Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long - 15


- NHNN cần ban hành các văn bản làm cơ sở định hướng hoạt động tín dụng của các NHTM, để từ đó làm cơ sở cho công tác quản lý nợ xấu một cách bài bản, khoa học và đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng.

- NHNN cần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), xây dựng các bộ phận chuyên cung cấp thông tin cho từng mặt của các hoạt động kinh tế đểphục vụtốt cho hoạt động thẩm định tín dụng của các NHTM về các mặt như: thông tin tài chính, thông tin phi tài chính, quan hệ tín dụng của HGĐ với các NHTM khác... Những thông tin này cần phải được cập nhật thường xuyên và có sự đảm bảo về pháp lý.

3.3.2. Đối với Hội sở Vietinbank

- Hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ

Một trong những vấn đề cần giải quyết đối với hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng hiện tại là việc chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với các khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa thể đáp ứng yêu cầu về báo cáo tài chính (cung cấp báo cáo tài chính trong hai năm gần nhất), để đảm bảo tất cả các khách hàng đều được phân loại dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng bao gồm cả các chỉ tiêu định tính và định lượng, ngân hàng có thể thiết lập một bộ chỉ tiêu dành riêng cho đối tượng khách hàng này. Thay vì đánh giá tài chính dựa trên báo cáo của doanh nghiệp, ngân hàng có thể mặc định đưa vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ một số chỉ tiêu tài chính bình quân của ngành tương ứng với quy mô của doanh nghiệp làm cơ sở đánh giá như vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, khoản phải thu, tỷ suất lợi nhuận doanh thu…, kết hợp với bộ chỉ tiêu định tính sẽ cho ra kết quả xếp hạng tín dụng có mức độ tin cậy cao hơn.

- Xây dựng quy trình thẩm định tài sản bảo đảm

Cần xây dựng quy trình thẩm định TSĐB trên cơ sở quy định cụ thể, chi tiết danh mục TSĐB được chấp nhận, phân theo loại tài sản bảo đảm như bất động sản, phương tiện giao thông, máy móc thiết bị, hàng hóa, quyền tài sản...

Ngoài ra, cần quy định các tiêu chí nhằm xác định giá trị TSĐB một cách khách quan, đồng nhất và đáp ứng yêu cầu thận trọng trên quan điểm tối thiểu hóa rủi ro, cụ thể:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

+ Đối với bất động sản: xác định giá trị tài sản trên cơ sở khung giá đất do cơ quan nhà nước ban hành và hệ số k cho từng tuyến đường cụ thể. Đối với tài sản trên đất sẽ định giá theo đơn giá xây dựng do nhà nước ban hành có xem xét đến yếu tố chi phí xây dựng thực tế phát sinh.

+ Đối với tài sản khác (máy móc thiết bị, hàng hóa, phương tiện vận tải…): định giá tài sản trên cơ sở chi phí hợp lý mua tài sản hoặc giá trị còn lại của tài sản (đối với tài sản đã qua sử dụng).

Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long - 15

Quy trình thẩm định tài sản bảo đảm cũng cần quy định chi tiết các thủ tục, giấy tờ nhằm đảm bảo tính pháp lý đối với tài sản khi thế chấp, cầm cố tại Vietinbank. Tránh trường hợp khi xử lý tài sản gặp rất nhiều khó khăn do tính pháp lý chưa đảm bảo.

Bên cạnh đó, quy trình thẩm định tài sản bảo đảm cần quy định thời gian tối đa đối với công tác quản lý, kiểm tra, định giá lại giá trị tài sản bảo đảm, đặc biệt chú trọng đến quy định về quản lý tài sản bảo đảm là hàng hóa, động sản khác.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC).

Xây dựng cơ chế khuyến khích trong việc xử lý và thu hồi nợ xấu đối với cán bộ nhân viên của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản như có chế độ khen thưởng, tiền lương, ưu tiên trong công tác đào tạo, tạo cơ hội rèn luyện chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước.

Quy định cụ thể trách nhiệm, mục tiêu trong công tác xử lý nợ xấu do các chi nhánh chuyển giao. Thay vì mục tiêu lợi nhuận, đối với công tác xử lý, thu hồi nợ xấu cần đặt giá trị thu hồi các khoản nợ xấu làm tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động xử lý nợ xấu của Công ty.

Để tăng cường hơn nữa hoạt động mua bán nợ của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cơ quan chủ quản cần tạo điều kiện bổ sung vốn điều lệ cho công ty, khuyến khích phát triển nghiệp vụ mua bán nợ không chỉ trong hệ thống mà còn thực hiện đối với các khoản nợ của các Ngân hàng khác.


KẾT LUẬN

Thực tiễn quản lý nợ xấu tại Vietinbank chi nhánh Thăng Long trong thời gian qua cho thấy, Chi nhánh đã chú trọng tới công tác quản lý nợ xấu. Do vậy, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu vẫn còn rất cao trên 3% (mức tối đa theo quy định của NHNN). Cùng với những khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu, dịch tả lợn Châu Phi, quan hệ căng thẳng Mỹ - Trung ... dẫn tới công tác quản lý nợ xấu của Vietinbank chi nhánh Thăng Long cũng chịu tác động không nhỏ.

Thông qua luận văn: “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long”, tác giả đã giải quyết được những vấn đề sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nợ xấu của ngân hàng thương

mại.

Thứ hai, luận văn đã đi sâu phân tích đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu của

của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long trong giai đoạn 2017 – 2019. Trên cơ sở phân tích, luận văn chỉ rõ những kết quả đạt được, đặc biệt đi sâu vào mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý nợ xấu tại Chi nhánh.

Thứ ba, luận văn trên cơ sở định hướng phát triển hoạt động của Chi nhánh, định hướng quản lý nợ xấu đã đề xuất 05 giải pháp nhằm tăng cường quản lý nợ xấu trong thời gian tới. Để thực hiện giải pháp tác giả đã có một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước, với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Tuy nhiên, Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian có hạn và khả năng nắm bắt về lý thuyết và thực tiễn trong môi trường kinh doanh liên tục thay đổi nên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Bởi vậy, tác giả rất mong được sự góp ý của các Thầy, các Cô và các bạn quan tâm đến đề tài này để bản Luận văn được hoàn thiện hơn.

Học viên xin chân thành cám ơn!.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính Phủ (2018), Quyết định 986/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

2. Nguyễn Thị Thu Cúc (2015), Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, BộTài Chính.

3. Nguyễn Thị Thu Đông (2012), Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần ngoại thương Việt Nạm trong quá trình hội nhập, Luận án tiến sĩ kinh tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Phan Thị Thu Hà (2013), Ngân hàng thương mại quản trị và nghiệp vụ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Ngọc Huyền và Đỗ Thị Hải Hà (2012), Giáo trình Quản lý học, Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân

6. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư số 02/2013/TT – NHNN, “Quy định việc phân loại tài sản có, mức trách, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”

7. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư 09/2014/TT-NHNN, “Về sửa đổi Thông tư 02/2013/TT-NHNN phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, ngày 18 tháng 03 năm 2014.

8. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư 36/2014/TT-NHNN, “Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, ngày 20 tháng 11 năm 2014.

9. Ngân hàng Nhà nước (2017), Thông tư 19/2017/TT-NHNN, “Về sửa đổi, bổ sung một số điều của TT36/2014-NHNN, quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, ngày 28 tháng 12 năm 2017.

10. Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN “Quy định


về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng Nước ngoài đối với khách hàng”, có hiệu lực từ ngày15/3/2017.

11. Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư 41/2016/TT-NHNN, “Quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, ngày 30 tháng 12 năm 2016.

12. Ngân hàng Nhà nước (2019), Thông tư 22/2019/TT-NHNN, “Quy định giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, ngày 15 tháng 11 năm2019

13. Quốc Hội (2017), Nghị quyết 42/2017/QH14, “Về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng”, ngày 21 tháng 6 năm2017.

14. Quốc Hội (2017), Theo luật số 17/2017/QH14, “Về bổ sung một số điều của luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12”, ngày 20 tháng 11 năm 2017.

15. Nguyễn Thị Hoài Phương (2012), Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

16. Nguyễn Văn Tiến (2013), Quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê

17. Vietinbank – Chi nhánh Thăng Long (2017), Báo cáo kết quả HĐKD năm 2017

18. Vietinbank – Chi nhánh Thăng Long (2018), Báo cáo kết quả HĐKD năm 2018

19. Vietinbank – Chi nhánh Thăng Long (2019), Báo cáo kết quả HĐKD năm 2019

20. Vietinbank – Chi nhánh Thăng Long (2017), Báo cáo kết quả phân loại nợ, trích lập DPRR và xử lý nợ xấu năm 2017

21. Vietinbank – Chi nhánh Thăng Long (2018), Báo cáo kết quả phân loại nợ, trích lập DPRR và xử lý nợ xấu năm 2018

22. Vietinbank – Chi nhánh Thăng Long (2019), Báo cáo kết quả phân loại nợ, trích lập DPRR và xử lý nợ xấu năm 2019

23. Vietinbank (2017), Báo cáo tài chính và quản trị Vietinbank 2017



2019

24. Vietinbank (2018), Báo cáo tài chính và quản trị Vietinbank 2018

25. Vietinbank (2019), Báo cáo tài chính và quản trị Vietinbank 2019

26. Vietinbank(2019), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Vietinbank,


27. Nguyễn Thị Hồng Vinh (2017), Nợ xấu của hệ thống Ngân hàng Thương

Mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và đào tạo.

28. Alwyn Jordan and Carisma Tucke (2013),Assessing the Impact of Nonperforming Loans on Economic Growth in The Bahamas, Monetaria 1 (2), 371- 400.

29. Frederic s. Mishkin (1995), Tiền tệ - ngân hàng và thị trường tài chỉnh, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

30. Perter Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại; từ trang 615- 775; NXB Tài Chính; ĐHKTQD dịch.

31. Moh Benny Alexandri and Teguh Iman Santoso (2015), Non Performing Loan: Impact of Internal and External Factor (Evidence in Indonesia), Universitas PadjadjaranIndonesia.

32. Roland Beck, Petr Jakubik and Anamaria Piloiu (2013), Non-Performing loans What matterSin addition to the economic cycle?ECB Workinh Paper No.1515.

33. Raphael Espinoza and Ananthakrishnan (2010), Nonperforming Loans in the GCC Banking System and their Macroeconomic Effects,IMF WorkingPaper.

34. Rabeya Sultana Lata (2015), Non-Performing Loan and Profitability:The Case of State Owned Commercial Banks in Bangladesh, World Review of Business Research Vo.5.No. 3. Septembẻ 2015 Issue.Pp.171-182.

35. Rajan, Rajiv và Dhal (2003), ‘Non-performing Loans of Public Sector Banks-Some Panel results’, Economic and Political weekly, February

36. Hu và cộng sự (2006), The Macroeconomic Statistical Treatmentof Nonperforming Loans’, Discussion Paper

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/10/2022