Quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Nam - 2


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức và quản lý c ủa Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam 47

Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay khách hàng cá nhân 79

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Nguồ n vố n huy động của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam 50

Biểu đồ 2.2: Tình hình dư nợ cho vay c ủa Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam 54

Biểu đồ 2.3: Số lượng KHCN của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam 57

Biểu đồ 2.4: Doanh số cho vay KHCN của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam 59

Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay KHCN của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam 61

Biểu đồ 2.6: Lợi nhuận cho vay KHCN c ủa Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam 63

Biểu đồ 2.7: Nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân từ 2017-2019 65

Biểu đồ 2.8: Nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân t ừ 2017-2019 66

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU


TT

Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Việt Nam

2

Agribank Chi nhánh

tỉnh Hà Nam

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Nam

3

CBTD

Cán bộ tín dụng

4

CIC

Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam –

NHNN Việt Nam

5

HSX

Hộ sản xuất

6

HTX

Hợp tác xã

7

KHCN

Khách hàng cá nhân

8

NHNN

Ngân hàng nhà nước Việt Nam

9

NHTM

Ngân hàng thương mại

10

RRTD

Rủi ro tín dụng

11

SXKD

Sản xuất kinh doanh

12

TCTD

Tổ chức tín dụng

13

TSĐB

Tài sản đảm bảo

14

XLRR

Xử lý rủi ro

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Nam - 2


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế quốc tế, dẫn đến sự xuất hiện của các thành phần kinh tế có yếu tố nước ngoài cạnh tranh mạnh mẽ với các cá nhân, tổ chức kinh tế trong nước. Ngành ngân hàng nói riêng cũng không đứng ngoài dòng chảy hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt. Quá trình hội nhập sâu rộng trên đã làm gia tăng tính cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Tính đến hiện tại, theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước, đang có 4 Ngân hàng thương mại TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu, 31 Ngân hàng Thương mại cổ phần, 02 Ngân hàng liên doanh, 61 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh, Văn phòng đại diện Ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Con số nêu trên còn chưa tính tới các Ngân hàng chính sách xã hội, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân có hoạt động tương tự Ngân hàng. Sự gia tăng số lượng Ngân hàng khiến cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng khốc liệt, một số Ngân hàng yếu kém đã buộc phải sáp nhập hoặc bị mua lại bởi Ngân hàng Nhà nước. Bối cảnh cạnh tranh khiến cho mảng bán buôn của các Ngân hàng hoạt động ngày càng kém hiệu quả, tính rủi ro cao khi tập trung vào một số khách hàng lớn, trong khi đó, thị trường cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho đối tượng khách hàng cá nhân ngày càng mở rộng do nhu cầu tăng từ phía khách hàng, người dân Việt Nam đã quen hơn với việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng, cũng như vay vốn ngân hàng để phục vụ mục đích kinh doanh, tiêu dùng cá nhân. Chính vì thế việc đa dạng hóa các hình thức cung cấp dịch vụ cho khách hàng đặc biệt là nhóm khách hàng cá nhân cũng trở nên vô cùng cấp thiết để giữ chân khách hàng cũ và lôi kéo khách hàng mới nhằm giành thắng lợi trong cạnh tranh.

Cùng hướng đi chung của ngành Ngân hàng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Nam (Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam) xác định trọng điểm trong thời gian tới của Ngân hàng là phát triển bán lẻ phân khúc khách hàng cá nhân, trong đó trọng điểm là dịch vụ cho vay đối với


khách hàng cá nhân vì hoạt động này mang lại phần lớn thu nhập từ lãi cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi Ngân hàng phải làm tốt công tác quản lý cho vay. Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là nội dung quan trọng và cấp thiết không chỉ trong nội bộ bản thân ngân hàng cung cấp dịch vụ mà còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế quốc dân vì khi hoạt động quản lý không hiệu quả dẫn đến sự luân chuyển nguồn vốn của toàn nền kinh tế bị ảnh hưởng, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của toàn nền kinh tế.

Trong thời gian qua, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam đã đạt được một số kết quả nhất định trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại địa bàn tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên cũng như nhiều ngân hàng khác, công tác quản lý hoạt động cho vay đối với mảng khách hàng cá nhân còn gặp nhiều hạn chế: giám sát và quản lý sau khi cho vay với khách hàng cá nhân còn yếu, công tác kiểm soát nội bộ còn chưa chặt chẽ, chính sách tín dụng áp dụng cho các khách hàng cá nhân thường lỏng hơn đối với các nhóm khách hàng khác dẫn đến tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng… Đây là những vấn đề cần phải được giải quyết sớm để đảm bảo được an toàn tín dụng cho ngân hàng.

Như vậy để hoạt động quản lý cho vay khách hàng cá nhân thực sự có hiệu quả thì cần phải thay đổi một cách toàn diện, cải tiến trong cách quản lý, cải tiến trong quy trình và cả trong nhận thức của các đơn vị thực hiện.

Chính vì thế, tôi xin được nghiên cứu đề tài: “Quản lý cho vay khách hàng cá

nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Nam” nhằm tìm hiểu những vấn đề về quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam và đưa ra những giải pháp của cá nhân đối với hoạt động cho vay này.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Liên quan đến quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, cụ thể như:

- Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế “Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Hà Tĩnh” của tác giả Bùi Đình Dạo (2017). Luận văn đã nghiên cứu, hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về khách hàng cá nhân (KHCN),


quản lý hoạt động cho vay đối với các KHCN. Nêu được thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại Agribank Hà Tĩnh. Từ đó, tác giả đã có những phân tích, đưa ra được những đánh giá cụ thể, chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế của Agribank Hà Tĩnh đối với công tác quản lý hoạt động cho vay với mảng KHCN này; từ đó tác giả đề xuất 08 kiến nghị và giải pháp giúp tăng cường quản lý hoạt động cho vay KHCN tại Agribank Hà Tĩnh, giảm rủi ro phát sinh nợ xấu Ngân hàng.

- Luận văn thạc sĩ Kinh tế “Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nam” của Nguyễn Quang Vượng (2017). Thông qua các phương pháp nghiên cứu bao gồm: thống kê mô tả, thống kê tổng hợp, phân tích, so sánh, tác giả đã đánh giá phân tích thực trạng quản lý và thực hiện cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Vietcombank Hà Nam. Đi sâu hơn nữa, tác giả đã thực hiện phân tích làm rõ những nội dung: thực trạng hoạch định chính sách; Thực trạng tổ chức thực hiện; thực trạng giám sát và điều chỉnh đối với các hoạt động cho vay KHCN của Chi nhánh VCB Hà Nam cũng như đưa ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đối với VCB Hà Nam trong quản lý cho vay KHCN. Tác giả đưa ra đề xuất 05 giải pháp gồm: nâng cao hiệu quả huy động vốn; hoạch định chính sách cho vay nhất quán; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tăng cường quản lý rủi ro; tăng cường đào tạo cán bộ về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như có chính sách đãi ngộ nhân sự thích hợp.

- Luận văn thạc sỹ Kinh tế “Quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng Hợp tác

- chi nhánh Phú Thọ” của Nguyễn Thị Bích Ngọc (2018). Tác giả đã trình bày các nội dung như: cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại; bộ máy tổ chức quản lý hoạt động cho vay, hệ thống văn bản phục vụ công tác quản lý hoạt động cho vay, quản lý đối tượng và thời hạn cho vay, quản lý theo chu trình cho vay và quản lý nợ xấu. Tuy nhiên, nghiên cứu ít đề cập đến nội dung quản lý tài sản đảm bảo. Mặt khác, về các giải pháp ít đề cập giải pháp vai trò quản lý của Nhà nước và ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc xây dựng các cơ


chế, chính sách để tăng cường sự quản lý của Nhà nước, ngân hàng Nhà nước đối với các hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động cho vay của ngân hàng hợp tác chi nhánh Phú Thọ nói riêng.

- Luận văn thạc sỹ Tài chính ngân hàng “Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc” của Nguyễn Thị Ngọc Thu (2016). Với đề tài này, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Thu đã khái quát lý luận về cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại và phát triển cho vay khách hàng cá nhân; đặc biệt tác giả đã trình bày kinh nghiệm phát triển cho vay khách hàng cá nhân của một số ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó rút ra một số bài học về phát triển cho vay KHCN đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc. Đồng thời, tác giả cũng trình bày các phương pháp được sử dụng để thực hiện nghiên cứu và mô tả phương pháp thu thập dữ liệu bằng điều tra, xử lý dữ liệu bằng phương pháp thống kê mô tả và thống kê phân tích; Phân tích thực trạng công tác phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh, đánh giá những kết quả đạt được những hạn chế và nguyên nhân phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh; từ đó đề xuất

08 giải pháp phát triển cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc.

- Luận văn thạc sĩ Kinh tế “Quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Thái Nguyên” của Nguyễn Tuấn (2015). Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại; Phân tích thực trạng quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại Đầu tư và phát triển Thái Nguyên; Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại Đầu tư và phát triển Thái Nguyên; Từ đó đề xuất biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại Đầu tư và phát triển Thái Nguyên.

- Bài báo, “Những thành công trong quản lý chất lượng tín dụng của ngân


hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, của tác giả Ths. Nguyễn Hùng Tiến, tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, tháng 6/2014. Bài viết phân tích những thành công trong quản lý chất lượng tín dụng của Agribank đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đó là: (i) Agribank là NHTM chủ lực cho vay phát triển nông nghiệp – nông thôn và hộ nông dân, đóng vai trò hàng đầu thực hiện chính sách tam nông, chương trình Xây dựng nông thôn mới của Đảng và Chính phủ. (ii) Agribank đóng vai trò là công cụ để Nhà nước thực hiện nhiều chương trình tín dụng quan trọng thúc đẩy phát triển các lĩnh vực ưu tiên, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn. (iii) Hoạt động tín dụng của Agribank góp phần đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn. Đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển của Agribank: (i) Ban hành quy định nội bộ, cải tiến các quy trình thực hiện nghiệp vụ. (ii) Chỉ đạo hoạt động tín dụng chặt chẽ và sát sao hơn, tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm. (iii) Triển khai nhiều biện pháp cụ thể trong công tác xử lý thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro. Tuy nhiên, bài báo chưa nêu bật cách thức quản lý chất lượng tín dụng như thế nào để đạt được những thành công như trên.

Như vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về ngân hàng ở nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau. Những kết quả nghiên cứu đó có những thành công nhất định về việc đưa ra các nhóm giải pháp nhằm quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại nhưng cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam. Do đó, đề tài “Quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Nam” là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và không bị trùng lặp với các đề tài trước đó.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý cho vay khách hàng cá nhân của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam.



3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Một là, hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại;

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý cho vay khách hàng cá nhân của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam;

Ba là, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý cho vay khách hàng cá nhân.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Các vấn đề liên quan đến quản lý cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại.

Phạm vi không gian: Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Nam.

Phạm vi thời gian: Từ năm 2017 đến năm 2019.

5. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở những thông tin đã thu thập được, tác giả tiến hành phương pháp thống kê, so sánh, phân tích dữ liệu. Cụ thể như sau:

Phương pháp thống kê tổng hợp: được sử dụng để sắp xếp, tổng hợp dữ liệu sơ cấp thu thập được một cách khoa học nhất, biến dữ liệu sơ cấp thành dữ liệu thứ cấp phục vụ cho quá trình phân tích thực trạng quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam.

Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được qua đồ thị và các bảng số liệu. Từ đó so sánh, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam.

Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam theo các tiêu thức khác nhau để

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 17/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí