Quản Lý Giáo Dục, Quản Lý Nhà Trường Quản Lý Giáo Dục

dục trường THPT, gồm tự đánh giá, đánh giá ngoài theo bộ tiêu chuẩn và công nhận kiểm định chất lượng thông qua các nghiên cứu điển hình, thực tế từ 40 trường THPT. Đồng thời nhóm tác giả cũng chỉ ra Đoàn đánh giá ngoài gồm những người có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và họ đều đến từ các trường phổ thông khác [19].

KĐCLGD trường THPT, Mỹ là quốc gia có bề dày lịch sử nhất. Có 3 loại kiểm định là: Kiểm định quốc gia, kiểm định vùng và kiểm định chuyên ngành. Kiểm định chất lượng giáo dục Mỹ có tính độc lập cao, tuân thủ chính sách và các bộ tiêu chuẩn ngay cả khi không có giám sát. Việc kiểm định chất lượng giáo dục các trường phổ thông ở Mỹ nhằm mục tiêu đảm bảo chất lượng, nâng cao vị thế và uy tin nhà trường gắn với cải thiện chất lượng trường. Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường phổ thông ở Mỹ, khác biệt nhau theo từng vùng và lãnh thổ. Nhưng vẫn có một số điểm cốt lõi giống nhau: Sứ mạng; Kế hoạch và đánh giá; Tổ chức và quản trị; Chương trình đào tạo; Giáo viên; Học sinh; Thư viện và các nguồn thông tin khác; Cơ sở vật chất và công nghệ; Nguồn tài chính. Chu kỳ kiểm định chất lượng từ 3 đến 5 năm, gồm các bước: Tự đánh giá theo tiêu chuẩn; đăng ký đánh giá ngoài; đánh giá ngoài; công nhận.

Ở Canada việc kiểm định trường phổ thông được giao cho các tỉnh dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục. Bộ tiêu chuẩn kiểm định các trường THP ở Canada gồm 12 tiêu chuẩn (Tầm nhìn, sứ mạng, chiến lược; Chương trình ngoại khóa và môi trường học tập; Chương trình chính khóa trên lớp học; Lãnh đạo nhà trường; Đội ngũ giáo viên, nhân viên; Trường học và cộng đồng; Tiến trình tuyển sinh và chất lượng học sinh đầu vào; Quản lý; Tài chánh; Môi trường, sức khỏe và sự an toàn; Các nhiệm vụ, hoạt động để cải tiến nhà trường; Tiêu chuẩn chương trình đáp ứng với khu vực dân cư tại địa phương) và quy trình được thống nhất ở các tỉnh, nhưng vẫn được linh hoạt, thay đổi và bổ sung hằng năm tùy theo từng vùng miền. Kết quả kiểm định được công khai để người học, cha mẹ cũng như xã hội biết.

Ở Singapore hệ thống giáo dục tư thục (Pricate Education Instutitions viết tắt là PEIs) phát triển mạnh mẽ bên cạnh hệ thống các trường công lập. Chính phủ thành lập một cơ quan quản lý để quản lý hệ thống trường này (CPE). Để quản lý các trường tư thục, CPE xây dựng Bộ tiêu chuẩn gồm 6 tiêu chuẩn, 31 tiêu chí với các nội

dung cơ bản như: Trách nhiệm và cam kết lãnh đạo; Quản trị liên hiệp; Bộ phận tuyển dụng bên ngoài; Các dịch vụ hỗ trợ và bảo vệ học sinh; Quá trình học tập và đánh giá học sinh; Đảm bảo chất lượng, kiểm soát và kết quả thu được. Quy trình kiểm định có Quy trình bắt buộc có tên là Khung tăng cường đăng ký (Enhance Registration Framework - ERF) và Quy trình tự nguyện có tên là Quy trình đảm bảo chất lượng giáo dục (Edu Trust).

1.1.2. Những nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu về KĐCLGD ở nước ta phải kể đến một số công trình của các tác giả:

Trần Khánh Đức (2004) với công trình “Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực” đã phân tích kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục hay kiểm định chương trình giáo dục chỉ thực hiện được một cách có hiệu quả khi việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng trong nhà trường được giải quyết. Tác giả cho rằng kiểm định chất lượng là một khâu trong quá trình quản lý chất lượng, và chính kiểm định chất định chất lượng là phương pháp, là công cụ để đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng của tổ chức đó. Về Qui trình kiểm định chất lượng, tác giả cho rằng có các khâu: Đăng ký tự đánh giá, tự đánh giá, đánh ngoài và đến công nhận kiểm định chất lượng [17].

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2006 với mã số B2004-80-06 “Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT và triển khai đánh giá thí điểm tại một số tỉnh, thành phố” (đơn vị chủ trì là Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục) do Nguyễn An Ninh chủ nhiệm đã xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT. Bộ tiêu chí được xây dựng trên cơ sở của mô hình CIPO (Context- Input-Process- Output) do UNESCO đề xuất, gồm có 42 tiêu chí, mỗi tiêu chí có 03 chỉ số. Bộ tiêu chí đã thể thể hiện bao quát được các hoạt động trường THPT. Tuy nhiên, trong công trình này không đề cập đến kỹ thuật tự đánh giá nhà trường theo tiêu chí [25].

Lê Đức Ngọc (2009) “Tổng quan về kiểm định và đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông” đã cho rằng kiểm định chất lượng là một giải pháp quản lý chất lượng và hiệu quả nhằm các mục tiêu sau: Đánh giá hiện trạng của cơ sở giáo dục đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra như thế nào? Hiện trạng cơ sở giáo dục có chất lượng và hiệu quả ra sao? Đánh giá hiện trạng những điểm nào là điểm mạnh so với các tiêu chuẩn đề ra của cơ sở giáo dục. Đánh giá hiện trạng những điểm nào là điểm yếu so với các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

tiêu chuẩn đề ra của cơ sở giáo dục. Trên cơ sở điểm mạnh và điểm yếu phát hiện được so với các tiêu chuẩn đề ra, định ra kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để phát triển [24].

Ngoài các công trình trên, có một số luận án, luận văn và các bài báo nghiên cứu về KĐCLGD hoặc là đảm bảo chất lượng giáo dục, như Nguyễn Mạnh Cường (2009) với luận án tiến sĩ “Phát triển nhà trường THPT theo quan điểm nhà trường hiệu quả” tại Đại học Giáo Dục thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đặng Văn Toàn với bài viết “Kinh nghiệm xây dựng trường trung học đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ở huyện Hương Khê - Hà Tĩnh” đăng trên Tạp chí Dạy và học ngày nay số 5/ 2005.

Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông ở tỉnh Lào Cai - 3

Có thể thấy, các công trình nghiên cứu, các tác giả đều đánh giá cao vai trò của KĐCLGD nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác KĐCLGD trường THPT ở Việt Nam hiện nay cơ bản cũng như các nước, tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về công tác ngày. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai vẫn chưa có công trình nào đề cập đến công tác quản lý hoạt kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường THPT. Do đó, việc lựa chọn vấn đề quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai là vấn đề cần thiết, cần được nghiên cứu nhằm góp phân nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường THPT tại tỉnh.

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Quản lý

Hoạt động của con người ngày càng đa dạng, phức tạp và phong phú. Chính vì sự phong phú đó nên khi nói đến QL đã có rất nhiều khái niệm khác nhau và tư tưởng QL cũng khác nhau.

* QL theo quan niệm của tác giả nước ngoài:

Theo Harold Koontz (nhà QL người Mỹ) cho rằng: “Quản lý là một yếu tố cần thiết để đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân”. Do vậy, QL với tư cách thực hành thì nó là một nghệ thuật, còn kiến thức có tổ chức làm cơ sở cho nó có thể coi như là một khoa học [19].

Nói đến hoạt động QL, người ta không thể không nhắc tới C. Mác. C.Mác quan niệm quản lý là điều khiển: “Một nghệ sĩ vĩ cầm tự điều khiển mình, còn giàn nhạc thì cần có nhạc trưởng”.

* QL theo quan niệm của các tác giả trong nước:

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm đạt được những mục tiêu dự kiến” [27].

Theo tác giả Nguyễn Hữu Long - 2009: “Quản lý là một phạm trù của khoa học quản lý, có sự tác động qua lại của chủ thể quản lý và khách thể quản lý, trong đó chủ thể quản lý đóng vai trò chủ đạo". Đây là một định nghĩa làm cho hoạt động QL vừa mang tính khoa học, vừa mang tính công nghệ, đặc biệt là đảm bảo nguyên tắc tập chung dân chủ.

Ngoài ra, theo từ điển Tiếng Việt: “Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”. Thuật ngữ “Quản lý” (tiếng Việt gốc Hán) đã lột tả được bản chất hoạt động QL trong thực tiễn. Nó gồm hai quá trình tích hợp vào nhau: Quá trình “Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái ổn định; quá trình “Lý” gồm sự tự sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đưa vào hệ thống phát triển. Nếu người đứng đầu chỉ chăm lo đến việc“Quản”tức là chăm lo đến việc coi sóc, giữ gìn thì tổ chức ấy sẽ trì trệ, không phát triển. Tuy nhiên, nếu chỉ chăm lo đến việc “Lý” tức là chỉ lo đến việc sửa sang, sắp xếp, đổi mới, mà không đặt trên nền tảng của sự ổn định thì sự phát triển của tổ chức sẽ không bền vững. Vậy, để hoạt động QL có hiệu quả thì nên cân bằng giữa hai quá trình “Quản” và “Lý”.

Có thể khái quát: QL là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể QL lên đối tượng QL nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng của hệ thống để đạt được mục tiêu định ra trong điều kiện biến động của môi trường.

Ngày nay, QL được coi là một trong năm nhân tố phát triển kinh tế xã hội: Vốn, nguồn lực lao động, khoa học kỹ thuật, tài nguyên và QL. Trong đó, QL có vai trò mang tính chất quyết định thành công.

* Chức năng quản lý:

Chức năng QL có thể hiểu một cách khái quát là một dạng hoạt động QL chuyên biệt mà thông qua đó chủ thể QL tác động lên đối tượng QL nhằm đạt mục tiêu đề ra. Đó là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà chủ thể QL phải tiến hành trong quá trình QL. Thực chất của các chức năng QL chính là sự tồn tại của các hoạt động QL bao gồm các chức năng: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

Chức năng lập kế hoạch: Là công tác xác định trước mục tiêu của tổ chức đồng thời chỉ ra các phương pháp, biện pháp để thực hiện mục tiêu, trong điều kiện biến động của môi trường.

Chức năng tổ chức: Là việc sắp xếp, phân công các nhiệm vụ, các nguồn lực “con người, các nguồn lực khác” một cách tối ưu, nhằm làm cho tổ chức vận hành theo kế hoạch, đạt được mục tiêu đặt ra.

Chức năng chỉ đạo: Là phương thức tác động của chủ thể QL nhằm điều hành tổ chức vận hành đúng theo kế hoạch, thực hiện được mục tiêu QL.

Chức năng kiểm tra: Là phương thức hoạt động của chủ thể QL lên đối tượng QL nhằm thu thập thông tin phản hồi, đánh giá và xử lý các kết quả vận hành của tổ chức, từ đó ra các quyết định QL điều chỉnh nhằm thực hiện được mục tiêu đề ra. Bốn chức năng này có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một chu trình QL.

Thông tin liên lạc là công cụ không thể thiếu trong hoạt động QL, nó được coi là “mạch máu” của hoạt động QL. Trong QL, để có thể ra các quyết định chính xác và kịp thời đòi hỏi phải thu thập thông tin chuẩn xác.

Kế hoạch

Quan hệ giữa các chức năng của hoạt động QL thể hiện trong sơ đồ sau:


Kiểm tra

Tổ chức

Thông tin


Chỉ đạo

Sơ đồ 1.1. Các chức năng của quản lý


1.2.2. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường Quản lý giáo dục

Trong lịch sử phát triển của khoa học thì khoa học quản lý giáo dục ra đời muộn hơn khoa học quản lý kinh tế. Vì thế, trong các nước Tư bản chủ nghĩa người ta thường vận dụng lý luận quản lý một xí nghiệp vào quản lý cơ sở giáo dục (trường học) và coi quản lý cơ sở giáo dục như quản lý một xí nghiệp đặc biệt.

Quản lý giáo dục là một bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý xã hội, nó xuất hiện từ lâu và tồn tại dưới mọi chế độ xã hội. Với cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm quản lý giáo dục như sau:

Theo M.I Kônzacov: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống (từ bộ đến trường) nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục chủ nghĩa Cộng sản cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài hòa của họ. Trên cơ sở nhận thức và sử dụng các quy luật chung vốn có của CNXH, cũng như các quy luật khách quan của quá trình dạy học - giáo dục, của sự phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ em, thiếu niên cũng như thanh niên”.

Ở Việt Nam, tác giả Phạm Minh Hạc khái quát: “Quản lý giáo dục là quản lý trường học, là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [18].

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất” [27].

Từ các khái niệm trên chúng ta có thể hiểu khái quát như sau: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau, đến tất cả các khâu, các bộ phận của hệ thống giáo dục, nhằm đảm bảo cho các cơ quan trong hệ thống vận hành tối ưu. Đảm bảo sự phát triển mở rộng cả về số lượng và chất lượng để đạt tới mục tiêu giáo dục.

Quản lý nhà trường

Nhà trường là một dạng thiết chế tổ chức chuyên biệt và đặc thù của xã hội, được hình thành do nhu cầu tất yếu khách quan của xã hội, nhằm thực hiện chức năng truyền thụ các kinh nghiệm xã hội cần thiết cho từng nhóm dân cư nhất định trong cộng đồng và xã hội. Nhà trường là một bộ phận của xã hội, là tổ chức giáo dục cơ sở của hệ thống Giáo dục quốc dân. Do đó, quản lý nhà trường là một bộ phận trong quản lý giáo dục, nhà trường (cơ sở giáo dục) chính là nơi tiến hành giáo dục - đào tạo có nhiệm vụ trang bị kiến thức cho một nhóm dân cư nhất định.

Hoạt động dạy và học là hoạt động trung tâm của nhà trường. Mọi hoạt động đa dạng, phức tạp khác đều hướng vào hoạt động trung tâm này. Do vậy, quản lý nhà trường chính là: Quản lý hoạt động dạy - học, làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu đào tạo.

Tác giả Phạm Minh Hạc đã đưa ra nội dung khái quát về khái niệm quản lý nhà trường như sau: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [18].

Quản lý nhà trường chính là những công việc mà người cán bộ quản lý nhà trường thực hiện chức năng quản lý để thực hiện các nhiệm vụ công tác của mình. Đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý tác động tới các hoạt động của nhà trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà tiêu điểm là quá trình dạy học.

Như vậy ta có thể hiểu, công tác quản lý nhà trường bao gồm sự quản lý các quan hệ nội bộ của nhà trường và quan hệ giữa nhà trường với xã hội.

Trong bối cảnh hiện đại, nhà trường được thừa nhận rộng rãi như một thiết chế chuyên biệt của xã hội để giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ thành công dân hữu ích cho tương lai. Thiết chế đó có mục đích rõ ràng, có tổ chức chặt chẽ, được cung ứng các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện chức năng của mình mà không một thiết chế nào có thể thay thế được. Bản chất giai cấp của nhà trường đã được khẳng định bởi tính mục đích cũng như cách thức vận hành của nó.

Ở tất cả những định nghĩa về quản lý nhà trường đều nổi bật lên cái chung, cái bản chất của quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý làm cho nhà trường vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng để thực hiện thắng lợi mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục giao phó cho mỗi nhà trường. Vì vậy, quản lý nhà trường là quản lý toàn diện. Bao gồm:

Quản lý đội ngũ nhà giáo Quản lý học sinh

Quản lý quá trình dạy - học

Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học Quản lý tài chính trường học

Quản lý mối quan hệ giữa con người và cộng đồng.

Tận dụng các nguồn lực đầu tư cũng như các lực lượng xã hội đóng góp, xây dựng hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường đạt được mục tiêu, kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường đến một trạng thái mới.

Như vậy, có thể hiểu quản lý nhà trường là hệ thống tác động sư phạm hợp lý và hướng đích của chủ thể quản lý đến các hoạt động của nhà trường do tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác thực hiện nhằm đạt được mục tiêu giáo dục có chất lượng và hiệu quả.

1.2.3. Chất lượng, chất lượng giáo dục, quản lý chất lượng giáo dục

Chất lượng:

Nhìn chung, có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về chất lượng tùy theo mục tiêu, sản phẩm đầu ra của từng tổ chức. Chất lượng không có điểm dừng mà chỉ đạt mục tiêu mong đợi của kế hoạch đặt ra vì chất lượng luôn đòi hỏi phải được cải tiến liên tục, nếu nói cái này chất lượng thì sẽ có cái khác chất lượng hơn. Điều này nghĩa là nói chất lượng phải nói trong hệ tham chiếu nào. Chất lượng phù hợp hơn hết là sự hài lòng của khách hàng hay sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Harvey và Green (1993) kết luận rằng: “Thứ nhất, chất lượng có ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau. Thứ hai, chất lượng có liên quan đến các quá trình hoặc kết quả”. Chất lượng “là sự đáp ứng với mục tiêu đã đặt ra và mục tiêu đó phải phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội” (Lê Đức Ngọc, 2008), chất lượng “là một khái niệm động, đa chiều và gắn với các yếu tố chủ quan thông qua quan hệ giữa người và người” (Trần Khánh Đức, 2009).

Ngoài ra, có các phát biểu đáng chú ý của các tác giả về khái niệm chất lượng. “Chất lượng là trách nhiệm của tất cả mọi người” (Deming W. Edwards), “Chất lượng đầu tiên cần thiết là sự táo bạo” (Winston Churchill).

AUN (2009) xác định chất lượng là sự xuất sắc, phù hợp với mục đích, thỏa mãn khách hàng, đáng giá đồng tiền, giá trị gia tăng và ngưỡng tối thiểu. Lewis (2012) còn nhận định thêm chất lượng là sự nâng cao hoặc cải tiến (theo đuổi sự cải tiến liên tục).

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 25/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí