Nguyên Tắc Đảm Bảo Tính Kế Thừa Và Phát Triển 99457

cháy nổ… các thiết bị được bảo quản cẩn thận, giáo viên bộ môn có ý thức bảo quản như cất gọn sau từng buổi học, ký nhận, giao trả; đối với đồ dùng thí nghiệm được rửa sạch, lau, chùi… đảm bảo đúng yêu cầu. Thiết bị được phân theo loại, từng khối, từng môn học, theo tiết phân phối chương trình một cách khoa học dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra. Ban giám hiệu phân công chỉ đạo tổ chuyên môn có kế hoạch và lịch sắp xếp, kiểm tra hàng k , năm, có sổ theo dõi, bảng thống kê số lượng, chất lượng từng năm theo đúng quy định bảo quản của nhà nước.

* Công tác chỉ đạo quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Tại Trường THCS Khúc Xuyên đã quy định rõ trách nhiệm từng bộ phận đối với hoạt động quản trị cơ sở vật chất thiết bị dạy học của Nhà trường trong Quy chế quản lý và sử dụng tài sản của Nhà trường. Quy chế được ban hành đầu mỗi năm học và được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của Nhà trường. Trong đó chịu trách nhiệm chính là một Hiệu phó phụ trách cơ sơ vật chất. Các phòng chức năng có trách nhiệm gìn giữ, sử dụng có trách nhiệm đối với tài sản được giao sử dụng. Đối với các thiết bị dạy học tại các lớp học giao trách nhiệm chính cho các giao viên chủ nhiệm lớp và bộ phận bảo vệ phối hợp.

Bộ máy quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của Nhà trường trong công tác lãnh đạo được đánh giá ở mức khá.

* Công tác kiểm tra việc quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Nhà trường xây dựng nhiều hình thức kiểm tra CSVC, TBDH từ kiểm tra đột xuất đến kiểm tra định k và đã đưa vào thực hiện qua các năm.

2.6.2. Tồn tại và nguyên nhân

Trong công tác lập kế hoạch về xây dựng, mua sắm CSVC, TBDH còn nhiều hạn chế do nguồn kinh phí thực hiện chủ yếu từ ngân sách nhà nước. Do đó, CSVC, TBDH chưa thực sự được đánh giá cao về sự đầy đủ và đồng bộ, hiện đại, … Công tác lập kế hoạch về sử dụng CSVC, TBDH còn chưa sát

thực tế; … Mức độ sử dụng bình quân là qua các năm giảm lần lượt là 86,8%, 85,9%, 77,2%.

Nhận thức của một bộ phận cán bộ, giáo viên về việc quản lý và sử dụng TBDH còn hạn chế. Tâm lý ngại sử dụng thiết bị dạy học còn khá phổ biến, nhất là các thiết bị mới được trang cấp, các thiết bị chưa được lắp ráp hoàn chỉnh. Tài liệu hướng dẫn chủ yếu là tiếng nước ngoài. Số lượng lớn, chủng loại phức tạp. Một số dụng cụ, thiết bị rất nhỏ hoặc sử dụng được trong cuộc sống hàng ngày hay có thể làm đồ chơi, kích thích sự tò mò của học sinh, trong quá trình sử dụng khó bảo quản cũng là một cản trở người sử dụng. Khi chưa có nhận thức đúng đắn, chưa thấy hết vai trò quan trọng của TBDH trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học thì giáo viên sẽ không tự giác thực hiện, hoặc sử dụng một cách hời hợt mang lên lớp cho có TBDH, cho học sinh xem để biết… hoặc dùng nó như vật trang trí cho giờ học, chứ không phải sử dụng TBDH như một phương tiện hữu ích trong chuyển tải thông tin, kiến thức cho học sinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Công tác kiểm tra việc quản trị CSVC, TBDH đã được thực hiện tuy nhiên chưa được thực hiện thường xuyên. Kết quả phát hiện sai phạm còn hạn chế. Việc xử lý sai phạm còn cả nể, chưa nghiêm.

Nhà trường gặp phải một số hạn chế trên trong công tác quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh do một số nguyên nhân sau:

Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tại trường trung học cơ sở Khúc Xuyên, thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh - 14

- Việc trang bị thiết bị dạy học của trường chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nước cấp, việc huy động các nguồn lực để đầu tư thiết bị dạy học đã được chú trọng, số lượng cơ bản đủ theo danh mục tối thiểu của Bộ giáo dục và đào tạo, tuy nhiên đến nay số lượng còn thiếu và thiếu tính đồng bộ. Thiết bị hiện đại đã được trang bị nhưng số lượng còn hạn chế, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Việc huy động nguồn lực xã hội tại trường còn nhiều bất cập khó khăn. Nhiều CBQL và giáo

viên, nhân viên khả năng tuyên truyền vận động còn hạn chế, còn hiểu về XHH giáo dục mơ hồ, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành đoàn thể, còn đùn đẩy, né tránh. Do đó cần tăng cường nhận thức, quan tâm chỉ đạo toàn diện, nhân rộng các điển hình về công tác XHH giáo dục Công tác xã hội hóa giáo dục của Nhà trường rất hạn chế nên chưa huy động được nguồn lực xã hội to lớn trong việc đầu tư CSVC, TBDH cho Nhà trường;

- Do trình độ và điều kiện tiếp cận những tri thức hiện đại về tin học và ngoại ngữ còn bất cập nên số thiết bị hiện đại được trang cấp ít được sử dụng và hiệu quả sử dụng cũng chưa cao trừ máy vi tính dạy cho học sinh .

- Nhà trường đã có phòng thí nghiệm tuy nhiên diện tích quy mô còn hạn chế, chưa đáp ứng. Trường đã có một cán bộ phụ trách phòng thiết bị, thí nghiệm, nhưng việc phục vụ cho một buổi học với số lượng TBDH cần huy động môn nào cũng phải sử dụng TBDH rất lớn cũng là một khó khăn để việc sử dụng TBDH chưa đạt hiệu quả cao.

- Chưa có biện pháp chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện hướng dẫn kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học, khi sử dụng còn lúng túng, thời gian để chuẩn bị cho thí nghiệm chưa nhiều nên hiệu quả của việc sử dụng thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu nội dung, phương pháp của giờ lên lớp. Cá biệt có một số thiết bị bị mất hoặc hỏng ngay sau khi sử dụng do kỹ năng và việc quản lý thiết bị của giáo viên chưa tốt.

- Việc tham mưu cho cấp trên để bổ sung kinh phí cho việc xây dựng các phòng bộ môn, phòng đa năng, phòng thí nghiệm theo trường chuẩn quốc gia còn gặp nhiều khó khăn. Việc triển khai sử dụng thiết bị dạy học chưa hiệu quả còn do nguồn kinh phí mà nhà nước cấp cho quá hạn hẹp, công tác xã hội hoá giáo dục còn gặp nhiều khó khăn.

Tiểu kết chương 2

Chương 2, tác giả đi sâu tìm hiểu thực trạng quản trị CSVC, TBDH của Trường THCS Khúc Xuyên theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.

Trường THCS Khúc Xuyên nằm trên địa bàn phường Khúc Xuyên, thành phố Bắc Ninh. Đây là một địa phương có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, là điều kiện thuận lợi cho công tác quản trị CSVC, TBDH của trường. Bộ máy tổ chức nhân sự của Nhà trường năm 2018 gồm cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên là 25 người. Về cơ cấu học sinh của Nhà trường gồm 4 khối lớp học với tổng sỹ số 229 học sinh. Diện tích đất của đơn vị: 5100m2, tính bình quân 26m2/hs đủ so với quy định.

Qua phân tích thực trạng cho thấy CSVC, TBDH của Nhà trường về cơ bản đủ về số lượng và chủng loại. Nhà trường được trang bị cơ bản đủ thiết bị dạy học tối thiểu, máy tính phục vụ công tác quản lý của nhà trường; máy chiếu phục vụ cho dạy học; đã có bảng tương tác thông minh; có đủ bàn ghế giáo viên và học sinh; có đủ các thiết bị khác âm thanh, ánh sáng, mạng internet, website, các phần mềm quản lý nhà trường.... phục vụ cho việc quản lý và giảng dạy. CSVC, TBDH của Nhà trường được phân thành 15 nhóm, Nhóm có giá trị lớn nhất là Nhóm Nhà cấp 3 tổng giá trị 6.575.945.000 đ, Nhóm chiếm tỷ trọng thứ 2 là nhóm máy móc, thiết bị khác chiếm 26,5%, các nhóm CSVC, TBDH còn lại chiếm tỷ trọng thấp. Mức độ trang bị CSVC, TBDH của Trường được trang bị đầy đủ và đồng bộ ở mức khá. Mức độ đáp ứng về chất lượng của CSVC, TBDH đáp ứng hướng tiếp cận năng lực cùa học sinh được đánh giá ở mức khá. Công tác sử dụng và bảo quản CSVC, TBDH được thực hiện theo cơ chế sử dụng và cơ chế bảo quản CSVC, TBDH của Nhà trường. Tuy nhiên trong công tác sử dụng và bảo quản vẫn còn nhiều hạn chế.

Đối với hoạt động quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở trường THCS Khúc Xuyên theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh: Công tác lập kế hoạch quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, công tác tổ chức thực hiện

quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, Công tác chỉ đạo quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, Công tác kiểm tra việc quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đã đạt được nhiều kết quả nhưng bên cạnh đó tồn tại nhiều hạn chế có thể kể ra như sau:

- Công tác lập kế hoạch chưa sát thực tế đặc biệt kế hoạch sử dụng CSVC – TBDH)

- Nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường về sử dụng và bảo quản, bảo dưỡng cơ sở vật chất còn yếu kém;

- Kinh phí xây dựng, mua sắm CSVC, TBDH còn phụ thuộc nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước;

- Việc xây dựng, trang bị, mua sắm, tu sửa cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa đạt hiệu quả cao;

- Hiệu quả trong công tác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên cơ sở vật chất trường học chưa cao;

- Công tác xã hội hóa giáo dục gần như chưa được triển khai tại Nhà trường.

Thực trạng về quản trị CSVC, TBDH của Trường THCS Khúc Xuyên theo hướng tiếp cận năng lực học sinh là cơ sở để Tác giả đưa ra các biện pháp hoàn thiện công tác quản trị CSVC, TBDH của Trường THCS Khúc Xuyên theo hướng tiếp cận năng lực học sinh trong chương 3.

CHƯƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ KHÚC XUYÊN, THÀNH PHỐ BẮC NINH TỈNH BẮC NINH THEO HƯỚNG‌

TIẾP CẬN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH


3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp

* Căn cứ vào các quy định, văn bản của Nhà nước về giáo dục

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương 8 khóa XI về: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế”.

- Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW;

* Căn cứ vào Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 của Việt Nam theo quyết định Số: 711/QĐ-TTg. Của thủ tướng chính phủ năm 2012

- Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nâng cao vai trò các tổ chức, đoàn thể chính trị, kinh tế, xã hội trong phát triển giáo dục. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với giáo dục, đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương; ưu tiên ngân sách nhà nước dành cho phát triển giáo dục phổ cập và các đối tượng đặc thù.

- Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, tiên tiến, hiện đại, xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó để đạt được mặt bằng chung, đồng thời tạo điều

kiện để các địa phương và các cơ sở giáo dục có điều kiện bứt phá nhanh, đi trước một bước, đạt trình độ ngang bằng với các nước có nền giáo dục phát triển. Xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học, học suốt đời, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số, người nghèo, con em diện chính sách.

- Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển giáo dục gắn với phát triển khoa học và công nghệ, tập trung vào nâng cao chất lượng, đặc biệt chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành để một mặt đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng; mặt khác phải chú trọng thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi người học, những người có năng khiếu được phát triển tài năng.

- Hội nhập quốc tế sâu, rộng về giáo dục trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, giữ vững độc lập, tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa. Mở rộng giao lưu hợp tác với các nền giáo dục trên thế giới, nhất là với các nền giáo dục tiên tiến hiện đại; phát hiện và khai thác kịp thời các cơ hội thu hút nguồn lực có chất lượng.

* Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015 - 2020

Điều chỉnh, hoàn thiện quy hoạch, phát triển mạng lưới trường lớp theo hướng mở rộng, đa dạng hoá các loại hình GD & ĐT, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, chống chạy theo thành tích. Duy trì chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở, phấn đấu đạt phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông ở những nơi có điều kiện. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị dạy và học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Hoàn thành chỉ

tiêu xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia; tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục; nâng cao chất lượng các trung tâm học tập cộng đồng; xây dựng một xã hội học tập; mở rộng đào tạo tin học cho học sinh phổ thông. Chú trọng xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới trường lớp, đảm bảo đủ cơ sở vật chất để hàng năm thu hút hết tất cả các em trong độ tuổi và mọi người học tập. Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý GD & ĐT. Có cơ chế, chính sách để đảm bảo cho sự nghiệp GD & ĐT phát triển ổn định, chất lượng, hiệu quả. Hàng năm dành tỷ lệ ngân sách thích đáng cho phát triển GD & ĐT; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục.

3.2. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Do nguồn kinh phí của Nhà trường dành cho việc xây dựng, mua sắm CSVC, TBDH còn hạn hẹp, không thể một lúc có thể đầu tư mua sắm đủ các CSVC, TBDH. Vì vậy lãnh đạo Nhà trường cần phải triển khai rà soát CSVC, TBDH, kiểm kê, thanh lý những thiết bị đã quá cũ, không thể sử dụng được, không đáp ứng yêu cầu, trên cơ sở đó cần phải ưu tiên chú trọng sửa chữa, nâng cấp những CSVC, TBDH có thể sử dụng được để phát triển phù hợp với tình hình thực tế tại Nhà trường cùng với đó là phải ưu tiên đầu tư mua sắm các CSVC, TBDH đối với các thiết bị nhu cầu sử dụng cao hoặc còn thiếu.

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Khi sử dụng các CSVC, TBDH phải xác định được nhiệm vụ của từng loại thiết bị đó theo nội dung dạy học. Nếu CSVC, TBDH không được tận dụng hiệu quả, và không được GV và học sinh sử dụng thì mục đích quản lý sẽ chưa đạt được, cho dù các bộ phận quản lý thiết bị đã làm việc và tiến hành mọi công việc theo đúng yêu cầu nghiệp vụ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023