Nguồn Lực Cho Việc Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Của Địa Phương


150/QĐ Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020 của UBND trong việc nâng cao chất lượng của toàn ngành du lịch của tỉnh, tỉnh cũng phối hợp với các tổ chức nhằm nghiên cứu và đề xuất các chính sách xây dựng phát triển ngành du lịch góp phần quan trọng cho quản lý nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch.

Ngành du lịch tỉnh đã tham gia các dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện các Nghị định của Chính Phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Du lịch về cơ sở lưu trú, Lữ hành, quảng bá xúc tiến du lịch, chi nhánh văn phòng đại diện; Kế hoạch Marketing du lịch Việt Nam giai đoạn 2020– 2025 định hướng đến 2025, xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê báo cáo định kỳ ngành du lịch. UBND tỉnh đã phối hợp với các thị xã, thành phố, huyện có tiềm năng về du lịch để tuyên truyền, phổ biến Luật Du lịch cho các cơ sở doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn. Đề xuất các giải pháp, phương án tăng cường hợp tác phát triển du lịch Điện Biên với một số tỉnh, thành phố trong nước như Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Hà Nội và một số nước trong khu vực như Lào, Thái Lan. Tỉnh Điện Biên cũng đưa ra những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội để khuyến khích sự phát triển du lịch bằng các chính sách và ưu đãi đặc biệt. Tỉnh hiện nay đưa ra những ưu đãi nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số dự án cụ thể, rất nhiều trong số đó liên quan đến du lịch. Ví dụ như ưu đãi của nhà nước cho nhà đầu tư với thuế suất ưu đãi áp dụng cho thu nhập từ hoạt động kinh doanh, góp vốn, chuyển giao công nghệ và miễn thuế nhập khẩu và những ưu đãi tương tự khác của tỉnh cùng những chi phí thuế đất đặc biệt áp dụng cho một số dự án nhất định được nêu rõ trong nội dung xúc tiến đầu tư tỉnh đề ra. UBND tỉnh đã phê duyệt ban hành các danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tất cả nhữn chính sách như vậy đã góp phần thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh trong những năm qua.


3.4.3. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực ngành du lịch

Điện Biên là một tỉnh có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú để phát triển các loại hình du lịch. Thế nhưng, thực tế cho thấy thời gian qua, Điện Biên vẫn chưa khai thác hiệu quả những tiềm năng đó. Nguyên nhân có nhiều, song phải kể đến chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn hạn chế. Đây cũng là thách thức không nhỏ đối với sự phát triển du lịch của tỉnh. Hiện nay, Điện Biên có ngày càng nhiều lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch, bên cạnh đó là những lao động làm việc trong các khách sạn, các công ty du lịch, các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống. Xét về tổng thể, lực lượng lao động nói chung là đủ. Tuy nhiên, lượng lao động du lịch của tỉnh tính đến thời điểm này chưa được đào tạo bài bản, chất lượng nhìn chung còn yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành du lịch của tỉnh Điện Biên nói riêng và mặt bằng trình độ của du lịch cả nước nói chung. Theo báo cáo của sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Điện Biên thì hiện nay phần lớn số lao động du lịch không tiếp tục học lên đại học và hầu như không được đào tạo chính quy về nghiệp vụ du lịch. Đây là tình trạng chung đối với ngành du lịch của tỉnh trong những năm qua.

3.4.4. Nguồn lực cho việc phát triển kinh tế du lịch của địa phương

Điện Biên nằm ở ngã ba biên giới giáp cả 2 nước Lào và Trung Quốc; trên tuyến biên giới Việt – Lào đã mở cửa khẩu quốc tế Tây Trang - Xốp Hùn và cửa khẩu chính Huổi Puốc – Na Son; trên tuyến biên giới Trung Quốc có lối mở A Pa Chải – Long Phú, hiện đang hoàn tất thủ tục để khai thông cửa khẩu với quy mô là cửa khẩu quốc gia. Khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang đã được đầu tư xây dựng một số hạng mục, chính là điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu với các tỉnh Bắc Lào và Tây Nam Trung Quốc. Điều này không sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển trong những năm tới.


Cùng với việc phát triển hạ tầng hàng không, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đã và đang được đầu tư, nâng cấp như: Hệ thống đường bộ đi Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, đi Lai Châu - Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ và các tỉnh Đông Bắc tạo thành cung kết nối giữa các tỉnh, vùng miền trong và ngoài nước, là cầu nối thuận lợi giữa khu vực Bắc Bộ với các tỉnh Bắc Lào, khu vực Tây Nam Trung Quốc và Đông Bắc Thái Lan.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Việc đầu tư phát triển hạ tầng, sản phẩm du lịch từng bước đáp ứng nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn danh lam, thắng cảnh của du khách trong và ngoài nước. Nhiều công trình du lịch, thiết chế văn hóa được đưa vào sử dụng, tạo điểm nhấn quan trọng để tỉnh tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội gắn với các hoạt động quảng bá và phát triển du lịch của tỉnh. Đến nay, hầu hết di tích lịch sử, văn hóa được trùng tu, tôn tạo. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống được khôi phục và phát triển, các khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú từng bước được xây dựng. Các hoạt động du lịch, dịch vụ đã thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế, tạo nguồn thu không nhỏ cho ngân sách tỉnh, góp phần nâng cao tỷ trọng lĩnh vực dịch vụ, du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động trên địa bàn, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Là tỉnh có địa hình đa dạng, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, với hệ sinh thái đa dạng, nguồn nước khoáng nóng tự nhiên, có 19 dân tộc cùng chung sống với nền văn hóa đa dạng tạo nên nguồn tài nguyên du lịch phong phú, thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng. Toàn tỉnh hiện có 21 di tích được xếp hạng, trong đó, nổi bật nhất là quần thể Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ - là quần thể các di tích gắn với cuộc kháng chiến chống Pháp và khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2015.

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch tỉnh Điện Biên - 13


3.4. Đánh giá chung đối với quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên

3.4.1. Những kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Trong những năm qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn song vấn đề quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Điện Biên có những chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. QLNN trong lĩnh vực du lịch được tăng cường, nhiều đề án, quy hoạch được triển khai thực hiện, việc bảo tồn những giá trị văn hóa được quan tâm, cơ chế chính sách thu hút đầu tư được cải thiện. Sau đây là những kết quả nổi bật:

Thứ nhất, việc xây dựng, tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh có sự đổi mới cả về nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình sát hợp với thị trường và phù hợp với định hướng phát triển chung của địa phương. Với quy hoạch, định hướng chiến lược bài bản, Điện Biên đã thu hút một số doanh nghiệp đầu tư vào những sản phẩm du lịch.

Thứ hai, việc chỉ đạo xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản, các cơ chế, chính sách phát triển du lịch ngày càng tiến bộ. Điều đó đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, và tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực du lịch được chú trọng. Các nội dung quy định về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch, quy hoạch du lịch, công nhận và tổ chức quản lý khu, tuyến, điểm du lịch; các quy định về bảo đảm an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn, bảo hiểm du lịch và giải quyết yêu cầu, kiến nghị của


khách du lịch đều đã thể hiện được chính sách của nhà nước Việt Nam trong việc nâng cao sức cạnh tranh, hấp dẫn của du lịch của Điện Biên, bảo vệ được quyền lợi chính đáng của khách du lịch và các nhà đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

Thứ ba, việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch được kiện toàn. Vai trò quản lý nhà nước được UBND tỉnh giao cho sở VHTT&DL phối kết hợp với các sở ban ngành liên quan đồng hành cùng các doanh nghiệp tiếp tục được quan tâm. Sự quan tâm, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý đã tạo điều kiện cho hoạt động du lịch đạt hiệu quả cao hơn. Một số điểm, khu du lịch đã hoạt động nhiều năm đều có sự quản lý điều hành của doanh nghiệp hoặc Ban Quản lý, như: Ban Quản lý khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ, Ban quản lý Khu du lịch Pa Khoáng.

Thứ tư, công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch được tăng cường, nâng cao kiến thức về văn hóa, lịch sử, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, hướng dẫn du lịch,…cho lực lượng lao động ngành du lịch của tỉnh. Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển du lịch của ngành, có tác động quyết định trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và sự phát triển ngành du lịch địa phương. Các doanh nghiệp du lịch có phát triển kinh doanh được hay không phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ nhân viên của mình. Nhận thức con người là nhân tố quyết định, nên tỉnh tập trung nguồn lực cho đào tạo con người biết xây dựng thể chế và tư duy đổi mới với nhiệt huyết, sáng tạo không ngừng và không bị mai một. Điện Biên có chính sách thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng quản lý cho đội ngũ cán bộ làm trong ngành du lịch.

Thứ năm, hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch được đổi mới và có hiệu quả thiết thực. Công tác xã hội hóa được chú trọng nên đã thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia vào các cuộc xúc tiến quan trọng: Tỉnh cử các đoàn


tham gia các hoạt động quảng bá du lịch trong cả nước, tỉnh cũng chú trọng tổ chức các sự kiện, lễ hội lớn của địa phương nhằm quảng bá về sự đa dạng về hoạt động du lịch của địa phương cho bạn bè trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, tỉnh cũng quảng bá du lịch địa phương bằng việc sản xuất các video, pa nô, áp phích, giới thiệu các địa danh và hoạt động du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thứ sáu, hoạt động kinh doanh phát triển du lịch những năm qua có chuyển biến tích cực về cơ sở hạ tầng, một số dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Đó là tín hiệu tốt trong việc đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sự phong phú về sản phẩm du lịch, đáp ứng mục tiêu thu hút khách du lịch có khả năng chi tiêu cao trong giai đoạn tới. Cơ sở lưu trú được đầu tư mới trong những năm gần đây đều có quy mô lớn chất lượng dịch vụ, công suất sử dụng buồng phòng cao. Xu thế này đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng tăng trưởng.

Thứ bảy, công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch được duy trì thường xuyên, góp phần ổn định thị trường, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh du lịch, giữ gìn kỷ cương pháp luật trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm trong khu vực kinh doanh. Chú trọng nhắc nhở, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thực hiện nghiêm túc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.

Để có được những kết quả trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch như trên là nhờ:

- Cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung, cơ chế, chính sách, pháp luật của tỉnh nói riêng, nhất là Luật Du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật khác từng bước tạo sự thuận lợi cho quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Điện Biên.

- Tỉnh Điện Biên luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương


Đảng, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương.

- Tỉnh ủy, UBND có sự năng động trong việc lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Trung ương cũng như ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, các cấp ngành trong tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh về quản lý nhà nước đối với du lịch, đã có sự nỗ lực phấn đấu và quyết tâm hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Chính quyền tỉnh dã tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch đối với các địa phương khác trong cả nước.

- Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh từng bước được sắp xếp lại, đã có sự phối hợp giữa các cơ qua chuyên môn của tỉnh trong việc xử lý các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực này.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch từng bước được nâng lên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch được quan tâm thực hiện.

3.4.2. Những hạn chế trong quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Điện Biên thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế nhất định:

Một là, công tác xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch chưa thực hiện tốt. Những căn cứ để xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch còn chưa đầy đủ và chính xác. Cụ thể là, còn thiếu các cuộc điều tra, nghiên cứu thị trường, các tài liệu phân tích…Các tài liệu đánh giá chưa cụ thể, danh mục đầu tư trải rộng, các dự báo, các tiêu chuẩn định mức tính toán chưa thật sát với điều kiện cụ thể của tỉnh, chưa lường hết được những biến động và những khó khăn sẽ nảy sinh. Các quy hoạch, kế hoạch thiếu các phương pháp khoa học hỗ trợ. Chưa chú trọng đến việc giúp các


doanh nghiệp kinh doanh du lịch xây dựng chiến lược phát triển, gắn chiến lược doanh nghiệp với chiến lược của tỉnh. Hệ thống các chiến lược, quy hoạch chưa quan tâm đúng đến đầu tư khôi phục, chỉnh trang, mở rộng các cơ sở, các điểm hiện có theo quan điểm hệ thống với chất lượng cao.

Hai là, việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách để quản lý, điều hành các hoạt động du lịch còn chậm, nội dung chưa sát với điều kiện, tiềm năng phát triển du lịch ở tỉnh và chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch. Thủ tục hành chính đối với các hoạt động du lịch nhìn chung còn rườm rà. Công tác tuyên truyển, phổ biến pháp luật về du lịch cho người dân và việc nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay.

Ba là, bộ máy tổ chức quản lý hoạt động còn thiếu đồng bộ, chưa có sự phối hợp, phân chia nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng giữa các ban, ngành liên quan. Năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch chưa theo kịp yêu cầu, một số vấn đề chậm phát hiện, nghiên cứu chưa sâu, chưa kịp thời đề xuất giải pháp khắc phục. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện DNNN hoạt động trong lĩnh vực du lịch của tỉnh mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vẫn chậm so với kế hoạch đề ra và có hiệu quả thấp.

Bốn là, công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế, chưa khắc phục được những bất cập trong công tác đào tạo nghiệp vụ du lịch trước yêu cầu phát triển ngành hiện nay cũng như tình trạng chất lượng nguồn nhân lực thấp, thiếu đội ngũ lao động tay nghề cao, chất lượng phục vụ chưa đồng đều và thiếu tính chuyên nghiệp. Có một thực tế cho thấy rất rõ, nhiều cán bộ trong ngành du lịch nhưng lại tốt nghiệp từ những chuyên ngành khác. Ngoài ra, số lượng hướng dẫn viên tại các điểm du lịch trình độ chuyên môn còn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/04/2023