hỏi công tác QLNN phải năng động và có nhiều phương án cân đối vốn đầu tư để phát triển.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Luang Pra Bang có 126 dự án đầu tư phát triển du lịch với tổng vốn đăng ký 21.433 tỷ kíp. Lượng vốn do các doanh nghiệp trong nước đăng ký đầu tư mà chủ yếu là ở thành phố Viêng Chăn, nhưng thực chất khoảng 65% nguồn vốn này có nguồn gốc nước ngoài (do các doanh nghiệp nước ngoài), do vậy lượng vốn đầu tư vào Luang Pra Bang theo đăng ký là có tính khả thi cao. Nhưng vấn đề cần giải quyết nguồn vốn này có thật sự đầu tư vào Luang Pra Bang hay không thì chúng ta cần xem xét các yếu tố sau đây:
Trong số 126 dự án đầu tư thì hiện chỉ có 24 dự án đã đầu tư đưa vào khai thác kinh doanh nhưng với quy mô nhỏ, đầu tư khoảng 500 tỷ kíp/976 tỷ kíp theo đăng ký, 30 dự án đang triển khai đầu tư và đi vào hoạt động trước năm 2015 với vốn đăng ký khoảng 989 tỷ kíp. Phần lớn các dự án còn lại đầu tư với quy mô lớn nhưng hiện tại đang triển khai các thủ tục đầu tư hoặc do năng lực tài chính của chủ đầu tư còn hạn chế hoặc chủ đầu tư chiếm giữ dự án để chờ cơ hội.
Tỷ trọng vốn đăng ký đầu tư vào lĩnh vực du lịch chiếm khoảng 62% tổng vốn đăng ký đầu tư vào tất cả các lĩnh vực, điều này có nghĩa là các nhà đầu tư rất quan tâm đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại Luang Pra Bang và đồng nghĩa với việc chính sách phát triển du lịch tỉnh Luang Pra Bang trở thành ngành kinh tế quan trọng là hoàn toàn phù hợp; nguồn vốn các nhà đầu tư đăng ký đầu tư vào các lĩnh vực khác như công nghiệp, nông nghiệp, thủy điện, xã hội chiếm 38% tổng vốn đăng ký xét về mặt tổng thể cũng là một phần đầu tư gián tiếp cho du lịch. Để thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp kinh doanh của các chủ đầu tư đăng ký và đầu tư vào lĩnh vực du lịch này, Nhà nước cần phải đầu tư một khoản ngân sách tương đối lớn để đầu tư hạ tầng đến chân hàng rào dự án các khu du lịch lớn.
Như vậy nguồn vốn đầu tư trực tiếp cho phát triển du lịch từ nay đến năm 2030 là rất lớn, nếu thực hiện đầu tư đúng như đăng ký thì đáp ứng được nhu cầu vốn theo dự báo để đầu tư tạo bước tăng tốc, đột phá phát triển du lịch tỉnh Luang Pra Bang từ sau năm 2020 trở đi. Tuy nhiên, nguồn vốn này chỉ dựa trên cơ sở đăng ký đầu tư của các chủ đầu tư. Do vậy, để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tập trung nguồn lực đầu tư nhanh và sớm đưa dự án vào khai thác kinh doanh từng phần hoặc toàn bộ dự án, cần giải quyết các vấn đề này như sau:
- Cần phải phối hợp với các tỉnh như: Viêng Chăn, Xay Nha Bu Ly, Xiêng Khoảng, Hủa Phăn, U Đôm Xay, Luang Nặm Tha làm việc với Bộ Giao thông và vận tải và các bộ, ngành liên quan để nâng cấp tỉnh lộ 1C Luang Pra Bang - Mương Pách - Viêng Xay - Xay Nha Bu Ly có chiều dài 176 km thành quốc lộ 13 Bắc, đường 4C Luang Pra Bang - Văng Viêng có chiều dài 100 km thành quốc lộ 13 Nam và đường 13 Bắc Luang Pra Bang - U Đôm Xay - Luang Nặm Tha có chiều dài khoảng 194 km và xin chủ trương cho phép đầu tư các tuyến đường này từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Vì chính các tuyến giao thông này được coi là một trong những điều kiện quyết định lượng khách đến Luang Pra Bang trong thời tiếp theo nhiều hay ít.
- Cần phải kiểm tra rà soát lại toàn bộ các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó đôn đốc và buộc chủ đầu tư phải triển khai đầu tư dự án đúng tiến độ theo giấy chứng nhận đầu tư. Đối với những dự án mà một số nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính để đầu tư hoặc ghim dự án để chờ cơ hội hoặc sang nhượng dự án thì kiên quyết thu hồi dự án để kêu gọi nhà đầu tư khác đầu tư dự án.
- Đối với dự án các khu du lịch lớn cần thiết phải thực hiện nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch nhất là hạ tầng giao thông trong khu du lịch để chủ đầu tư vận chuyển vật tư xây dựng các hạng mục, công trình phục vụ cho kinh doanh du lịch.
- Đối với một số dự án nằm ngoài các khu du lịch lớn không thuộc diện Nhà nước thu hồi đất và chi trả bồi thường thì chính quyền cấp huyện phải là cơ quan chủ trì cùng với nhà đầu tư thực hiện công tác bồi thường, giải tỏa, hỗ trợ tái định cư do kinh phí của nhà đầu tư chi trả; nếu để nhà đầu tư tự thỏa thuận bồi thường với chủ sử dụng đất mà chính quyền địa phương không vào cuộc thì việc giải tỏa sẽ bị ách tắc và dự án sẽ không triển khai được.
- Về nguồn vốn phục vụ cho công tác bồi thường trong các khu du lịch thuộc diện nhà nước thu hồi đất, vận động các nhà đầu tư ứng trước kinh phí để bồi thường và được trừ dần vào tiền thuê đất hoặc tiền sử dụng đất mà nhà đầu tư phải nộp. Nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch sử dụng từ nguồn vốn vay ngân hàng thương mại, vay nguồn ngân sách nhàn rỗi, nguồn cân đối hàng năm từ ngân sách của Trung ương cho đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch, nguồn cân đối ngân sách của địa phương hàng năm cho kế hoạch xây dựng cơ bản.
Có thể bạn quan tâm!
- Hướng Tổ Chức Điều Hành, Kiểm Tra, Kiểm Soát Hoạt Động Du Lịch Ở Tỉnh Luang Pra Bang
- Giải Pháp Bảo Đảm Thực Hiện Phương Hướng Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Tỉnh Luang Pra Bang Nước Chdcnd Lào
- Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Có Chất Lượng Đáp Ứng Yêu Cầu Phát Triển Du Lịch
- Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 23
- Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 24
Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.
Đồng thời, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước thực hiện phương thức giao quyền sử dụng đất chuyên dùng có thời hạn 30 năm và nộp tiền sử dụng đất một lần để có nguồn trả tiền vay hoặc đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch. Để tạo nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch, cần quy hoạch quỹ đất nhất định ở một số khu vực thuận lợi trong hoặc ngoài khu du lịch để bán đấu giá giao quyền sử dụng đất.
Để đảm bảo an ninh, trật tự an toàn cho du khách, tạo điểm đến an toàn, thân thiện, mến khách UBND tỉnh cần phải quản lý chặt chẽ hơn nữa các cơ sở lưu trú, dịch vụ, các điểm tham quan, không để xảy ra tình trạng cò khách, ép giá, bắt chẹt, lừa dối làm cho du khách mất thiện cảm. Đối với doanh nghiệp phải xác định trách nhiệm của mình đối với toàn cục, không vì lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài và lợi ích toàn cục; từ đó có thái độ đúng đắn trong quản lý các hoạt động, góp phần cùng với các cơ quan QLNN của tỉnh phát triển nhanh ngành du lịch này.
4.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của tỉnh nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với hoạt động du lịch. Cần đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của Chính phủ về tăng cường quản lý công tác trật tự trị an, bảo vệ môi trường tại các điểm tham quan du lịch, tình hình thực hiện quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng công tác thẩm định các cơ sở lưu trú; thực hiện nghiêm túc việc xét, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh việc giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về du lịch; tổ chức quán triệt và chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước các cấp cho các doanh nghiệp du lịch; xây dựng môi trường hoạt động kinh doanh lành mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch.
Để đạt được những nội dung trên, cần tập trung vào một số công việc chủ yếu sau:
Một là, hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm mục đích vừa thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh trung thực, minh bạch, vừa giúp nhà nước phát hiện những sai sót của doanh nghiệp để có những biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật. Vì vậy, để công tác thanh tra, kiểm tra nói riêng, QLNN về du lịch nói chung có hiệu lực, hiệu quả cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp kinh doanh du lịch, phải xác định một cách chính xác phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp.
Hai là, đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra. Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra phải được nghiên cứu và thiết kế lại một cách hết sức khoa học
để làm sao vừa đảm bảo được mục đích, yêu cầu thanh tra, kiểm tra, vừa có sự kết hợp, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để tiến hành gọn nhẹ, không trùng lặp chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Ba là, đào tạo, lựa chọn một đội ngũ những người làm công tác thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra trong tình hình mới. Vấn đề này đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý và những người làm công tác thanh tra, kiểm tra phải thay đổi nhận thức về công tác thanh tra, kiểm tra. Năng lực của người làm công tác thanh tra, kiểm tra không đơn giản chỉ dừng lại ở kiến thức chuyên môn mà đòi hỏi phải có một sự hiểu biết toàn diện về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và có quan điểm đúng đắn khi tiến hành thanh tra, kiểm tra để có thể đánh giá nhanh chóng, chính xác, khách quan bản chất của vấn đề được thanh tra, kiểm tra, tránh sự khô cứng, máy móc.
4.3. Kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành
Để tỉnh Luang Pra Bang xứng đáng là trung tâm du lịch của miền Bắc, cũng là một trong những khu vực du lịch lớn và là một trong 4 đô thị du lịch của cả nước hiện nay, đồng thời thực hiện được định hướng và mục tiêu phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Trong khuôn khổ luận án này, tác giả kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan những nội dung sau đây:
- Cấp Trung ương cần nghiên cứu một số chính sách cho phù hợp với yêu cầu thực tế; ví dụ như Nghị định số 84/2016/NĐ-CP ngày 05/04/2016 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì các dự án nhóm 2 trở xuống nhà đầu tư phải thỏa thuận với các hộ dân để bồi thường, giải phóng mặt bằng là khó thực hiện. Do đó, hầu hết các dự án về du lịch đều triển khai chậm do vướng về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đồng thời, về tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Lào thì không
phải trả tiền bồi thường hỗ trợ tái định cư; trường hợp đã chi trả thì được trừ dần vào tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp. Theo quy định này thì thể hiện sự không công bằng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; mặt khác chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư nước ngoài thì ngân sách địa phương phải chi trả là không hợp lý và không cân đối được.
Tỉnh Luang Pra Bang được xác định là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, là vùng có nhiều dân tộc sinh sống, trình độ dân trí thấp, là vùng kinh tế chậm phát triển, xa các trung tâm kinh tế lớn, giao thông không thuận lợi, là vùng có tiềm ẩn bất ổn về quốc phòng, an ninh. Do vậy, để địa bàn điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn này phát triển kịp với các khu vực khác, đề nghị Nhà nước có cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư riêng, bởi nếu theo quy định hiện hành áp dụng chung cho cả nước thì đối với tỉnh Luang Pra Bang sẽ khó thu hút được đầu tư các lĩnh vực, trong đó có du lịch.
Hãng hàng không Lào Airlines giúp tỉnh Luang Pra Bang về kế hoạch hợp tác với một số nước như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc... mở đường bay thẳng trực tiếp từ các nước này đến Luang Pra Bang. Mặt khác mở rộng tuyến bay nội địa từ Luang Pra Bang đi Sa Văn Na Khêt, Chăm Pa Sắc và ngược lại; đồng thời tăng tần suất bay và cải thiện chất lượng bay cho các tuyến bay hiện có, nhất là tăng chuyến bay tuyến thành phố Viêng Chăn - Luang Pra Bang từ 3 chuyến/ngày hiện nay lên 4-5 chuyến/ngày.
Hệ thống VBQPPL, như nghị định của Chính phủ, thông tư của các bộ, ngành trước khi ban hành cần phải có tính nhất quán cao của các cơ quan liên quan, tránh tình trạng mạnh bộ, ngành nào thì bộ, ngành đó làm; do vậy nhiều văn bản của cơ quan này mâu thuẫn, không thống nhất với văn bản của cơ quan khác, hướng dẫn thiếu cụ thể, mang tính chung chung làm cho các địa phương khó triển khai thực hiện. Sau khi Luật được công bố, các bộ, ngành liên quan cần ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành ngay để các địa
phương có cơ sở triển khai thực hiện. Trong những năm vừa qua việc ban hành các văn bản dưới luật không kịp thời và thiếu đồng bộ; thí du như Luật Du lịch được Quốc hội thông qua năm 2013 (sửa đổi) và có hiệu lực thi hành từ ngày 24/07/2013 nhưng đến năm 2015 vẫn chưa có Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành.
Ngành du lịch Lào là ngành kinh tế còn non trẻ so với các ngành kinh tế khác, nên về cơ chế, chính sách phát triển ngành này còn nhiều vấn đề hạn chế so với ngành kinh tế khác. Để tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển, Nhà nước nên áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư vào các khu, điểm du lịch lớn đã được quy hoạch như cơ chế đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
Đề nghị các bộ, ngành chức năng tham mưu với Thủ tướng Chính phủ ưu tiên Luang Pra Bang lập đề án mở kinh doanh dịch vụ mang tầm cỡ quốc tế nào đó… tại Luang Pra Bang để tạo điều kiện thu hút được nhiều khách du lịch nhằm tăng nhanh nguồn thu và từng bước cân đối được thu, chi, tạo nguồn để tiến tới đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng và đầu tư cho vùng nông thôn.
Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch hỗ trợ thành lập Trường trung học chuyên nghiệp du lịch chất lượng cao tại tỉnh Luang Pra Bang để tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch của tỉnh…
Kết luận chương 4
Chương 4 luận án đã nghiên cứu, phân tích cơ hội và thuận lợi; khó khăn và thách thức có tác động đến phát triên du lịch Luang Pra Bang; nêu rõ quan điểm, phương hướng, dự báo phát triển du lịch tỉnh Luang Pra Bang đến năm 2030. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số nội dung chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang. Cụ thể đã giải quyết những nội dung sau:
Phương hướng hoàn thiện QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang trong thời gian tới, trong đó tập trung giải quyết 3 vấn đề cơ bản: Xây dựng quy hoạch cho phát triển du lịch Luang Pra Bang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Hướng hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật; Hướng tổ chức điều hành, kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch.
Giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang. Trong nội dung này tác giả tập trung vào 5 biện pháp, đó là: Hoàn thiện quy hoạch và nâng cao chất lượng làm quy hoạch du lịch; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch; Tăng cường xúc tiến du lịch, kêu gọi đầu tư, liên kết hợp tác trong phát triển du lịch; Đẩy mạnh cải cách hành chính đối với quản lý nhà nước về du lịch; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch.
Kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành trung ương về hoàn thiện một số chính sách, cơ chế nhằm giúp cho Luang Pra Bang có điều kiện phát triển du lịch trong thời gian tới.