Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội - 14


Kết luận chương 3


Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm quản lý thu NSNN của một số địa phương và phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu NSNN để rút ra được hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế, nội dung chương 3 đưa ra sáu giải pháp giúp hoàn thiện quản lý thu NSNN trên địa bàn quận Cầu Giấy: Hoàn thiện xây dựng dự toán thu ngân sách; Hoàn thiện chấp hành dự toán thu ngân sách; Tăng cường vận động, giáo dục, tuyên truyền về thuế; Hoàn thiện tổ chức bộ máy và đội ngũ quản lý thu NSNN; Đẩy mạnh sự phối hợp giữa cơ quan thuế với chính quyền, đoàn thể, các cấp và các cơ quan đơn vị liên quan trên địa bàn về quản lý thu ngân sách và sáu là: Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và thực hiện chế độ khen thưởng. Và để thực hiện được các giải pháp thì học viên cũng đề xuất kiến nghị với Trung ương với Chính phủ, Bộ Tài chính và UBND thành phố Hà Nội.


KẾT LUẬN

NSNN là công cụ tài chính quan trọng để Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hướng tới tăng trưởng, phát triển và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để phát huy hơn nữa vai trò của NSNN trong nền kinh tế hiện nay, việc tăng cường quản lý thu NSNN là hết sức cần thiết.

Cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý NSNN nói chung, trong những năm vừa qua quận Cầu Giấy đã có những chuyển biến tích cực trong quản lý điều hành thu NSNN. Bám sát chính sách chế độ, thực hiện các quy định của Luật ngân sách, huy động và khai thác tốt nguồn thu, thực hiện phân cấp rõ ràng, rành mạch, quan tâm xây dựng bộ máy quản lý thu NSNN nên trong giai đoạn 2018 - 2020 số thu NSNN trên địa bàn của quận có hướng tích cực, hàng năm đều đạt và vượt số dự toán giao.

Tuy nhiên, quản lý thu NSNN trên địa bàn quận vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đó là: Trong quá trình điều hành thu NSNN ở một số khoản thu chưa bám sát dự toán được giao, việc điều hành, triển khai thực hiện dự toán thu của cơ quan Thuế có sắc thuế còn chậm, dồn nén vào cuối năm như thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trong các hộ dân; quản lý thuế còn gặp nhiều khó khăn như: quản lý kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân; thuế môn bài của các hộ kinh doanh vận tải, thuế giá trị gia tăng của các hộ xây dựng trong dân cư, việc xác định doanh thu của các hộ kinh doanh c ó khoán mức thu...dẫn đến một số sắc thuế bị thất thu. Đối với thu thuế cấp quyền, chuyển quyền sử dụng đất và thu phí trước bạ của hộ cá nhân sử dụng đất, phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn chưa chặt chẽ gây chậm chễ trong quá trình làm thủ tục, thiếu chính xác, đây là nguyên nhân gây thất thoát, lãng phí NSNN.

Những tồn tại, hạn chế do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng chủ yếu do hệ thống cơ chế, chính sách quản lý thu chưa hoàn chỉnh; tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu ngân sách nhà nước còn có những hạn chế, bất cập, sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn chưa nhịp nhàng, nhiều khi chưa đồng bộ.

Để hoàn thiện quản lý thu NSNN trên địa bàn quận Cầu Giấy góp phần tăng


thu NSNN hàng năm; thu NSNN đảm bảo chi thường xuyên, tăng tích lũy cho chi đầu tư phát triển. Đồng thời sử dụng ngân sách công khai minh bạch cần nhiều giải pháp như: Nâng cao chất lượng lập dự toán thu ngân sách; hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước đối với các nguồn thu ngân sách chủ yếu trên địa bàn như thuế, phí, lệ phí, thu tiền sử dụng đất; hoàn thiện tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý thu NSNN; tăng cường vận động, giáo dục, tuyên truyền về thuế; đẩy mạnh sự phối hợp giữa cơ quan thuế với chính quyền, đoàn thể, các cấp và các cơ quan đơn vị liên quan trên địa bàn về quản lý thu; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và thực hiện chế độ khen thưởng.

Với các giải pháp tác giả đề xuất trong luận văn hy vọng rằng nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện quản lý thu Ngân sách Nhà nước tại địa bàn quận Cầu Giấy hiện tại và trong những năm tới đây.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Anh (2018), Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương Mại.

2. Ban chấp hành Đảng bộ quận Cầu Giấy, 2015. Báo cáo chính trị, khóa IV – nhiệm kỳ 2010-2015. Hà Nội.

3. Bộ Tài chính, 2003. Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Hà Nội: Nxb Tài chính.

4. Bộ Tài chính, 2004. Báo cáo tình hình thực hiện và nội dung sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, mở rộng cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và các chính sách tài chính khuyến khích thực hiện xã hội hoá. Hà Nội.

5. Chi cục thuế quận Cầu Giấy, 2018-2020. Báo cáo tình hình thực hiện thu thuế năm 2018-2020. Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XII. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

8. Vũ Ngân Hà (2020), Quản lý thu ngân sách Nhà nước cấp huyện trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương Mại.

9. Tô Thiện Hiền (2012), Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2020, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

10. Nguyễn Sinh Hùng, 2005. Quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước trong tiến trình cải cách tài chính công. Tạp chí Cộng sản, số 3, trang 36 – 40.

11. Philip E. Taylor, 1961. Kinh tế Tài chính công. Trường ĐH kinh tế TP Hồ Chí Minh.

12. Nguyễn Ngô Thị Hoài Thu, 2005. Nhìn lại 2 năm mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Tạp chí Tài chính, số 10, trang 6 – 18.


13. Nguyễn Đình Tùng, 2015. Phân định chức năng nhiệm vụ quản lý tài chính nhà nước giữa trung ương và địa phương. Nghiên cứu tài chính kế toán, số 1, trang 7

– 11.

14. Nguyễn Đình Tùng, 2005. Cơ sở lý luận phân cấp nguồn thu cho ngân sách xã.

Nghiên cứu tài chính kế toán, 8. tr. 7 – 9.

15. Nguyễn Xuân Thu (2015), Phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ ngành tài chính ngân hàng, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

16. Hoàng Thị Ánh Tuyết (2014), Hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, Luận án Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh Doanh – Đại học Thái Nguyên.

17. Hoàng Công Uẩn, 2002. Phương hướng hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương theo đặc điểm của mỗi cấp chính quyền ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

18. UBND quận Cầu Giấy, 2018-2020. Báo cáo quyết toán thu ngân sách quận Cầu Giấy năm 2018-2020. Hà Nội.

19. UBND quận Cầu Giấy, 2018-2020, Báo cáo phân bổ dự toán ngân sách Nhà nước quận Cầu Giấy từ năm 2018 đến năm 2020. Hà Nội.

20. UBND quận Cầu Giấy, 2020. Báo cáo giá trị sản xuất các ngành trên địa bàn quận giai đoạn 2019-2020. Hà Nội.

21. UBND quận Cầu Giấy, 2019. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội quận Cầu Giấy 2018-2019. Hà Nội.


PHỤ LỤC BẢNG HỎI ĐIỀU TRA

Nhằm phục vụ công tác nghiên cứu và hoàn thành luận văn “Quản lý thu ngân sách trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội”; với mong muốn luận văn sẽ đóng góp một phần nhỏ bé về mặt lý luận cũng như tìm ra và đề xuất một số giải pháp hữu hiệu cho Quản lý thu ngân sách trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của quận. Trân trọng đề nghị ông (bà) vui lòng đánh dấu (X) vào những ô vuông bên cạnh những phương án trả lời sẵn có phù hợp với suy nghĩ của mình và ghi ý kiến vào những câu hỏi mở. Tôi cam kết giữ bí mật thông tin. Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của ông (bà)!

A. THÔNG TIN CƠ BẢN

1. Họ và tên người được điều tra:……………… ………………….........

2. Đơn vị công tác ……………………… Chức vụ.........................

3. Giới tính: Nam Nữ

4. Trình độ học vấn

Trên ĐH và ĐH CĐ - TC THPT Khác

B. NỘI DUNG CÂU HỎI

Câu 1. Ông(bà) cho biết ý kiến về công tác lập dự toán ngân sách trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội


STT


Nội dung điều tra

Trả lời


Rất đồng ý


Đồng ý

Bình thường

Không đồng ý

Rất không đồng ý


1

Dự toán thu ngân sách đã bao quát được hết khả

năng thu thực tế







2

Việc lập dự toán thu

NSNN được tiến hành đúng quy trình







3

việc lập dự toán thu

NSNN được tiến hành đúng tiến độ thời gian






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội - 14

bàn quận Cầu Giấy


STT


Nội dung điều tra

Trả lời

Rất không đồng ý

không đồng ý

Bình thường


Đồng ý

Rất đồng ý


1

Công tác phân cấp nguồn

thu trên địa bàn quận hiện nay







2

Việc tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa các cấp

ngân sách.







3

Định mức phân bổ dự toán thu ngân sách quận có phù hợp với thực tế

của địa phương







4

Mức thu các khoản thu được công khai và đảm bảo tính thống nhất trên

địa bàn quận







5

Mức độ hoàn thành việc chấp hành dự toán thu ngân sách







Câu 3: Ông (bà) cho biết ý kiến về Công tác quyết toán thu ngân sách nhà nước của quận Cầu Giấy


STT


Nội dung điều tra

Trả lời

Rất không đồng ý

không đồng ý

Bình thường


Đồng ý

Rất đồng ý


1

Công tác quyết toán có

đảm bảo bám sát dự toán được UBND quận giao







2

Việc quản lý thời gian lập quyết toán ngân sách hàng năm của cơ quan chuyên môn có kịp theo

đúng quy định







3

Báo cáo quyết toán thu NSNN trình bày đúng

biểu mẫu theo luật định






nước của quận Cầu Giấy


TT


Nội dung điều tra

Trả lời

Rất không đồng ý

Không đồng ý

Bình thường


Đồng ý

Rất đồng ý


1

Công tác thanh tra, kiểm

tra trong quản lý thu ngân sách quận







2

Cơ quan thu thuế có thường xuyên rà soát, đối chiếu các khoản thu, khai thác tối đa các nguồn thu hiện có và phát triển

nguồn thu mới







3

Đánh giá việc phát hiện và xử lý đầy đủ, kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý thu

NSNN






Câu 5. Ông(bà) cho biết để nâng cao thu ngân sách nhà nước của quận Cầu Giấy cần những biện pháp nào? Cụ thể?

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 12/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí