Một là, hạn chế đi dến xóa bỏ những quy định mang tính áp đặt hành chính của Nhà nước.
Hai là, vấn đề tạo lập khả năng, điều kiện để các TĐKT tích tụ , tập trung vốn, tăng sức mạnh cạnh tranh.
Ba là, vấn đề tự chủ.
Bốn là, vấn đề tổ chức và công tác cán bộ.
Năm là, vấn đề cơ sở pháp lý cho việc tạo lập quan hệ giữa công ty mẹ với vông ty con và giữa các đơn vị trong TĐKT.
Đây là căn cứ thực tiễn cho việc đề ra giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với TCT 90 – 91 theo hướng hỡnh thành TĐKT ở phần sau.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ HỆ THỐNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TCT 90-91 THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH TĐKT Ở VIỆT NAM
3.1. Phương hướng
Có thể bạn quan tâm!
- Qu¶n Lý Qu¸ Tr×Nh Ph¸t Trión Tæng C«Ng Ty 90-91 Thµnh Tëp
- Đánh Giá Về Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Đối Với Các Tct 90-91 Theo Hướng Hình Thành Tập Đoàn Kinh Tế Và Những Vấn Đề Cần Xử Lý.
- Quản lý nhà nước đối với TCT90-91 theo hướng hình thành TĐKT - 15
- Ph−¬Ng H−Íng ®Æi Míi Qu¶n Lý Nhµ N−Íc ®Èi Víi Tæng C«Ng Ty 90-91 Theo H−Íng H×Nh Thµnh Tëp ®Oµn Kinh Tõ Ë Viöt Nam
- Hö Thèng Gi¶i Ph¸p Hoµn Thiön Qlnn ®Èi Víi Tct 90 – 91 Theo H−Íng H×Nh Thµnh T§kt
- Nhóm Giải Pháp Đổi Mới Một Số Công Cụ Quản Lý Vĩ Mô Của Nhà
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2020
Chiến lược phát triển kinh tế đất nước là căn cứ, cơ sở để các doanh nghiệp nhà nước lớn xác định chiến lược phát triển, đồng thời là mục tiêu của quản lý nhà nước đối với TCT 90-91 theo hướng hình thành TĐKT. Đường lối phát triển kinh tế xã hội đất nước đến năm 2020 được xác định trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X:
Một là, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đây là đường lối quan trọng để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, để nâng cao không ngừng đời sống cuả nhân dân trên mọi vùng miền của đất nước. Con đường phát triển của nước ta khác hẳn với các nước khác, thể hiện ở chỗ chúng ta vận dụng thành quả phát triển của nhân loại về kinh tế thị trường với đầy đủ các quy luật của nó nhưng đồng thời thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay từ khâu xây dựng chính sách phát triển phù hợp với thực trạng phát triển của nền kinh tế để phát triển văn hoá, y tế giáo dục... Trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường phải đồng thời nâng cao vai trò và năng lực của bộ máy hành chính Nhà nước, để Nhà nước quản lý và tác động vào nền kinh tế bằng những công cụ như chính sách pháp luật, chính sách thuế và ưu đãi đầu tư. Từng bước tách được nhiệm vụ quản lý nhà nước với nhiệm vụ của người chủ sở hữu trong các DNNN, thực hiện bình đẳng giữa các thành phần và loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế không phân biệt hình thức sở hữu. Đặc biệt cần có các biện pháp khẩn trương, đồng bộ và có hiệu quả trong việc đổi mới phương thức quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN.
Hai là, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ môi trường sống; thông qua các hình thức đầu tư hợp lý để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá có xuất xứ từ Việt Nam và hình thành các ngành, lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế phát triển. Trong đó, tập trung đầu tư để công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn nhằm từng bước nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân hiện đang sinh sống tại nông thôn, gắn phát triển kinh tế bền vững với bảo tồn, phát triển văn hoá, phong tục cổ truyền của dân tộc và bảo vệ môi trường sống. Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá theo hướng hiện đại phải chú ý xây dựng và phát triển những vùng kinh tế trọng điểm, kinh tế biển nhằm tạo động lực thu hút nguồn lao động từ các khu vực còn kém phát triển và vươn ra tận dụng điều kiện địa chính trị thuận lợi của nước ta.
Ba là, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực: Tập trung nguồn lực còn hạn hẹp của ngân sách nhà nước đầu tư cho cơ sở hạ tầng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi và căn cứ cách mạng để từng bước hỗ trợ đồng báo xoá đói giảm nghèo và đào tạo đội ngũ người lao động có tay nghề đáp ứng được đòi hỏi phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa phương. Thực hiện xã hội hoá giáo dục dạy nghề theo hướng Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng gánh vác các chi phí đào tạo theo tỷ lệ hợp lý, phù hợp với khả năng kinh tế của từng vùng. Mặt khác, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học ở một số lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, đẩy nhanh quá trình chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học vào cuộc sống, vừa tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm có xuất sứ từ Việt Nam, vừa góp phần tăng thu nhập cho người làm công tác nghiên cứu.
Bốn là, thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển: đây là sự khác biệt lớn trong việc hình thành chính sách vĩ mô để phát triển kinh tế xã hội nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng ta khuyến khích và có chính sách hỗ trợ phù hợp với pháp luật quốc tế và trong nước để mọi công dân và những người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam
tham gia sản xuất kinh doanh, làm giàu chính đáng. Đồng thời xây dựng hệ thống chính sách thuế công bằng, tạo nguồn thu để tăng ngân sách nhà nước trong việc chi đầu tư cho y tế, giáo dục và các cơ sở hạ tầng thiết yếu khác.
Năm là, phát triển văn hoá, nền tảng tinh thần của xã hội: phát triển văn hoá để phục vụ phát triển kinh tế xã hội theo hướng giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, xây dựng con người mới vừa có trình độ vừa có lòng yêu nước thương dân, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới đồng thời phát triển văn hoá văn nghệ cổ truyền, đảm bảo khi đạt được các tiêu chí của một đất nước có trình độ công nghiệp hoá theo hướng hiện đại thì đồng thời cũng có một nền văn hoá vừa hiện đại, vừa mang đậm bản sắc dân tộc.
Sáu là, mở rộng quan hệ đối ngoại, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tạo điều kiện hoà bình cho đất nước phát triển cả về kinh tế xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng; có các chương trình hành động cả ở cấp quốc gia lẫn cơ sở trong việc tham gia thực hiện nghĩa vụ của thành viên tổ chức WTO, đồng thời tận dụng các lợi thế do việc gia nhập đem lại để phát triển kinh tế trong nước làm tiền đề hỗ trợ cho các hoạt động đối ngoại khác đảm bảo độc lập tự chủ, hoà bình và phát triển cho đất nước.
Bảy là, phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Tiếp tục thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tôn trọng quyền của người dân trong việc tham gia xây dựng chính sách pháp luật và giám sát thực hiện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Nâng cao năng lực quản lý của các cấp chính quyền, thực hiện phương châm cơ quan lập pháp phải mạnh, cơ quan hành pháp phải thông suốt từ trung ương đến cơ sở, cơ quan tư pháp phải trong sạch vững mạnh, dân chủ, văn minh, bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người. Tăng cường đấu tranh phòng chống tham nhũng trong các cơ quan quản lý nhà nước, thực hành tiết kiệm chống lãng phí đồng bộ toàn diện trong các cơ quan, doanh nghiệp và cả trong từng gia đình.
Tám là, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 là "nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy
sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; phát triển văn hoá; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững hơn, gắn với phát triển con người. Đến năm 2010, tổng sản phẩm trong nước (GDP) gấp hơn 2,1 lần so với năm 2000. (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXBCTQG, Hà Nội năm 2006, trang 76)
Tỷ trọng GDP của công nghiệp 40 - 41%; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn khoảng 50%. Định hướng phát triển công nghiệp trong 10 năm tới là đạt mức tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp (cả xây dựng) bình quân 10 - 10,5%/năm. Đến năm 2010 lao động công nghiệp chiếm 23 - 24% số lao động và giá trị xuất khẩu công nghiệp 70 - 75% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đảm bảo cung cấp đủ và an toàn năng lượng (điện, dầu khí, than); đáp ứng đủ nhu cầu về thép xây dựng, phân lân, một phần phân đạm; cơ khí chế tạo đáp ứng 40% nhu cầu trong nước, tỷ lệ nội địa hoá trong sản xuất xe cơ giới, máy và thiết bị đạt 60 - 70%, công nghiệp điện tử - thông tin trở thành ngành mũi nhọn; chế biến hầu hết nông sản xuất khẩu; công nghiệp hàng tiêu dùng đáp ứng được nhu cầu trong nước và tăng nhanh xuất khẩu.
3.1.2. Bối cảnh quốc tế và Việt Nam tác động đến đổi mới quản lý nhà nước đối với TCT 90-91 theo hướng hình thành TĐKT.
Thứ nhất, toàn cầu hoá kinh tế tiếp tục phát triển mạnh với những nét mới.
Toàn cầu hoá kinh tế vẫn là xu thế lớn, tiếp tục phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và tác động đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội của các quốc gia. Trong 5 - 10 năm tới, nhân tố quyết định sự phát triển của toàn cầu hoá kinh tế vẫn là lực lượng sản xuất thế giới, trong đó khoa học - công nghệ là
động lực quan trọng nhất. Do đó, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ tiếp tục thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế phát triển mạnh. Nhu cầu tăng cường phối hợp giữa các quốc gia để đối phó với các thách thức kinh tế toàn cầu (nguy cơ khủng hoảng, an ninh năng lượng, thay đổi khí hậu...) cũng là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển toàn cầu hoá kinh tế. So với các thập kỷ trước, toàn cầu hoá kinh tế trong thập kỷ tới có thể có những điểm mới sau đây:
- Sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ và mức độ gắn kết các nền kinh tế ngày càng cao làm cho thế giới ngày càng "phẳng" hơn. Mức độ "phẳng" của kinh tế thế giới với sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa các nền kinh tế một mặt tạo ra nhiều cơ hội phát triển thương mại, đầu tư, tài chính, công nghệ... nhưng mặt khác khiến các biến động và khủng hoảng kinh tế dễ lan toả và tác động sâu rộng hơn. Sự trỗi dậy của Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nền kinh tế mới nổi lớn khác (Nga, Bra-xin, Mê-hi-cô, Nam Phi...) khiến toàn cầu hoá kinh tế ngày càng bớt bị phương Tây chi phối hơn, trong khi vai trò các nước đang phát triển tăng lên rõ rệt. Tương quan lực lượng kinh tế mới tạo sức ép các thể chế kinh tế toàn cầu (Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, G8, G-77...) phải cải cách, điều chỉnh "luật chơi" theo hướng cân bằng hơn quan hệ Bắc - Nam, thể hiện nhiều hơn tiếng nói của các nước đang phát triển mà đi đầu là nhóm BRIC (Bra-xin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc), G-20. Nhiều tổ chức liên kết kinh tế khu vực như Liên minh Châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)... cũng phải điều chỉnh mạnh để thích ứng với xu thế vận động của kinh tế thế giới và khu vực. Xuất hiện ngày càng nhiều công ty đa quốc gia, đặc biệt là các công ty có xuất xứ từ các nền kinh tế mới nổi, thách thức và cạnh tranh quyết liệt với các công ty đa quốc gia của các nước phát triển.
Một số nền kinh tế mới nổi đang nỗ lực tranh thủ mọi cơ hội của toàn cầu hoá để thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển. Những nước có khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn và công nghệ mới có thể tranh thủ được lợi ích của toàn cầu hoá kinh tế, ngược lại, những nước không có chiến lược công
nghệ phù hợp sẽ đối phó với nguy cơ tụt hậu ngày càng lớn. Trong số các nước đang phát triển, nhóm BRIC có nhiều lợi thế và vị thế tốt để tham gia sáng tạo công nghệ mới như các nước phát triển, qua đó ngày càng nâng cao vị thế trong bản đồ kinh tế toàn cầu. Châu Âu đứng trước nguy cơ bị Châu Á vượt qua trong một số lĩnh vực công nghệ. Mỹ tuy vẫn dẫn đầu về công nghệ nhưng phải cạnh tranh gay gắt hơn với Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đặc biệt, việc Trung Quốc phóng thành công tàu Thần Châu 7 và đưa người ra ngoài khoảng không khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của khoa học Trung Quốc, minh chứng Trung Quốc đã vượt Châu Âu về công nghệ vũ trụ, thúc đẩy các nước lớn ganh đua ngày càng quyết liệt trong lĩnh vực này. Tiếp theo đó, Ấn Độ cũng đẩy nhanh chương trình chinh phục vũ trụ của mình và vừa phóng thành công tàu thăm dò Mặt Trăng.
- Tổ chức Thương mại thế giới tiếp tục là diễn đàn quan trọng thúc đẩy tự do hoá thương mại, tuy vẫn bị các nước giàu chi phối, song vai trò của các nước đang phát triển mà đi đầu là Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin... ngày càng lớn mạnh, buộc các nước phát triển phải điều chỉnh. Vòng Đô-ha tiếp tục cam go và nhiều khả năng phải mất ít nhất 2 - 3 năm nữa mới có thể đạt kết quả. Sự chững lại của các vòng đàm phán thương mại toàn cầu thúc đẩy các nước tăng cường liên kết kinh tế thông qua các thoả thuận tự do hoá thương mại (FTA) khu vực và song phương. Trào lưu này tiếp tục lôi cuốn nhiều nước tham gia và mở rộng sang các lĩnh vực mới, như dịch vụ (gắn với đầu tư), nông nghiệp (trợ cấp, mở cửa thị trường), một mặt làm tăng chủ nghĩa khu vực, gây khó khăn nhất định cho đàm phán đa phương, mặt khác có thể tháo gỡ dần bế tắc trong các vấn đề nhạy cảm để "tiếp sức" cho các vòng đàm phán đa phương mới.
- Các vấn đề toàn cầu như an ninh năng lượng, môi trường, thay đổi khí hậu, chống đói nghèo... trở thành mối quan tâm lớn, tác động mạnh đến quan hệ quốc tế. Các vấn đề toàn cầu làm xuất hiện ngày càng nhiều công cụ mặc cả mới trong quan hệ quốc tế (lương thực, năng lượng, khí thải các-bon và các hình thức chạy đua mới về an ninh năng lượng, an ninh lương thực...), đồng
thời cũng là động thực thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm đối phó hiệu quả với các thách thức này.
- Các chủ thể phi nhà nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ và tham gia ngày càng tích cực, chủ động hơn trong hoạt động quốc tế. Xu thế này tạo sức ép lên các nhà nước trong giải quyết các vấn đề toàn cầu, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường; đồng thời đóng vai trò tích cực thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế và giải quyết các vấn đề chung ở tầm quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Thứ hai, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ thúc đẩy kinh tế thế giới chuyển nhanh sang thời đại phát triển kinh tế tri thức, phân công lao động quốc tế theo "chuỗi giá trị" toàn cầu.
Cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, nhất là trong lĩnh vực công nghệ nang, năng lượng mới, công nghệ vi sinh, công nghệ thông tin - tin học, tự động hoá rô-bốt... Sự phát triển của khoa học - công nghệ ưu tiên hướng vào giải quyết các vấn đề năng lượng, nguyên liệu và môi trường, trong đó tập trung giải quyết mâu thuẫn yêu cầu phát triển nhanh, tiêu dùng ngày càng nhiều với sự khan hiếm các nguồn tài nguyên.
Nguồn năng lượng ngày càng cạn kiệt, mâu thuẫn giữa phát triển và bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn chặn biến đổi khí hậu. Dự báo tới năm 2020, sẽ hình thành mạng lưới tiếp cận phổ cập thông tin - viễn thông toàn cầu; sử dụng rộng rãi các vật liệu, công nghệ vi sinh, năng lượng gió, mặt trời... Thị trường công nghệ vũ trụ phát triển mạnh (dự báo giá trị các sản phẩm công nghệ vũ trụ tăng từ 120 tỉ USD năm 2008 lên 700 tỉ USD năm 2020). Sự phát triển đột phá của khoa học - công nghệ tạo ra nhiều vấn đề có tính chất chiến lược đối với an ninh và phát triển, như công nghệ vũ khí, năng lượng mới, thông tin, vi sinh... có thể tác động lớn đến cán cân lực lượng kinh tế, chính trị, an ninh toàn cầu.
Dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế thế giới tiếp tục chuyển mạnh sang kinh tế tri thức, tạo ra các cơ hội và thách thức mới đối với các nước. Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, lao động rẻ ngày càng ít quan