Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk - 13

thường cây trồng thì phải bồi thường giá theo tuổi cây tại thời điểm nhận tiền.

- Đối với giá bồi thường nhà cửa, tài sản, vật kiến trúc: Đề nghị UBND tỉnh ban hành quy định hệ số trượt giá đối với đơn giá bồi thường là nhà cửa, vật kiến trúc và tài sản khác theo từng thời điểm.

- Về vốn: Đối với vốn ngân sách Nhà nước: Thì phải chuẩn bị nguồn vốn bồi thường, GPMB, phải có thông báo về nguồn vốn, phải có quyết định ghi vốn. Đối với vốn của doanh nghiệp: Phải có vốn ký quỹ, mở tại Ngân hàng.

- Đề nghị UBND tỉnh thành lập đơn vị tư vấn giá đủ năng lực để tư vấn giá đất sát giá thị trường làm cơ sở cho việc xây dựng khung giá đất, phục vụ công tác bồi thường, GPMB. Tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến giáo dục về chính sách, pháp luật đất đai đến với người dân đặc biệt đối với người dân có đất bị thu hồi. Thực hiện công tác cải cách hành chính về lĩnh vực đất đai. Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

- Do quá trình quản lý sử dụng đất của chính quyền địa phương qua các giai đoạn còn lỏng lẻo, chế độ chính sách pháp luật thay đổi liên tục dẫn đến người dân xâm canh, sử dụng ổn định đất lâu năm và không có giấy tờ quyền sử dụng đất nhưng không có biện pháp xử lý, nên khi thu hồi đất không thuộc đối tượng được bồi thường, thì phải có biện pháp hỗ trợ cho phù hợp.

- Đề nghị UBND tỉnh quy định đối với cấp huyện, thị xã những nội dung

sau:

+ Các Trung tâm phát triển quỹ đất, phòng Tài nguyên & Môi trường

huyện, thị xã, thành phố, tỉnh phải thực hiện đồng bộ, thống nhất về trình tự, về các bước lập phương án, về thời gian niêm yết, phương thức niêm yết, về việc thành lập Hội đồng thực hiện phương án về thời gian thẩm định, về thành phần tham gia thẩm định, phê duyệt...

+ UBND các huyện, thị xã, thành phố đề xuất quỹ đất để xây dựng các khu TĐC trước khi thu hồi đất đảm bảo nguyên tắc bằng hoặc hơn nơi ở cũ; xây dựng khu TĐC với nhiều mức giá khác nhau đảm bảo cho người dân có nhiều lựa chọn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

+ Kiểm tra, đánh giá và tổng kết thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn cấp xã, cấp huyện, thị xã, thành phố nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm; phát hiện những thiếu sót vi phạm, khó

khăn, vướng mắc để tháo gỡ kịp thời, nhằm đưa công tác quản lý nhà nước về đất đai vào trật tự, kỷ cương và phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk - 13

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở những quan điểm của Đảng, định hướng của Nhà nước. Từ thực trạng quản lý nhà nước về bồi tường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, trong chương 3 đã đề ra phương hướng mục tiêu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk. Các giải pháp đề xuất mang tính đồng bộ được nghiên cứu dựa trên kết quả nghiên cứu của chương 1 và chương 2 kết hợp với những kinh nghiệm từ một số địa phương trong vấn đề quản lý nhà về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk.

Trên cơ sở phân tích nội dung các quy định của pháp luật và đánh giá quá trình áp dụng các quy định trên thực tế ở Chương 2, để từ đó rút ra những bất cập cần hoàn thiện. Tại Chương 3 đã đưa ra những luận giải khoa học cho sự cần thiết để nâng cao công tác bồi thường khi nhà nước thu hồi đất.

KẾT LUẬN

Quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề phức tạp và mang tính thời sự nóng bỏng, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội; có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống tâm lý của người dân và tác động không nhỏ đến sự ổn định chính trị. Với mục tiêu đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới tạo nền tảng đến năm 2025, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp và phát triển theo hướng hiện đại thì chúng ta không thể không thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước. Để giải quyết bài toán đất đai đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH đất nước thì việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để chuyển đổi mục đích sử dụng một số loại đất đang sử dụng sang mục đích sử dụng khác thông qua hình thức Nhà nước thu hồi đất và thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là việc làm khó tránh khỏi. Tuy nhiên việc làm này gây nhiều hậu quả mà nếu không giải quyết dứt điểm, kịp thời sẽ phát sinh tranh chấp, khiếu nại kéo dài và tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định chính trị. Khung pháp lý quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ra đời nhằm tạo một hành lang pháp lý cơ bản cho việc thực hiện thu hồi đất và giải quyết hài hòa lợi ích các bên liên quan: lợi ích Nhà nước, lợi ích người bị thu hồi đất và lợi ích doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đất. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở tại Chương 1, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại Chương 2 và Chương 3 của Luận văn; bản thân tôi xin được rút ra một số kết luận chủ yếu sau đây:

1. Việc thu hồi đất và thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chỉ thực hiện trong những trường hợp thật cần thiết để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế chung của đất nước, điều này đã được ghi nhận trong Luật đất đai 2003, Luật đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ.

2. Việc thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích: Quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và sử dụng vào các mục đích phát triển kinh tế chung của đất nước là không do lỗi của người sử dụng đất gây ra mà xuất phát từ nhu cầu khách quan của xã hội. Do vây, Nhà nước với tư cách là một tổ chức

chính trị quyền lực do xã hội thiết lập nên, thay mặt xã hội có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho đối tượng bị thu hồi đất; đây không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là trách nhiệm xã hội của nhà nước.

3. Việc nhà nước thu hồi đất, đã có nhiều trường hợp gây ra hậu quả nặng nề cho người bị thu hồi đất như: Mất chỗ ở, đất ở, tài sản bị tháo dở nhưng giá trị đền bù chưa thỏa đáng do vậy họ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sau khi di chuyển chỗ ở, nội dung này đã được phân tích ở Chương 2; nhiều trường hợp hộ gia đình nông dân bị thu hồi hết đất nông nghiệp và đã trở thành người không còn tư liệu sản xuất, rơi vào cảnh thiếu việc làm, không ổn định sinh kế. Để đảm bảo quyền và lợi ích của người sử dụng đất, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở Việt Nam không chỉ đề cập đến bồi thường mà còn có các quy định về hỗ trợ cho người bị thu hồi đất, hỗ trợ thuê nhà tạm cư, hỗ trợ đất tái định cư, hỗ trợ hạ tầng tại các khu tái định cư, hỗ trợ nhà chung cư, hỗ trợ về giá tài sản khi bị tháo dỡ di chuyển, ... và những người thu hồi đất nông nghiệp thì hỗ trợ tạo việc làm để ổn định cuộc sống.

4. Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phát triển mạnh mẽ khi Luật đất đai 1993 và các văn bản hướng dẫn ra đời có hiệu lực; lĩnh vực pháp luật này thường xuyên được rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện nhằm phù hợp với thực tiễn. Hệ thống các văn bản pháp luật đất đai gồm Luật đất đai 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004, Nghị định số 84/2004/NĐ-CP ngày 25/5/2007, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009, ... và hiện nay là Luật đất đai 2013 và gồm các Nghị định số: 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014; 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014; 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014; 46/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014; 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014, các văn bản pháp luật đã tạo cơ sở pháp lý cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

5. Đối với các tỉnh, thành phố trong nước, phương pháp thu hồi đất ở thành Đà Nẵng và tỉnh Lâm Đồng luôn áp dụng cách thức dân chủ công khai, minh bạch và tranh thủ ý kiến của cộng đồng dân cư là một điểm then chốt để hoàn thành cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ của từng địa phương. Một điểm quan trọng mà các tỉnh thành khác phải suy nghĩ để học tập là cách làm quy hoạch mở rộng giao thông của thành phố Đà Nẵng như đã trình bày tại Chương 1 khi quy hoạch giao

thông thành phố luôn công khai đến các hộ dân bị ảnh hưởng và mở rộng quỹ đất để khai thác quỹ đất dọc hai bên đường để bố trí lại dân cư cho những hộ ở mặt tiền bị thu hồi đất, đều này đã tránh được người bị mất đất mặt tiền vào khu tái định cư gây bất bình trong người bị thu hồi đất.

6. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai một số nội dung quản lý nhà nước về bồi thường còn những điểm hạn chế chủ yếu sau: Khi thực hiện Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật thì việc xác định giá đất để bồi thường theo Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh công bố hàng năm là chưa phù hợp (nhất là giá đất ở), do bảng giá đất này luôn thấp hơn giá đất thực tế trên thị trường nên không được người bị thu hồi đất chấp nhận; giá đất bồi thường là giá đất được xác định tại thời điểm cơ quan nhà nước ra Quyết định thu hồi đất là chưa hợp lý bởi vì tại thời điểm người bị thu hồi đất chưa nhận được tiền bồi thường mà phải một thời gian sau mới nhận được tiền do thủ tục thực hiện chậm trễ, rắc rối qua nhiều cơ quan tham mưu. Việc hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị thu hồi đất (các hộ nông nghiệp) đạt hiệu quả thấp và còn mang tính hình thức do thiếu cơ chế đồng bộ, cụ thể để thực thi. Việc giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước - Người bị thu hồi đất - Doanh nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất chưa đạt được kết quả mong muốn, người bị thu hồi đất đa số còn là gánh nặng chịu thiệt thòi khi bị thu hồi đất.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Báo cáo Ủy ban nhân dân thị xã Buôn hồ, tỉnh Đăk Lăk năm 2018 – 2020.

2. Báo cáo thống kê của Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã Buôn Hồ năm 2018, 2019, 2020.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014) quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4. Chính phủ (2014), Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

5. Chính phủ (2014) Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì định mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP.

6. Phan Trung Hiền: “Pháp luật về đền bù và giải phóng mặt bằng ở Việt Nam - Cân bằng giữa lợi ích Nhà nước và lợi ích người dân”, Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, 2008, tr. 109-117.

7. Hoàng Phê (chủ biên): Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, Nxb. Đà Nẵng.

8. Trung tâm phát triển Quỹ đất thị xã Buôn Hồ, báo cáo số liệu bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất giai đoạn 2016 -2020

9. Quốc hội, K13 (2013), Luật đất đai 2013.

10. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Uỷ ban nhân dân Thị xã Buôn Hồ, (2020) Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2020.

12. Uỷ ban nhân dân Thị xã Buôn Hồ, (2020) Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2020.

13. Viện Khoa học pháp lý (1999), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển Bách khoa – Nxb. Tư pháp.

14. Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng việt, Nxb. Đà Nẵng.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 21/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí