Quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam theo chuẩn basel ii - 3

giá và báo cáo QTRRHĐ định kỳ hàng tháng, quý, năm. Bộ máy QTRRHĐ gồm 3 tuyến bảo vệ độc lập và kiện toàn chức năng, nhiệm vụ tham gia QTRRHĐ.

3.2.3. Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện quản trị rủi ro hoạt động

3.2.3.1. Nhận diện RRHĐ: Agribank cần thực hiện nhận diện, phân loại sự kiện tổn thất theo chuẩn Basel II, nghiên cứu kinh nghiệm nhận diện RRHĐ của BIDV để điều chỉnh phù hợp.

3.2.3.2. Đánh giá, đo lường RRHĐ: Agribank cần khẩn trương thuê đối tác xây dựng và triển khai giải pháp QRRRHĐ phù hợp với chuẩn Basel II như công cụ tự đánh giá rủi ro và kiểm soát (RCSA), chỉ số rủi ro chính (KRI), trên cơ sở đó ban hành quy trình và tổ chức vận hành, thực hiện phù hợp với thực tế của Agribank.

3.2.3.3. Nâng cao hiệu quả kiểm toán của Kiểm toán nội bộ: Tổ chức và duy trì bộ máy Kiểm toán nội bộ một cách phù hợp để xác định và cảnh báo các rủi ro trọng yếu ảnh hưởng đến hoạt động của Agribank; đưa ra các khuyến nghị, giải pháp và kế hoạch hành động; thường xuyên rà soát, nêu rõ vai trò, trách nhiệm, hình thức khen thưởng và kỷ luật đối với các nhân viên thuộc các chốt kiểm soát nhằm khuyến khích tinh thần làm việc cũng như có chế tài phù hợp.

3.2.3.4. Báo cáo QTRRHĐ: Agribank cần đầu tư xây dựng hệ thống báo cáo tự động về QTRRHĐ và quán triệt các đơn vị kinh doanh cập nhật chính xác các sự kiện rủi ro phát sinh, tích hợp và hoàn thiện cơ sở dữ liệu nhằm đảm bảo báo cáo QTRRHĐ chính xác, kịp thời.

3.2.3.5. Thực hiện công bố thông tin chuyên nghiệp; chủ động xây dựng các phương án dự phòng và truyền thông đến khách hàng: Agribank cần xây dựng phương án truyền thông và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để kịp thời xử lý và khắc phục nhanh nhất các RRHĐ phát sinh, tránh để xảy ra tình trạng khách hàng khiếu nại kéo dài, gây ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng.

3.2.4. Giảm thiểu chi phí trong triển khai quản trị rủi ro hoạt động

Agribank phải tiếp tục tái cơ cấu mạng lưới và nâng cao hiệu quả hoạt động các chi nhánh, phòng giao dịch, đẩy nhanh việc xử lý các cơ sở kinh doanh kém hiệu quả và giảm thiểu các bộ phận trung gian. Agribank cần bố trí nguồn lực tài chính, nhân sự, thuê đơn vị tư vấn về giải pháp về công cụ đo lường rủi ro hoạt động về hệ thống thu thập sự kiện tổn thất, đánh giá rủi ro và chốt kiểm soát, chỉ số kinh doanh chính.

3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và công tác đào tạo về QTRRHÐ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 30 trang tài liệu này.

3.2.5.1. Thay đổi tư duy, quan điểm về QTRRHĐ đối với người lao động Agribank. Trước hết, cần tiếp tục nâng cao nhận thức của các lãnh đạo cấp cao về QTRRHĐ. Do vậy, Phòng Quản trị Rủi ro hoạt động cần đề xuất các chương trình đào tạo QTRRHĐ nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro trong từng giai đoạn. Trước hết, tập trung đào tạo các cấp lãnh đạo của Agribank hiểu rõ nguyên tắc, trách nhiệm, vai trò về QTRRHĐ, văn hóa của Agribank để quán triệt định hướng về ban hành chính sách, quy trình RRHĐ.

3.2.5.2. Hoàn thiện chính sách nhân sự: Agribank cần chú trọng vào công tác phát triển nguồn nhân lực có chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu nhiều mặt hoạt động của ngân hàng và định kỳ luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác đối với những nhân sự chủ chốt tại mỗi mắt xích trong quy trình nghiệp vụ; áp dụng chế độ nghỉ phép bắt buộc.

Quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam theo chuẩn basel ii - 3

3.2.6. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý rủi ro hoạt động và sử dụng công nghệ hiện đại trong quản trị rủi ro hoạt động

Bố trí vốn đầu tư và xây dựng trung tâm dữ liệu dự phòng của Agribank đảm bảo khoảng cách với Trung tâm xử lý chính trên 30km và tách các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về công cụ dụng cụ, hệ thống quản lý nhân sự ra khỏi hệ thống IPCAS nhằm giảm tải việc nghẽn mạch, làm sạch kho dữ liệu CNTT; xây dựng kho dữ liệu tập trung để QTRRHĐ; xây dựng phân hệ tương tác giữa đơn vị tiếp nhận rủi ro để ba tuyến phòng thủ có thể trao đổi, sử dụng thông tin lẫn nhau, phối hợp tốt hơn cho công tác QTRRHĐ, như theo dõi tiến độ khắc phục sai sót, giải đáp thắc mắc trong quá trình hoạt động.

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ: Chính phủ tạo môi trường, hành lang pháp lý đầy về tổ chức, hoạt động NHTM, chuẩn mực kế toán, chính sách thuê, kịp thời công khai thông tin, phổ biến đến người dân hiểu và thực thi đúng pháp luật; xây dựng hệ thống thông tin, truyền thông an toàn, không bị gián đoạn; bảo đảo an ninh, chính trị quốc gia, tiếp tục có biện pháp phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

3.3.2.1. Vấn đề pháp lý: NHNN cần hỗ trợ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản trị điều hành của TCTD, đặc biệt là phòng ngừa rủi ro; tăng cường năng lực thanh tra, giám sát của hệ thống cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.

3.3.2.2. Vấn đề tăng cường năng lực tài chính: NHNN cần có chính sách, quy định về tăng cường năng lực tài chính của các NHTM, áp dụng chuẩn mực vốn và các nguyên tắc phòng ngừa RRHĐ theo Basel II.

3.3.2.3. Nguồn dữ liệu: NHNN cần phối hợp với CIC để xây dựng cơ sở dữ liệu chung của toàn ngành ngân hàng Việt Nam cho các rủi ro trọng yếu, trong đó có RRHĐ.

3.3.3.1. Xây dựng hệ thống văn bản và hành lang pháp lý về quản trị rủi ro hoạt động: NHNN nên ban hành thêm những tài liệu hướng dẫn chi tiết về các tỷ lệ bảo đảm an toàn và quản trị rủi ro tại các NHTM để dễ dàng trong việc triển khai và tuân thủ.

3.3.3.2. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ triển khai QTRRHĐ tại các ngân hàng thương mại: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cần nâng cao vai trò hỗ trợ với tư cách là đơn vị chủ quản trực tiếp của các ngân hàng tại Việt Nam.

3.3.3.3. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát: NHNN và các cơ quan thanh tra, giám sát như cần chú trọng đến hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát ở cả chiều rộng và chiều sâu; thực hiện thanh tra trên cơ sở rủi ro.

3.3.3. Kiến nghị đối với Hiệp hội ngân hàng (VNBA)

VNBA cần tiếp tục phối hợp với NHNN trong việc làm đầu mối phối hợp các ngân hàng tăng cường năng lực phòng ngừa rủi ro, ban hành những văn bản có tính chất hướng dẫn chi tiết trong hoạt động quản lý RRHĐ và tăng cường công tác truyền thông, hội thảo để chuyển giao kinh nghiệm triển khai QTRRHĐ cho các NHTM.

KẾT LUẬN

QTRRHĐ của các NHTM nói chung và của Agribank nói riêng là điều kiện sống còn để các ngân hàng tồn tại và phát triển. QTRRHĐ hiệu quả cũng là nền tảng để các ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nền kinh tế đất nước. Qua quá trình nghiên cứu thực tiễn hoạt động QTRRHĐ tại các NHTM Việt Nam và của Agribank, trên cơ sở lập luận, chứng minh và sử dụng các phương pháp khảo sát, phỏng vấn, phân tích đánh giá, Tác giả đã lựa chọn đề tài: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam theo chuẩn Basel IIlà nội dung nghiên cứu nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động QTRRHĐ tại Agribank theo chuẩn Basel II.

Tác giả đã phân tích khái quát hóa hoạt động QTRRHĐ trên thế giới và tại Việt Nam cho đến nay, tìm ra những khoảng trống trong các công trình nghiên cứu QTRRHĐ. Tác giả đã nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và thực tiễn của hoạt động QTRRHĐ tại các NHTM nói chung và của Agribank nói riêng. Qua đó, cho thấy vai trò quan trọng của QTRRHĐ trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam, đặc biệt đối với Agribank - NHTM có quy mô hoạt động rộng nhất, trong lĩnh vực nông nghiệp, chịu ảnh hưởng nhiều RRHĐ từ yếu tố bên ngoài. Trên cơ sở thực tế và lý thuyết nói trên, Luận án nêu bật những tồn tại, hạn chế - là những vấn đề cần khắc phục, giải quyết, hoàn thiện đối với hoạt động QTRRHĐ của Agribank bao gồm 04 nội dung lớn: Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về RRHĐ và QTRRHĐ ở NHTM; Nghiên cứu kinh nghiệm về QTRRHĐ từ một số NHTM trong và ngoài nước; phân tích làm rõ thực trạng RRHĐ và QTRRHĐ tại Agribank trong giai đoạn 2015-2020; nêu quan điểm, định hướng về QTRRHĐ ở Agribank, đề xuất các giải pháp và kiến nghị đối với công tác QTRRHĐ tại Agribank thời gian tới.

Theo đó Luận án đã trả lời được 4 câu hỏi nghiên cứu đã đạt ra gồm: (i) Các nhân tố ảnh hưởng đến QTRRHĐ của NHTM là gì? Cách phân loại như thế nào? (ii) Quy trình QTRRHĐ tại NHTM theo chuẩn Basel II được thực hiện như thế nào? (iii) Thực trạng QTRRHĐ tại Agribank hiện nay? Những vấn đề còn cần phải hoàn thiện trong công tác QTRRHĐ tại Agribank theo chuẩn Basel II? (iv) Agribank cần có giải pháp gì và theo lộ trình như thế nào để hoàn thiện công tác QTRRHĐ theo chuẩn Basel II?

Với kết quả nêu trên, Tác giả đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đề ra. Tác giả hy vọng rằng, Luận án sẽ đóng góp một phần nhỏ bé trong việc hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ và chất lượng QTRRHĐ theo quy định của NHNN Việt Nam và chuẩn Basel II.

Trong thời gian nghiên cứu hạn hẹp chắc chắn không thể tránh được những hạn chế, thiếu sót. Bằng sự cầu thị của mình, Tác giả rất mong nhận được ý kiến tham gia góp ý của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia và có thể khắc phục được các hạn chế, thiếu sót trong các công trình, đề tài nghiên cứu tiếp theo.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ


I. CÁC BÀI BÁO VÀ HỘI THẢO KHOA HỌC TRONG NƯỚC


(1) Quản trị rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, 2017, số 8, trang 20-24;

(2) Áp dụng Basel II trong hoạt động quản trị rủi ro tại Agribank - những khó khăn và thách thức, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các Ngân hàng thương mại Việt Nam; cơ hội, thách thức và lộ trình thực hiện; 12/ 2017, trang 107 - 122;

(3) Agribank hỗ trợ khách hàng và chuyển đổi, góp phần đẩy lùi Covid-19, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học về “Hệ thống ngân hàng thời kỳ Covid-19, thay đổi và thích ứng, The banking system in Covid-19 ERA: What’s next?, Học viện Ngân hàng, Khoa Ngân hàng, tháng 5.2021; từ trang 12-24.

(4) Cơ sở cấp vốn cho các khoản vay tài chính vi mô trong tương lai, Hội thảo Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Tổ chức viện trợ của Úc (Australian Aid) tổ chức, tháng 1/2021;

(5) Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo tại Trường đào tạo cán bộ Agribank, Thông tin Agribank, số 303 tháng 10/2014, trang 7-10;

II. CÁC BÀI ĐĂNG QUỐC TẾ


(1) The impact of Covid 19 on agriculture finance, responses by Agribank, Apraca; https://www.apraca.org/wp-content/uploads/2020/05/9-Vietnam-Asia-Pacific-

Rural-and-Agricultural-Credit-Association.pdf

(2) The role of Agribank in financing agriculture value chain in Vietnam; Apraca, https://www.apraca.org/webinar-series-on-finsmart-agricultural-value-chain-finance-a- paradigm-shift-in-financial-service-delivery-12-november-2020/

III. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐƯỢC GIAO

Hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro hướng tới chuẩn mực của Ủy ban Basel và lộ trình áp dụng Basel II phù hợp với thực tiễn hoạt động của Agribank, đề tài cấp Agribank, Quyết định số 1324/QĐ-HĐTV-HĐKH ngày 18/1/2018 của HĐTV Agribank phân công chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Agribank (Thành viên tham gia).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/04/2022