Thực Trạng Đầu Tư Xdcb Bằng Vốn Nsnn Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Định


Những hạn chế này có thể được giải quyết triệt để nếu tỉnh Bình Định có các biện pháp quản lý hiệu quả nguồn chi ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB trên địa bàn Tỉnh.

3.1.2. Thực trạng đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bình Định

Trong giai đoạn 2006 - 2010, đầu tư XDCB bằng vốn NSNN đã góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Định.

Bảng 3.1: Vốn đầu tư XDCB bằng vốn NSNN so với tổng vốn đầu tư toàn XH trên địa bàn Tỉnh Bình Định

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Năm

Tổng vốn đầu tư XDCB

trên địa bàn tỉnh BĐ

Đầu tư XDCB bằng

vốn NSNN

Tỷ lệ %

2006

4.423

899,089

20,33%

2007

5.423

1.512,693

27,89%

2008

5.668

1.692,397

29,86%

2009

7.482

2.285,342

30,54%

2010

5.867

1.747,904

29,79%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định - 12

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định

Qua bảng số liệu ta thấy đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong thời gian qua có quy mô ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn Tỉnh, năm 2006 đầu tư XDCB bằng vốn NSNN chiếm tỷ trọng 20,33% so với tổng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn Tỉnh, năm 2007 tăng lên 27,89% và các năm 2008, 2009, 2010 duy trì ở tỷ lệ hơn 29%. Tình hình đầu tư trên cho thấy được Nhà nước và chính quyền địa phương tham gia ngày càng nhiều trong các hoạt động đầu tư XDCB, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế Nhơn Hội, các công trình công cộng, công trình thủy lợi, y tế, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng và an sinh xã hội…

Xét tình hình đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trên địa bàn Tỉnh Bình Định theo cấu thành, thì theo biểu đồ 3.1 ta thấy: chi NSNN cho đầu tư xây lắp chiếm tỷ trọng


100%


80%

3,5%

20,2%

4,6% 4,3%

20,6% 19,1%

4,5% 4,8%

19,1% 20,4%

60%


40%

76,3%

74,8% 76,6% 76,4%

74,8%

Chi phí khác

Thiết bị

20%

Xây lắp

0%

2006 2007 2008 2009 2010

Năm

Tỷ đồng

lớn nhất và giữ ở mức ổn định, bình quân khoảng 76% so với tổng chi đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trên địa bàn Tỉnh; chi NSNN cho thiết bị khoảng 19% đến 20%; còn lại là chi khác. Đầu tư xây lắp chủ yếu tập trung vào hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế, các công trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương, nâng cấp đường xá, xây dựng cầu (trong đó, cầu Nhơn Hội có vốn đầu tư lớn, được thực hiện trong vòng 3 năm và là cây cầu bắt qua biển dài nhất Đông Nam Á), hệ thống đường tới vùng cao, khu bãi ngang ven biển… Góp phần cải thiện điều kiện về cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế tới từng huyện, xã đặc biệt là các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.


Biểu đồ 3.1: Tình hình thực hiện đầu tư XDCB bằng vốn NSNN phân theo cấu thành trên địa bàn tỉnh Bình Định

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Định

3.1.3. Thực trạng chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định

3.1.3.1. Tình hình thực hiện chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định

Những năm qua, tỉnh Bình Định triển khai thực hiện phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 trong bối cảnh tình hình đất nước nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng có nhiều thuận lợi cơ bản, đó là: đường lối đổi mới của Đảng đã được cụ thể hoá và tổ chức thực hiện đạt những


thành tựu quan trọng; sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, tạo điều kiện cho Tỉnh xây dựng, phát triển nhiều mặt và đưa tỉnh Bình Định vào vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tỉnh đã có định hướng đúng, huy động được các nguồn lực và động viên sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của toàn Đảng bộ và nhân dân trong Tỉnh. Những thành tựu, đặc biệt là những kinh nghiệm của các nhiệm kỳ trước được tích luỹ trong quá trình phát triển kinh tế

5000

4500

4000

3500

3000

2500

2000

1500

1000

500

0

4471,2

4563,6

3310,4

2916,0

2251,6

2285,342

1512,693 1692,397

1.747,904

899,089

2006

2007

2008

2009

2010

năm

Tổng chi NSNN địa phương


chi đầu tư XDCB trên địa bàn Tỉnh

tỷ đồng

- xã hội là cơ sở, là yếu tố quan trọng cho sự phát triển. Tuy nhiên, tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp; điểm xuất phát nền kinh tế của Tỉnh thấp kém. Là một Tỉnh nằm xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, ít thuận lợi trong thu hút đầu tư, nên thu NSNN tăng không nhiều, áp lực chi NSNN của địa phương lại lớn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển làm cho các cấp chính quyền càng phải thận trọng hơn trong các quyết định chi NSNN. Trong điều kiện như vậy chi NSNN ở các địa phương phải thắt chặt, tuy nhiên riêng chi NSNN cho đầu tư XDCB là lĩnh vực chi quan trọng, biết được tầm quan trọng đó Tỉnh Bình Định vẫn cố gắng duy trì tăng trưởng chi NSNN trong lĩnh vực này. Cụ thể:


Biểu đồ 3.2: Tình hình chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2006 – 2010

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định

Chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định (bao gồm NSTW và NSĐP) tăng đều qua các năm, với tốc độ tăng bình quân là 22,91%,


riêng năm 2010 chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản giảm vì thực hiện chính sách thắt chặt chi NSNN nên NSTW hỗ trợ cho địa phương trong đầu tư xây dựng cơ bản giảm làm giảm đáng kể chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định. Vốn NSNN tập trung đầu tư XDCB trong giai đoạn này nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, khu kinh tế, khu công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế, văn hóa và thể dục thể thao, an ninh quốc phòng, đã góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và tạo điều kiện đảm bảo an sinh xã hội cho đời sống người dân.

Tình hình thực chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định được thể hiện cụ thể qua bảng 3.2 sau:

Bảng 3.2: Tình hình thực hiện chi NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định


Năm

Dự toán (tỷ đồng)

Thực hiện (tỷ đồng)

% thực hiện/dự toán

2006

937,528

899,089

95,90%

2007

942,488

1512,693

160,50%

2008

1223,714

1692,397

138,30%

2009

1142,614

2285,342

200,01%

2010

1217,203

1.747,904

143,6%

Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Bình Định

Trong năm 2006, chi đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trên địa bàn Tỉnh Bình Định là 899,089 tỷ đồng, đạt 95,9% so với dự toán năm, nguyên nhân không thực hiện đạt dự toán chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản là do hụt thu nguồn tiền sử dụng đất ngân sách Tỉnh so với kế hoạch được giao.

Năm 2007, chi NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn Tỉnh đạt 1512,693 tỷ đồng, tương ứng 160,5% so với dự toán năm, nguyên nhân tăng so với dự toán là do: bổ sung nguồn chi từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Đầu tư & phát triển và từ nguồn vốn năm 2006 chuyển sang.

Năm 2008, chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Tỉnh đạt 1692,397 tỷ đồng bằng 138,3% dự toán, tăng 11,88% so với năm 2007. Nguyên nhân tăng là do: vốn đầu tư từ vốn năm 2007 chuyển sang.


Năm 2009, chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Tỉnh đạt 2285,342 tỷ đồng hơn gấp 2 lần so với dự toán, tăng 35,04% so với năm 2008. Nguyên nhân tăng là do: tăng chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất, ngân sách TW bổ sung mục tiêu ngoài kế hoạch, vốn đầu tư từ năm 2008 chuyển sang.

Năm 2010, chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Tỉnh Bình Định đạt 1.747,904 tỷ đồng bằng 143,6% so với dự toán, giảm 23,52% so với năm 2009. Nguyên nhân tăng so với dự toán là do: tăng chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất, ngân sách TW bổ sung mục tiêu ngoài kế hoạch, vốn đầu tư từ nguồn vốn năm 2009 chuyển sang. Tuy nhiên, chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Tỉnh thực hiện giảm so với năm 2009 là do chính sách thắt chặt chi NSNN, hơn nữa nguồn thu NSNN ở địa phương giảm do suy thoái kinh tế nên chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng NSNN cũng giảm đáng kể.

1.800

1.600

1.400

1.200

1.000

0.800

0.600

0.400

0.200

0.000

1.536

1.021

1.139

1.173

0.607

2006 2007 2008 2009

2010

Năm

tỷ đồng/nghìn người

Mức độ chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định ngày càng tăng, điều này thể hiện qua mức chi NSNN trên đầu người trên địa bàn tỉnh Bình Định ngày càng tăng. Với tốc độ tăng bình quân 22,71%, nếu loại trừ tỷ lệ lạm phát thì rõ ràng trong thời gian qua NSNN Tỉnh Bình Định vẫn rất chú trọng chi cho đầu tư xây dựng cơ bản đặc biệt cho các cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu phát triển cấp bách của địa phương.


Biểu đồ 3.3: Chi NSNN trong đầu tư XDCB/người trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2006 - 2010

Nguồn: Tổng hợp Sở tài chính và niêm giám thống kê Tỉnh Bình Định.

Ở thời kỳ này, chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch đúng hướng, cơ sở vật chất được tăng cường, đô thị hóa phát triển nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.


3.1.3.2. Cơ cấu chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định

a) Cơ cấu chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản theo nguồn (trung ương hay địa phương) trên địa bàn tỉnh Bình Định

2500,0

2000,0

1500,0

2

4

1000,0

1

7

1

2

1

0

500,0

834,4

0,0

64,7

2006

59,0 37,2

2007 2008

128,0

2009

41,9

2010 năm


157,


706,


655,


453,

Vốn địa phương

Vốn trung ương

tỷ đồng

Trong cơ cấu chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản thì bao gồm cả nguồn NSĐP và hỗ trợ từ ngân sách TW, trong điều kiện thu NSNN ở tỉnh Bình Định còn hạn chế, chưa có khả năng tự cân đối thì hỗ trợ của TW sẽ góp phần rất lớn trong việc đầu tư xây dựng cơ bản cho Tỉnh. Trong giai đoạn hiện nay, ngân sách TW hỗ trợ trung bình khoảng 3,5% cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Tỉnh; năm 2009 hỗ trợ ngân sách TW cho đầu tư xây dựng cơ bản lên đến 5,6% trong tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước đạt 128 tỷ đồng, đây là hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách TW như: hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp, dự án vệ sinh môi trường Thành phố Quy Nhơn, hạ tầng Khu kinh tế Nhơn Hội, chương trình tin học hoá cơ quan Đảng, các dự án cho vùng kinh tế đặc biệt khó khăn… Ta có thể thấy rõ tình hình này qua biểu đồ sau:


Biểu đồ 3.4: Tình hình chi NSNN trong đầu tư XDCB theo nguồn trên địa bàn tỉnh Bình Định

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Định

Trong những năm qua, chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn Tỉnh Bình Định đã tập trung vào những công trình trọng điểm phục vụ trực tiếp cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội trong Tỉnh trong các lĩnh vực


then chốt của nền kinh tế như: công nghiệp, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng nông thôn. Bên cạnh đó cũng giành phần vốn hợp lý đầu tư vào các công trình công cộng như: giáo dục, y tế, văn hóa, chăm sóc nhân dân, giữ gìn môi trường và các chương trình mục tiêu. Đây là những lĩnh vực đầu tư tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng toàn diện và bền vững.

b) Cơ cấu chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn Tỉnh Bình Định theo ngành kinh tế.

Trong 5 năm 2006 - 2010 tỉnh Bình Định đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, do vậy đầu tư XDCB vào lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất và chiếm tỷ trọng ngày càng cao qua các năm (biểu đồ 3.5). Cụ thể:

Năm 2010, tiếp tục triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư cho các hộ bị ảnh hưởng để xây dựng hạ tầng kỹ thuật, giao mặt bằng cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án tại Khu kinh tế Nhơn Hội, Khu công nghiệp Nhơn Hòa, Hòa Hội. Trong năm, đã thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng 12 dự án được phê duyệt trong Khu kinh tế Nhơn Hội, với tổng số tiền chi trả trên 90 tỷ đồng cho 470 hộ bị ảnh hưởng. Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tiếp tục triển khai theo kế hoạch. Hoàn thành xây dựng hệ thống thoát nước ngang Khu công nghiệp A và B; Khu tái định cư Nhơn Phước (giai đoạn 1); cơ bản hoàn thành Đường trục Khu kinh tế. Đang triển khai công trình xây lắp hạ tầng kỹ thuật khu Trung tâm, công trình đường dẫn ra Cảng tổng hợp, công trình khu Tái định cư Cát Tiến, công trình Khu xử lý nước thải KCN (giai đoạn 1).

Đã nghiệm thu đưa vào sử dụng 15 hạng mục công trình hạ tầng tại Khu công nghiệp Phú Tài - Long Mỹ (KCN Phú Tài 11 hạng mục và KCN Long Mỹ giai đoạn I: 04 hạng mục) với tổng giá trị khối lượng xây dựng cơ bản đã thực hiện 11,314 tỷ đồng, đạt 81% dự toán. Xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Nhơn Hòa, tổng vốn thực hiện 69 tỷ đồng. Khu công nghiệp Hòa Hội 6,5 tỷ đồng.

Vốn đầu tư XDCB bằng vốn ngân sách Nhà nước còn tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, đặc biệt là công trình thủy lợi, đê kè (Tràn xả lũ hồ Hội Long, Hồ chứa nước Hóc Mít); hạ tầng nuôi trồng thủy sản, giống thuỷ


sản và cây trồng, vật nuôi và cây lâm nghiệp… góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp và sản xuất ở khu vực nông thôn, cải thiện thu nhập cho người lao động ở nông thôn, tránh tình trạng di cư về thành phố quá nhiều. Tuy nhiên, đầu tư vào lĩnh vực này càng giảm (biểu đồ 3.5) vì theo hướng đổi mới quản lý chi NSNN, thì chi NSNN chỉ nên tập trung vào những lĩnh vực cơ bản nhất, đầu tư vào các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không thể tham gia được, do vậy thực hiện chính sách Nhà nước và nhân dân cùng làm đã nâng cao được hiệu quả đầu tư XDCB bằng vốn NSNN, hơn nữa nó tiết kiệm được vốn NSNN cho đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng khác.

Bảng 3.3: Tình hình chi NSNN trong đầu tư XDCB theo ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2006- 2010.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

Công nghiệp (đầu tư hạ tầng

trong các KCN, khu kinh tế...)


138,19


260,18


310,22


455,01


355

Nông nghiệp (thủy lợi, đê,kè…)

182,78

276,82

296,34

370,45

295,75

Giao thông

141,34

251,11

274,51

355,37

257,82

Văn hóa - Du lịch

42,26

105,89

86,31

119,29

120,95

Giáo dục

141,88

243,54

256,74

360,4

246,1

Khoa học công nghệ

3,69

9,83

10,32

10,28

7,34

Nhà ở (khu dân cư, tái định cư)

17,71

23,45

34,19

45,02

25,52

Phát thanh truyền hình

10,97

31,77

38,93

22,17

21,15

Y tế

56,64

95,6

106,11

142,15

102,78

Quản lý nhà nước, an ninh

quốc phòng


152,85


197,86


244,04


382,34


304,83

Khác

10,79

16,64

34,69

22,85

10,66

Tổng

899,089

1.512,69

1.692,40

2.285,34

1.747,90

Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Bình Định

Bảng số liệu trên (bảng 3.3) cho chúng ta thấy rõ: bên cạnh chi đầu tư XDCB cho công nghiệp, nông nghiệp, tỉnh Bình Định còn tập trung vốn NSNN đầu tư XDCB cho ngành giáo dục. Do đó, các điều kiện dạy và học như cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường, sách giáo khoa được bổ sung đầy đủ, đội ngũ giáo viên được củng cố về số lượng và chất lượng. Bước đầu năn học 2011, đã đưa vào sử dụng 616 phòng học mới, sửa chữa và nâng cấp các điều kiện phục vụ cho học

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 14/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí