Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội - 2


DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1. Dự toán giao thu NSNN quận Cầu Giấy giai đoạn 2018-2020 52

Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả điều tra công tác lập dự toán ngân sách trên địa bàn quận Cầu Giấy 53

Bảng 2.3. Thực hiện thu NSNN của quận Cầu Giấy giai đoạn 2018 – 2020 56

Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả điều tra công tác chấp hành dự toán ngân sách trên địa bàn quận Cầu Giấy 60

Bảng 2.5. Quyết toán thu NSNN quận Cầu Giấy giai đoạn 2018 - 2020 62

Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả điều tra công tác quản lý quyết toán ngân sách trên địa bàn quận Cầu Giấy 63

Bảng 2.7. Tổng hợp kết quả điều tra Công tác thanh tra, kiểm tra thu ngân sách nhà nước của quận Cầu Giấy 66

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

DANH MỤC HÌNH

Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức trong quản lý thu ngân sách quận Cầu Giấy 45

Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội - 2


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài luận văn

Trong hệ thống tài chính Quốc gia, ngân sách nhà nước (NSNN) là khâu chủ đạo, điều kiện vật chất quan trọng để nhà nước thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình. NSNN có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững, bảo đảm an ninh quốc phòng, thực hiện các chính sách xã hội, là một trong những công cụ để nhà nước quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

NSNN bao gồm thu NSNN và chi NSNN. Trong đó, thu NSNN không chỉ đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước mà còn dành phần đáng kể cho dự phòng, dự trữ tài chính, đầu tư phát triển và tài trợ. Thu NSNN là công cụ hữu hiệu để điều tiết, điều chỉnh nền kinh tế. Việc nâng cao hiệu quả công tác thu NSNN luôn được đặt ra đối với Nhà nước, nhằm mục đích tăng cường tiềm lực tài chính của mình. Thời gian qua, quản lý thu NSNN luôn được Nhà nước ta chú trọng. Luật NSNN năm 2015 và các văn bản dưới luật đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý NSNN cũng như quản lý thu NSNN, góp phần xây dựng và hoàn thiện bộ máy cơ quan thu thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Nhờ đó, công tác quản lý thu NSNN đã đạt được những kết quả nhất định: số thu được tập trung đầy đủ và nhanh chóng vào NSNN và được quản lý ngày một chặt chẽ thống nhất, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ cho ngân sách các cấp, góp phần ổn định và phát triển kinh tế của cả nước. Mặc dầu vậy, thu NSNN vẫn có những tồn tại như: Nguồn thu nội địa không bền vững, chủ yếu thu từ tiền sử dụng đất, cho thuê đất, xuất khẩu dầu thô, thu từ tiền sổ xố, … mặc dù các công ty, doanh nghiệp thành lập mới tăng lên về số lượng nhưng nguồn thu từ công ty, doanh nghiệp này chưa nhiều; cùng với tình trạng nợ đọng thuế của cả công ty, doanh nghiệp không thu được,…

Trong những năm qua dù tình hình kinh tế cả nước trong đó có quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại giữa các nước và bị tác động rất lớn của đại dịch Covid – 19 đến kinh tế và thu nhập của người dân nhưng quận Cầu Giấy đã đạt được khá nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực. Đối với thu NSNN, Quận đã triển khai những giải pháp đồng bộ, điều hành linh hoạt và chủ


động, phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong việc thực hiện các nhiệm vụ thu, hầu hết các năm đều vượt dự toán thành phố Hà Nội giao; ước tính tổng thu NSNN trên địa bàn theo phân cấp giai đoạn 2018 - 2020 đạt trên 21 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng thu bình quân đạt 10,96% (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội quận Cầu Giấy từ 2018-2020). Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý thu ngân sách quận cũng bộc lộ những hạn chế như: việc lập dự toán chưa đúng với thực tiễn, việc quản lý nguồn thu còn chưa sát sao, thủ tục thu còn nhiều phức tạp, quản lý thu còn trùng lắp, thiếu thống nhất, phương thức thu chưa chưa khai thác tốt những thành tựu công nghệ thông tin vào quản lý thu…Vì vậy, thu NSNN tại quận Cầu Giấy còn gây khó khăn cho người nộp, mọi nguồn thu chưa tập trung thật đầy đủ, kịp thời vào NSNN. Cùng với đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và tình trạng suy giảm kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả ảnh hưởng tới nguồn thu của NSNN.

Do vậy, để chính quyền quận Cầu Giấy thực thi được hiệu quả nhiệm vụ kinh tế, chính trị xã hội được giao, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế thì cần có một ngân sách quận đủ mạnh và phù hợp là một đòi hỏi thiết thực và là mục tiêu phấn đấu của quận. Với mong muốn nghiên cứu giải pháp hoàn thiện hơn quản lý thu NSNN của quận Cầu Giấy, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu Quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận Cầu giấy, thành phố Hà Nộilàm đề tài luận văn thạc sĩ.

2. Tình hình những nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý thu NSNN trên địa bàn cấp quận huyện, tỉnh, có thể kể đến các công trình tiêu biểu sau đây:

Nguyễn Ngọc Anh (2018), Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương Mại. Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về NSNN và quản lý thu NSNN nói chung như: Khái niệm, vai trò và đặc điểm thu NSNN cấp quận; Nội dung quản lý thu NSNN và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu NSNN từ đó đi phân tích thực trạng quản lý thu NSNN tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội để đưa ra được những thành công,


hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Tác giả đã đưa năm giải pháp hoàn thiện quản lý thu NSNN như: Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách quận; hoàn thiện công tác lập dự toán thu NSNN; công tác chấp hành thu ngân sách; tăng cường hoàn thiện công tác quyết toán thu ngân sách và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm trong quản lý thu NSNN.

Tô Thiện Hiền (2012), Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2020, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Luận án đưa ra cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước trong đó đưa ra tổng quan về ngân sách nhà nước; các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý NSNN gồm 4 nhân tố: Điều kiện tự nhiên – xã hội, các chính sách và thể chế kinh tế, cơ chế quản lý NSNN; chính sách khuyến khích khai thác các nguồn lực tài chính; quản lý quy trình NSNN; nêu lên kinh nghiệm quản lý NSNN của một số nước và một số tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long từ đó rút ra bài học cho tỉnh An Giang; và tác giả đã phân tích và đánh giá được thực trạng về hiệu quả quản lý NSNN của tỉnh An Giang, đánh giá được những kết quả đạt được cũng như hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó và đưa ra giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách tỉnh An Giang thời gian tới đó là: Tăng cường chấn chỉnh quản lý thu, bồi dưỡng nguồn thu; quản lý nguồn thu tập trung vào NSNN; quản lý và sử dụng hiệu quả các khoản chi; hoàn thiện đổi mới cơ chế phân cấp quản lý và điều hành NSNN các cấp; Đổi mới quy trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN; tăng cường thanh tra khen thưởng và xử lý kịp thời; nâng cao trình độ cán bộ quản lý ngân sách.

Nguyễn Xuân Thu (2015), Phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ ngành tài chính ngân hàng, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tác giả đã làm rõ những tác động của phân cấp QLNS địa phương đến QLNS của chính quyền địa phương. Tác giả đã đưa ra những đề xuất mới như điều chỉnh phương thức chia sẻ nguồn thu thuế GTGT, thuế TNDN giữa NSTW và ngân sách địa phương, chuyển thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường thành khoản thu phân chia giữa các cấp chính quyền địa phương, xây dựng một


danh mục các nguồn thu mở mà các địa phương có thể tự lựa chọn nguồn thu và quyết định thuế suất hay mức thu.

Hoàng Thị Ánh Tuyết (2014), Hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, Luận án Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh Doanh – Đại học Thái Nguyên. Tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ lý luận về NSNN và quản lý thu NSNN, nêu lên vai trò to lớn của thu NSNN đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Tác giả trên cơ sở vận dụng lý luận về quản lý thu NSNN để phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu NSNN tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, từ đó đề ra quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn.

Vũ Ngân Hà (2020), Quản lý thu ngân sách Nhà nước cấp huyện trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương Mại. Tác giả đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về thu NSNN và thu NSNN cấp huyện, quận, thị xã, quận thuộc tỉnh, từ đó khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu ngân sách tại thị xã Quảng Yên trong thời gian 2015 – 2019, phân tích nguyên nhân và rút ra những hạn chế cần khắc phục. Đề xuất những giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu ngân sách trong thời gian tới của thị xã Quảng Yên.

Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh về NSNN nói chung cũng như quản lý thu NSNN nói riêng và đưa ra được các khái niệm tổng quát về NSNN, các chính sách, chế độ thu chi NSNN, thực trạng, những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN trong đó có quản lý thu. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2018 – 2020 chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Chính vì vậy đề tài luận văn nghiên cứu của học viên là hoàn toàn mới và độc lập so với các nghiên cứu trước đó.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng làm cơ sở để đưa ra một số giải pháp phù hợp, có tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội


Nhiệm vụ nghiên cứu: Để làm rõ được mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn phải giải quyết được ba nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa, làm rõ hơn cơ sở lý luận về thu NSNN trên địa bàn cấp quận.

- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thu NSNN trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện quản lý thu NSNN trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý thuyết và thực trạng quản lý thu NSNN trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Luận văn giới hạn không gian nghiên cứu tại địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

- Về thời gian: Số liệu phân tích thực trạng được sử dụng chủ yếu trong giai đoạn 2018 – 2020 và đề xuất giải pháp đến năm 2025.

- Về nội dung: Nội dung nghiên cứu tập trung đến quản lý thu NSNN cấp quận, bao gồm: Công tác lập dự toán thu; Công tác chấp hành dự toán thu; Công tác quyết toán thu; Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm thu NSNN.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.2. Phương pháp thu thập số liệu

5.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đã có sẵn được công bố nhằm phục vụ cho mục tiêu nội dung nghiên cứu của luận văn.

Dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ nguồn:

- Các tài liệu có liên quan của HĐND, UBND, KBNN, Chi cục thuế, Chi cục thống kê …của quận Cầu Giấy như: Báo cáo kinh tế xã hội các năm 2018 – 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội quận Cầu Giấy đến năm 2020 định hướng đến năm 2025, báo cáo tình hình thu – chi ngân sách quận qua các năm


2018 – 2020, … Các tài liệu này được dùng vào chương 2 - Phân tích thực trạng quản lý thu NSNN trên địa bàn quận Cầu Giấy.

- Các thông tin liên quan đến đề tài ở các báo cáo, tạp chí, các trang web của Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Tổng cục thống kê, Cổng thông tin điện từ của quận Cầu Giấy, của thành phố Hà Nội, và của Trường Đại học Thương mại. Phục vụ cho chương 1 - Cơ sở lý luận về quản lý thu NSNN.

- Ngoài ra là các nguồn dữ liệu tác giả tiến hành thu thập trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương pháp ghi chép, nghiên cứu thực địa, truy cập vào các trang website, nghiên cứu các bài báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài.

5.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp là cách thức được sử dụng để thu thập dữ liệu bổ sung cho các nhận định, đánh giá thực trạng quản lý thu NSNN tại quận Cầu Giấy. Việc điều tra khảo sát sẽ được tiến hành bằng phiếu điều tra là bảng hỏi được phát trực tiếp đến các đối tượng hoặc gửi thông qua thư điện tử email, Zalo...nhằm thu thập thông tin về quản lý thu NSNN trên địa bàn quận Cầu Giấy.

Đối tượng điều tra: là cán bộ công chức, viên chức tại các đơn vị quản lý thu NSNN như Phòng TC – KH, UBND quận, UBND phường, Chi Cục thuế...., trên địa bàn Quận Cầu Giấy.

Quy mô mẫu điều tra: Kích thước mẫu điều tra được xác định theo công thức n= 5*m

Trong đó: m là số lượng câu hỏi trong bảng hỏi n tổng số phiếu

Theo phiếu khảo sát của luận văn, nội dung khảo sát có tất cả 5 câu hỏi, do đó m= 5 và n = 25.

Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và black, 1998; Cormey, 1973; Roger, 2006 vào lý thuyết cơ bản của thống kê, để đảm bảo quy luật số lớn cần đảm bảo số lượng phiếu hợp lệ tối thiểu 30 phiếu. Tuy nhiên để đảm bảo độ tin cậy và tính đại diện, tác giả tiến hành điều tra 50 phiếu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/10/2022