Thời Hạn Tối Đa Quy Định Thực Hiện Quyết Toán Vốn Đầu Tư


Việc nghiệm thu từng phần và toàn bộ công trình xây dựng do Chủ đầu tư (Ban QLDA) tổ chức thực hiện với sự tham gia của các tổ chức tư vấn, thiết kế, xây lắp, cung ứng thiết bị (nếu có) và cơ quan khác có liên quan theo phân cấp.

Đối với những bộ phận, hạng mục hoặc công trình quan trọng có các yêu cầu phòng, chống cháy nổ hoặc khi khai thác sử dụng có tác động xấu đến môi trường thì khi nghiệm thu đưa vào sử dụng phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về các yêu cầu nêu trên.

Đối với một số dự án quan trọng hoặc có yêu cầu kỹ thuật vμ công nghệ phức tạp thì Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu nhà nước theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ xây dựng hoặc Bộ trưởng các Bộ có dự án để kiểm tra xem xét công tác nghiệm thu của chủ đầu tư. Hội đồng nghiệm thu cơ sở do chủ đầu tư thành lập có trách nhiệm giúp Hội đồng nghiệm thu Nhà nước tổ chức thực hiện công tác nghiệm thu theo quy định.

(4) Công tác quản lý thanh, quyết toán vốn đầu tư

* Công tác quản lý thanh toán vốn đầu tư

a) Tạm ứng vốn:

- Tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước cho bên nhận thầu để triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.

- Việc tạm ứng hợp đồng được thực hiện ngay sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực và bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tạm ứng (nếu có).

- Mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.

- Đối với hợp đồng xây lắp mức tạm ứng tối thiểu được quy định như sau: Đối với giá trị gói thầu từ 50 tỷ đồng trở lên, mức tạm ứng bằng 10% giá trị hợp đồng; Giá trị gói thầu từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng, mức tạm ứng bằng 15% giá trị hợp đồng; Giá trị gói thầu dưới 10 tỷ đồng, mức tạm ứng bằng 20% giá trị hợp đồng. Mức tạm ứng tối đa: 50% giá trị hợp đồng; trường hợp đặc biệt phải do người quyết định đầu tư cho phép.

- Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EPC, hợp đồng chìa


khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác, mức tạm ứng tối thiểu là 10% giá trị hợp đồng.

- Đối với các hợp đồng tư vấn, mức tạm ứng tối thiểu là 25% giá trị hợp đồng.

b) Thu hồi vốn tạm ứng:

- Tiền tạm ứng được bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên, mức thu hồi từng lần do hai bên thống nhất ghi trong hợp đồng, kết thúc thu hồi khi giá trị thanh toán đạt 80% giá hợp đồng.

- Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý, quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả. Nghiêm cấm việc tạm ứng mà không sử dụng hoặc sử dụng vốn ứng không đúng mục đích. Trường hợ vốn tạm ứng chưa thu hồi nhưng không sử dụng hoặc sử dụng vào việc khác, Chủ đầu tư có trách nhiệm thu hồi.

c) Thanh toán hợp đồng xây dựng:

- Việc thanh toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên đã ký kết.

- Các bên thỏa thuận trong hợp đồng về số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán và điều kiện thanh toán.

- Bên giao thầu phải thanh toán đầy đủ (100%) giá trị của từng lần thanh toán cho bên nhận thầu sau khi đã giảm trừ tiền tạm ứng, tiền bảo hành công trình theo thỏa thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có quy định khác.

- Đối với hợp đồng trọn gói: Thanh toán theo tỷ lệ % giá trị hợp đồng hoặc giá trị công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với các giai đoạn thanh toán mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, khi thanh toán không đòi hỏi có xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết.

- Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh: Được thực hiện trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm, nếu có) được nghiệm thu và đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng.

- Đối với hợp đồng theo thời gian, việc thanh toán được quy định như sau:


+ Chi phí cho chuyên gia được xac định trên cơ sở mức lương cho chuyên gia và các chi phí liên quan do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhân với thời gian làm việc thực tế được nghiệm thu (theo tháng, tuần, ngày, giờ).

+ Các khoản chi phí ngoài mức phù lao cho chuyên gia thì thanh toán theo phương thức quy định trong hợp đồng.

- Đối với hợp đồng theo tỷ lệ %: Thanh toán theo tỷ lệ % của giá trị hợp đồng. Tỷ lệ % cho các lần thanh toán do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu số tiền bằng tỷ lệ % giá trị công trình hoặc giá trị khối lượng công việc đã hoàn thành được quy định trong hợp đồng.

- Đối với hợp đồng sử dụng kết hợp các loại giá hợp đồng nêu trên thì việc thanh toán phải thực hiện tương ứng với các loại hợp đồng đó.

- Việc thanh toán các khối lượng phát sinh (ngoài hợp đồng) chưa có đơn giá trong hợp đồng, thực hiện theo các thỏa thuận bổ sung hợp đồng mà các bên đã thống nhất trước khi thực hiện và phải phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.

* Công tác quản lý quyết toán vốn đầu tư

- Tất cả các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B sử dụng vốn nhà nước khi hoàn thành đều phải kiểm toán quyết toán trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán; các dự án còn lại thực hiện kiểm toán quyết toán theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

- Chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu kiểm toán theo quy định của Luật Đấu thầu và ký kết hợp đồng kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành theo quy định.

- Nhà thầu kiểm toán quyết toán phải là các doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về thành lập và hoạt động doanh nghiệp tại Việt Nam và quy định tại Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập.

- Nhà thầu kiểm toán thực hiện kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành, lập báo cáo kiểm toán phải tuân thủ Chuẩn mực kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư


hoàn thành do Bộ Tài chính ban hành.

- Thời gian lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành được tính từ ngày ký biên bản bàn giao đưa vào sử dụng; Thời gian kiểm toán tính từ ngày hợp đồng kiểm toán có hiệu lực; Thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết toán tính từ ngày nhận đủ hồ sơ quyết toán theo quy định.

Bảng 1.1: Thời hạn tối đa quy định thực hiện quyết toán vốn đầu tư



Dự án

Quan trọng quốc gia


Nhóm A


Nhóm B

Nhóm C

Lập báo cáo KTKT

Thời gian lập Báo

cáo quyết toán

12 tháng

12 tháng

9 tháng

6 tháng

3 tháng

Thời gian kiểm toán

10 tháng

8 tháng

6 tháng

4 tháng


Thời gian thẩm tra,

phê duyệt quyết toán.

10 tháng

7 tháng

5 tháng

4 tháng

3 tháng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Quản lý các dự án đầu tư tại Ban quản lý khu đại học Nam Cao, tỉnh Hà Nam - 6

Nguồn: Quy định tại Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004

1.3.1.3. Quản lý dự án trong giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng

Nội dung quản lý dự án trong giai đoạn này là công tác quản lý thực hiện việc thanh, quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng.

(1) Quản lý thanh, quyết toán hợp đồng xây dựng

Cụ thể như sau:

1. Quyết toán hợp đồng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng.

2. Hồ sơ quyết toán hợp đồng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng và giá hợp đồng. Nội dung của hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng, bao gồm các tài liệu sau:

a) Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng và công việc phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng.


b) Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (gọi là quyết toán A-B), trong đó nêu rõ giá trị công việc hoàn thành theo hợp đồng; giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký, giá trị đã thanh toán hoặc tạm thanh toán và giá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu.

c) Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng.

d) Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng.

3. Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 147 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13. (Điều 22 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng)

(2) Quản lý bảo hành công trình

Yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng:

1. Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về việc bảo hành đối với phần công việc do mình thực hiện.

2. Thời gian bảo hành đối với hạng mục công trình, công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp được tính kể từ khi nghiệm thu theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 31 Nghị định này và được quy định như sau:

a) Không ít hơn 24 tháng đối với công trình, hạng mục công trình cấp đặc biệt và cấp I;

b) Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình, hạng mục công trình cấp còn lại;

c) Riêng đối với nhà ở, thời gian bảo hành theo quy định của pháp luật về nhà ở.

3. Thời gian bảo hành đối với các thiết bị công trình, thiết bị công nghệ được xác định theo hợp đồng xây dựng nhưng không ngắn hơn thời gian bảo hành theo quy định của nhà sản xuất và được tính kể từ khi nghiệm thu hoàn thành công tác lắp đặt thiết bị.

4. Tùy theo điều kiện cụ thể của công trình, chủ đầu tư có thể thỏa thuận với nhà thầu về thời gian bảo hành riêng cho một hoặc một số hạng mục công trình hoặc gói thầu thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị ngoài thời gian bảo hành chung cho


công trình theo quy định tại Khoản 2 Điều này, nhưng không ít hơn thời gian bảo hành quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.

5. Đối với các hạng mục công trình trong quá trình thi công có khiếm khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố đã được nhà thầu sửa chữa, khắc phục thì thời gian bảo hành của các hạng mục công trình này có thể kéo dài hơn trên cơ sở thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu thi công xây dựng trước khi được nghiệm thu.

6. Chủ đầu tư phải thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu tham gia xây dựng công trình về quyền và trách nhiệm của các bên trong bảo hành công trình xây dựng; thời hạn bảo hành công trình xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ; mức tiền bảo hành; việc lưu giữ, sử dụng, hoàn trả tiền bảo hành và việc thay thế tiền bảo hành công trình xây dựng bằng thư bảo lãnh bảo hành của ngân hàng có giá trị tương đương. Các nhà thầu nêu trên chỉ được hoàn trả tiền bảo hành công trình hoặc giải tỏa thư bảo lãnh bảo hành sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành.

7. Đối với công trình sử dụng vốn nhà nước, mức tiền bảo hành tối thiểu được quy định như sau:

a) 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I;

b) 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp còn lại;

c) Mức tiền bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo các mức tối thiểu nêu tại Điểm a và Điểm b Khoản này để áp dụng. (Điều 35 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ quy định quản lý chất lượng và bảo trì công trình)

Thực hiện bảo hành công trình xây dựng:

1. Trong thời gian bảo hành công trình xây dựng, khi phát hiện hư hỏng, khiếm khuyết của công trình thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thông báo cho chủ đầu tư để yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị thực hiện bảo hành.

2. Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị thực hiện bảo hành phân công việc do mình thực hiện sau khi nhận được thông báo yêu cầu bảo hành của chủ đầu


tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đối với các hư hỏng phát sinh trong thời gian bảo hành và phải chịu mọi chi phí liên quan đến thực hiện bảo hành.

3. Nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị có quyền từ chối bảo hành trong các trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh không phải do lỗi của nhà thầu gây ra hoặc do nguyên nhân bất khả kháng; Trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh do lỗi của nhà thầu mà nhà thầu không thực hiện bảo hành thì chủ đầu tư có quyền sử dụng tiền bảo hành để thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện bảo hành. Chủ đầu tư hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định về vận hành, bảo trì công trình xây dựng trong quá trình khai thác, sử dụng công trình.

4. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thu việc thực hiện bảo hành của nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị.

5. Xác nhận hoàn thành việc bảo hành công trình xây dựng:

a) Khi kết thúc thời gian bảo hành, nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị lập báo cáo hoàn thành công tác bảo hành gửi chủ đầu tư. Chủ đầu tư có tránh nhiệm xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu bằng văn bản;

b) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tham gia xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị khi có yêu cầu của Chủ đầu tư.

6. Nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình và các nhà thầu khác có liên quan chịu trách nhiệm về chất lượng đối với phần công việc do mình thực hiện kể cả sau thời gian bảo hành. (Điều 36 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ quy định quản lý chất lượng và bảo trì công trình)

1.3.2. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư

Tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư bao gồm: (1) Các tiêu chí đánh giá hiệu quả dự án đầu tư tại đơn vị, (2) Mức độ hoàn thiện trong tổ chức bộ máy và


chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư, và (3) Mức độ hoàn thiện trong cơ chế thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư.

1. Để đánh giá mức độ hoàn thiện của công tác quản lý dự án đầu tư nói chung người ta dùng các tiêu chí đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Các tiêu chí này chỉ ra dự án đầu tư xây dựng cơ bản đạt hiệu quả cao, tức là cho thấy, khâu quản lý dự án đầu tư xây dựng đạt hiệu quả cao và ngược lại, nếu các tiêu chí này chỉ ra dự án đầu tư đạt hiệu quả chưa cao thì một phần nguyên nhân lớn dẫn đến hệ quả này là do khâu công tác quản lý dự án đầu tư chưa tốt.

2. Mức độ hoàn thiện trong tổ chức bộ máy và chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư: Tiêu chí thứ hai dùng để đánh giá mức độ hoàn thiện trong công tác quản lý dự án đầu tư là mức độ hoàn thiện trong tổ chức bộ máy và chất lượng nguồn nhân lực thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng. Tổ chức bộ máy thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư càng hoàn thiện, chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư càng cao thì công tác quản lý dự án đầu tư càng hoàn thiện và đạt hiệu quả càng cao. Ngược lại, chất lượng nguồn nhân lực kém, cộng với bộ máy thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư chưa hoàn thiện sẽ không thể đem đến sự hoàn thiện cho công tác quản lý dự án đầu tư.

3. Mức độ hoàn thiện trong cơ chế thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư, trong đó có cơ chế phối hợp từ đơn vị và bộ phận có liên quan: Tiêu chí thứ ba dùng để đánh giá mức độ hoàn thiện trong công tác quản lý dự án đầu tư là mức độ hoàn thiện trong cơ chế thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư, trong đó có cơ chế phối hợp từ các đơn vị có liên quan. Cơ chế thực hiện, trong đó có cơ chế phối hợp giữa các đơn vị có liên quan hoàn thiện sẽ giúp cho các cá nhân, bộ phận thực hiện nhiệm vụ nhanh hơn, từ đó đạt hiệu quả cao hơn, giúp hoàn thiện hơn công tác quản lý dự án đầu tư.

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí