Đề Cương Phỏng Vấn Được Sử Dụng Cho Phương Pháp Phỏng Vấn Trực Tiếp Các Bên Liên Quan Tại Lễ Hội Tịch Điền Và Lễ Hội Kiếp Bạc (Trừ Du


112. G.Tocquer & M. Zins (1987), Tourism Marketing (Marketing du lịch), Paris, Gâetn Morin

113. Gulick, Luther (2001), "Notes on the Theory of Oganization" (Ghi chú về Lý thuyết Tổ chức), Classics of Organization Theory, by Jay M Shafritz and Steven J Ott, 79-88. Australia: Wadsworth/Thompson Learning.

114. Hampton, Mark P (2005). “Heritage, Local Communities and Economic Development” (Di sản, Cộng đồng Địa phương và Phát triển Kinh tế), Annals of Tourism Research, 23(3): 735-759.

115. Hughes, Howard L. (1996). “Redefining Cultural Tourism” (Định hướng du lịch văn hoá), Annals of Tourism Research, 23(3): 707-709.

116. Ian McDonnell, Johnny Allen and William O’Toole. Wiley (1999), Festival and Special Event Management (Lễ hội và quản lý sự kiện đặc biệt), Australia.

117. Jamieson, Walter (1994), The Challenge of Cultural Tourism (Thách thức Du lịch Văn hoá), ICOMOS CANADA Bulletin, 3(3).

118. J. Jokilehto (2005), Definition of cultural heritage (Định nghĩa di sản văn hoá), Originally for ICCROM

119. J.R. Brent Ritchie, Geoffrey I. Crouch (2003), The competitive destination: a sustainable tourism perspective, CABI Pulishing.

120. Kvale (1996), Interviews: An Introduction to Qualitative Research Interviewing (Phỏng vấn: Giới thiệu về Phỏng vấn Định tính), London ..: SAGE.

121. Maslow, Abraham H (2001), "A Theory of Human Motivation" (Một lý thuyết về động lực của con người), Classics of Organization Theory, by Jay M. Shafritz and Steven J. Ott, 167-179. Belmont, CA: Wadswoth.

122. Max Weber (1947), The theory of social and economic organization (Lý thuyết về tổ chức xã hội và kinh tế), edited with an introduction by Talcott Parsons

123. McKercher, B., P.S.Y.Ho and H.d.Cros (2005). “Relationship between Tourism and Cultural Heritage Management: Evidence from Hong Kong” (Quan hệ


giữa Du lịch và Quản lý Di sản Văn hoá: Bằng chứng từ Hồng Kông), Tourism Management, 26: 539 - 548.

124. McKercher, Bob and Hillary du Cros (2002), Cultural Tourism: The Partnership Between Tourism and Cultural Heritage Management (Du lịch văn hoá: Quan hệ đối tác giữa Du lịch và Quản lý Di sản Văn hoá) New York: The Haworth Hospitality Press.

125. McManus, R. (1997), “Heritage and Tourism in Ireland - an unholy alliance?” (Di sản và Du lịch ở Ai Len - một liên minh vô thần?), Irish Geography, 30(2), 90-98

126. Nuryanti, Wiendu (1996), “Heritage and Postmodern Tourism” (Di sản và du lịch hậu hiện đại), Annals of Tourism Research, 23(2): 249-260.

127. Pamela S. Y. Ho & Bob McKercher (2004), “Managing Heritage Resources as Tourism Products” (Quản lý tài nguyên di sản như các sản phẩm du lịch), Asia Pacific Journal of Tourism Research, Vol. 9, No. 3, September, 255-266.

128. Pedersen, A. (2002). “Tourism Impacts and Problems” (Tác động và Vấn đề Du lịch), Managing Tourism at World Heritage Sites: A Practical Manual for World Heritage Site Managers, (pp. 29-36). Paris: UNESCO World Heritage Centre.

129. Stephen L.J. Smith (1994), “The tourism product” (Sản phẩm du lịch),

Annals of Tourism Research, Vol.21, No.3. pp. 582-595.

130. Victor T.C. Middleton, Jackie Clarke (2001), Marketing in travel and tourism (Marketing trong lĩnh vực du lịch và lữ hành), Butterworth-Heinemann.



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch qua khảo sát lễ hội kiếp bạc Hải Dương và lễ hội tịch điền Hà Nam - 21

157

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM


QUẢN LÝ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH –

NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP LỄ HỘI KIẾP BẠC (HẢI DƯƠNG) VÀ LỄ HỘI TỊCH ĐIỀN (HÀ NAM)


PHỤ LỤC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC


Hà Nội – 2018


MỤC LỤC

Phụ lục 1. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU 159

Bảng 1. Đề cương phỏng vấn được sử dụng cho phương pháp phỏng vấn trực tiếp các bên liên quan tại lễ hội Tịch Điền và lễ hội Kiếp Bạc (trừ du

khách) 159

Bảng 2. Đề cương phỏng vấn được sử dụng thêm cho phương pháp phỏng vấn

trực tiếp nhà quản lý tại lễ hội Kiếp Bạc 161

Bảng 3. Đề cương phỏng vấn được sử dụng riêng cho phương pháp phỏng vấn

trực tiếp một số đối tượng đặc biệt tại lễ hội Kiếp Bạc 162

Bảng 4. Đề cương phỏng vấn được sử dụng riêng cho phương pháp phỏng vấn

trực tiếp các bên liên quan tại lễ hội Tịch Điền (trừ du khách) 163

Bảng 5. Đề cương phỏng vấn được sử dụng cho phương pháp phỏng vấn trực

tiếp du khách tại lễ hội Tịch Điền và lễ hội Kiếp Bạc 163

Bảng 6. Tổng hợp phỏng vấn sâu theo danh sách người được phỏng vấn (thứ tự ngẫu nhiên, minh họa một số kết quả trên tổng số 553 cuộc phỏng

vấn trong 5 năm) 188

Phụ lục 2. Báo cáo Kết quả công tác tổ chức lễ hội mùa Thu Côn Sơn Kiếp

Bạc năm 2016 192

Phụ lục 3. Báo cáo tóm tắt Tổng kết 5 năm thực hiện đề án nâng cấp lễ hội

Côn Sơn - Kiếp Bạc ( 2006 - 2010) 199

Phụ lục 4. LUẬT DU LỊCH - PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH 205

Phụ lục 5. BẢN ĐỒ DU LỊCH HẢI DƯƠNG VÀ HÀ NAM 206

Phụ lục 6. GIỚI THIỆU CHUNG LỄ HỘI KIẾP BẠC (HẢI DƯƠNG) VÀ LỄ

HỘI TỊCH ĐIỀN (HÀ NAM) 208

Phụ lục 7. MỘT SỐ HÌNH ẢNH LỄ HỘI KIẾP BẠC 230

Phụ lục 8. MỘT SỐ HÌNH ẢNH LỄ HỘI TỊCH ĐIỀN 234

PHỤ LỤC 1. DANH MỤC CÂU HỎI VÀ KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU

Bảng 1. Đề cương phỏng vấn được sử dụng cho phương pháp phỏng vấn trực tiếp các bên liên quan tại lễ hội Tịch Điền và lễ hội Kiếp Bạc (trừ du khách)

STT

ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN

NỘI DUNG CÂU HỎI

1


BTC lễ hội

Công tác tổ chức kéo dài bao lâu trước khi lễ hội diễn ra? Gồm những công việc gì? (Tùy theo đối tượng hỏi phụ trách mảng nào để có câu hỏi đi vào chi tiết, cụ thể hơn) Những mặt được và chưa được

của công việc tổ chức lễ hội?

Việc quản lý lễ hội (Tịch Điền và Kiếp Bạc) có gì là cứng nhắc, cần thay đổi?

Công tác tuyên truyền và quảng bá cho lễ hội?

Tổng chi phí tổ chức lễ hội? Phân bổ như thế nào?

Mỗi năm lễ hội đều có lịch trình các hoạt động diễn ra giống nhau, làm thế nào để tạo điểm nhấn cho khách tham dự?

Lượng khách có xu hướng tăng hay giảm qua các năm? Nếu tăng thì công tác quản lý phải làm thế nào để duy trì vấn đề an ninh trật tự? Nếu giảm thì nguyên nhân do đâu?

Khó khăn trong quá trình tổ chức lễ hội từ những ngày đầu phục dựng lại (từ năm 2006 (lễ hội Kiếp Bạc) và 2009 (lễ hội Tịch

Điền))?

Những sản phẩm, dịch vụ gì được chào bán và phục vụ tại lễ hội? Ông (bà) có biết khái niệm “sản phẩm du lịch” không?

Doanh thu từ các hoạt động công đức và các nguồn thu khác dịp lễ hội 2013, 2014, 2015, 2016?

Nếu coi lễ hội truyền thống (Tịch Điền & Kiếp Bạc) là sản phẩm du

lịch, thì có lợi ích gì?

Khách nước ngoài có đến và tham dự vào lễ hội không? Vì sao?

Với lượng khách hiện tại, có kế hoạch thay đổi cách thức tổ chức vào các năm sau hay không?

Lễ hội có tác động đến giới trẻ hay không? Tác động như thế nào?

Quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân địa phương trong việc tham gia và tổ chức lễ hội như thế nào? Có quy định rõ quyền hạn của người dân địa phương tham gia và tổ chức lễ hội?


2


Chính quyền địa phương

Ông (bà) đã công tác tại địa phương được bao nhiêu năm? Được

phân công phụ trách lễ hội từ khi nào?

Ngân sách tổ chức lễ hội có từ những nguồn nào? Phân bổ? Nếu không có nguồn ngân sách nhà nước, có tổ chức lễ hội được không?

Kinh phí thu được từ lễ hội sẽ được sử dụng vào mục đích gì?

Lễ hội được tổ chức/phục dựng đã tạo điều kiện cho người dân địa phương kiếm thêm thu nhập mùa lễ hội như thế nào?

Đặc điểm khách tham dự lễ hội? Độ tuổi ,giới tính, nghề nghiệp?

Công tác duy trì, bảo tồn lễ hội từ khi phục dựng diễn ra thế nào?

Khách nói chung, khách mời, du khách gồm những thành phần nào?


STT

ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN

NỘI DUNG CÂU HỎI



Khó khăn trong quá trình tổ chức lễ hội, nhìn từ góc độ chính quyền

sở tại? Biện pháp khắc phục là gì?


3


Người dân tham dự lễ hội

Hiểu biết của ông (bà) về lễ hội? Lễ hội có từ khi nào, trải qua bao nhiêu lần tổ chức, ý nghĩa?

Ông (bà) tham dự lẽ hội này bao nhiêu lần? Mỗi năm lễ hội có điều gì thay đổi không?

Mục đích của ông (bà) tham dự lễ hội?

Hoạt động nào trong lễ hội mà ông (bà) ấn tượng nhất?

Phương tiện ông (bà) thường di chuyển đến lễ hội?

Những vấn đề khiến ông (bà) chưa hài lòng về lễ hội? Cách khắc phục?


4


Người lớn tuổi am hiểu về lễ hội

Ông (bà) sinh ra và lớn lên tại nơi này?

Từ năm lễ hội được phục dựng, ông (bà) tham gia bao nhiêu lần? Với tư cách là gì? Suy nghĩ của ông (bà) về việc phục dựng lễ hội?

Lễ hội đã gợi lại được cho ông (bà) cuộc sống làng quê xưa thế nào?

Lễ hội ngày nay so với những năm mới phục dựng có gì giống và khác nhau? Điều gì khiến ông (bà) hài lòng và không hài lòng?

Theo ông (bà) ý nghĩa của lễ hội là gì? Ông (bà) có điều gì muốn

nhắn với giới trẻ hiện nay về việc bảo tồn và gìn giữ những nét truyền thống vốn có của lễ hội?

Mong muốn của ông (bà) đối với việc phát triển lễ hội sau này là gì?


5


Người dân tham gia trực tiếp vào quá trình chuẩn bị và triển khai lễ hội

Năm nay là năm thứ mấy ông (bà) tham gia trực tiếp vào quá trình

chuẩn bị lễ hội? Lễ hội năm nay có gì đặc biệt hơn so với những năm trước không? Cụ thể?

Ông (bà) ước lượng được lượng người tham gia chuẩn bị cho lễ hội năm nay là bao nhiêu không?

Ông (bà) tham gia vào chương trình (khâu chuẩn bị) nào của lễ hội? (tùy theo câu trả lời của người dân về việc tham gia vào khâu hay chương trình nào để hỏi rõ hơn về vấn đề đó)

Năm sau ông (bà) có ý định tham gia không? Ông/bà có kỳ vọng gì

vào lễ hội năm sau?

Để gìn giữ những truyền thống văn hóa tốt đẹp của lễ hội, ông (bà) có kiến nghị gì? Và sẽ định làm gì?

Cảm nhận của ông (bà) về lễ hội các năm? Mặt tích cực hay hạn chế

của lễ hội năm nay (2013, 2014, 2015, 2016) so với các năm là gì?


Bảng 2. Đề cương phỏng vấn được sử dụng thêm cho phương pháp phỏng vấn trực tiếp nhà quản lý tại lễ hội Kiếp Bạc

Số TT

Câu hỏi

1

Hình thức và quy mô tổ chức lễ hội từ 2006 – 2016 có thay đổi gì?

2

Lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc 2013, 2014, 2015, 2016 có điểm gì khác và nổi bật hơn mọi năm (kể từ 2006)? (hỏi trong và sau 4 mùa lễ hội)

3

Lượng khách tham dự lễ hội theo từng năm có xu hướng tăng hay không? Đặc biệt tại lễ hội mùa thu 2013, 2014, 2015, 2016, lượng khách có thay đổi như thế

nào? (hỏi trong và sau 4 mùa lễ hội)

4

Sự tham gia của doanh nghiệp và các đơn vị đầu tư thêm, khai thác nguồn lợi từ lễ hội như thế nào? (Qua các năm 2006, 2013, 2014, 2015, 2016).

5

Việc duy trì hoạt động diễn xướng hầu Thánh đã được phục dựng từ năm 2006 đến nay như thế nào?

6

Được biết Lễ Khai Ấn là một lễ rất đặc trưng và vô cùng thiêng liêng của lễ hội Kiếp Bạc nói chung và lễ hội đền Trần nói chung, nhưng với hiện trạng ngày nay như loạn ấn, thương mại hoá đang diễn ra ngày càng phổ biến, nhiều ý kiến cho rằng chính quyền ko nên can thiệp vào lễ khai ấn hoặc là cần có những biện pháp

khắc phục mạnh mẽ hơn nữa. Quan điểm của ông (bà)?

7

Nếu cần phải thay đổi mô hình quản lý lễ hội Kiếp Bạc cho hiệu quả hơn với mục tiêu du lịch, thì cần làm gì?

8

Nhận định sự tham gia và ý thức của bà con nhân dân địa phương, sự tham gia

của khách du lịch trong thời gian qua và sắp tới?

9

Sự tham gia xã hội hóa thể hiện như thế nào qua các năm (2006 đến nay)?

10

Ngân sách được phân bổ và ủy nhiệm chi như thế nào? Nguồn thu do ai quản lý và chia sẻ lợi ích như thế nào?

11

Mô hình quản lý lễ hội hiện nay thể hiện nhất quán hay thay đổi, điều chỉnh qua các năm? Mô hình có thể được mô tả như thế nào?

12

Việc duy trì hoạt động diễn xướng đã được phục dựng năm 2006 diễn ra như thế

nào? Cho đến nay, hoạt động này có gì mới không? Vì sao?

13

Sáng tạo trong tổ chức Lễ Hội quân trên sông Lục Đầu có phù hợp?

14

Lễ cầu an và hội hoa đăng trên dòng sông Lục Đầu cũng là một điểm nhấn đáng chú ý của lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc với hàng trăm chiếc đèn hoa được thả. Quá trình chuẩn bị như thế nào? Mất thời gian không?

15

Các phường múa rối nước của xã Lê Lợi (huyện Gia Lộc), xã Hồng Phong (huyện Ninh Giang), xã Thanh Hải (huyện Thanh Hà) nổi tiếng không chỉ trong tỉnh mà còn thường xuyên đi biểu diễn khắp mọi miền đất nước. Chuẩn bị trong

bao lâu? Tập luyện ra sao?

16

Hiện nay, trong thời gian diễn ra lễ hội có một số hình thức “kinh doanh” (viết sớ, xem bói và bán hàng quán tại khuôn viên di tích. Ông (bà) có cho đó là hành vi làm mất hình ảnh đẹp và sự linh thiêng của lễ hội. Quan điểm và giải pháp?

17

Theo thông báo của thanh tra tỉnh Hải Dương thì lễ hội mùa xuân Côn Sơn Kiếp Bạc 2016 đã có nhiều sai phạm trong việc sử dụng tiền công đức, tại sao lại có

việc sai phạm như vậy? Có những biện pháp gì để giải quyết và hạn chế?


Bảng 3. Đề cương phỏng vấn được sử dụng riêng cho phương pháp phỏng vấn trực tiếp một số đối tượng đặc biệt tại lễ hội Kiếp Bạc

Phỏng vấn Sư trụ trì tại khu di tích Côn

Sơn Kiếp Bạc

+ Sư trụ trì ở đây đc bao nhiêu năm? Có những hiểu biết như thế nào về di tích và lễ hội Kiếp Bạc?

+ Hội phật giáo của tỉnh Hải Dương đã có kế hoạch gì cho lễ hội năm nay?

+ Khách du hành tới đền, chùa nơi đây đông hơn hay ít hơn qua các năm (2006, 2013-1016)? Vì sao?

+ Số tiền công đức qua mỗi kỳ lễ hội được thống kê khoảng bao nhiêu? Quy định về việc sử dụng số tiền đó?

+ Quan điểm trước tình trạng hàng quán bán ngay trong di tích tại thời điểm lễ hội? Những hệ lụy xấu? Tình trạng an ninh trật tự? Giải pháp và cách

khắc phục?

Phỏng vấn thiếu nhi 12-16 tuổi

+ Em đi với ai? Có thấy vui khi tới lễ hội không? thích điều gì ở lễ hội?

+ Em tham dự lễ hội được mấy lần? có thấy khác biệt giữa các lần không?

+ Em có biết gì về di tích, lễ hội không? biết qua đâu?

+ Đến lễ hội, em có hiểu biết thêm được điều gì không?

Thanh niên, sinh viên

tham gia với tư cách là Tình nguyện viên cho

lễ hội

+ Bạn đã tham gia tình nguyện cho vị trí nào? Bạn tham gia được bao nhiêu lần rồi? Các vị trí ấy có giống nhau hay không?

+ Bạn biết đến lễ hội qua đâu? Vì sao tham gia tình nguyện viên cho lễ hội?

+ Bạn có thêm hiểu biết gì sau khi tham gia lễ hội?

+ Với tư cách là tình nguyện, bạn thấy sự tham gia của khách du lịch tại lễ hội như thế nào? Bạn đã làm gì để tuyên truyền cho lễ hội?

+ Bạn thấy được những điểm tốt, chưa tốt nào trong công tác chuẩn bị và thực hiện lễ hội? Là một người trẻ bạn có ý kiến cũng như có đề xuất gì cho lễ hội hấp dẫn hơn, thu hút hơn?

+ Bạn có đánh giá gì về tính lan toả của lễ hội?

+ Bạn có ý định sẽ tiếp tục tham gia tình nguyện cho lễ hội chứ?

Những thanh niên, sinh viên chưa tham gia

lễ hội

+ Tại sao bạn chưa tham gia, tham dự lễ hội?

+ Mặc dù không tham gia nhưng bạn có biết đến lễ hội không? Qua đâu?

+ Bạn có đánh gia khách quan gì về lễ hội? Lễ hội có tác động gì đến bạn hay không? Mức độ tác động như thế nào?

+ Bạn có ý định sẽ tham dự lễ hội vào năm sau không? Tại sao?

+ Theo bạn lễ hội có hấp dẫn khách du lịch không? Hấp dẫn chủ yếu là người địa phương hay khách du lịch?

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023