Đề Cương Phỏng Vấn Được Sử Dụng Riêng Cho Phương Pháp Phỏng Vấn Trực Tiếp Các Bên Liên Quan Tại Lễ Hội Tịch Điền (Trừ Du Khách)


Bảng 4. Đề cương phỏng vấn được sử dụng riêng cho phương pháp phỏng vấn trực tiếp các bên liên quan tại lễ hội Tịch Điền (trừ du khách)

Số TT

Câu hỏi

1

Hình thức và quy mô tổ chức lễ hội từ 2009 – 2016 có thay đổi gì?

2

Lễ hội Tịch Điền 2013, 2014, 2015, 2016 có điểm gì khác và nổi bật hơn mọi năm (kể từ 2009)? (hỏi trong và sau 4 mùa lễ hội)

3

Lượng khách tham dự lễ hội theo từng năm có xu hướng tăng hay không? Đặc biệt tại lễ hội 2013, 2014, 2015, 2016, lượng khách có thay đổi như thế nào? (hỏi

trong và sau 4 mùa lễ hội)

4

Sự tham gia của doanh nghiệp và các đơn vị đầu tư thêm, khai thác nguồn lợi từ lễ hội như thế nào? (Qua các năm 2009, 2013, 2014, 2015, 2016).

5

Công tác tổ chức khi các cán bộ cấp cao của Nhà nước đến tham dự lễ hội?

6

Nếu không có kinh phí cho bà con tham gia tập luyện, rước kiệu… thì nhân dân có hào hững tham gia không? Tại sao?

7

Nếu cần phải thay đổi mô hình quản lý lễ hội Tịch Điền cho hiệu quả hơn với

mục tiêu du lịch, thì cần làm gì?

8

Nhận định sự tham gia của khách du lịch trong thời gian qua và sắp tới?

9

Sự tham gia xã hội hóa thể hiện như thế nào qua các năm (2009 đến nay)?

10

Ngân sách được phân bổ và ủy nhiệm chi như thế nào? Nguồn thu do ai quản lý và chia sẻ lợi ích như thế nào?

11

Mô hình quản lý lễ hội hiện nay thể hiện nhất quán hay thay đổi, điều chỉnh qua các năm? Mô hình có thể được mô tả như thế nào?

12

Hiện nay, trong thời gian diễn ra lễ hội có hình thức “kinh doanh” nào? Ông (bà)

có cho đó là hành vi làm mất hình ảnh đẹp và sự linh thiêng của lễ hội. Quan điểm và giải pháp?

13

Sáng tạo trong tổ chức Hội thi trang trí trâu có phù hợp?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.

Quản lý lễ hội truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch qua khảo sát lễ hội kiếp bạc Hải Dương và lễ hội tịch điền Hà Nam - 22


Bảng 5. Đề cương phỏng vấn được sử dụng cho phương pháp phỏng vấn trực tiếp du khách tại lễ hội Tịch Điền và lễ hội Kiếp Bạc

Số TT

Câu hỏi

1

Đến với lễ hội này là lần thứ mấy? Đi cùng ai? Do đâu mà biết đến lễ hội?

2

Cảm nhận/ đánh giá về lễ hội năm nay? Nội dung nào đặc sắc nhất ?

3

Hài lòng với sản phẩm, dịch vụ tại lễ hội không? Hài lòng/ Không hài lòng ở sản phẩm, dịch vụ nào?

4

Giá cả, chất lượng cuả các sản phẩm, dịch vụ trong lễ hội? (đắt/ rẻ/ thái độ phục vụ/ đón tiếp)

5

Có gửi xe ở bãi đậu xe khi tới các điểm lễ hội ko? Giá cả ra sao? Hài lòng?

6

Kỳ vọng gì ở lễ hội này? Có được đáp ứng hay không? Kiến nghị gì để đáp ứng kỳ vọng của mình?

7

Có hiểu biết thêm gì về lịch sử, văn hoá qua các hoạt động của lễ hội, qua các

phần lễ, phần hội?

8

Lễ hội (Tịch Điền & Kiếp Bạc) có thu hút giới trẻ không? Tương lai có chọn lễ hội này làm điểm đến nữa hay không? Vì sao?


Bảng 6. Tổng hợp phỏng vấn sâu theo danh sách người được phỏng vấn (thứ tự ngẫu nhiên, minh họa một số kết quả trên tổng số 553 cuộc phỏng vấn trong 5 năm)


STT


Tên


Địa chỉ liên hệ

Cách thức tham

dự

Mục đích tham

dự


Ghi nhận

1

Bác Nguyễn Văn Sinh

Thôn Phúc Hạ -xã Hợp Lí-huyện Lí Nhân- Hà Nam

01685120658

Không tham dự


Tuy không tham dự nhưng bác Sinh có biết đến nguồn gốc và thời gian tổ chức lễ hội Tịch Điền. Một phần do số lượng người tham dự lễ hội Tịch Điền rất đông nên bác hơi e ngại trong vấn đề tham dự

2

Em Lã Thị

Thùy Trang

16 tuổi, học sinh trường THPT Lý

Nhân

Không tham dự


Em Trang không tham dự lễ hội và không biết đến lễ hội Tịch Điền

3

Chị Giang

Thôi Đọi Nhì- Đọi Sơn- Duy Tiên- Hà Nam 0983683908

Thường tham dự vào ngày mồng 6 diễn ra lễ hội. Đi cùng gia đình

Xem hội

Chị tham dự từ năm đầu tiên lễ hội được phục dựng. theo chị, năm đầu tiên do trung ương đứng ra tổ chức nên quy mô hoành tráng nhất, những năm về sau tổ chức quy mô nhỏ hơn nhưng số lượng người tham dự rất đông, đường dẫn vào nơi tổ chức được mở rộng nhưng vẫn không đủ sức chứa. Vì nhà chị mở quán ăn gần nơi tổ chức lễ hội nên những ngày lễ hội diễn ra, chị và gia đình rất bận rộn do lượng thực khách tăng mạnh, nhưng chị vẫn giữ nguyên giá các món trong thực đơn, quan điểm của chị trong kinh doanh là giữ chữ tín, khách đến một lần và vẫn muốn quay lại lần hai lần ba,…Theo chị thì điểm nhấn của lễ hội là màn bắn pháo hoa vào đêm mồng 6, đây là hoạt động thu hút nhất trong lễ hội. về phần lễ, chị không có ý kiến vì theo chị đó là truyền thống lâu đời, còn về phần hội thì còn quá ít trò chơi để thu hút

thanh thiếu niên tham gia.

4

Chị Thúy

Thôn Đọi Nhì- Đọi Sơn- Duy Tiên- Hà Nam

Tham dự tất cả các ngày diễn ra lễ hội. Nhiệm vụ cầm cờ trong đoàn rước.

Làm lễ, xem hội

Trước ngày diễn ra lễ hội khoảng 1,2 ngày, BTC sẽ phát trang phục và cờ cho những người có nhiệm vụ cầm cờ như chị Thúy trong đoàn rước. theo chị, không cần tập dượt quá nhiều vì đây là một hoạt động thành thông lệ, năm nào cũng như năm nào, BTC đã đánh dấu sẵn từng vị trí từng bộ phận. vì lễ hội mang ý nghĩa cầu cho đất đai tươi tốt. mùa vụ bội thu nên năm nào chị cũng bớt chút thời gian tham dự. theo chị biết thì cứ 5 năm 1 lần thì tỉnh đứng ra tổ chức, còn lại là do huyện tổ chức.

Người dân thoải mái mở gian hàng để bán hàng nhưng do người dân tại xã đều là nông dân nên







chủ yếu là người địa phương khác đến buôn bán.

Người dân không có suy nghĩ lợi dụng lễ hội để kiếm chác. Chị nói nhiều người dân sẵn sang cho người tham dự hoặc người họa sĩ vẽ lên trâu ở lại qua đêm. Vấn đề an ninh trật tự: đội ngũ an ninh dân phòng dẹp trật tự nên không có tình trạng đánh nhau,đua xe, ăn xin, những người bán hàng đều đặt gian hàng trong các ô nhất định,.. Chị momg muốn phần hội có nhiều hoạt động thú vị hơn để thu hút giới trẻ, để họ tham dự một lần và muốn quay lại. muốn lễ hội được nhiều người biết đến hơn, mong

muốn địa phương có nhiều phương án để quảng bá lễ hội rộng rãi hơn.

5

Cụ Lê Chi

Thôn Đọi Nhất- Đọi Sơn- Duy Tiên- Hà Nam

Tham dự tất cả các ngày diễn ra lễ hội. Nhiệm vụ bảo vệ kiệu trong đoàn rước

Làm lễ, xem hội

Cụ tham gia bảo vệ kiệu, do cụ không muốn chen lấn để xem lễ hội nên trực tiếp tham gia. Tiền được xã bồi dưỡng cụ thường làm công đức cho chùa Long Đọi Sơn. Cụ nói chủ yếu là dân địa phương khác về mở gian hàng bán trong những ngày diễn ra lễ hội do người dân tại địa phương đều là thần nông, không quen với việc buôn bán, còn thế hệ con cháu của cụ hầu như là đi làm xa ở các công trình, các khu công nghiệp,..

Cụ bảo năm đầu tiên do cụ Trung đóng vai vua xuống cày nhưng không đạt nên từ năm sau đều do cụ Tế đảm nhiệm. cụ Tế có khuôn phúc

hậu, râu dài, rất hợp với đóng vai vua.

6

Bác Tuyết

Thôn Đọi Nhất- Đọi Sơn- Duy Tiên-Hà Nam

Tham dự tất cả các ngày diễn ra lễ hội. Nhiệm vụ cầm cờ trong đoàn

rước

Làm lễ, xem hội

Bác không hài lòng về lễ hội ở điểm quá đông người tham gia, quản lí chưa tốt nên dẫn đến chen lấn.

Theo bác, mặc dù tham gia cầm cờ chỉ được vài đồng ít ỏi, có khi vài tháng sau mới được nhận nhưng bác vẫn tha gia để không phải chen lấn bên ngoài làm lễ hay xem hội.

Bác mong muốn chính quyền địa phương lắng nghe ý kiến phản hồi của dân hơn trong các cuộc họp tiếp xúc cử tri để giữ gìn bào tồn lễ hội.

7

Cụ Đinh Trọng Tế

Thôn Đọi Nhất- Đọi Sơn- Duy Tiên- Hà Nam

Người vào vai vua Lê Đại Hành

đi cày ở lễ hội


Cụ Tế là nhân vật quan trọng trong quá trình diễn ra lễ hội và được nhiều người dân trong vùng biết đến.

Do hiện tại cụ đang ở Nam Định nên chưa có cơ hội phỏng vấn cụ.

8

Cô Mùi

Thôn Đọi

Nhất- Đọi Sơn- Duy

Tham

gia tất cả các

Làm

lễ, xem

Số lượng người cầm cờ rất đông, khoảng 300

người từ tất cả các thôn trong xã. Theo cô , lễ hội không thu hút được nhiều thanh niên tham




Tiên- Hà Nam 0984597405

ngày diễn ra lễ hội. Nhiệm vụ cầm cờ trong đoàn

rước.

hội

gia, chủ yếu là người lớn tuổi.

Lễ hội thu hút người ở địa phương khác hơn so với người trong xã.

Lễ hội được tổ chức long trọng vài năm đầu, vài năm gần đây nhạt dần

Cô mong muốn lễ hội có nhiều đổi mới hơn để thu hút được sự quan tâ từ chính người dân địa phương.

9

Đại đức Thích Thanh Vũ

-UVTT

trưởng ban văn hóa Phật giáo tỉnh Hà Nam.

-Trưởng ban trị sự phật giáo huyện Duy Tiên.

-Trụ trì chùa Long Đọi Sơn.

Chủ trì phần lễ của lễ hội.


Với vai trò là người làm chủ trì phần lễ,Sư cụ có nhiều điều không hài lòng với cách thức tổ chức và tiến trình của lễ hội. ví dụ như tên của sư cụ được đọc cuối cùng, sự cụ chưa lên đến sân khấu thì phần lễ đã làm xong, BTC quá chú trọng vào chủ tịch nước và phó chỉ tịch nước nên quên đi vai trò của sư cụ và nhà chùa. Theo cụ, một lễ hội mang đậm tính tâm linh như lễ hôi tịch điền, vị trí của sư cụ và phật giáo rất quan trọng, phả là người đứng đầu phần lễ. Quy trình diễn ra lễ hội chưa hợp lí, còn lộn xộn, chưa chặt chẽ. Sư cụ có ý kiến với chính quyền nhưng vẫn như “đàn gảy tai trâu”. Sư cụ muốn vị trí của nhà chùa trong việc tổ chức lễ hội phải ngang hàng với chính quyền. các nghi lễ phải được thưc hiện nghiêm túc và cẩn thận như năm đầu tiên. Hai năm nay tổ chức them việc trao tặng danh hiệu nông thôn mới cho các thôn các xã, nhưng theo cụ thì chỉ có đường vào nơi tổ chức lễ hội tịch điền được sửa sang cho rộng rãi còn đường vào thôn, xã vẫn xấu và hẹp. Sư cụ lo rằng trong tình trạng công nghiệp hóa hiện tại, đồng ruộng bị thu hẹp, nếu chính quyền không xây dựng một khu riêng biệt để tổ chức lễ hội thì sư cụ lo rằng lễ hội có thể bị mai một. sư cụ gợi ý có thể xây dựng đền thờ thần nông, thờ vua Lê Đại Hành

để người dân đến lế bái.

10

Cô Lượng

Thôn Đọi Nhì, Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam

Tham gia 1 ngày. Đi cùng gia đình

Xem hội

Theo cô thời gian diễn ra lễ hội quá ngắn, lại trùng về lễ hội làng trống truyền thống của thôn Đọi Tam trong khi Đọi Tam chiếm đến một nửa dân số của xã Đọi Sơn nên lễ hội Tịch Điền không đủ nhộn nhịp và thu hút đối với người dân tại chính nơi tổ chức lễ hội. Hoạt động thu hút nhất đối với cô là bắn pháo hoa, tò chơi trong lễ hội rất ít và nhàm chán, không đủ làm cho khách tha dự muốn quay lại. Nơi tổ chức lễ hội chỉ là cánh đồng, dựng sân khấu và cổng chào, sau khi lễ hội diễn ra mọi thứ được dọn dẹp sạch sẽ. Năm đầu tiên hoạt động thi vẽ

lên lung trâu diễn ra rất sôi nổi nhưng càng về những năm sau càng nhạt dần. Kinh phí tổ







chức lễ hội còn có nhiều vấn đề gây tranh cãi, đều cần phải có phong bì để mời cán bộ cấp cao của huyện, tỉnh đến dự. huy động người dân tham gia cầm cờ với chi phí 80k/ người

trong 2 ngày, nhưng vài tháng sau lễ hội, tiền vẫn chưa đến tay người dân.

11

Chú Trần Đình Tiến

Trưởng ban văn hóa huyện Duy Tiên



Chi phí để tổ chức lễ hội năm vừa rồi là 1,4 tỉ VND. Thuê địa điểm tổ chức lễ hội là 200 nghìn VND/ sào ruộng. Thuê trâu để phục vụ cuộc thi vẽ là 100 nghìn VND/con/ngày. Năm đầu tiên, trung ương đứng ra chỉ đạo tổ chức lễ hội, các năm sau bàn giao lại cho tỉnh và huyện. theo chu kì 5 năm/lần, tỉnh sẽ đứng ra tổ chức với quy mô lớn, còn lại giao cho huyện tổ chức với quy mô nhỏ hơn. Về vấn đề nhiều người góp ý rằng lễ hội nhàm chán, chú thừa nhận rằng chỉ có 2,3 năm đầu là có tổng đạo diễn đứng ra chỉ đạo tổ chức, những năm sau đều do tỉnh và huyện làm theo kịch bản cũ nên vấn đề nêu trên không tránh khỏi và phòng ban chú cũng các lãnh đạo ban ngành vẫn đang tìm cách khắc phục.

Vấn đề tiền trả cho người dân tham gia cầm cờ, chú nói rằng do việc giải ngân gặp nhiều vấn đề khó khăn, huyện đều phải ứng tiền ra để tổ chức lễ hội nên tiền trả cho bà con bị chậm trễ, mong bà con thông cảm.

lễ hội không thu phi mở gian bán hàng, không

thu phí trò chơi, không huy động đóng góp từ người dân.


PHỤ LỤC 2


UBND TỈNH HẢI DƯƠNG

BAN TỔ CHỨC LỄ HỘI MÙA THU CÔN SƠN - KIẾP BẠC


Số: /BC-BTC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hải Dương, ngày tháng 10 năm 2016


BÁO CÁO

Kết quả công tác tổ chức lễ hội mùa Thu Côn Sơn Kiếp Bạc năm 2016


Thực hiện Kế hoạch số 2223/KH-BTC ngày 01/9/2016 của Ban Tổ chức lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc về việc tổ chức lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2016, Ban Tổ chức lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc báo cáo kết quả tổ chức lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2016 như sau:

I. ĐIỀU KIỆN TỔ CHỨC LỄ HỘI

1. Thuận lợi

- Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2016 là dịp quảng bá các giá trị của khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân dân trong việc thực hành, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Lễ hội năm nay tổ chức lễ tưởng niệm 716 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn; Tưởng niệm 574 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc - Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi nên được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ban, ngành trung ương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh quan tâm, chỉ đạo sát sao.

- Ban tổ chức lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc được tỉnh thành lập hàng năm nên có nhiều kinh nghiệm để tổ chức lễ hội với quy mô lớn.

- Thời tiết thuận lợi, tạo điều kiện cho các hoạt động đảm bảo thời gian, chất lượng, yêu cầu đề ra.

2. Khó khăn

- Không gian, quy mô lễ hội lớn, du khách về trảy hội với số lượng đông, bằng nhiều phương tiện, do vậy việc đảm bảo an ninh trật tự xã hội, vệ sinh môi trường đòi hỏi phải tập trung lực lượng lớn, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các tiểu ban của BTC lễ hội.

- Kinh phí tổ chức lễ hội so với yêu cầu còn hạn hẹp, thời gian triển khai gấp trong khi đó chất lượng các nghi lễ, diễn xướng và các hoạt động lễ hội đòi hỏi phải được tổ chức tốt, xứng tầm.

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TỔ CHỨC LỄ HỘI

1. Công tác xây dựng kế hoạch

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tham mưu giúp UBND tỉnh thành lập Ban Tổ chức với 25 thành viên do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban; thành viên BTC là các đồng chí đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và chính quyền địa phương.

- Ban Tổ chức đã chỉ đạo sớm xây dựng kế hoạch, thành lập các tiểu ban và đoàn kiểm tra liên ngành, ra Quyết định số 2417/QĐ-BTC ngày 01/9/2016 về việc thành lập các bộ phận giúp việc Ban Tổ chức lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2016. Các tiểu


ban đã chủ động xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Đến ngày 09/9/2016 (9/8âl), các tiểu ban đã hoàn thành công tác chuẩn bị.

2. Công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng

- Các tiểu ban được phân công nhiệm vụ đã khảo sát kỹ khu vực liên quan tới không gian diễn ra lễ hội, để bố trí và thiết kế trang trí địa điểm tổ chức các hoạt động trong chương trình lễ hội.

- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phục vụ đón tiếp khách lịch sự, chu đáo, trang thiết bị, phương tiện, vật phẩm phục vụ các nghi lễ trong chương trình nội dung của lễ hội.

III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Tiểu ban Nội dung, tuyên truyền

- Công tác xây dựng và chuẩn bị chương trình nội dung lễ hội

Tiểu ban Nội dung, tuyên truyền đã xây dựng và ban hành kế hoạch số 1084/KH- TBNDTT ngày 08/9/2016 triển khai, thực hiện kế hoạch tổ chức Lễ hội truyền thống mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2016 với các nội dung:

+ Xây dựng kịch bản chi tiết nội dung các nghi lễ: Lễ cáo yết; lễ rước, lễ tưởng niệm AHDT - DNVH thế giới Nguyễn Trãi; Lễ khai ấn và ban ấn; Lễ rước bộ, lễ dâng hương tưởng niệm Đức Thánh Trần và khai hội; Diễn xướng Hội quân trên sông Lục Đầu, Lễ Cầu an và Hội hoa đăng; Lễ giỗ Đức Thánh Trần.

+ Soạn diễn văn, văn tế tại lễ dâng hương tưởng niệm 716 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn; 574 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi.

+ Liên hệ với các đoàn hầu Thánh trong và ngoài tỉnh, tổ chức họp triển khai kế hoạch, phổ biến nội quy, quy chế liên hoan diễn xướng hầu Thánh.

+ Làm việc với UBND xã Kênh Giang (Chí Linh, Hải Dương) vận động 50 tàu thuyền và nhân dân về tham gia diễn xướng Hội quân. Tổ chức 500 võ sinh thuộc Liên đoàn võ thuật Nhất Nam - Việt Nam tham gia biểu diễn võ thuật. Liên hệ với UBND thị trấn Gia Lộc tổ chức 02 đội múa lân, 02 đội múa rồng tham gia diễn xướng Hội quân.

+ Từ ngày 01/9/2016 (tức 01/8 Âm lịch) triển khai trang trí 200 biển hiệu tuyên truyền cố định, 1.800 cờ hồng kỳ các loại, 250 phướn, 40 băng rôn khẩu hiệu, 05 panô tuyên truyền cố định (cỡ lớn), vận động nhân dân treo cờ hoa tại trung tâm thị xã Chí Linh, đường 18, đường 37 và từ phường Sao Đỏ về khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc; tuyên truyền trên bảng điện tử tại điểm tiếp giáp các huyện Nam Sách (Hải Dương), Quế Võ (Bắc Ninh); cổng vào thị xã Chí Linh; trưng bày 10 dàn ảnh triển lãm giới thiệu về lễ hội, lịch sử di tích, 04 biển cố định giới thiệu về di tích; trang trí 200 đèn lồng các loại, 1.000 mét cờ dây, sửa chữa lắp đặt hệ thống điện trang trí, loa máy, điện chiếu sáng đảm bảo phục vụ lễ hội; thực hiện hiệu quả việc tuyên truyền trực quan, phát thanh, giới thiệu lịch sử di tích, danh nhân, thuyết minh các nghi lễ và công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường…

+ Liên hệ và phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Hà Nội đưa tin về các hoạt động diễn ra tại lễ hội. Đưa tin thông báo chương trình lễ hội trên cổng thông tin điện tử một số tỉnh và thành phố trên cả nước.

+ Làm tốt công tác đưa tin tuyên truyền trên Đài truyền hình tỉnh, báo Hải Dương, cổng thông tin điện tử tỉnh Hải Dương; trang Website của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tạp chí Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc tuyên truyền về lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2016.

+ Xây dựng ma két và thực hiện trang trí khánh tiết, lễ đài: Lễ tưởng niệm, Lễ Cầu an và hội Hoa đăng, Lễ Khai ấn và ban ấn, Trình diễn nghệ thuật Múa rối nước, đua thuyền


chải, Liên hoan diễn xướng hầu Thánh đảm bảo chất lượng nội dung, hình thức thẩm mỹ, khoa học.

- Tổ chức phần nghi lễ

Thực hiện tốt nội dung các nghi lễ: Lễ Cáo yết, Lễ Khai ấn và ban ấn, Lễ rước bộ, Lễ tưởng niệm; Diễn xướng hội quân, Liên hoan diễn xướng dân gian; Lễ Cầu an, hội Hoa đăng trên sông Lục Đầu; Lễ giỗ Đức Thánh Trần. Các nghi lễ được đánh giá cao về trình độ tổ chức, thu hút đông đảo nhân dân thập phương về tham dự.

- Tổ chức phần hội

+ Tổ chức đua thuyền chải, trình diễn nghệ thuật Múa rối nước toàn tỉnh lần thứ VI tại Kiếp Bạc làm phong phú thêm các hoạt động hội, góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa nói chung và nghệ thuật dân gian nói riêng.

+ Từ ngày 15/9 - 18/9/2016 (15 - 18/8 âl): Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật đã góp phần làm phong phú các hoạt động hội, thu hút đông đảo nhân dân thập phương tham dự.

Các lễ tiết, diễn xướng, trò chơi dân gian... được tổ chức long trọng, trang nghiêm, linh thiêng do chính nhân dân địa phương và nhân dân thập phương thực hiện. Vì vậy, trong thời gian từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 8 âm lịch, không khí lễ hội vui tươi lành mạnh, góp phần nâng cao đời sống văn hoá tâm linh của nhân dân thập phương.

2. Tiểu ban Lễ tân, khánh tiết, hậu cần

Tiểu ban Lễ tân, khánh tiết, hậu cần đã xây dựng và ban hành kế hoạch số 1091/KH-TB ngày 08/9/2016 tham mưu giúp BTC triển khai thực hiện công tác lễ tân, khánh tiết, hậu cần lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2016.

- Công tác chuẩn bị giấy mời, giấy ra vào di tích và mời đại biểu

Hoàn thành việc soạn thảo, in ấn, phát hành 2 loại giấy mời (theo danh sách được BTC phê duyệt) gồm 1200 giấy mời dự Lễ tưởng niệm 716 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn; 300 giấy mời dự Lễ tưởng niệm Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi; 50 biển xe ưu tiên và Lãnh đạo tỉnh và Ban tổ chức kiểm tra lễ hội; 1000 biển xe ưu tiên cho đại biểu; 50 thẻ Ban tổ chức lễ khai ấn; 200 thẻ Ban tổ chức, 50 thẻ phóng viên và 150 thẻ phục vụ lễ hội.

- Công tác đón tiếp đại biểu

Đã bố trí địa điểm đón tiếp 15 đoàn đại biểu của Trung ương, của tỉnh bạn và 150 đại biểu tỉnh Hải Dương về dự các buổi lễ tại khách sạn Sao Đỏ, Nhà khách Ban QLDT tại chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc. Các đồng chí thành viên BTC được phân công cùng với lực lượng lễ tân đã làm tốt công tác đón tiếp, phục vụ tận tình, chu đáo các đại biểu về dự lễ hội.

- Công tác trang trí khánh tiết

+ Thực hiện trang trí cờ, khẩu hiệu, lễ đài, sân khấu, cổng chào toàn bộ không gian lễ hội khu vực di tích Côn Sơn, di tích Kiếp Bạc;

+ Xây dựng sơ đồ, bố trí khu vực chỗ ngồi của đại biểu khách mời về tham dự các buổi lễ.

- Công tác Y tế, vệ sinh môi trường

+ Trung tâm y tế thị xã Chí Linh đã phun thuốc phòng dịch ở khu vực di tích Côn Sơn và di tích Kiếp Bạc, kết quả trong những ngày diễn ra lễ hội đều đảm bảo an toàn, không có dịch bệnh;

+ Bệnh viên đa khoa thị xã Chí Linh đã bố trí lực lượng cán bộ y tế thường trực 24/24 với đầy đủ phương tiện, trang thiết bị, thuốc… làm nhiệm vụ cấp cứu chăm sóc sức khỏe các đại biểu và nhân dân về dự lễ hội.

+ Cảnh quan, vệ sinh môi trường được giữ gìn xanh, sạch đẹp: thường xuyên bố trí nhân lực quét dọn, thu gom rác thải, tổ chức các khu vệ sinh công cộng thuận tiện cho du khách.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023