Quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch qua khảo sát lễ hội kiếp bạc Hải Dương và lễ hội tịch điền Hà Nam - 19


(trong khuôn khổ của lễ hội tịch điền nói chung) với sự tham gia của nhiều họa sỹ đương đại từ các miền của đất nước và nước ngoài; 2) Màn đốt cây bông, pháo bông (tối mùng 6 tháng giêng): thu hút hàng vạn người dân; 3) Lễ tịch điền (ngày 7 tháng giêng): Đây cũng là hoạt động độc đáo, chỉ có ở lễ hội tịch điền, Hà Nam.

Những hoạt động sáng tạo văn hóa ở lễ hội này là có cơ sở lý thuyết và thực tiễn: 1) Tính chân thực của lễ hội truyền thống chỉ mang tính tương đối: Lễ hội tịch điền đã được phục dựng mà không nhất thiết phụ thuộc 100% vào những cứ cứ liệu trong sách sử (vốn chỉ có vài dòng), hoặc quá phụ thuộc vào việc mảnh ruộng Kim - Ngân thực sự ở vị trí nào ở Đọi Sơn, hoặc vào thời Tiền Lê triều phục như thế nào là đúng... Điều quan trọng là cộng đồng chấp nhận và tự hào về những gì đã được phục dựng như là một truyền thống của họ. 2) Độ hoành tráng cho lễ hội được tăng lên: Ngay cả khi lễ hội được bảo tồn theo mô hình bảo tồn nguyên gốc thì nhiều nghi thức, diễn xướng cổ truyền cũng được đương đại hóa, ít nhất ở số lượng người tham gia các nghi lễ hay diễn xướng đó. Đám rước chẳng hạn: Nếu xưa kia, một lễ hội làng thì số lượng người rước cờ trong đám rước chỉ vào khoảng 20 người, đi hàng một, ngày nay, một lễ hội làng bình thường cũng có ít nhất gấp đôi số lượng này và thường đi thành hai hàng, những lễ hội cấp tỉnh thì số lượng người rước cờ này lên tới hàng trăm người ,lễ hội tịch điền có 200 quân cờ theo đám rước cùng với sự gia tăng số lượng của những bộ phận khác (đội rồng, kiệu Thánh, đồ lỗ bộ, các mâm lễ vật, trống chiêng, đại biểu các xã, các làng…) đoàn rước của của lễ hội tịch điền là 500, xét về mặt số lượng người tham gia đã hoành tráng hơn rất nhiều. Những đại diễn xướng mà số người tham gia lên tới hàng trăm người không chỉ làm cho lễ hội truyền thống có những điểm nhấn (có diễn xướng độc đáo) mà còn làm cho lễ hội truyền thống trở nên hoành tráng hơn.26

c) Về việc đề cao chức năng du lịch của lễ hội truyền thống và thay đổi cấu trúc sao cho phù hợp với mục đích bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch: Tạo ra tính độc đáo bằng cách sử dụng hợp lý những yếu tố đương đại: Ngoài ra, những yếu tố đương đại cũng đã tham gia vào hầu hết nghi trình của lễ hội từ khâu trang


26 Dữ liệu phỏng vấn ông Trần Đình Tiến, Trưởng phòng, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Duy Tiên, Hà Nam


trí, tạo không gian ngày đặc biệt cho lễ hội cho đến những kỹ thuật hiện đại về ánh sáng, âm thanh và văn hóa ẩm thực.

Đối với những lễ hội không có tính độc đáo, nhiều khi chúng có rất nhiều thuận lợi và thế mạnh, nhưng nếu không tạo được những trò diễn/ diễn xướng có tính độc đáo, có một không hai thì cũng sẽ bị hòa lẫn vào hàng ngàn lễ hội khác trên cả nước. Vì thế, khi tổ chức một lễ hội truyền thống nào đó, phải lưu ý đến khả năng có thể tái dựng hoặc sáng tạo thêm những trò diễn/ diễn xướng độc đáo để nó trở nên khác biệt với những lễ hội khác. Những sáng tạo này có thể theo thể thức và ngôn ngữ dân gian (tính tập thể, hành vi hướng thần, người dân tham gia trình diễn) nhưng cũng có thể là những sáng tạo dựa trên thể thức dân gian (hướng thần) nhưng ngôn ngữ lại là của nghệ thuật đương đại.

Trình diễn trống của đội trống nữ làng Đọi Tam, hay diễn xướng “vua đi cày” ở lễ hội tịch điền được sáng tạo mới hoàn toàn nhưng lại tuân thủ những nguyên tắc của diễn xướng dân gian (hướng thần, tính tập thể, người dân tham gia diễn xướng) đã tạo nên tính độc đáo của những lễ hội này (chỉ đến lễ hội ấy mới được xem những diễn xướng này)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Ở lễ hội Tịch Điền, hội thi vẽ trang trí lên mình trâu thực chất là một festival nghệ thuật của các họa sỹ đương đại đến từ các miền trong và ngoài nước. Qua 2 năm tổ chức, festival này đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của người dân quanh vùng. Cứ tới ngày 6 tháng giêng, hàng vạn người dân, báo giới đã tụ tập ở trước đàn tế thần Nông để xem vẽ trâu và bình phẩm về các tác phẩm sống động này.

d) Xây dựng “sản phẩm du lịch trọn gói” cho lễ hội truyền thống: Đây là điểm yếu nhất của Lễ hội Tịch Điền hiện tại. Chưa đủ năng lực về cơ sở vật chất kỹ thuật (khách sạn, nhà hàng, giải trí), thời gian lễ hội ngắn (2 ngày), rất khó cho việc đầu tư vào dịch vụ (ăn uống, hàng lưu niệm,…) vì rủi ro kinh doanh cao, do vậy dịch vụ yếu và thiếu lại càng yếu và thiếu. Trước mắt, cần tạo một cơ chế khuyến khích đầu tư vào mảng dịch vụ tại lễ hội, có sự quản lý nhất quán và thông thoáng, tiến tới cố định được không gian di sản thì sẽ ổn định được lượng khách quanh năm, có cơ sở cho nhà đầu tư vào mảng dịch vụ.

Quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch qua khảo sát lễ hội kiếp bạc Hải Dương và lễ hội tịch điền Hà Nam - 19


Chưa hình thành được tuyến/ tour di sản văn hóa, chưa kết nối được với các tour du lịch là bởi vì lễ hội Tịch Điền chưa chú trọng việc này. Lâu dần tư tưởng nhà nước thuê dân làm lễ hội sẽ làm mất đi sự nhiệt huyết, hứng khởi, tự hào vốn có từ khi phục dựng lễ hội trong nhân dân sở tại. Từ đó ngay càng khó khai thác các tài nguyên, tiềm năng du lịch trong cộng đồng địa phương. Các loại hình du lịch nông thôn, trái nghiệm một ngày làm nông dan, trải nghiệm nghề làm trống Đọi Tam, xem biểu diễn trống, trải nghiệm nghề làm bánh dày và ẩm thực quê hương… là những gợi ý không khó để kiến thiết. Sự bắt tay với các hãng lữ hành với cơ ché tạo điều kiện thực sự cho họ sẽ giúp địa phương bước đầu “làm” du lịch đúng nghĩa. Thêm vào đó cần chú ý nhu cầu của khách du lịch sẽ khác với dân cư địa phương, nên có những hoạt động phai hoạch định dành chủ yếu cho du khách, để có thể phục vụ họ cho tốt. Ví dụ hoạt động trải nghiệm nghề làm trống, giã bánh dày, cưỡi trâu thử cày…

e) Marketing và Truyền thông cho sản phẩm du lịch - lễ hội truyền thống: Trước lễ hội cần marketing và truyền thông theo phương pháp tạo lực kéo khách đến với lễ hội thông qua các sản phẩm truyền thông có tính teaser. Lễ hội phải độc đáo thì mới có sức hút với ngay cả báo giới và người dân. Tịch Điền đã đảm bảo yếu tố sự kiện chính trị quan trọng (Chủ tịch nước về cày) nên một lực lượng không nhỏ báo giới “chính thống” sẽ luôn theo dõi. Nhà quản lý hoàn toàn có thể và nên tận dùng nguồn đua tin này đê khéo léo truyền thông thêm những “hạng mục” khác hấp dẫn của lễ hội hay là marketing trước yếu tố “cung” tại lễ hội để kéo “cầu” đến thậm chí trước và cả sau mùa lễ hội.

Bên cạnh đó, là sự kiện văn hóa khác biệt, Tịch Điền có sẵn lợi thế truyền thông. Vấn đề chính ở đây là cách gửi thông tin chủ động cho báo chí và quan trọng hơn hết vẫn là phải thực sự chuẩn bị những gì mà du khách có thể trải nghiệm được trong sản phẩm du lịch này, chứ không chỉ nhấn vào thương hiệu. Truyền thông và marketing như “bà đỡ” cho đưa con non nớt là “sản phẩm du lịch – lễ hội Tịch Điền”, và bà đỡ này rất cần đủ năng lực.


Tiểu kết

Chương này nêu một số vấn đề đặt ra từ góc độ lý thuyết và thực tiễn. Kế tiếp, luận án đề xuất mô hình quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch ở sơ đồ 3.1.; cụ thể hóa 3 nguyên tắc quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch ở bảng 3.1.; nêu rõ yêu cầu về sự tham gia của các bên trong quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch ở bảng 3.2.; đưa ra các giải pháp để quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam.

Để làm được điều đó, luận án đã vận dụng lý thuyết để xây dựng quan điểm quản lý riêng trong trường hợp này. Song song là những kết luận từ thực tiễn khảo sát hai trường hợp lễ hội Kiếp Bạc và lễ hội Tịch Điền. Từ đó, luận án đề xuất các giải pháp quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch cho trường hợp cụ thể lễ hội Kiếp Bạc, lễ hội Tịch Điền và cho lễ hội truyền thống nói chung ở Việt Nam hiện nay có điều kiện tương đồng.


KẾT LUẬN

Quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch là một công trình nghiên cứu mở ra nhiều hướng đi mới nhưng đầy thử thách cho luận án. Qua quá trình thu thập và xử lý dữ liệu, kết quả luận án được trình bày trong 3 chương với những kết luận cơ bản như sau:

1) Việc tìm hiểu tài liệu trong và ngoài nước về: 1) Quản lý di sản văn hóa nói chung và quản lý lễ hội truyền thống nói riêng; 2) Sản phẩm du lịch và phát triển sản phẩm du lịch; cho thấy chưa có công trình nào đặt ra vấn đề về quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch.

2) Ba lý thuyết chính được coi là điểm tựa cho luận án: Lý thuyết quản lý lễ hội truyền thống theo quan điểm bảo tồn di sản văn hóa; lý thuyết quản lý lễ hội truyền thống theo quan điểm quản lý các bên liên quan; và lý thuyết phát triển sản phẩm du lịch dựa vào di sản văn hóa. Trên cơ sở của ba lý thuyết chính, luận án tiến hành xây dựng hệ nhận diện lễ hội truyền thống phù hợp quản lý gắn với phát triển sản phẩm du lịch với 10 nhận diện; hệ tiêu chí đánh giá khả năng khai thác lễ hội truyền thống thành sản phẩm du lịch với 3 nhóm, 8 tiêu chí và 26 chỉ tiêu đánh giá. Đây chính là nội hàm quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch. Khung phân tích này giúp xác định các yêu cầu cụ thể mà một địa phương sở hữu lễ hội truyền thống cần phải có để có thể quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch.

3) Hai lễ hội Kiếp Bạc và lễ hội Tịch Điền được lựa chọn khảo sát có sự phù hợp với nhận diện và tiêu chí lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch. Khảo sát cũng cho thấy bức tranh khá rõ về công tác quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển du lịch của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, đặt ra những vấn đề dưới góc độ thực tiễn quản lý lễ hội gắn với phát triển sản phẩm du lịch.

4) Luận án đề xuất mô hình quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch. Mô hình xác định các mục tiêu và nguyên tắc mà một lễ hội mong muốn quản lý theo hướng khai thác thành sản phẩm du lịch cần đạt được.


5) Từ mô hình quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch, luận án có cơ sở để đề xuất các giải pháp quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch, cho hai trường hợp khảo sát là lễ hội Kiếp Bạc và lễ hội Tịch Điền nói riêng và cho các lễ hội truyền thống đang diễn ra ở Việt Nam nói chung có điều kiện tương đồng.

Việc đánh giá lễ hội Tịch hội Tịch Điền và Lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc trên cơ sở các nhận diện và tiêu chí đánh giá khả năng phát triển sản phẩm du lịch của lễ hội không tránh khỏi tính chủ quan của người nghiên cứu. Dựa trên nghiên cứu thực địa và nghiên cứu các lý thuyết, nghiên cứu sinh đã tự lập ra một bảng đánh giá và phân hạng sự đạt được của các tiêu chí cho lễ hội Kiếp Bạc và lễ hội Tịch Điền gắn với tiêu chuẩn phát triển sản phẩm du lịch. Việc xây dựng bảng đánh giá với sự chính xác mang tính tương đối như vậy cũng giúp cho nghiên cứu sinh trình bày với độc giả và giúp độc giả hình dung một cách tương đối mức độ quản lý lễ hội gắn với phát triển sản phẩm du lịch. Mặc dù có những đóng góp nhưng luận án vẫn luôn tiềm tàng những hạn chế. Hy vọng rằng, nghiên cứu này là nguồn tham khảo hữu ích cho các trường hợp khác.

Trong tương lai, nghiên cứu sinh mong muốn sẽ áp dụng thử nghiệm những đánh giá, phân tích và phát hiện ở nghiên cứu này sang các lễ hội khác trên bình diện cả nước./.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Trịnh Lê Anh (2016), “Sản phẩm du lịch văn hóa và văn hóa quản lý du lịch ở Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa học, số 6 (28), tr.68-77.

2. Trịnh Lê Anh (2017), “Quan điểm và thực tiễn quản lý lễ hội truyền thống với tư cách một sản phẩm du lịch”, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa, Số 21 - 9, tr. 46-54.

3. Trịnh Lê Anh (2017), “Tổ chức lễ hội và sự kiện du lịch”, Tạp chí Du lịch, Số 9, tr. 32-33.

4. Trịnh Lê Anh (2017), “Quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch”, Tạp chí Văn hóa học, Số 4 (32), tr. 29-35.



Tiếng Việt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Kim Anh (2000), “Quan hệ du lịch - Văn hoá và triển vọng ngành Du lịch Việt Nam”, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 2, tr.10-13.

2. Toan Ánh (1992), Nếp cũ hội hè đình đám (quyển hạ và quyển thượng), Nxb. TP. Hồ Chí Minh.

3. Alastair M. Morrison (1998), Marketing trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn

(sách dịch), Tổng cục Du lịch Việt Nam, Hà Nội.

4. Dự án du lịch có trách nghiệm với môi trường và xã hội do liên minh châu Âu tài trợ (2013), “RTS4.2. Phát triển và thiết kế dịch vụ và sản phẩm du lịch có trách nhiệm”, Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam, Hà Nội

5. Đặng Văn Bài (2007), “Bảo tồn di sản văn hóa trong quá trình phát triển”, Hội thảo khoa học "Bảo tồn di tích và cuộc sống đương đại", Cục di sản văn hóa, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch, tr.3-7.

6. Đặng Văn Bài (2007), “Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể -Từ góc nhìn toàn cầu hóa”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 21, tr.5-9.

7. Đặng Văn Bài (2007), “Bảo tồn di sản văn hóa trong quá trình phát triển”, Báo cáo đề dẫn hội thảo Bảo tồn di tích và cuộc sống đương đại, Hà Nội.

8. Nguyễn Chí Bền (2006), Văn hóa Việt Nam, mấy vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

9. Nguyễn Chí Bền (2010), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Nguyễn Chí Bền (2012), “Phục dựng các lễ hội truyền thống ở Việt Nam, bảo tồn hay “sáng tạo từ truyền thống”, Tạp chí Văn hoá học, số 4, tr.68-77.

11. Nguyễn Thái Bình (2002), “Phát triển du lịch với nguồn tài nguyên nhân văn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 12, tr.42-43.

12. Trương Quốc Bình (2003), “Thực trạng hoạt động cùng định hướng, giải pháp xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa”, Báo cáo chuyên đề đề tài khoa học Cơ chế chính sách bảo vệ và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023