Lễ Hội Truyền Thống Cần Được Tổ Chức Gắn Với Sản Phẩm Du Lịch Trọn Gói


các phần hội cho cộng đồng tham gia. Có vẻ như vì yếu tố tính thiêng của các lễ hội truyền thống, đặc biệt là lễ hội truyền thống hướng đến các vị hiền nhân đã làm cho yếu tố hội/giải trí bị giảm thiểu thậm chí bị cấm kị. Ngày nay, dù muốn hay không, cần phải thừa nhận một vấn đề là, nhu cầu hưởng thụ hội trong lễ hội truyền thống là một nhu cầu có thật, ngày càng lớn và cần phải được tôn trọng. Nếu xét ở yếu tố thu hút khách du lịch thì đây càng là vấn đề tối quan trọng. Điều này có thể nhìn thấy rõ nét nếu so sánh các lễ hội truyền thống với lễ hội hiện đại.

Thứ ba, lễ hội truyền thống có thể đáp ứng được nhu cầu đặc biệt của du khách hay không. Thực ra, đến với lễ hội, du khách có nhiều nhu cầu đặc biệt mà không một quy luật kinh tế nào đáp ứng được vì nó liên quan đến đời sống tâm linh của con người. Vì niềm tin tâm linh/tôn giáo, giá trị đặc biệt của lễ hội truyền thống có thể sẽ thu hút du khách một cách tự nhiên và không cần thực hiện quá nhiều các biện pháp kỹ thuật. Ví dụ, lễ hội đền quan Hoàng Bảy (Lào Cai) sẽ phù hợp với nhu cầu tâm linh của những người hoạt động kinh doanh, buôn bán trong khi lễ đền Trần lại là lựa chọn ưu tiên của nhóm đối tượng phát triển theo con đường quan lộ… Đó chính là những điểm độc đáo, phù hợp với nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của các đối tượng khách hàng.

3.3.2.2. Lễ hội truyền thống cần được tổ chức gắn với sản phẩm du lịch trọn gói

Chỉ khi xác định quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch thì các nhà quản lý, tổ chức mới có thể ứng xử với sản phẩm của mình một cách chuyên nghiệp. Có thể hiểu, sản phẩm được sản xuất theo hướng vật chất sẽ là sản phẩm hàng hóa, trong khi sản phẩm được kiến tạo ra bằng con đường phi vật chất đó chính là sản phẩm dịch vụ. Lễ hội truyền thống chính là một sản phẩm dịch vụ và là đối tượng của dịch vụ sản phẩm. Cần thiết phải tổ chức lễ hội truyền thống như là một sản phẩm du lịch trọn gói thì không chỉ làm sống dậy lễ hội truyền thống mà còn thực sự tạo ra nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội địa phương, lớn hơn là quốc gia. Cụ thể, nhà quản lý cần:

- Thứ nhất, thiết kế hành trình tour (tour du lịch tâm linh cho ai? Tour riêng biệt, tour 1 ngày và nhiều ngày...) (Ví dụ, Tịch Điền gắn với chợ Viềng, đền Trần (Nam Định);


- Thứ hai, dịch vụ vận chuyển, ngủ, nghỉ, (chẳng hạn không có khách sạn thì phát triển home stay);

- Thứ ba, văn hóa ẩm thực (đặc sản, tuy nhiên vấn đề là nếu ít ngày quá, thì không ai đầu tư dịch vụ này);

- Thứ tư, quà lưu niệm (độc đáo, thủ công);

- Thứ năm, dịch vụ giải trí (thường các lễ hội truyền thống không có hoạt động vào ban đêm, cần phải thêm vào những gì? Ví dụ ở lễ hội Kiếp Bạc là festival Hầu Đồng, ở Tịch Điền là hát cửa đình ở đình làng Đọi Tam, Lễ cầu an ở chùa Đọi, và lễ đốt cây bông. Pháo bông ở sân lễ Tịch Điền đêm mùng 6 tháng Giêng mới có thể giữ khách (nhất là giới trẻ được nhiều ngày).

3.3.2.3. Cộng đồng địa phương có năng lực quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch

Bản thân các lễ hội truyền thống là một sự kiện văn hóa dù tiếp cận ở góc độ hàng hóa hay không. Trong quá khứ, mặc nhiên các lễ hội này ít nhiều phải có hoạt động quản lý để có thể tổ chức và tiến hành lễ hội theo nhu cầu của cộng đồng cư dân khai sinh ra lễ hội đó. Khi lễ hội truyền thống trở thành một sản phẩm du lịch, nhu cầu về quản lý lễ hội càng có vai trò quan trọng hơn rất nhiều. Trong đó, những người tham gia tổ chức lễ hội phải am hiểu về pháp luật, quy định của Nhà nước và địa phương về lễ hội và tổ chức lễ hội; có hiểu biết về văn hóa, nguồn gốc lịch sử của lễ hội; năng lực huy động quần chúng vào tham gia chuẩn bị, thực hiện và tổ chức ban quản lý lễ hội phù hợp, có sự kết hợp giữa chính quyền địa phương và các nhân sự phù hợp, uy tín ở địa phương. Như thế, có thể kể đến năng lực đầu tiên của cộng đồng có lễ hội truyền thống là năng lực tổ chức vận hành lễ hội.

Thứ hai, là năng lực huy động và phân bổ nguồn lực (tức là gây quỹ) phục vụ lễ hội truyền thống. Gây quỹ là một thuật ngữ chỉ việc huy động các nguồn tài chính khác nhau để thực hiện các mục đích nhất định. Gây quỹ và tìm tài trợ là các hoạt động được duy trì và lên kế hoạch nhằm phát hiện, tiếp cận và phát triển các nguồn tài chính cũng như các nguồn lực cần thiết khác, phục vụ cho việc chuẩn bị, tổ chức một lễ hội truyền thống. Công việc này, cần được triển khai trên nền tảng ý tưởng


và đạo đức gây quỹ, bao gồm việc sử dụng nguồn tài trợ đúng mục đích, tôn trọng nguyên tắc về tính bền vững của tài trợ, quản lý nguồn lực 1 cách hiệu quả. Đối với các lễ hội truyền thống, việc gây quỹ và sử dụng hiệu quả nguồn lực đó như là một sự thể hiện mức độ trưởng thành của lực lượng quản lý lễ hội. Trước khi trở thành sản phẩm có yếu tố hàng hóa thì bản thân các lễ hội này phải có một nguồn lực tài chính nhất định để có thể tiến hành các hoạt động chuẩn bị và hành lễ ở mức độ cơ bản. Khi lễ hội diễn ra, cơ hội về việc thu hút thêm nguồn lực sẽ bù vào các chi phí đã ứng trước cho việc thực hiện công tác chuẩn bị. Việc thu hút nguồn lực trước, trong và sau lễ hội là một trong những nội dung quan trọng nhất quyết định việc lễ hội truyền thống có thể trở thành một sản phẩm du lịch mang lại nguồn lực cho cư dân và địa phương có lễ hội hay không. Ở góc độ nào đó, đối với lễ hội truyền thống thì việc đóng góp nguồn lực vào việc tổ chức, duy tu, phát triển lễ hội truyền thống đối với du khách là hoạt động tự nguyện, hai bên cùng có lợi (về mặt tâm linh đối với du khách và cả tài chính đối với nhà quản lý) nhưng vấn đề là làm thế nào để hoạt động gây quỹ đó trở thành một hoạt động tự nguyện từ phí người đóng góp và sử dụng, phân bổ nguồn lực đó hợp lý, tránh tình trạng “mua thần, bán thánh” cũng như sự trục lợi từ một số người quản lý có vai trò trong lễ hội. Điều này, cũng phản ánh năng lực của nhà quản lý đối với các lễ hội truyền thống trong bối cảnh ngân sách nhà nước hỗ trợ ít hoặc không hỗ trợ để thực hiện. Thực ra, nếu lễ hội truyền thống là một sản phẩm du lịch thì nhà quản lý phải tính toán được các chi phí bỏ ra và thu vào như là một hoạt động sản xuất-kinh doanh sản phẩm vậy.

Thứ ba là năng lực sáng tạo văn hóa. Bản thân thuật ngữ văn hóa cũng đã bao gồm sự sáng tạo. Không có thứ văn hóa đóng khung mà luôn có sự thay đổi và sáng tạo không ngừng không những từ chủ nhân sáng tạo ra sản phẩm văn hóa mà còn chính từ sự tiếp biến văn hóa diễn ra trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa. Đối với các lễ hội truyền thống ở các địa phương, năng lực sáng tạo văn hóa của cư dân bản địa rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc có thể hay không thể biến lễ hội truyền thống địa phương trở thành sản phẩm văn hóa du lịch. Và ngược lại, sự “làm mới” lễ hội truyền thống trên nền tảng truyền thống của lễ hội


không những đem lại cho du khách cảm nhận mới về lễ hội mà còn mang đến sức sống mới, cảm nhận mới về các lễ hội xưa cũ. Các lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường nặng về phần lễ tế cúng bái. Trong một chừng mực nào đó, yếu tố này sẽ lưu giữ được các nét truyền thống của lễ hội song nếu chỉ dừng ở đó, sức sống của lễ hội ngày càng suy giảm. Bản thân con người, đặc biệt là cư dân không sinh sống, gắn liền với không gian văn hóa nơi lễ hội diễn ra, họ sẽ không có nhu cầu về các hoạt động lễ nghi của lễ hội. Họ cần một không gian văn hóa sống động hơn, hấp dẫn hơn để vừa thỏa mãn các nhu cầu tâm linh vừa có nhu cầu được sẻ chia văn hóa và giải trí. Chính vì vậy, năng lực sáng tạo văn hóa này, không chỉ là câu chuyện của cộng đồng cư dân chủ nhân của lễ hội mà còn là trách nhiệm định hướng, tổ chức, thực hành của lực lượng quản lý lễ hội. Yếu tố sáng tạo mới cho lễ hội truyền thống, trong giai đoạn hiện nay, là trách nhiệm của toàn bộ lực lượng tham gia lễ hội nhưng trước hết là công việc của lực lượng quản lý. Thế nên, nói sáng tạo văn hóa, ở góc độ nào đó chính là khảo sát, bổ sung thêm các yếu tố mới cho lễ hội; thực hành nó trong một không gian văn hóa rộng lớn hơn, thu hút nhiều khách du lịch hơn với hệ thống hậu cần lễ hội được thực hiện một cách chu đáo, bài bản và tạo ra nhiều cơ hội kiến tạo nguồn lực.

Thứ tư, là năng lực marketing và truyền thông (từ chất lượng lễ hội đến tổ chức sự kiện và truyền thông qua kênh báo chí truyền hình). Phải xem việc tổ chức lễ hội truyền thống như là tổ chức một sự kiện. Chỉ khi coi việc tổ chức lễ hội truyền thống như là tổ chức sự kiện thì mọi vấn đề mới được tổ chức chuyên nghiệp, bài bản, đáp ứng được yêu cầu của nhà quản lý (quản lý nhà nước và quản lý lễ hội) và nhu cầu của du khách. Vấn đề này, đang là thách thức rất lớn cho lực lượng quản lý các lễ hội truyền thống ở các địa phương, vốn là tập hợp của một số già làng hoặc người có uy tín trong cộng đồng song hoàn toàn thiếu về năng lực quản trị lễ hội như là một sự kiện. Tuy nhiên, để thực hiện được yêu cầu này, rõ ràng khó có thể tránh được xung đột về quyền lợi, trách nhiệm của các lực lượng quản lý đối với các lễ hội truyền thống ở địa phương.


3.3.3. Sự tham gia của các bên trong quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch

Sau quá trình nghiên cứu, luận án đi đến kết luận: trong mô hình quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch, cần đảm bảo sự tham gia của tối thiểu 3 bên là Nhà nước (đại diện là chính quyền địa phương các cấp) - Cộng đồng dân cư địa phương với sự hỗ trợ của nhà chuyên môn/ nhà tổ chức sự kiện – Doanh nghiệp lữ hành.

Sự tham gia của các bên và những yêu cầu của sự tham gia này được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 3.2. Sự tham gia của các bên trong quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch

Các bên

Yêu cầu


1) Nhà nước (đại diện là chính quyền địa phương các cấp)

(1) quản lý nhà nước (các cấp) về lễ hội truyền thống, chỉ đạo lễ hội truyền thống

(2) phân bổ và giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho lễ hội truyền thống

(3) có đại diện/ vai trò quan trọng trong Ban quản lý/ Ban tổ chức lễ hội truyền thống

(4) xúc tiến, quảng bá điểm đến, lễ hội truyền thống theo kênh chính thức của Nhà nước (các cấp)

2) Cộng đồng dân cư địa phương với sự hỗ trợ của nhà chuyên môn/ nhà tổ chức sự kiện

(1) nòng cốt trong Ban quản lý/ Ban tổ chức lễ hội truyền thống, điều phối sự tham gia trong các vai trò khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến lễ hội truyền thống của dân cư địa phương

(2) quản lý, vận hành, sử dụng nguồn tài chính/ quỹ/ vốn đầu tư của cộng đồng địa phương cho lễ hội truyền thống

(3) phối hợp quản lý và giám sát thu nhập xã hội từ du lịch gắn với lễ hội truyền thống

(4) xuất hiện với tư cách chủ nhan của lễ hội truyền thống/ chủ sự kiện

(5) xúc tiến, quảng bá lễ hội truyền thống theo cách/ kênh của cộng đồng


3) Doanh nghiệp lữ hành

(1) thiết kế tour, tuyến gắn với lễ hội truyền thống

(2) phối hợp cùng chính quyền và cư dân địa phương chuẩn bị các hạ tầng dịch vụ phục vụ khách du lịch

(3) chủ động cung ứng nhân lực chuyên nghiệp hay đào tạo cộng đồng địa phương tham gia cung ứng phục vụ khách du lịch

(4) quảng bá, PR, marketing sản phẩm du lịch gắn với lễ hội truyền thống

(5) cung ứng tour du lịch trọn gói và từng phần gắn với lễ hội truyền thống

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch qua khảo sát lễ hội kiếp bạc Hải Dương và lễ hội tịch điền Hà Nam - 17


3.4. Giải pháp quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch

3.4.1. Nâng cao trình độ đội ngũ nhân lực quản lý lễ hội truyền thống

Một vấn đề cốt lõi của quản lý là nâng cao khả năng quản lý của đội ngũ công chức văn hóa cơ sở, đặc biệt là cán bộ huyện, xã và thôn. Cần tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn và dài hạn cho cán bộ quản lý. Các lớp học được tổ chức không phải theo hình thức lấy lệ, có mặt, cho xong mà cần phải đào tạo thực sự, có kiểm tra định kỳ cả lý thuyết và thực tế. Một vấn đề trong đào tạo là nhiều cán bộ được cử đi học không học tập trung, nghiêm túc, lấy lý do còn nhiều việc phải làm ở cơ quan hay lý do cá nhân, rồi đối phó trong các kỳ kiểm tra và cũng được cho qua. Cách đào tạo và tập huấn như vậy thực sự không hiệu quả mà tốn kém, lấy lệ, hình thức. Các nhà quản lý phải xác định rằng nếu đã tập huấn thì phải triển khai thực sự nghiêm túc để các cán bộ quản lý có thể tiếp thu hết những kiến thức được truyền tải và thực hành một cách thuần thục. Chừng nào các cán bộ quản lý không coi trọng hết mức giáo dục, không nghiêm túc trong việc tiếp thu kiến thức thì khó mà tạo ra sự thay đổi tích cực.

Giáo dục là công cụ và là chiến lược hàng đầu để tạo ra sự thay đổi tích cực. Giáo dục sẽ có những tác động phụ nếu người được tập huấn coi việc tham gia các lớp tập huấn là lấy lệ: đó là chi phí trong tổ chức các lớp tập huấn tốn kém nhưng người được tập huấn lại không thu được kết quả cao nhất về giáo dục như kỳ vọng mà chỉ thu nhận được một phần nào đó. Đôi khi chính các nhà quản lý tự bằng lòng với chất lượng thấp đó, coi “có còn hơn không”. Đây chỉ là sự biện hộ cho việc quản lý kém và không triệt để. Tóm lại, để thực sự tạo ra sự thay đổi trong quản lý nhằm đưa lễ hội trở thành sản phẩm du lịch, thì người quản lý phải thực sự nghiêm túc và luôn đòi hỏi đạt được cao nhất từ những đầu tư ban đầu. Sự dễ dãi chấp nhận mọi việc sẽ dẫn đến lỏng lẻo trong quản lý và đó là gốc rễ của mọi thất bại.

Với quản lý văn hóa, thì việc nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý là quan trọng hơn cả. Ngoài những kiến thức chung cần có của một nhà quản lý thông thường, các nhà quản lý văn hóa cần chú ý cập nhật những tri thức mới để tiếp cận thực tiễn không bỡ ngỡ. Ví dụ trong vấn đề nghiên cứu của luận án, trong khi nhiều


quan điểm đang cho rằng truyền thống và di sản là một cái gì đó bất biến thì nhà quản lý văn hóa đã phải tự phản biện rằng truyền thống nói chung và di sản nói riêng cũng giống như bất cứ một hiện tượng xã hội nào khác, nó có sự vận động. Sự vận động đó là khách quan nếu nó phù hợp với ý nguyện và lợi ích của cộng đồng. Đúng như một nhà nghiên cứu đã nói: “truyền thống làm thành mới cái đã là; nó không bị giới hạn ở làm cho biết một văn hóa, bởi nó đồng nhất hóa với chính cuộc sống của một cộng đồng” [60]. Nói cách khác truyền thống nói chung và di sản nói riêng là có quan hệ biện chứng. Nhà quản lý không thể tỏ ra không biêt gì hay “không bàn” về các quan điểm mới nảy sinh trong thực tiễn quản lý lễ hội truyền thống.

3.4.2. Xây dựng thương hiệu điểm đến bằng sự kiện – lễ hội truyền thống

Nói đến sản phẩm du lịch thì phải nói đến thương hiệu điểm đến. Bởi vậy muốn quản lý lễ hội trở thành sản phẩm du lịch thì không thể không nói tới việc xây dựng thương hiệu điểm đến. Thương hiệu là sự khẳng định vị trí cho một sản phẩm trên thị trường có thể ở trong nước hoặc nước ngoài. Thương hiệu là “tiếng nói” về giá trị của sản phẩm, là ảnh hưởng của sản phẩm đó với người tiêu dùng. Khi đưa ra một sản phẩm, nhà sản xuất luôn nỗ lực hết mình để có thể có được một thương hiệu, một cái “tên” (name) trên thị trường. Thương hiệu cho sản phẩm du lịch có thể được xây dựng theo cách thông thường, bằng nghệ thuật đương đại hoặc bằng khả năng vận dụng những kinh nghiệm thế giới.

Vậy muốn quản lý lễ hội Tịch Điền hay lễ hội Kiếp Bạc thành sản phẩm du lịch, các nhà quản lý cần phải tính đến việc xây dựng thương hiệu cho chính các lễ hội này. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm du lịch cũng như các thương hiệu kinh doanh khác, bao gồm tạo dựng nhận diện hình ảnh và thông điệp chủ đạo, làm cho hình ảnh và thông điệp đó đi vào tâm trí của người tiêu dùng bằng các biên pháp tác động như quảng cáo, PR, marketing…

Để xây dựng một thương hiệu thì không thể thực hiện trong thời gian ngắn. Ví dụ để tạo ra thương hiệu cho Lễ hội Tịch Điền, trước hết các nhà quản lý phải phục dựng lễ hội theo nguyên tắc điền dã dân tộc học, hồi cố các bậc cao niên, tiếp thu ý kiến của người dân trong vùng. Lễ hội cần được tổ chức trong không khí linh thiêng, trang trọng với nhiều nghi lễ diễn xướng. Chẳng hạn như nghi lễ cày Tịch


Điền để tạo được một tiếng vang lớn, trở thành “thương hiệu” của tỉnh Hà Nam, góp phần tạo nên sự đa dạng trong hệ thống các lễ hội ở Việt Nam.

Khi xây dựng thương hiệu cho lễ hội Kiếp Bạc, các nhà quản lý cần phải chú ý những nét đặc sắc của lễ hội này. Theo nhiều du khách, nét riêng đặc sắc nhất của Lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc là Lễ rước bộ và Hội quân trên sông Lục Đầu, con sông chảy ngang qua Đền Kiếp Bạc. Trên chính dòng sông này, cách đây hơn 7 thế kỷ, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã cùng tướng sỹ miệt mài luyện tập. Khung cảnh lễ hội quân tưng bừng, hoành tráng trong khoảng không gian rộng, cả trên bờ và dưới lòng sông với hàng chục chiếc thuyền được chăng cờ hoa rực rỡ, cùng nhau biểu diễn ba diễn trình tái hiện chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của dân tộc. Đặc biệt, nhiều du khách đến với lễ hội Kiếp Bạc còn mong muốn được chứng kiến và tham dự lễ ban ấn đền Kiếp Bạc. Bởi tại đây đang lưu giữ 4 ấn tín bằng đồng của Đức Thánh: Trần Triều Hưng Đạo Vương chi ấn, Quốc pháp Đại Vương, Vạn Dược Linh Phù và Phi thiên thần kiếm phù. Sau nghi lễ cúng Thánh và mật định, tuyên sớ cầu nguyện đức Thánh phù hộ quốc thái dân an, đại diện lãnh đạo tỉnh Hải Dương sẽ khai ấn Đức Thánh và ban cho người dân cùng các du khách với mong muốn được Đức Thánh Trần phù hộ, che chở và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống…

Lễ hội truyền thống đền Kiếp Bạc kỷ niệm ngày mất của anh hùng dân tộc Hưng Đạo đại vương, từ lâu đã đi sâu vào tâm thức thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam, trở thành tập tục văn hoá truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc, điểm hẹn thiêng liêng của đồng bào cả nước. Lễ hội đền Kiếp Bạc xưa có nhiều hình thái phi vật thể đặc sắc được trình diễn. Tuy nhiên, do sự biến thiên của lịch sử, nhiều nghi lễ, diễn xướng dân gian bị mai một, thất truyền. Đến nay, việc phục hồi, nâng cấp có chọn lọc các nội dung lễ hội đã đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân và khẳng định được tầm vóc, xứng với vị thế của danh nhân, của khu di tích Quốc gia đặc biệt này. Lễ hội đền Kiếp Bạc ngày nay kết hợp hài hòa giữa quá khứ và hiện tại trên cơ sở kế thừa các yếu tố văn hóa truyền thống, tiếp thu, sàng lọc các yếu tố văn hóa mới, hiện đại làm phong phú tiềm năng, giá trị của lễ hội,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023