Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 23

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động; trong thời gian tới tiếp tục có những biến động, những thay đổi đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho nền kinh tế Lào nói chung và tỉnh Luang Pra Bang nói riêng. Quan hệ và hội nhập quốc tế của Lào ngày càng được mở rộng, nhất là khi Lào đã trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) càng khẳng định vai trò, vị trí của nước Lào trên trường quốc tế. Đặc điểm của nước Lào là duy trì nền kinh tế kế hoạch hóa quan liêu, bao cấp quá lâu, nền kinh tế mở cửa được Đảng Nhân dân cách mạng Lào khởi xướng tuy hơn 30 năm, nhưng thực sự nền kinh tế thị trường của Lào cũng chỉ mới ở bước đầu. Để thực sự bước vào sân chơi lớn, phải biết rõ đâu là thuận lợi, đâu là khó khăn cần phải đối mặt, có như vậy thì mới khắc phục được những nhược điểm, hạn chế do cơ chế cũ để lại mà trong đó đặc biệt là quan điểm, nhận thức, tư duy, trình độ quản lý theo cơ chế thị trường còn nhiều hạn chế, hệ thống luật pháp thiếu đồng bộ... Đây chính là những vấn đề mà công tác QLNN phải trăn trở tìm ra hướng đi phù hợp cho nền kinh tế của đất nước.

Đối với tỉnh Luang Pra Bang, một tỉnh miền núi có tiềm năng về nhiều mặt để phát triển du lịch, có điều kiện thiên nhiên phong phú, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có truyền thống lịch sử lâu đời, là nơi hội tụ đủ những điều kiện để trở thành một “điểm đến hấp dẫn” trong lòng du khách. Tuy nhiên, hiện nay sự phát triển, khai thác vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, hiệu quả thấp, hoạt động QLNN về du lịch chưa phát huy được vai trò vốn có của mình. Với tinh thần đó, nhiệm vụ của tác giả luận án là nghiên cứu tìm ra được những giải pháp thích hợp.

* Luận án đã nghiên cứu những nội dung như sau:

Chương 1: Đã phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang nước CHDCND Lào hiện nay, đã được các nhà khoa học ở Lào, Việt Nam và một số nước trên

thế giới công bố thông qua các tác phẩm, sách chuyên khảo, chuyên luận, công trình khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các ấn phẩm trên Tạp chí, các bài viết đã đề cập, tiếp cận, nghiên cứu đánh giá, phân tích, khái quát từ nhiều góc độ khác nhau như: quản lý công, luật học, kinh tế học, văn hoá học... trên những khía cạnh, cấp độ khác nhau. Cho đến nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện hệ thống về QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang nước CHDCND Lào. Nhất là, khái quát, phân tích làm rõ các khái niệm, vai trò và nội dung QLNN về du lịch, những quy định của văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến QLNN về du lịch với tính chất là cơ sở lý luận cũng như thực tiễn về hoạt động QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang, nước CHDCND Lào hiện nay. Từ đó, đề xuất phương hướng và giải pháp để QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang hiện nay, nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch tỉnh Luang Pra Bang, để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh trong tương lai gần.

Chương 2: luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài luận án. Cụ thể là đã lý giải được các quan niệm khác nhau về du lịch, quản lý và QLNN. Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra khái niệm QLNN về du lịch. Đồng thời, luận án đã chỉ ra được đặc điểm, vai trò của du lịch về sự phát triển kinh tế - xã hội và đặc điểm, vai trò và những nội dung QLNN về du lịch ở địa phương cấp tỉnh và luận án cũng đã đề ra và phân tích được các nhân tố tác động, ảnh hưởng tới QLNN về du lịch.

Bên cạnh đó, để làm rõ một số cơ sở lý luận về QLNN đối với du lịch ở địa phương cấp tỉnh, luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về du lịch này của một số địa phương ở nước ngoài. Từ đó, luận án đã rút ra được các bài học kinh nghiệm cho tỉnh Luang Pra Bang, nước CHDCND Lào.

Những kết quả này là cơ sở lý luận quan trọng của luận án. Đồng thời, là luận cứ khoa học cho nghiên cứu thực trạng và đề xuất phương hướng và

giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang, nước CHDCND Lào thời gian tới một cách có hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Chương 3, tác giả tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Luang Pra Bang trong giai đoạn 2012-2018. Cụ thể những nội dung đã giải quyết đó là:

- Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tài nguyên du lịch ảnh hưởng đến QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang.

Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 23

- Phân tích thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung các nội dung: Phân tích thực trạng QLNN về quy hoạch phát triển du lịch; Tạo lập môi trường pháp luật thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch; Tổ chức chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch.

- Đánh giá thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Luang Pra Bang, trong đó nêu lên những kết quả đạt được; những hạn chế, tồn tại; nguyên nhân của những hạn chế.

Chương 4: nghiên cứu cơ hội và thuận lợi, thách thức và khó khăn; quan điểm, phương hướng, dự báo phát triển du lịch tỉnh Luang Pra Bang đến năm 2030, phương hướng hoàn thiện và giải pháp chủ yếu để hoàn thiện QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang. Cụ thể đã giải quyết những nội dung sau:

Phương hướng hoàn thiện QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang trong thời gian tới, trong đó tập trung giải quyết 3 vấn đề cơ bản: Xây dựng quy hoạch cho phát triển du lịch Luang Pra Bang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Hướng hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật; Tổ chức điều hành, kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch.

Giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang. Trong nội dung này tác giả tập trung vào 5 biện pháp, đó là: Hoàn thiện quy hoạch và nâng cao chất lượng làm quy hoạch du lịch; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch; Tăng cường xúc

tiến du lịch, kêu gọi đầu tư, liên kết hợp tác trong phát triển du lịch; Đẩy mạnh cải cách hành chính đối với quản lý nhà nước về du lịch; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch.

Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương về hoàn thiện một số chính sách, tạo cơ chế nhằm giúp cho Luang Pra Bang có điều kiện phát triển du lịch trong thời gian tiếp theo.

* Luận án đã góp phần giải quyết các vấn đề như sau:

- Hệ thống hoá lý luận du lịch và QLNN về du lịch; nghiên cứu hệ thống nội dung QLNN về du lịch.

- Trên cơ sở tình hình thực tế, số liệu, kết quả thực hiện của ngành du lịch tỉnh Luang Pra Bang. Tác giả đã tổng hợp, phân tích, đánh giá đúng tình hình thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Luang Pra Bang trong giai đoạn 2012-2018.

- Dự báo một số chỉ tiêu phát triển chủ yếu về phát triển du lịch tỉnh Luang Pra Bang đến năm 2030. Trên cơ sở thực trạng và yêu cầu phát triển của ngành du lịch trong thời gian tới; đề ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang trong thời gian tới. Trong đó tập trung chủ yếu vào những nội dung QLNN về du lịch mà tỉnh Luang Pra Bang còn nhiều hạn chế, tồn tại trong thời gian qua.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ


1. Giải pháp phát triển du lịch của tỉnh Luang Pra Bang nước CHDCND Lào, Tạp chí: Quản lý nhà nước, số 258 (7/2017), tr110-112.

2. Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Luang Pra Bang nước CHDCND Lào, Tạp chí: Tài nguyên và Môi trường, số 20 (274), (10/2017), tr36-37.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. Tiếng Việt

1. Trần Xuân Ảnh (2007), Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về thị trường du lịch”, Tạp chí quản lý Nhà nước, số 132.

2. Nguyễn Thị Doan (2015), Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Đại học Quốc gia - Trường Đại học Kinh tế, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2006), Giáo trình Kinh tế Du lịch, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh (chủ biên) (1995), Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh du lịch, NXB Thống kê, Hà Nội.

5. Nguyễn Minh Đức (2007), Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch ở tỉnh Sơn La trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

6. Trần Sơn Hải (2010), Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch khu vực Duyên hải nam trung bộ và Tây nguyên, Luận án tiến sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.

7. Học viện Hành chính Quốc gia (2011), Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Học viện Hành Chính Quốc gia (2009), Thuật ngữ hành chính, Lưu hành nội bộ, Hà Nội.

9. Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (2013), Báo cáo thống kê Hội đồng Du lịch và lữ hành thế giới (WTTC), trang www.wttc.org, [truy cập ngày 20/8/2015].

10.Hum Phăn Khưa Pa Sít (2008), Phát triển Du lịch trên địa bàn tỉnh Luang Pra Bang trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

11. Vũ Khoan (2005), “Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2010”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11.

12. Nguyễn Văn Lưu (2008), Du lịch Việt Nam Hội nhập trong Asean, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

13. Mác - Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, tập 23, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Nuyễn Văn Mạnh (2007), “Để du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững sau khi gia nhập WTO”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 115.

15. Martin Oppermann và Kye-Sung Chon (1977), Tourism in Developing Countries (Du lịch ở nước đang phát triển), NXB International Thomson Business Press.

16. Trần Văn Mậu (2001), Tổ chức phục vụ các dịch vụ du lịch, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

17. S.Medlik (1995), Managing Tourism (Quản lý Du lịch), NXB Butterworth

- Heinemann Ltd.

18. Hồ Chi Minh (2000), Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Nguyễn Năng Nam “Phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay”, Tạp chí quản lý nhà nước, Học viện hành chính quốc gia số 228 (1/2015).

20. Nguyễn Thị Hồng Ngoan (2012), Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.

21. Hồ Đức Phớc (2009), Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

22. Phút Sa Đi Păn Nha Sít (2015), Quản lý hoạt động du lịch bằng pháp luật ở nước CHDCND Lào, Luận án luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

23. Quốc hội Việt Nam (2014), Luật Doanh nghiệp.

24. Quốc hội Việt Nam (2017), Luật Du lịch.

25. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư.

26. Quốc hội (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

27. Bùi Tiến Quý (2000), Phát triển và quản lý nhà nước về kinh tế dịch vụ,

NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

28. Cung Kim Tiến (Chủ biên) (2002), Từ điển Triết học, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

29. Hoàng Anh Tuấn (2007), “Du lịch Việt Nam - Thành tựu và phát triển”,

Tạp chí Quản lý nhà nước, số 133.

30. Nguyễn Quốc Tuấn (2008), Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Kiên Giang hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

31. Nguyễn Minh Tuệ - Vũ Tuấn Cảnh - Lê Thông - Phạm Xuân Hậu - Ngyễn Kim Hồng (1997), Địa lý du lịch, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

32. Trần Nguyễn Tuyên (2005), “Du lịch Việt Nam phát triển theo hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 114.

33. Trịnh Đăng Thanh (2004), “Một số suy nghĩ về công tác quản lý Nhà nước đối với ngành du lịch”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 98.

34.Trịnh Đăng Thanh (2004), Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

35. Hoàng Văn Thành (2014), Giáo trình Marketing Du lịch, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.

36. Võ Thị Thắng (2001), “Tăng cường quản lý Nhà nước để du lịch Việt Nam phát huy vai trò ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 7(66).

37. Đỗ Cẩm Thơ (Chủ nhiệm) (2008), Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện Nghiên cứu du lịch Việt Nam, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023