Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn gửi và theo thành phần kinh tế

của Agribank - CN tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016 49

Bảng 3.2. Hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh Thái Nguyên năm 2014 - 2016 53

Bảng 3.3. Kết quả tài chính giai đoạn từ năm 2014 - 2016 54

Bảng 3.4. Nợ quá hạn của Agribank chi nhánh Thái Nguyên 55

Bảng 3.5. Nợ quá hạn có và không có khả năng thu hồi 56

Bảng 3.6. Phân loại nợ tại Agribank chi nhánh Thái Nguyên 57

Bảng 3.7. Cho vay có tài sản bảo đảm 58

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Bảng 3.8. Kêt quả khảo sát vê công tác nhận diện rủi ro tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên 61

Bảng 3.9. Phân loại doanh nghiệp trong hệ thống xếp hạng của Agribank

Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên - 2

chi nhánh Thái Nguyên 63

Bảng 3.10. Phân loại cấp tín dụng theo mức điểm và xếp hạng của Agribank chi nhánh Thái Nguyên 64

Bảng 3.11. Kết quả khảo sát về công tác đo lường rủi ro tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên 65

Bảng 3.12. Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro của Agribank CN Thái Nguyên 70

Bảng 3.13. Kêt quả khảo sát vê công tác xử lý rủi ro tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên 70

Bảng 3.14. Kết quả khảo sát về hoạt động quản trị và giảm thiểu rủi ro

tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên 76

Bảng 3.15. Rủi ro do tác động của môi trường bên ngoài của Agribank

chi nhánh Thái Nguyên 81

Bảng 3.16. Đánh giá rủi ro tín dụng từ phía khách hàng 82

Bảng 3.17. Rủi ro trong thẩm định hồ sơ của ngân hàng 85

Bảng 3.18. Rủi ro do cán bộ tín dụng của ngân hàng 86

DANH MỤC CÁC HÌNH

Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức và quản lý của chi nhánh 46

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng tại chi nhánh 109


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng với tư cách là trụ cột của nền tài chính nước nhà đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới. Cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài có ưu thế hơn hẳn về phương diện vốn và công nghệ đòi hỏi các ngân hàng trong nước phải có những chiến lược mang ý nghĩa sống còn. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như các nước đang phát triển phải đối mặt đó chính là tính ổn định của hệ thống ngân hàng, trước nguy cơ bùng phát nợ xấu, nợ dưới chuẩn. Rủi ro tín dụng luôn là căn bệnh bẩm sinh vốn có của nền kinh tế thị trường, gắn liền với khả năng lợi nhuận bao giờ cũng xuất hiện những rủi ro tiềm tàng đối với nó. Rủi ro hầu như có mặt trong từng nghiệp vụ ngân hàng, muốn có lợi nhuận phải chấp nhận rủi ro. Đáng chú ý là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ khả năng rủi ro đối với ngân hàng là con số cộng khả năng rủi ro đối với các cá nhân, doanh nghiệp trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế quốc dân. Việc giải quyết hậu quả của rủi ro tín dụng đang là bài toán cần giải đáp đối với các cơ quan chức năng và hệ thống ngân hàng. Trong bất kỳ mô hình kinh doanh nào phức tạp hay đơn giản, công tác quản lý rủi ro luôn quan được quan tâm và đặt lên hàng đầu.

Trong những năm qua, hoạt động của các Ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã không ngừng đổi mới cả về chất và lượng, đạt được nhiều thành tích quan trọng, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng bộc lộ nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, hiệu quả kinh doanh chưa cao, rủi ro và tiềm ẩn rủi ro lớn, năng lực quản trị kinh doanh còn nhiều hạn chế. Trong xu thế hiện nay, thị trường tài chính ngày càng sôi động và biến đổi khó lường, sự cạnh tranh giữa các NHTM càng trở nên quyết liệt hơn. Vì vậy, nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, mà đặc biệt là năng lực quản lý rủi ro là đòi hỏi bức thiết của các NHTM hiện nay.

Trong hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên hiện nay, tín dụng vẫn đang chiếm một tỷ lệ rất lớn và là một hoạt động mang lại nhiều lợi


nhuận nhất cho ngân hàng. Song cũng chính hoạt động này, ngân hàng phải chấp nhận nhiều rủi ro nhất. Việc tập trung quá nhiều vào tín dụng trong khi khả năng quản lý rủi ro tín dụng chưa cao, chưa có chính sách tín dụng khoa học, chưa có mô hình lượng hóa rủi ro, chất lượng nguồn nhân lực còn yếu kém so với đòi hỏi của thời kỳ mới, hoạt động tín dụng hiện nay còn phải chịu nhiều sự điều chỉnh chi phối của nhiều luật, văn bản dưới luật chồng chéo, không rõ ràng. Vì thế, nợ quá hạn, nợ xấu liên tục gia tăng trong thời gian qua. Hơn nữa, trong môi trường kinh doanh đầy biến động, rủi ro tín dụng càng trở nên đa dạng về hình thức, phức tạp về mức độ và luôn có khả năng xảy ra. Chi nhánh khó có thể đảm bảo được an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng nếu không thường xuyên quan tâm đến công tác quản lý rủi ro tín dụng.

Chính từ những suy nghĩ đó, việc tổng hợp đánh giá quá trình quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank - chi nhánh tỉnh Thái Nguyên hiện đang là vấn đề cần phải giải quyết trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Vì vậy, đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên" được lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn này.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, luận văn đề xuất phương hướng, giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

2.2. Mục tiêu cụ thể

+ Hệ thống hoá và góp phần làm rõ các vấn đề lý luận về quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại;

+ Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Thái Nguyên;

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

Đối tượng khảo sát của đề tài là: Các khách hàng vay vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên và toàn bộ cán bộ nhân viên đang công tác tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi nội dung nghiên cứu:

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi nội dung về thực trạng rủi ro tín dụng và cách quản lý, tổ chức, điều khiển và thực hiện các hoạt động, các quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng nhằm đảm bảo an toàn tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng.

* Về không gian nghiên cứu:

- Tại Agribank - chi nhánh tỉnh Thái Nguyên và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

* Về thời gian nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank - chi nhánh tỉnh Thái Nguyên trong 3 năm liên tiếp, giai đoạn 2014 - 2016. Số liệu điều tra thực tế tháng 8, tháng 9 năm 2017.

4. Ý nghĩa khoa học của luận văn

Luận văn tiến hành nghiên cứu một trường hợp cụ thể để giúp đóng góp tổng kết thực tiễn về công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank nói chung cũng như tại Agribank - chi nhánh tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của Agribank - chi nhánh tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây luận văn chỉ ra những hạn chế mà một chi nhánh nhân hàng cần phải khắc phục cũng như đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank - chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, góp phần phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao cả chất lượng và số lượng trong hoạt động tín dụng tại hệ thống Ngân hàng nói chung.


5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, tài liệu tham khảo luận văn được kết cấu thành bốn chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI‌

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.1.1. Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại

1.1.1.1. Khái niệm về tín dụng tại các Ngân hàng thương mại

Xét về khía cạnh tiền tệ, tín dụng là quan hệ vay mượn vốn lẫn nhau dựa trên sự tin tưởng số vốn đó sẽ được hoàn trả vào một ngày xác định trong tương lai và được định nghĩa một cách đầy đủ như sau: “Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu”. [16]

Xét về khía cạnh chức năng hoạt động của ngân hàng, tín dụng được hiểu là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác). Trong đó, bên đi vay chuyển giao tài sản cho bên cho vay sử dụng trong thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

1.1.1.2. Khái niệm về rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại

Theo quan điểm của Ủy ban Basel thì “RRTD là khả năng khách hàng vay hoặc bên đối tác của Ngân hàng không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận”.

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và thông tư số 12/2013 ngày 27/05/2013 sửa đổi một số điểu khoản của thông tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam định nghĩa “RRTD trong hoạt động ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết trong hợp đồng tín dụng”.

Như vậy có thể hiểu RRTD phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của Ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho Ngân hàng.


RRTD mang lại những tổn thất khá nặng nề cho Ngân hàng, tuy nhiên cần xác định rằng, RRTD là bạn đồng hành trong kinh doanh Ngân hàng, chỉ có thể đề phòng chứ không thể loại trừ. Để hạn chế RRTD, các Ngân hàng cần phải áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn ngừa phát sinh rủi ro đồng thời có các biện pháp thích hợp để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra.

1.1.1.3. Khái niệm về quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại

Đối với mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, khi rủi ro xảy ra đều dẫn đến những ảnh hưởng khó lường và hậu quả của chúng cũng không dễ dàng khắc phục trong thời gian ngắn. Do đó, quản lý rủi ro nói chung và QLRRTD nói riêng được coi là hoạt động trung tâm, mang ý nghĩa sống còn đối với mỗi Ngân hàng. QLRRTD giúp Ngân hàng kiểm soát và quản lý rủi ro chặt chẽ đồng nghĩa với việc sử dụng vốn có hiệu quả. Hoạt động QLRRTD của Ngân hàng gắn chặt với hoạt động cấp tín dụng, nó vận dụng các nguyên tắc quản lý nói chung vào hoạt động có tính đặc thù của quá trình cấp tín dụng. Xuất phát từ cách hiểu như vậy, khái niệm QLRRTD có thể được trình bày như sau:

QLRRTD là quá trình ngân hàng bằng nhiều công cụ và phương pháp tiếp cận RRTD một cách khoa học và có hệ thống với các hoạt động cơ bản: nhận diện, đo lường, kiểm soát và tài trợ RRTD nhằm đảm bảo thiệt hại tổn thất do RRTD gây ra trong giới hạn nhất định. [18]

Mục đích cao nhất của QLRRTD là đảm bảo rủi ro được kiểm soát trong khả năng Ngân hàng có thể chấp nhận được, đồng thời với việc tối đa hóa giá trị mà Ngân hàng kỳ vọng đạt được trong điều kiện biến động của môi trường kinh doanh. 1.1.1.4.Phân loại rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại

Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, RRTD được chia thành các loại sau:

• Rủi ro giao dịch

Rủi ro giao dịch là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có 3 bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 24/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí