Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông ở tỉnh Lào Cai - 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CBQL

Cán bộ quản lí

CM

Chuyên môn

CNTT

Công nghệ thông tin

CSVC

Cơ sở vật chất

ĐTB

Điểm trung bình

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

HT

Hiệu trưởng

KĐCLGD

Kiểm tra

KĐCLGD

Kiểm định chất lượng giáo dục

NV

Nhân viên

PPDH

Phương pháp dạy học

QL

Quản lí

QLGD

Quản lí giáo dục

TB

Trung bình

THPT

Trung học phổ thông

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông ở tỉnh Lào Cai - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Sơ đồ 1.1. Các chức năng của quản lý 11

Bảng 2.1. Tổng hợp số liệu về số học sinh, số lớp, số trường 43

Bảng 2.2. Thông tin về cán bộ quản lý trường THPT tỉnh Lào Cai 44

Bảng 2.3. Thông tin về trình độ giáo viên trường THPT tỉnh Lào Cai 44

Bảng 2.4. Kết quả học tập của học sinh THPT 45

Bảng 2.5. Kết quả hạnh kiểm học sinh THPT 45

Bảng 2.6. Kết quả thi tốt nghiệp THPT trong 3 năm gần đây 45

Bảng 2.7. Vai trò của công tác KĐCLGD đối với việc thực hiện công tác

quản lý trong nhà trường THPT và với các cấp quản lý giáo dục 49

Bảng 2.8. Thực trạng mục đích của kiểm định chất lượng giáo dục đối với trường THPT tỉnh Lào Cai 50

Bảng 2.9. Thực trạng quy trình kiểm định chất lượng giáo dục đối với trường THPT tỉnh Lào Cai 51

Bảng 2.10. Thực trạng thực hiện tự đánh giá tại trường THPT tỉnh Lào Cai

hiện nay 52

Bảng 2.11. Thực trạng thực hiện nhiệm vụ của trưởng đoàn đánh giá ngoài 58

Bảng 2.12. Bảng khảo sát năng lực làm việc của đoàn đánh giá ngoài 59

Bảng 2.13. Bảng khảo sát năng lực làm việc của đoàn đánh giá ngoài 59

Bảng 2.14. Khảo sát việc lập kế hoạch KĐCLGD (tự đánh giá và đánh giá ngoài) 62

Bảng 2.15. Khảo sát việc tổ chức thực hiện tự đánh giá và đánh giá ngoài 64

Bảng 2.16. Khảo sát việc chỉ đạo thực hiện tự đánh giá và đánh giá ngoài 65

Bảng 2.17. Khảo sát việc kiểm tra, đánh giá hoạt động KĐCLGD 66

Bảng 2.18. Kết quả cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục sau KĐCL 68

Bảng 2.19. Kết quả yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm định chất

lượng giáo dục 69

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp 96

Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 97

Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động KĐCLGD ở các trường THPT trên địa bàn

tỉnh Lào Cai 99

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trước xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải cung cấp được nguồn nhân lực chất lượng cao đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước. Để thực hiện nhiệm vụ này, giáo dục nói chung, giáo dục trung học phổ thông của nước ta nói riêng phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. Chất lượng giáo dục và quản lý chất lượng giáo dục là vấn đề được Đảng, Nhà nước và xã hội rất quan tâm, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này ở các cấp độ khác nhau và đã có đề xuất nhiều giải pháp, biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Một trong những biện pháp quan trọng đó là xây dựng và triển khai hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD). Vấn đề này đã được thể chế hóa trong Luật Giáo dục 2005, quy định tại Điều 17 “Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục được công bố công khai để xã hội biết và giám sát” [30].

KĐCLGD không những mang lại cho cộng đồng bằng chứng về chất lượng đào tạo mà còn mang lại cơ hội và động cơ để nâng cao chất lượng cho các nhà trường đã qua kiểm định. Chính điều này là một trong những đặc điểm làm nên sự khác biệt giữa KĐCLGD với các mô hình quản lý chất lượng giáo dục khác (thanh tra giáo dục…). Tính chất, nhiệm vụ chủ yếu của đánh giá ngoài là đánh giá đồng cấp, đánh giá kết quả tự đánh giá, giúp cơ sở giáo dục nhận thấy rõ hơn các điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra kế hoạch cải tiến chất lượng của mình hợp lý, thiết thực hơn. Đây là một đặc điểm hết sức quan trọng làm cho kiểm định chất lượng giáo dục nhanh chóng hoà nhập được vào các hoạt động của cơ sở giáo dục trong một không khí làm việc thân thiện, cởi mở.

Để tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác KĐCLGD cơ sở giáo dục phổ thông, cần phải thực hiện tốt bốn (04) khâu của quy trình kiểm định, đó là tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông; đăng ký kiểm định; đánh giá ngoài; công nhận cơ sở

giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấp giấy chứng nhận KĐCLGD. Trong đó, tự đánh giá là khâu đầu tiên và rất quan trọng trong công tác quản lý chất lượng; đó là quá trình nhà trường căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tự kiểm tra, tự xem xét, để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất và các vấn đề liên quan khác, tạo cơ sở cho bước tiếp theo là đánh giá ngoài. Đánh giá ngoài là bước quan trọng tiếp theo sau tự đánh giá, trong quy trình KĐCLGD; đánh giá ngoài là hoạt động đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước nhằm xác định mức độ đạt được tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của trường phổ thông; đánh giá ngoài để tạo cơ sở cho việc ra quyết định công nhận kết quả kiểm định và là một bằng chứng về uy tín và mức độ đạt được các chuẩn mực chất lượng.

Trong những năm qua, công tác KĐCLGD ở các cơ sở giáo dục trong tỉnh Lào Cai nói chung, ở các trường THPT nói riêng đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, công tác KĐCLGD trường THPT còn tồn tại một số khó khăn và hạn chế:

- Một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên trường THPT chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác KĐCLGD đối với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trường phổ thông nên chưa có sự quan tâm đúng mức;

- Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường tuy được tập huấn, nhưng chưa nắm chắc quy trình, kỹ thuật tự đánh giá, vì vậy việc triển khai hoạt động này chưa đáp ứng yêu cầu đạt ra;

- Công tác lưu trữ hồ sơ, văn bản, tài liệu của các trường không đầy đủ, thiếu khoa học là trở ngại lớn, mất nhiều thời gian cho việc thu thập thông tin minh chứng. Việc sử dụng, sắp xếp, bố trí thông tin minh chứng của báo cáo tự đánh giá chưa phù hợp với yêu cầu của chỉ báo;

- Chất lượng báo cáo tự đánh giá của nhiều trường chưa đạt yêu cầu, chưa phản ánh được chất lượng và thực tiễn của nhà trường;

- Chưa có đội ngũ đánh giá ngoài chuyên trách, tất cả đánh giá viên đều thực hiện đánh giá ngoài theo điều động của Sở GD&ĐT như là công tác kiêm nhiệm nên bị động về thời gian cũng như hạn chế về năng lực khi thực hiện công việc đánh giá ngoài;

- Việc tổ chức thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường sau tự đánh giá và đánh giá ngoài chưa được kiểm tra, theo dõi thường xuyên nên hiệu quả của công tác KĐCLGD chưa thực sự rõ nét.

Xuất phát từ thực tế nêu trên tại địa phương, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT ở tỉnh Lào Cai” làm hướng nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác KĐCLGD trường THPT ở tỉnh Lào Cai nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo nghị quyết 29, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động KĐCLGD, từ đó đề xuất biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác KĐCLGD trường THPT ở tỉnh Lào Cai; giúp các trường THPT xác định được mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn để chủ động xây dựng kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động KĐCLGD trường THPT.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động KĐCLGD trường THPT ở tỉnh Lào Cai.

3.3. Khách thể điều tra

- Cán bộ quản lý ở cơ quan Sở GD&ĐT: 05.

- Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên các trường trung học phổ thông: 240.

- Thành viên các Đoàn đánh giá ngoài: 40.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về KĐCLGD và hoạt động KĐCLGD trường THPT.

4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động KĐCLGD trường THPT ở tỉnh Lào Cai.

4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động KĐCLGD trường THPT ở tỉnh Lào Cai.

5. Giả thuyết khoa học

Hoạt động KĐCLGD trường THPT ở tỉnh Lào Cai hiện nay đã đạt được những kết quả khả quan, tuy nhiên còn một số hạn chế như việc lập kế hoạch, chỉ đạo và tổ

chức thực hiện, đội ngũ kiểm định viên chưa được đào tạo bài bản, việc kiểm tra và giám sát chưa thường xuyên.... Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động KĐCLGD phù hợp và vận dụng các biện pháp này một cách đồng bộ thì sẽ nâng cao hiệu quả công tác KĐCLGD, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THPT của tỉnh Lào Cai.

6. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động KĐCLGD trường THPT theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của Bộ GD&ĐT.

- Về không gian: Nghiên cứu trên 25 trường THPT ở tỉnh Lào Cai, trong đó: 04 trường ở khu vực thành phố, 07 trường ở khu vực thị trấn, 07 trường ở khu vực nông thôn và 07 trường ở khu vực vùng cao đặc biệt khó khăn.

- Về thời gian: Số liệu điều tra từ năm học 2015 - 2016 đến hết năm học 2018 - 2019. Thời gian nghiên cứu từ năm 2017 đến năm 2019.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu khoa học về KĐCLGD và quản lý hoạt động KĐCLGD trường THPT để hoàn thiện cơ sở lý luận của đề tài.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp khảo sát, điều tra bằng phiếu hỏi: Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra để thu thập ý kiến đánh giá về thực trạng hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục và quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT trên địa bàn nghiên cứu.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Từ kết quả thực tế về quản lý công tác KĐCLGD trường THPT, đưa ra các ý kiến đánh giá để làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp.

- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia để đánh giá tính cần thiết và khả thi của các biện pháp mới đề xuất.

7.3. Phương pháp bổ trợ

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý, phân tích các số liệu điều tra, khảo sát nhằm đưa ra kết luận phục vụ công tác nghiên cứu.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động KĐCLGD trường THPT. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động KĐCLGD trường THPT ở tỉnh Lào Cai. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động KĐCLGD trường THPT ở tỉnh Lào Cai.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước

Có nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, đặc biệt là công trình của các nhà khoa học thuộc các nước phát triển về KĐCLGD như Mỹ, Anh, Úc, Canada, Ấn độ, Philipin. Điển hình có thể kể đến một số công trình tiêu biểu của các tác giả:

Elain El Khawas (2001) - Kiểm định chất lượng ở Mỹ: Nguồn gốc, sự diễn biến và triển vọng cho tương lai (Accreditation in the USA: Origin, developments and future prospect). Nghiên cứu đã chỉ ra cách thức tiến hành quá trình kiểm định bao gồm thực hiện báo cáo tự đánh giá, đánh giá ngoài và công nhận mức độ đáp ứng của nhà trường hay chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn. Ngoài ra, công trình đã nêu lên được những cơ hội và thách thức cho lĩnh vực KĐCLGD, những tác động của kiểm định chất lượng đến việc nâng cao chất lượng của nhà trường đồng thời rút ra những bài học cho lĩnh vực này [38].

Các tác giả LazrVLSCEANU, Laura GRÜNBERG, và DanPÂRLEA (UNESCO 2007) - Những thuật ngữ và định nghĩa cơ bản trong đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục (Quality Assurance and Accreditation: A Glossary of BasicTerms and Definition). Nghiên cứu đưa ra một cách đầy đủ các thuật ngữ, định nghĩa chuyên dùng trong lĩnh vực KĐCLGD như: Kiểm định chất lượng, kiểm định cơ sở giáo dục, kiểm định chương trình giáo dục, kiểm định vùng, kiểm toán, đánh giá chất lượng, tự đánh giá, đánh giá ngoài, đối sánh, tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số, xếp hạng hay công nhận cơ sở giáo dục đạt chuẩn ... [39].

Nhóm tác giả Janet Fairman, Brendra Peirce và Walter Harris (2009) với công trình “Kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT tại Maine: Nhận thức về chi phí và lợi phí” (High school accreditation in Maine: Perception of cost and benefits) thuộc trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá giáo dục và Phát triển con người thuộc Đại học Maine - Mỹ. Nhóm tác giả đã trình bày rất rõ quy trình kiểm định chất lượng giáo

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 25/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí