NXB Từ điển bách khoa. Hà Nội. 2005): “Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt : Bộ não người, tư duy phản ánh tích cực hiện thực khách quan dưới dạng các khái niệm, sự phán đoán, lý luận.v.v...”
Theo triết học duy tâm khách quan, tư duy là sản phẩm của “ý niệm tuyệt đối” với tư cách là bản năng siêu tự nhiên, độc lập, không phụ thuộc vào vật chất. Theo George Wilhemer Fridrick Heghen: “Ý niệm tuyệt đối là bản nguyên của hoạt động và nó chỉ có thể biểu hiện trong tư duy, trong nhân thức tư biện mà thôi”.. Karl Marx nhận xét: “Đối với Heghen, vận động của tư duy được ông nhân cách hóa duới tên gọi ý niệm là chúa sáng tạo ra hiện thực; hiện thực chỉ là hình thức bề ngoài của ý niệm”.
Theo triết học duy vật biện chứng, tư duy là một trong các đặc tính của vật chất phát triển đến trình độ tổ chức cao. Về lý thuyết, Karl Marx cho rằng: “Vận động kiểu tư duy chỉ là sự vận động của hiện thực khách quan được di chuyển vào và được cải tạo hay tái tạo trong đầu óc con