Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Các Dịch Vụ Trên Internet


chính sách quản lý Internet nhưng chưa có công trình này nghiên cứu sâu vào các giải pháp quản lý để hoạt động quản lý các dịch vụ trên Internet có tính đồng bộ và hiệu quả cao, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung đến giải pháp nâng cao tính cạnh tranh của dịch vụ chứ không tập trung đi sâu vào phân tích quản lý dịch vụ vì vậy đây cũng là một khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu để hoạt động quản lý dịch vụ Internet ở công ty VDC ngày càng phát triển đảm bảo tốt và toàn diện hơn cho các dịch vụ phát triển.

1.2 Cơ sở lý luận về quản lý các dịch vụ trên Internet

1.2.1 Một số vấn đề cơ bản về Dịch vụ internet

1.2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của các dịch vụ trên Internet

a. Các khái niệm

(i) Internet

Internet là một tập hợp của các máy tính được liên kết nối lại với nhau thông qua hệ thống dây cáp mạng và đường điện thoại trên toàn thế giới với mục đích trao đổi, chia sẻ dữ liệu và thông tin. Bất cứ nguời nào trên hệ thống cũng có thể tiếp cận và đi vào xem thông tin từ bất cứ một máy tính nào trên hệ thống này hay hệ thống khác.

Trước đây mạng Internet được sử dụng chủ yếu ở các tổ chức chính phủ và trong các trường học. Ngày nay mạng Internet đã được sử dụng bởi hàng tỷ người bao gồm cả cá nhân các doanh nghiệp lớn, nhỏ, các trường học và tất nhiên là nhà nước và các tổ chức chính phủ. Phần chủ yếu nhất của mạng Internet là World Wide Web.

(ii) Mạng Internet

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Mạng Internet là của chung điều đó có nghĩa là không ai thực sự sở hữu nó với tư cách cá nhân. Mỗi phần nhỏ của mạng được quản lý bởi các tổ chức khác nhau nhưng không ai không một thực thể nào cũng như không một trung tâm máy tính nào nắm quyền điều khiển mạng. Mỗi phần của mạng được liên kết với nhau theo một cách thức nhằm tạo nên một mạng toàn cầu.

Internet là một mạng toàn cầu bao gồm nhiều mạng LAN (Local Area Network), MAN (Metropolitan Area Network) và WAN (Wide Area Network) trên

Quản lý các dịch vụ trên Intetnet tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu - 3


thế giới kết nối với nhau. Mỗi mạng thành viên này được kết nối vào Internet thông qua một router.

(iii) Dịch vụ Internet

Dịch vụ Internet là các dịch vụ sử dụng mạng Internet để kết nối và truyền nội dung cho các dịch vụ đó.

b. Đặc điểm của dịch vụ trên Internet

- Dịch vụ Internet là phương tiện phổ cập thông tin:

Internet cung cấp khối lượng thông tin khổng lồ. Internet đã trở thành một công cụ mạnh mẽ và là động lực trong nhiều lĩnh vực.

- Dịch vụ Internet cho phép kết nối toàn cầu:

Mạng Internet là của chung điều đó có nghĩa là không ai thực sự sở hữu nó với tư cách cá nhân. Mỗi phần của mạng được liên kết với nhau theo một cách thức nhằm tạo nên một mạng toàn cầu.

- Dịch vụ Internet thỏa mãn được nhu cầu đa dạng:

Internet đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng như: hình ảnh, âm thanh, ứng dụng trên mạng, trao đổi thông tin qua email….với nhiều tốc độ khác nhau theo gói dịch vụ khách hàng đăng ký.

- Dịch vụ Internet tiếp cận kinh tế số hoá:

Internet tạo điều kiện cho việc sớm tiếp cận với nền kinh tế số hóa mà xu thế và tầm quan trọng đã được đề cập đến.

1.2.1.2 Các loại hình dịch vụ chủ yếu trên Internet

+ Dịch vụ truy nhập Internet:

Là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng truy nhập đến Internet.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet (ISP) là doanh nghệp thuộc mọi thành phần kinh tế, được Tổng cục Bưu điện cấp phép cung cấp dịch vụ truy nhập Internet. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet phải tuân theo các quy định của pháp luật và các quy định về quản lý dịch vụ truy nhập Internet do Tổng cục Bưu điện ban hành.

+ Dịch vụ kết nối Internet:


Là dịch vụ cung cấp cho các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau và với Internet quốc tế.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) là doanh nghiệp nhà nước, hoặc công ty cổ phần mà Nhà nước chiếm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt, được Tổng cục Bưu điện cấp giấy phép cung cấp dịch vụ kết nối Internet. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet phải tuân theo các quy định của pháp luật và các quy định về quản lý dịch vụ truy nhập Internet do Tổng cục Bưu điện ban hành.

+ Dịch vụ ứng dụng Internet:

Là dịch vụ sử dụng Internet để cung cấp cho người sử dụng các ứng dụng hoặc dịch vụ bao gồm: bưu chính, viễn thông, thông tin, văn hóa, thương mại, ngân hàng, tài chính, y tế, giáo dục, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ khác trên Internet.

Nhà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet (OSP) là doanh nghiệp sử dụng Internet để cung cấp các dịch vụ ứng dụng Internet cho người sử dụng. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet phải tuân theo các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước chuyên ngành.

1.2.1.3 Đặc điểm kinh doanh dịch vụ trên Internet

a. Đặc điểm thị trường

Thị trường dịch vụ trên Internet Việt Nam bao gồm 2 loại chủ yếu sau:

(i) Dịch vụ trên nền tảng mạng lưới Internet

Các dịch vụ này chủ yếu dựa trên mạng băng rộng và phục vụ nhu cầu liên lạc, liên kết của người sử dụng.

Dịch vụ này đang khá phát triển tại Việt Nam khi nhu cầu sử dụng của người dân trong nước là rất lớn, nhất là nhu cầu trao đổi thông tin với người thân ở nước ngoài và ngược lại. Hiện tại mới có hai hình thức đang được cơ quan nhà nước cho phép cung cấp là đàm thoại quốc tế PC to Phone và PC to PC chiều đi, chiều về. Theo thống kê năm 2013, tổng thời lượng đàm thoại VoIP tại Việt Nam lên đến khoảng 95 triệu phút mỗi tháng, chủ yếu là cuộc gọi chiều về Việt nam. Hiện trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ cả trong nước và quốc tế.


Đối với voice chiều về: Thị trường kết chuyển lưu lượng thoại chiều về hiện nay có 7 nhà cung cấp dịch vụ chính thức bao gồm: VDC, Viettel, SPT, Telecom, Vishipel, Hanoi Telecom và VTC. Thị trường điện thoại quốc tế chiều về luôn lớn gấp 8-10 lần thị trường chiều đi và đạt mức tăng trưởng 17-25% trong vài năm trở lại đây.

Đối với voice chiều đi: Có 7 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được phép cung cấp dịch vụ VoIP trong nước và quốc tế, đó là VNPT (dịch vụ 171x), Saigon Postel (177x), Viettel (178x), Hanoi Telecom (172x), VTC (174x), FPT (176x) và gần 30 nhà cung cấp dịch vụ Internet Telephony với tổng lưu lượng khoảng 70 triệu phút/tháng. Dẫn đầu thị trường hiện nay là OCI với nhiều sản phẩm như Vietvoiz, Saigon Voiz, RingVoiz... .

WebHosting, Data Center: Số lượng doanh nghiệp Việt Nam có Website riêng tăng lên nhanh chóng. Xu hướng này giúp cho lĩnh vực thiết kế, quản lý website cũng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Với dịch vụ Data Center: thì sự phát triển mạnh của các dịch vụ trực tuyến như Game online (với hơn 10 nhà cung cấp); hàng ngàn trang thông tin điện tử Việt Nam, các dịch vụ chia sẻ dữ liệu âm nhạc, video... và sự tham gia thị trường của các doanh nghiệp nước ngoài làm phát sinh nhu cầu thuê chỗ đặt máy chủ, thuê máy chủ để lưu trữ web là rất lớn.

(ii) Dịch vụ nội dung

Các dịch vụ này phải sử dụng các dịch vụ dựa trên mạng lưới để cung cấp các dịch vụ nội dung thông tin. Các loại dịch vụ nội dung thông tin thường do bên thứ ba cung cấp.

Chuỗi giá trị cung cấp dịch vụ nội dung IP bắt đầu từ việc tạo nội dung, tiếp theo là cung cấp dịch vụ truy nhập và kết thúc bằng việc chuyển giao nội dung. Tham gia vào chuỗi giá trị cung cấp nội dung IP là các nhà cung cấp nội dung (content provider), các nhà quản lý, tập hợp nội dung (content aggregator), nhà khai thác mạng (Applications & Platform provider), nhà cung cấp dịch vụ (service provider) và người sử dụng. Trong đó:


- Nhà cung cấp nội dung có trách nhiệm sản xuất, số hoá nội dung và được bảo hộ quyền sở hữu nội dung đó.

- Nhà quản lý, tập hợp nội dung có trách nhiệm mua bản quyền, tập hợp nội dung và bảo vệ nội dung trên môi trường mạng.

- Nhà khai thác mạng sẽ vận hành mạng, cung cấp cấu trúc hạ tầng cho việc truyền dữ liệu IP, cung cấp dịch vụ truy nhập cho người sử dụng, cung cấp thiết bị truy nhập.

- Nhà cung cấp dịch vụ quản lý điều kiện truy nhập, giả mã nội dung, cung cấp giải pháp phần cứng và phần mềm để truy nhập nội dung số qua băng rộng, quản lý quan hệ khách hàng và quản lý cước.

- Người sử dụng sử dụng các dịch vụ nội dung số và Internet qua các thiết bị đầu cuối.

Theo Alcatel Lucent, mô hình chuỗi giá trị nội dung IP ngày nay đã có nhiều thay đổi. Theo chuỗi giá trị cung ứng nội dung tuyến tính trước đây, nhà cung cấp nội dung thông thường được hưởng phần lớn nguồn doanh thu. Phần doanh thu được hưởng này có thể từ 35% đến hơn 70% tổng doanh thu phụ thuộc vào từng loại ứng dụng.

Tuy nhiên, theo mô hình không tuần tự như hiện nay, tỷ lệ này đã thay đổi . Chẳng hạn, trong mô hình cung ứ ng nội dung trên Internet , các bên trung gian như nhà cung cấp cổng web được phân chia doanh thu với nhà cung cấp nội dung và tỷ lệ phân chia này trong khoảng 50%-90% phụ thuộc vào từng loại ứng dụng.

Dịch vụ nội dung ngày nay đang phát triển ngày càng đa dạng đáp ứng gần như mọi nhu cầu trong cuộc sống của con người. Dịch vụ nội dung trên Internet có thể phân thành các nhóm như sau:

Dịch vụ nội dung thông tin bao gồm: Báo chí điện tử, Website, Cổng thông tin trực tuyến

Dịch vụ thương mại điện tử: e-commerce, e-banking, giao dịch chứng khoán trực tuyến, thiết kế, quảng cáo, tiếp thị, mua bán trên mạng, ….


Dịch vụ giải trí trực tuyến: Trò chơi trực tuyến (Game online); Phim số, truyền hình số (VoD, IPTV); Nhạc số.

Dịch vụ dữ liệu số: Thư viện số; Kho dữ liệu số (cơ sở dữ liệu pháp luật,…).

Xuất bản số, trực tuyến (digital, online publishing)

Giáo dục trực tuyến, học tập điện tử

Y tế điện tử

Hội thảo truyền hình (Video conferencing)

Thị trường dịch vụ nội dung thông tin: Cho đến nay đã có một số lượng lớn website với nội dung thông tin ngày càng đa dạng và phong phú: VNExpress, Vietnamnet và Dantri cùng hàng trăm trang tin điện tử của các báo khác. Tuy nhiên nội dung các trang báo điện tử vẫn còn trùng lặp giữa các báo và chủ yếu lấy từ báo in.Hiện nay xu thế mới của dịch vụ nội dung là sự phát triển của các cổng thông tin điện tử. Ở đó người sử dụng chỉ cần truy nhập một lần là có thể tiếp cận với kho kiến thức vô tận từ Internet. Tiêu biểu là cổng thông tin Chính phủ www.chinhphu.vn, cổng thông tin Bộ KHĐT www.mpi.gov.vn; Cổng Phát triển Việt Nam VnDG,…

Thị trường dịch vụ thương mại điện tử: Sau nhiều năm triển khai ứng vào hoạt động sản xuất kinh doanh , thương mại điện tử (TMĐT) đã phát triển nhanh chóng trong thời gian qua , có những tác động tích cực làm thay đổi phương thức kinh doanh của doanh nghiệp . Tính tới cuối năm 2009 có khoảng gần 200.000 doanh nghiệp có website, đưa tỷ lệ doanh nghiệp có website lên 38%. Các doanh nghiệp đang tham gia sàn giao dịch TMĐT ngày một tích cực hơn. Năm 2009 có khoảng 15% doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử của Việt Nam và nước ngoài. Các lĩnh vực ứng dụng thương mại điện tử nhiều là du lịch, tư vấn, công nghệ thông tin, dịch vụ thông tin...vv

Về quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam: Đây là nguồn thu chủ yếu của các trang web vì hầu hết các website ở Việt Nam đều cung cấp thông tin miễn phí. Một hình thức đem lại lợi nhuận cao nhất là treo banner - chiếm hơn 50% doanh thu quảng cáo trực tuyến.


Thị trường chia sẻ nhạc, phim, truyền hình trực tuyến, Game Online: Hạ tầng Internet và chất lượng dịch vụ đang dần được cải thiện, nhu cầu giải trí trên Internet cũng ngày một đa dạng hơn. Ngoài chơi game, người sử dụng còn xem phim, nghe nhạc trực tuyến, download các bài hát, bộ phim…

Thị trường Dịch vụ bảo mật (Security): Là các phần mềm diệt virus, tường lửa (Firewall) với các sản phẩm khác nhau như loại dùng cho PC, netbook,... hay loại bảo mật toàn diện. Thị trường phần mềm bảo mật tại Việt Nam hiện nay khá đa dạng với sự góp mặt của nhiều tên tuổi lớn trong lẫn ngoài nước như AVG, BitDefender, Kaspersky, Symantec... Tuy nhiên hiện nay, các phần mềm diệt virus nước ngoài chiếm 85% thị phần phần mềm diệt virus có bản quyền tại Việt Nam.

Thị trường Giáo dục trực tuyến (E-Learning): Lợi ích của việc tham gia chương trình giáo dục trực tuyến thông qua việc truy cập vào các website giáo dục trực tuyến là giáo viên, học sinh trong và ngoài nước có thể chia sẻ những kiến trong giảng dạy, học tập. Là lĩnh vực mới hình thành nhưng cũng đã có đến 100 công ty hoạt động, doanh thu 2014 là 30 triệu USD. Tuy nhiên học tập qua mạng vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam, do thói quen tâm lý của người sử dụng vẫn muốn đến các cơ sở đào tạo trực tiếp, chứng chỉ học qua mạng vẫn chưa được chuẩn hóa, chất lượng đường truyền chậm cũng ảnh hưởng đến nhu cầu của người sử dụng.

b. Đặc điểm khách hàng

Người sử dụng không chỉ kết nối Internet để đọc tin tức mà còn xuất hiện nhu cầu cao về nghe nhạc, xem phim trực tuyến, mua bán hàng hóa trực tuyến hay chia sẻ dữ liệu, hình ảnh, video…Hơn nữa, sự ra đời và phát triển của công nghệ Web 2.0 đã làm xuất hiện rất nhiều dịch vụ mới. Điều đó cho thấy phát triển các dịch vụ trên Internet là xu hướng tất yếu của thị trường Internet thế giới và Việt Nam.

Về phương thức thanh toán cước phí: Người sử dụng dịch vụ Internet có thể áp dụng hình thức thanh toán thuận tiện. Khách hàng hiện nay đang sử dụng dịch vụ phần lớn là miễn phí ngoài phí truy nhập Internet. Chỉ một số ít dịch vụ như học tập trực tuyến, chơi game online hay mua sắm trực tuyến là khách hàng phải trả thêm phí dịch vụ. Các hình thức thanh toán cước phí không dùng tiền mặt vẫn chưa phổ


biến và ít được người dùng chấp nhận. Tuy vậy, trong một vài năm tới, khi các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội phổ biến hơn, cũng như các dịch vụ đang được đánh giá là tiềm năng như thương mại điện tử, giáo dục trực tuyến hay y tế điện tử phát triển.

c. Đặc điểm nhà cung cấp

Thị trường nội dung số Việt Nam đang sôi động với sự vào cuộc của hàng loạt doanh nghiệp. Đây là mảnh đất màu mỡ đem lại nhiều lợi nhuận nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào đã làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Đến nay đã có hàng trăm doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này với hơn

50.000 lao động, doanh thu ước tính (năm 2014) khoảng 3.500 tỷ đồng. Các doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn có thể kể đến như: Vinagame, FPT, VNPT...vv

1.2.2 Khái niệm và đặc điểm của quản lý dịch vụ trên Internet

1.2.2.1 Một số khái niệm liên quan đến quản lý dịch vụ trên Internet

+ Khái niệm quản lý:

Xét trên phương diện nghĩa của từ, quản lý thường được hiểu là chủ trì hay phụ trách một công việc nào đó bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Hơn nữa, do sự khác biết về thời đại, xã hội, chế độ, nghề nghiệp nên quản lý cũng có nhiều giải thích, lý giải khác nhau. Cùng với sự phát triển của phương thức xã hội hóa sản xuất và sự mở rộng trong nhận thức con người thì sự khác biệt về nhận thức và lý giải khái niệm quản lý càng trở nên rõ rệt.

Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:

Theo F.W Taylor: là một trong những người đầu tiền khai sinh ra khoa học quản lý và là “ông tổ” của trường phái “quản lý theo khoa học”, tiếp cận quản lý dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật đã cho rằng: Quản lý là hoàn thành công việc của mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hoàn thành công việc công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.

Ngày đăng: 20/05/2022