Quản trị chiến lược - 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 1

1.1. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG CỦA HỌC PHẦN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 1

1.1.1. Mục đích 1

1.1.2. Nội dung học phần 1

1.2. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 1

1.2.1. Chiến lược và khái niệm về quản trị chiến lược 1

1.2.1.1. Khái niệm chiến lược và đặc trưng của chiến lược 1

1.2.1.2. Khái niệm về quản trị chiến lược 3

1.2.2. Vai trò của quản trị chiến lược 4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

1.3. CÁC CẤP QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 5

1.4. MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 6

Quản trị chiến lược - 1

1.5. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 9

1.5.1. Hoạch định chiến lược 10

1.5.2. Thực thi chiến lược 11

1.5.3. Đánh giá chiến lược 13

BÀI ĐỌC THÊM 14

CÂU HỎI ÔN TẬP 16

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 17

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 19

2.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 19

2.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô 19

2.1.1.1. Môi trường chính trị - luật pháp 20

2.1.1.2. Môi trường kinh tế 21

2.1.1.3. Môi trường văn hóa xã hội 22

2.1.1.4. Môi trường công nghệ 23

2.1.1.5. Môi trường tự nhiên 24

2.1.2. Phân tích môi trường ngành 25

2.1.2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại 27

2.1.2.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 30

2.1.2.3. Phân tích khách hàng 32

2.1.2.4. Phân tích nhà cung cấp 32

2.1.2.5. Phân tích sản phẩm thay thế 33

2.1.3. Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp 34

2.1.3.1. Đánh giá công tác quản trị 35

2.1.3.2. Đánh giá công tác Marketing 40

2.1.3.3. Đánh giá công tác sản xuất và tác nghiệp 41

2.1.3.4. Đánh giá công tác tài chính, kế toán 42

2.1.3.5. Đánh giá công tác nghiên cứu phát triển (R&D) 43

2.1.3.6. Đánh giá hệ thống thông tin 43

2.2. TẠO LẬP HỆ THỐNG THÔNG TIN PHỤC VỤ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 45

2.2.1. Xác định nhu cầu thông tin 46

2.2.2. Xác định các nguồn thông tin 47

2.2.3. Thu thập và xử lý thông tin 49

2.2.4. Dự báo diễn biến môi trường kinh doanh 52

2.2.4.1. Các phương pháp dự báo 52

2.2.4.2. Lựa chọn phương pháp dự báo thích hợp 53

2.2.5. Lập bảng tổng hợp môi trường kinh doanh 54

2.2.6. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ 56

2.2.7. Đề ra phản ứng chiến lược 56

BÀI ĐỌC THÊM 58

CÂU HỎI ÔN TẬP 61

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 62

CHƯƠNG 3. LỢI THẾ CẠNH TRANH 65

3.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC CẠNH TRANH 65

3.1.1. Cạnh tranh và quan điểm tạo lợi thế cạnh tranh 65

3.1.2. Các phương thức cạnh tranh 67

3.1.2.1. Cạnh tranh bằng sản phẩm 67

3.1.2.2. Cạnh tranh về giá 67

3.1.2.3. Cạnh tranh về phân phối và bán hàng 68

3.1.2.4. Cạnh tranh về thời cơ thị trường 69

3.1.2.5. Cạnh tranh về không gian và thời gian 69

3.2. TẠO DỰNG LỢI THẾ CẠNH TRANH 69

3.2.1. Các loại lợi thế trong cạnh tranh 69

3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo dựng lợi thế cạnh tranh 71

3.2.3. Xây dựng lợi thế cạnh tranh 73

3.2.4. Lựa chọn lợi thế cạnh tranh 77

BÀI ĐỌC THÊM 78

CÂU HỎI ÔN TẬP 79

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 79

CHƯƠNG 4. CHIẾN LƯỢC CẤP DOANH NGHIỆP 82

4.1. CÁC CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG 82

4.1.1. Các chiến lược tăng trưởng tập trung 83

4.1.1.1. Thâm nhập thị trường 83

4.1.1.2. Phát triển thị trường 84

4.1.1.3. Phát triển sản phẩm 84

4.1.2. Các chiến lược hội nhập (liên kết) 85

4.1.2.1. Chiến lược hội nhập theo chiều dọc 85

4.1.2.2. Chiến lược hội nhập theo chiều ngang 88

4.1.3. Chiến lược đa dạng hóa 90

4.1.3.1. Các loại chiến lược đa dạng hóa 91

4.1.3.2. Lợi thế và bất lợi của chiến lược đa dạng hóa 92

4.2. CÁC CHIẾN LƯỢC SUY GIẢM 94

4.2.1. Chiến lược cắt giảm chi phí 94

4.2.2. Chiến lược thu hồi vốn đầu tư 94

4.2.3. Chiến lược thu hoạch 94

4.2.4. Chiến lược rút lui 94

4.3. CHIẾN LƯỢC ỔN ĐỊNH 95

4.4. CHIẾN LƯỢC ĐỔI MỚI 95

BÀI ĐỌC THÊM 99

CÂU HỎI ÔN TẬP 102

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 102

CHƯƠNG 5. CHIẾN LƯỢC CẤP ĐƠN VỊ KINH DOANH VÀ CẤP CHỨC NĂNG

.....................................................................................................................................104 5.1. CHIẾN LƯỢC CẤP ĐƠN VỊ KINH DOANH................................................104

5.1.1. Khái niệm và cơ sở xây dựng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh 104

5.1.2. Các chiến lược cấp đơn vị kinh doanh 105

5.1.2.1. Các chiến lược cạnh tranh dựa trên lợi thế cạnh tranh 105

5.1.2.2. Các chiến lược cạnh tranh theo vị thế cạnh tranh 113

5.2. CHIẾN LƯỢC CẤP CHỨC NĂNG 119

5.2.1. Chiến lược marketing 119

5.2.2. Chiến lược sản xuất tác nghiệp 124

5.2.2.1. Các chiến lược sản xuất tác nghiệp dành cho những đơn vị kinh doanh có quy mô nhỏ 124

5.2.2.2. Các chiến lược quản trị sản xuất/ tác nghiệp dành cho các đơn vị kinh doanh có quy mô lớn 125

5.2.3. Chiến lược quản lý nguyên vật liệu 126

5.2.4. Chiến lược nguồn nhân lực 127

5.2.5. Chiến lược nghiên cứu phát triển 129

5.2.6. Chiến lược tài chính 131

BÀI ĐỌC THÊM 132

CÂU HỎI ÔN TẬP 134

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 134

CHƯƠNG 6. LỰA CHỌN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 140

6.1. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC 140

6.1.1. Căn cứ lựa chọn chiến lược 140

6.1.2. Yêu cầu khi lựa chọn chiến lược 142

6.1.3. Các mô hình phân tích và lựa chọn chiến lược 145

6.1.3.1. Ma trận SWOT 145

6.1.3.2. Ma trận IE 146

6.1.3.3. Ma trận BCG 149

6.1.3.4. Ma trận MC.KINSEY 151

6.1.3.5. Ma trận QSPM 153

6.1.3.6. Ma trận SPACE 154

6.1.4. Phương pháp lựa chọn chiến lược 156

6.2. THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 158

6.2.1. Thực chất và vai trò của tổ chức thực hiện chiến lược 158

6.2.1.1. Thực chất của tổ chức thực hiện chiến lược 158

6.2.1.2. Vai trò của tổ chức thực hiện chiến lược 159

6.2.2. Nội dung tổ chức thực hiện chiến lược 160

6.2.2.1. Thiết lập các kế hoạch ngắn hạn hơn 160

6.2.2.2. Điều chỉnh cơ cấu tổ chức theo mục tiêu chiến lược 162

6.2.2.3. Phân phối nguồn lực 165

6.2.2.4. Xây dựng các chính sách kinh doanh 167

6.2.2.5. Quản trị thay đổi và tạo môi trường văn hoá hỗ trợ thực hiện chiến lược 173

BÀI ĐỌC THÊM 175

CÂU HỎI ÔN TẬP 176

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 177

CHƯƠNG 7. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC 179

7.1. BẢN CHẤT CỦA VIỆC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC 179

7.1.1. Mục tiêu của công tác kiểm tra, đánh giá chiến lược 179

7.1.2. Các yêu cầu đối với công tác kiểm tra, đánh giá chiến lược 180

7.1.2.1. Kiểm tra, đánh giá chiến lược phải phù hợp với đối tượng kiểm tra và phù hợp với mọi giai đoạn quản trị chiến lược kinh doanh 180

7.1.2.2. Hoạt động kiểm tra và đánh giá phải đảm bảo tính linh hoạt 182

7.1.2.3. Kiểm tra, đánh giá chiến lược phải đảm bảo tính lường trước 182

7.1.2.4. Kiểm tra, đánh giá chiến lược phải tập trung vào những điểm thiết yếu

.........................................................................................................................183 7.2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC ......................................................184

7.2.1. Xác định đối tượng, phạm vi kiểm tra và đánh giá chiến lược 184

7.2.2. Xác định nội dung kiểm tra, đánh giá chiến lược 184

7.2.3. Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra 185

7.2.4. Đánh giá chiến lược kinh doanh theo tiêu chuẩn đã xây dựng 187

7.2.4.1. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá chiến lược kinh doanh

.........................................................................................................................187

7.2.4.2. Quy trình đánh giá chiến lược kinh doanh 188

7.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC 194

BÀI ĐỌC THÊM 196

CÂU HỎI ÔN TẬP 200

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 200

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC


1.1. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG CỦA HỌC PHẦN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

1.1.1. Mục đích

Do xu hướng quốc tế hóa cùng với sự khan hiếm các nguồn lực, sự phát triển như vũ bão của công nghệ, sự thay đổi nhu cầu của thị trường làm cho môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và thường xuyên biến động. Trong bối cảnh đó mỗi doanh nghiệp đều có những cơ hội mới để khai thác, đồng thời vừa phải đối mặt với nhiều nguy cơ cần ngăn chặn, hạn chế. Chính vì vậy, để thích nghi với môi trường kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao và thành công lâu dài đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tư duy chiến lược, nghĩa là phải có tầm nhìn dài hạn nhằm hướng tới sự mềm dẻo cần thiết đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trước những diễn biến môi trường như hiện nay. Muốn đạt được điều đó thì các doanh nghiệp phải hết sức chú trọng đến công tác quản trị chiến lược.

Trong thực tế quản trị chiến lược đã được nhiều tổ chức, nhiều loại hình doanh nghiệp thực hiện từ lâu và môn học quản trị chiến lược cũng đã được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học kinh tế nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp những nhà quản trị giỏi, có tư duy chiến lược. Mục đích của môn học nhằm trang bị hệ thống kiến thức cơ bản về hoạch định, thực hiện và đánh giá, kiểm soát chiến lược, hình thành phương pháp nghiên cứu, phương pháp tư duy và đưa ra định hướng chiến lược lâu dài trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ năng và những phẩm chất cần thiết cho người học trong công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp.

1.1.2. Nội dung học phần

Học phần quản trị chiến lược nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạch định, thực hiện và kiểm soát chiến lược của doanh nghiệp. Cụ thể bao gồm những vấn đề liên quan đến quá trình hoạch định chiến lược như các vấn đề sứ mạng, mục tiêu của doanh nghiệp, yếu tố môi trường kinh doanh, cách thức lựa chọn và quyết định chiến lược; những vấn đề liên quan đến tổ chức thực hiện chiến lược như xác định các mục tiêu kế hoạch ngắn hạn, cơ cấu tổ chức, phân bổ nguồn lực, các chính sách kinh doanh; cách thức đánh giá, kiểm soát chiến lược.

1.2. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

1.2.1. Chiến lược và khái niệm về quản trị chiến lược

1.2.1.1. Khái niệm chiến lược và đặc trưng của chiến lược

Quan điểm về chiến lược đã có từ khá lâu. Từ chiến lược trong tiếng Anh Strategy bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: Strategeia có nghĩa là nghệ thuật và khoa học làm

tướng. Một tướng Hy Lạp giỏi là biết cầm quân, đánh thắng và bảo vệ được lãnh thổ khỏi sự xâm lăng của kẻ thù.

Học giả Đào Duy Anh trong từ điển tiếng Việt đã viết: chiến lược là các kế hoạch đặt ra để giành thắng lợi trên một hay nhiều mặt trận. Như vậy, trong lĩnh vực quân sự, thuật ngữ chiến lược nói chung đã được coi như một nghệ thuật chỉ huy nhằm giành thắng lợi của một cuộc chiến tranh.

Từ thập kỷ 60, thế kỷ XX, chiến lược được ứng dụng vào lĩnh vực kinh doanh và thuật ngữ “chiến lược kinh doanh” ra đời. Quan niệm về chiến lược kinh doanh phát triển dần theo thời gian và người ta tiếp cận nó theo nhiều cách khác nhau.

Năm 1962, Alfred Chander đưa ra khái niệm chiến lược như sau: Chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của công ty, lựa chọn cách thức hoặc phương hướng hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó.

Đến những năm 1980, James B. Quinn lại đưa ra khái niệm về chiến lược có tính khái quát hơn: Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và trình tự hành động thành một thể thống nhất.

Ngoài ra William J. Glueck cũng đưa ra khái niệm về chiến lược là: Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của công ty sẽ được thực hiện.

Dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lược vẫn là phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động và khả năng khai thác các nguồn lực. Theo cách hiểu này, thuật ngữ chiến lược được dùng theo ba ý nghĩa phổ biến nhất, đó là:

- Xác lập mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.

- Đưa ra các chương trình hành động tổng quát.

- Lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó.

Tuy còn nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về phạm trù chiến lược song các đặc trưng cơ bản của chiến lược trong kinh doanh được quan niệm tương đối thống nhất. Các đặc trưng cơ bản đó là:

- Chiến lược xác định rò những mục tiêu cơ bản về phương hướng kinh doanh cần đạt tới trong từng thời kỳ và được quán triệt đầy đủ trong các lĩnh vực hoạt động quản trị của doanh nghiệp. Tính định hướng của chiến lược nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục và vững chắc trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến động.

- Chiến lược kinh doanh chỉ phác thảo những phương hướng hoạt động của doanh nghiệp trong dài hạn, khung hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Nó chỉ

mang tính định hướng còn trong thực tiễn hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải kết hợp mục tiêu chiến lược với mục tiêu kinh tế, xem xét tính hợp lý và điều chỉnh cho phù hợp với môi trường và điều kiện kinh doanh để đảm bảo hiệu quả kinh doanh và khắc phục sự sai lệch do tính định hướng của chiến lược gây ra.

- Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp để đảm bảo huy động tối đa và kết hợp tốt với việc khai thác và sử dụng các nguồn lực, năng lực cốt lòi của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai nhằm phát huy những lợi thế, nắm bắt cơ hội để giành ưu thế trong cạnh tranh.

- Chiến lược kinh doanh được phản ánh trong cả một quá trình liên tục từ xây dựng đến tổ chức thực hiện, đánh giá, kiểm tra và điều chỉnh chiến lược.

1.2.1.2. Khái niệm về quản trị chiến lược

Quản trị chiến lược là một vấn đề được rất nhiều nhà kinh tế cũng như các quản trị gia quan tâm. Do nội dung của quản trị chiến lược rất rộng về phạm vi nghiên cứu và phong phú trong thực tế vận dụng nên ở mỗi góc nhìn người ta lại đưa ra quan điểm, khái niệm khác nhau về quản trị chiến lược. Tuy mỗi cách nhìn đó chưa hoàn toàn đầy đủ, toàn diện nhưng trên tổng thể những cách nhìn đó đã góp phần to lớn vào việc nhận thức và thực hiện công tác quản trị trong doanh nghiệp.

Dưới đây là một số khái niệm về quản trị chiến lược:

- Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và hành động quản trị quyết định sự thành công lâu dài của doanh nghiệp.

- Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và biện pháp hành động dẫn đến việc hoạch định và thực hiện các chiến lược đạt được mục tiêu của tổ chức.

- Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức, đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu trong môi trường hiện tại cũng như tương lai.

Cuối cùng, xin giới thiệu một khái niệm về quản trị chiến lược được sử dụng rộng rãi trong các khóa đào tạo chuyên sâu về quản trị kinh doanh tại Anh, Mỹ ... và được nhiều nhà kinh tế chấp nhận:

Quản trị chiến lược là nghệ thuật và khoa học của việc xây dựng, thực hiện và đánh giá các quyết định tổng hợp giúp cho mỗi tổ chức có thể đạt được mục tiêu của nó.

Theo các định nghĩa này, quản trị chiến lược chú trọng vào việc phối kết hợp các mặt quản trị: marketing, tài chính/kế toán, sản phẩm/tác nghiệp, nghiên cứu phát triển và hệ thống thông tin để hướng tới sự thành công cho doanh nghiệp.

Tổng hợp lại, quản trị chiến lược doanh nghiệp là tổng hợp các hoạt động hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, điều chỉnh chiến lược kinh doanh diễn ra lặp đi lặp lại theo hoặc không theo chu kỳ thời gian nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn tận

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí