3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Công ty có khối văn phòng gồm các phòng chức năng giúp việc cho Giám đốc, có các phòng ban chức năng và có 04 Trung tâm trực thuộc đặt dưới sự chỉ đạo của ban Giám đốc:
- Trung tâm Điện toán truyền số liệu khu vực 1 (gọi tắt là VDC1) phụ trách khu vực miền bắc.
- Trung tâm Điện toán truyền số liệu khu vực 3 (gọi tắt là VDC3) phụ trách khu vực miền trung.
- Trung tâm Điện toán truyền số liệu khu vực 2 (gọi tắt là VDC2) phụ trách khu vực miền nam.
- Trung tâm Dịch vụ Giá trị Gia tăng (gọi tắt là VDC Online) phụ trách việc kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng của VDC trên toàn quốc.
Với đặc thù phát triển các dịch vụ Internet nên công ty VDC có các trung tâm VDC1, VDC 2, VDC3, VDCO tại 3 miền của đất nước để tiện cho việc phát triển, quản lý và cung cấp dịch vụ đến tay khách hàng một cách nhanh nhất. Đồng thời cũng tạo nên sự cân bằng phát triển tại các vùng miền, giúp các sản phẩm, dịch vụ của công ty tiếp cận sâu rộng hơn nữa tại các tỉnh, thành địa phương trong cả nước.
Với sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty VDC với đầy đủ tất cả các phòng ban chức năng, mỗi phòng ban chức năng đều có nhiệm vụ riêng, đặc biệt công ty ưu tiên mở rộng thêm các phòng ban kinh doanh các dịch vụ nhằm mang lại doanh thu cho công ty. Với việc tổ chức mô hình theo hướng phân theo các vùng miền, mỗi vùng miền đều có các Trung tâm đại diện với đầy đủ các phòng ban chức năng, nên bộ máy tổ chức của công ty khá dàn trải và gồm nhiều phòng ban.
Đây cũng là một điểm yếu của mô hình tổ chức của công ty, việc có quá nhiều phòng ban có thể gây thêm gánh nặng lên bộ máy của toàn công ty, phát sinh thêm nhiều chi phí không cần thiết. Với đặc thù là một công ty phát triển và kinh doanh các dịch vụ trên Internet tại khắp các tỉnh thành phố nên việc có nhiều phòng ban là không thể tránh khỏi song ban lãnh đạo công ty cũng đã và đang cố gắng tổ chức lại bộ máy công ty cho tinh gọn và linh hoạt mà vẫn đảm bảo được sự phát triển của công ty.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Các Dịch Vụ Trên Internet
- Tiêu Chí Đánh Giá Hoạt Động Quản Lý Dịch Vụ Trên Internet
- Khái Quát Về Công Ty Điện Toán Và Truyền Số Liệu
- Xây Dựng Hệ Thống Chiến Lược Kinh Doanh Dịch Vụ Trên Internet
- Quản lý các dịch vụ trên Intetnet tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu - 8
- Bối Cảnh Mới Tác Động Đến Hoạt Động Quản Lý Các Dịch Vụ Trên Internet
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
Hình 3.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty VDC
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công ty VDC năm 2014)
3.1.4 Nhân lực và cơ sở hạ tầng mạng lưới quản lý
3.1.4.1 Nhân lực của công ty
Hiện nay, đội ngũ cán bộ công nhân viên của VDC là 1140 người, trong đó có tiến sĩ chuyên ngành Điện tử - Tin học - Viễn thông và 74% số nhân viên trong VDC có trình độ đại học và trên đại học thuộc chuyên ngành như Điện tử - Tin học
- Viễn thông và kinh tế, số còn lại là các kỹ thuật viên và công nhân bậc cao. Các nhân viên kỹ thuật của VDC hàng năm được tham dự các khoá học nâng cao trình độ của các tập đoàn viễn thông, máy tính và các Công ty phần mềm lớn trên thế giới như: SIEAMEN, ACATEL, MISCROSOFT, ORACLE, CISCO...
VDC với đội ngũ nhân lực VT, CNTT đông đảo (trong đó hầu hết có trình độ đại học, thạc sỹ và tiến sỹ), được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm chuyên môn cao, nhiệt tình trong công việc và được phân bổ một cách hợp lý trên cả ba miền đất nước để có khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Đội ngũ chuyên gia kỹ thuật của VDC phát triển không ngừng về công nghệ và đòi hỏi của thị trường. Đội ngũ chuyên gia kỹ thuật đang sở hữu những chứng chỉ công nghệ cấp quốc tế của các đối tác công nghệ hàng đầu thế giới như CCNA, CCNP (Cisco), OCA, OCP (Oracle), MCSA, MCSD, MCSE, MCDBA (Microsoft),
các chứng chỉ của SUN, DELL, HP, IBM…
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Trên đại học
Hình 3.5. Biểu đồ cơ cấu nhân sự của công ty VDC
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của công ty năm 2014)
Về cơ cấu lao động theo độ tuổi của công ty Độ tuổi dưới 30 chiếm tỉ trọng tương đối lớn, tiếp theo là độ tuổi 30 - 35. Với cấu độ tuổi như trên có thể nói công ty có đội ngũ cán bộ trẻ, khỏe, năng nổ trong công việc, điều này rất thuận lợi cho công ty trong việc đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, nâng cao trình độ. Hơn nữa họ là người dễ tiếp thu và tiếp cận những thông tin mới, phản ánh kịp thời. Điều này rất phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty.
Về trình độ nghề nghiệp của lao động ở công ty Năm 2014, cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động của công ty; Tỷ lệ công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tăng cao, trình độ Cao đẳng và trung cấp chiếm tỉ lệ thấp nhất trong cơ cấu lao động của công ty, Như vậy tỷ lệ lao động ở trình độ trên đại học, đại học tăng cao. Đây là một nguồn lực rất quan trọng trong công ty trong hoạt động sản xuất, nâng cao năng suất lao động làm tăng thu nhập. Bên cạnh đó số lượng công nhân kỹ thuật cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn là phù hợp với loại hình sản xuất, kinh doanh của công ty.
Đội ngũ kinh doanh và hỗ trợ kinh doanh của VDC có chuyên môn cao, đội ngũ bán hàng trực tiếp tương đối chuyên nghiệp, chính sách chăm sóc khách hàng rất tốt. Hơn nữa, VDC cũng đã thiết lập được kênh bán hàng qua hệ thống đại lý khá ổn định tại 1 số địa bàn trọng điểm như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... Nhận thấy sự cần thiết phải đầu tư tập trung lớn hơn cho dịch vụ GTGT Internet trong những năm tới, VDC đã thành lập Trung tâm GTGT (VDC Online) với chức năng chuyên kinh doanh các dịch vụ GTGT trên nền băng rộng ADSL và nghiên cứu - phát triển các ứng dụng công nghệ, dịch vụ GTGT Internet mới.
3.1.4.2 Cơ sở hạ tầng mạng lưới quản lý
VDC có nhiều ưu thế về mạng lưới, công nghệ (hiện tại, VDC có băng thông quốc tế lớn nhất Việt Nam là 70 Gpbs và chuẩn bị nâng cấp lên 100 Gbps, mạng trục backbone quốc gia 3x7,5 Gbps đi Bắc - Trung - Nam, có mạng POP Internet tại tất cả các tỉnh trên cả nước). Mạng lưới bán hàng rộng khắp với sự phối hợp của các Viễn thông tỉnh, thành phố thuộc VNPT.
Mạng đường trục quốc gia do VDC quản lý bao gồm mạng cáp quang Bắc – Nam, dung lượng hiện tại đạt 360 Gbps, nằm dọc quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh. Mạng được kết nối vòng Ring để đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống.
Đến cuối năm 2014, VDC đã mở rộng dung lượng tuyến Bắc Nam hiện tại lên trên 700 Gbps. Các hệ thống mạng vòng cáp quang khu vực phía Bắc, Đông Bắc và phía Nam với tổng dung lượng lên tới 6.000 Gbps, kết hợp với các mạng Metrolink tại 4 trung tâm (Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ) cùng hệ thống tổng đài Toll, NGN của VNPT đã tạo thành một hệ thống truyền dẫn liên tỉnh mạnh nhất Việt Nam.
Ngoài ra, VDC còn trực tiếp xây dựng các tuyến cáp quang trên đất liền kết nối trực tiếp tới 3 nước láng giềng: Lào (dung lượng 10 Gbps), Campuchia (dung lượng 40 Gbps) và Trung Quốc (dung lượng 140 Gbps).
Đón đầu sự thay đổi của công nghệ và thị trường, VNPT đã sớm đưa dịch vụ truy nhập Internet băng rộng ADSL tới người dùng từ năm 2003 và giao cho VDC quản lý và khai thác, ADSL hiện đang phục vụ hàng triệu khách hàng trên cả nước.
VDC hiện là ISP chiếm tới 2/3 thị phần thuê bao Internet trên cả nước với tổng dung lượng Internet quốc tế lên tới hơn 350 Gbps đang tiếp tục được mở rộng hơn nữa.
Bên cạnh mạng ADSL, mạng cáp quang tới tận nhà thuê bao FTTH đã được triển khai và đưa vào cung cấp dịch vụ trên 63 tỉnh, thành. Ngoài cung cấp kết nối Internet, băng thông từ 6-100 Mbps, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của người dùng về các dịch vụ giá trị gia tăng yêu cầu băng thông lớn như: IPTV, Đào tạo trực tuyến, Hội nghị truyền hình đa phương tiện…
VDC là nhà cung cấp Internet đầu tiên tại Việt Nam, rất có kinh nghiệm trong khai thác dịch vụ Internet, thương hiệu nổi tiếng và uy tín, lượng thuê bao băng rộng Mega lớn chính là khách hàng tiềm năng cho các dịch vụ GTGT Internet trên mạng MegaVNN.
Là đối tác lớn về mạng lưới, dịch vụ của nhiều nhà cung cấp viễn thông lớn như NTT, KDDI (Nhật Bản), SingTel (Singapore)... VDC cũng tham gia liên minh ACASIA bao gồm các công ty viễn thông lớn ở Châu Á- TBD.
Đầu tư hàng năm cho thiết bị, công nghệ rất lớn, tới hơn 90% tổng vốn đầu tư của công ty, liên tục cập nhật các công nghệ, thiết bị mới nhất của các công ty lớn trên thế giới như IBM, Cisco, Sun Microsystem, Oracle hay Microsoft…
Hiện tại công ty VDC đang quản lý và vận hành các trung tâm dữ liệu IDC đạt chuẩn quốc tế đặt tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc thuộc thành phố Hà Nội và Khu công nghiệp Tân Thuân thuộc Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ cho nhu cầu khách hàng trong nước và quốc tế.
VDC còn đầu tư nâng cấp mở rộng hệ thống phòng máy (nguồn điện, thiết bị mạng, phòng đặt máy). Hiện tại, Trung tâm hạ tầng thiết bị CNTT (gồm server, switch, router...) đặt tại tầng 13, 14, 15 trụ sở VDC phục vụ cho khai thác các dịch vụ Hosting có diện tích 800m2 với 82 tủ Rack (cho phép đặt 869 server dịch vụ )
Tầng 15 đã gần như phủ kín máy , Tầng 14 vừ a cải tao lam̀ IDC cũng đã khai thać
hết 40% công suất, Tầng 13 cũng đang khai thác vận hành hết 30% công suất.
3.1.5 Đặc điểm sản phẩm và thị trường
3.1.5.1 Đặc điểm sản phẩm
Sản phẩm dịch vụ trên Internet không phải là sản phẩm vật chất chế tạo mới, không phải là hàng hóa cụ thể mà là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức từ người gửi đến người nhận, do đó sản phẩm dịch vụ trên Internet thể hiện dưới dạng dịch vụ. Căn cứ vào xu hướng phát triển và với thông lệ quốc tế thì sản phẩm dịch vụ trên Internet được phân loại thành các loại hình dịch vụ sau.
+ Dịch vụ truy nhập Internet: là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng truy nhập đến Internet.
+ Dịch vụ kết nối Internet: là dịch vụ cung cấp cho các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau và với Internet quốc tế.
+ Dịch vụ ứng dụng Internet: là dịch vụ sử dụng Internet để cung cấp cho người sử dụng các ứng dụng hoặc dịch vụ bao gồm: bưu chính, viễn thông,
thông tin, văn hóa, thương mại, ngân hàng, tài chính, y tế, giáo dục, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ khác trên Internet.
3.1.5.2 Đặc điểm thị trường
Hiện tại, ở Việt Nam với số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ trên Internet chưa phải là nhiều, song thực tế vài năm gần đây trên một số dịch vụ đã có sự cạnh tranh đáng kể giữa VDC và các nhà cung cấp dịch vụ mới trong số đó có Vietel, CMC, SPT, Hanoi Telecom, FPT, Netnam...vv
So với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường VDC có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Cụ thể là:
*) Mặt mạnh
VDC áp dụng 2 mô hình kinh doanh khác nhau để cung cấp các dịch vụ Internet là: bán hàng trực tiếp và bán hàng qua hệ thống đại lý . Ở mô hình bán hàng trực tiếp, VDC đã thành lập các Phòng Bán hàng tại các Trung tâm , mỗi Phòng bán
hàng chỉ tập trung kinh doanh môt loại hình dịch vụ nhất định mang tính chuyên môn
hóa cao. Mạng lưới bán hàng rộng khắp với sự phối hợp của các VTT thuộc VNPT.
Đầu tư hàng năm cho thiết bị, công nghệ rất lớn, tới hơn 90% tổng vốn đầu tư của công ty, liên tục cập nhật các công nghệ, thiết bị mới nhất của các công ty lớn trên thế giới như IBM, Cisco, Sun Microsystem, Oracle hay Microsoft…so với các đối thủ khác tỷ lệ đầu tư vào hạ tầng công nghệ còn hạn chế rất nhiều.
Đội ngũ kỹ thuật và hỗ trợ kỹ thuật của VDC có chuyên môn cao, đội ngũ bán hàng trực tiếp tương đối chuyên nghiệp, chính sách chăm sóc khách hàng rất tốt. Hơn nữa, VDC cũng đã thiết lập được kênh bán hàng qua hệ thống đại lý khá ổn định tại 1 số địa bàn trọng điểm như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng...Ngoài ra với ưu thế tận dụng Viễn thông 63 tỉnh thành làm kênh bán hàng đắc lực cho VDC trong việc tiếp cận khách hàng trong cả nước.
*) Mặt yếu
Dịch vụ của VDC do có tỷ trọng doanh thu chưa cao thời gian vừa qua nên chưa được chú ý đúng mức, mới chỉ dừng lại ở các dịch vụ theo tên chứ chưa có quy hoạch dịch vụ theo nhóm.
Về mặt quản lý, điều hành dịch vụ: Việc khai thác các lợi thế về quy mô khách hàng cho các dịch vụ khó khăn do phải phối hợp với nhiều đơn vị khác nhau. Chưa có khách hàng tập trung phục vụ công tác quản lý, ra quyết định và thực hiện các hoạt động kinh doanh. Vai trò các đơn vị tham gia quản lý, điều hành không rõ ràng dẫn đến nhiều khâu bị bỏ trống.
Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng cao, chi phí tập trung cho các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mại và tổ chức triển lãm. Chi hoa hồng đại lý chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí cho dịch vụ cho thấy việc cung cấp dịch vụ qua kênh đại lý còn chưa hiệu quả. Cơ chế bán hàng của VDC còn thiếu linh hoạt và độ mềm dẻo cần thiết trước sự cạnh tranh của các doanh nghiệp mới. Chưa có chính sách đầy đủ trong ưu tiên cho các khách hàng có giá trị hợp đồng lớn hay những khách hàng sử dụng đa dịch vụ của VDC. Giá cước dịch vụ còn tương đối cao và chưa xây dựng được các gói giải pháp, gói cước cho từng đối tượng khách hàng khác nhau.
3.2 Tình hình quản lý các dịch vụ trên Internet tại công ty VDC
3.2.1 Những quy định của công ty về quản lý các dịch vụ trên Internet
Hiện nay có rất nhiều văn bản chính sách của nhà nước quản lý về dịch vụ trên Internet mà điển hình là các Thông tư, Nghị định quy định chặt chẽ về việc kinh doanh, sử dụng dịch vụ trên Internet tại Việt Nam điển hình như là một số văn bản sau:
- Nghị định 72/2013/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 15/07/2013, Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng Internet.
Dịch vụ Internet ngày càng phát triển không ngừng ở trên Thế giới cũng như ở Việt Nam đòi hỏi sự quản lý nhà nước về lĩnh vực này phải cụ thể và quy định rõ ràng. Vì thế Chính phủ ban hành Nghị định 72/2013/NĐ-CP nhằm nâng cao khả năng quản lý nhà nước về Internet, nghị định cũng quy định rõ ràng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ trên Internet phải được sự cho phép của Nhà nước, sử dụng các dịch vụ mà nhà nước không ngăn cấm, cung cấp các dịch vụ phù hợp với xã hội.