Khung Nghiên Cứu Về Hợp Tác Giữa Các Bên Liên Quan Trong Ptdlnt Theo Hướng Bền Vững


điểm đến. Chính vì thiếu kế hoạch, thiếu chương trình hành động cho PTDLNT là nguyên nhân dẫn đến sự phối hợp thiếu chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong PTDLNT và thiếu sự hỗ trợ của CQĐP cho PTDLNT theo hướng bền vững. Kế hoạch PTDLNT không thể nằm ngoài, độc lập với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh. Kết quả này giúp bổ sung thêm hình thức hợp tác trong khu vực công và hàm ý công tác quản lý du lịch tại địa phương.

Một thách thức rất quan trọng nữa trong thực hiện hợp tác và PTDLNT theo hướng bền vững là nhận thức của các bên còn hạn chế, đặc biệt đối với người dân. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hợp tác trong PTDLBV mà còn tạo ra những thách thức trong PTDLBV. Kết quả này đã được chi ra, chẳng hạn như Thaithong (2016) khi nghiên cứu về mạng lưới hợp tác các bên liên quan và cụm du lịch tại đảo Samui ở Thái Lan đã chỉ ra hạn chế về năng lực thể hiện qua những người không được đào tạo đang phải đối mặt với những khó khăn vận hành kinh doanh vì thiếu kiến thức, kỹ năng, tài chính và thiếu các mạng lưới với các chủ thể khu vực công và tư khác (Thaithong, 2016, tr.89). Điều này có thể khắc phục thông qua những biện pháp nâng cao nhận thức, năng lực của các bên liên quan (Graci, 2013) và năng lực của CQĐP (Haven- Tang và Jones, 2012). Kết quả này gợi mở hàm ý cho nhà quản lý du lịch địa phương về nâng cao năng lực cho các bên liên quan về hợp tác và PTDLNT theo hướng bền vững. Theo đó, các bên liên quan tham gia trong hợp tác cũng cần cam kết cho mục tiêu PTDLNT theo hướng bền vững.

Yếu tố cuối cùng được chỉ ra để đảm bảo cho PTDLNT theo hướng bền vững là sự bền vững về kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường. Đây là ba trụ cột bền vững vô cùng quan trọng đã được nghiên cứu rất nhiều trong nhiều thập kỳ gần đây. Và đây là yếu tố vô cùng quan trọng được thể hiện trong khung nghiên cứu về hợp tác trong PTDLNT theo hướng bền vững.

5.1.5. Đề xuất khung nghiên cứu về quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững

HTCBLQ đã được nghiên cứu bởi nhiều học giả, tuy nhiên nhiều nghiên cứu về hợp tác du lịch ở nhiều khía cạnh khác nhau. Chẳng hạn, nghiên cứu về hợp tác cho cho lập kế hoạch PTDL (Ladkin và Bertramini, 2002; Jiang và Ritchie, 2017). Aas và cộng sự (2005) đã nghiên cứu hợp tác trong quản lý di sản thành công còn Graci (2013) xem xét quan hệ hợp tác cho PTDLBV. Pilving và cộng sự (2019) nghiên cứu về vòng đời đối tác du lịch - hướng tới hợp tác du lịch nông thôn hoặc Wondirad và


cộng sự (2020) nghiên cứu về HTCBLQ trong PTDL sinh thái ở các quốc gia đang phát triển có đề cập đến khung hợp tác bền vững. Ngoài ra, khung nghiên cứu về hợp tác, đặc biệt HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững chưa từng được đề cập và là hoàn toàn mới. Khung nghiên cứu này được dựa trên kết quả nghiên cứu từ bối cảnh nghiên cứu của tỉnh Lâm Đồng.

Khung nghiên cứu được đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu được tổng hợp ở trên. So với khung lý thuyết được trình bày ở chương 2, khung nghiên cứu ở đây được điều chỉnh dựa trên kết quả phân tích về quan hệ HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững tại tỉnh Lâm Đồng. Khung nghiên cứu điều chỉnh bao gồm các yếu tố sau: 1) các bên liên quan phù hợp và vai trò của các bên liên quan; 2) lộ trình hợp tác (ngắn hạn, dài hạn trên cơ sở xây dựng mục tiêu, thảo luận cởi mở, niềm tin, sự đồng thuận); 3) Sự cam kết; 4); PTDLNT theo hướng bền vững và 5) Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh.

153

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.


Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh

Quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lâm Đồng - 20

Chính quyền địa phương

Lập kế hoạch Cam kết

Hỗ trợ nguồn lực

Người dân địa phương

Trao quyền

Năng lực

hợp tác

cho

Doanh nghiệp ở nông thôn/DNDL

Lợi ích

Lộ trình hợp tác

(ngắn hạn, dài hạn)

- Mục tiêu

- Thảo luận cởi mở

- Xây dựng niềm tin

- Sự đồng thuận

- Duy trì sự tương tác

Kết nối

doanh

kinh

Nhóm hỗ trợ

Kiến thức kỹ năng du lịch

Phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững

1) Tích hợp PTDLNT bền vững trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương

2) Bền vững về kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường

3) Nâng cao nhận thức các bên liên quan và xây dựng năng lực cộng đồng

4) Dung hòa giữa hợp tác và

cạnh tranh

Cam kết

Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh


Hình 5.1: Khung nghiên cứu về hợp tác giữa các bên liên quan trong PTDLNT theo hướng bền vững

Nguồn: Tác giả


5.2. Khuyến nghị cho tổng thể

Kết quả nghiên cứu về HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững đã đóng góp sinh động vào khung lý thuyết về hợp tác. Mặc dù phạm vi nghiên cứu là 02 huyện nổi bật về PTDLNT tại tỉnh Lâm Đồng là huyện Lâm Hà và Lạc Dương, hạn chế về đối tượng nghiên cứu (45 bên liên quan), nhưng kết quả này có tính khái quát cao, phản ánh thực tiễn hoạt động hợp tác trong PTDLNT theo hướng bền vững tại các điểm đến vùng nông thôn tỉnh Lâm Đồng. Do đó, kết quả nghiên cứu đề tài mặc dù chỉ nghiên cứu trường hợp điển hình nhưng có ý nghĩa hàm ý bao quát cho cả tổng thể PTDL vùng nông thôn của tỉnh Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu này có thể được sử dụng làm khuyến nghị cho cả tổng thể hay khuyến nghị về thúc đẩy HTCBLQ trong PTDLNT theo hướng bền vững của cả tỉnh Lâm Đồng.

5.3. Các hàm ý nghiên cứu

Sẽ có giá trị hơn khi kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở quan trọng cho hàm ý nghiên cứu về công tác định hướng các giải pháp thúc đẩy hợp tác hiệu quả trong PTDLNT theo hướng bền vững. Bởi trong hợp tác không dễ thực hiện vì có nhiều bên liên quan, nhiều tổ chức,.. tham gia. Do đó, các hàm ý sau đây được đề cập nhằm duy trì và thúc đẩy hợp tác hiệu quả cho PTDLNT theo hướng bền vững tại tỉnh Lâm Đồng.

5.3.1. Nâng cao nhận thức các bên liên quan về hợp tác và phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững

Thiếu nhận thức về vai trò của hợp tác và PTDLNT theo hướng bền vững là nguyên nhân của sự thiếu sự tham gia, thất bại trong hợp tác và PTDLNT không hoặc thiếu bền vững. Hợp tác giúp chia sẻ hiểu biết, tiếp cận thông tin và nguồn lực, đổi mới sản phẩm du lịch, sáng tạo giá trị và tạo nên lợi thế cạnh tranh. Do đó, mỗi nhóm bên liên quan cụ thể nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của họ trong hợp tác và PTDLNT theo hướng bền vững làm cơ sở quan trọng trong thúc đẩy hợp tác và thực hành PTDLNT bền vững tại tỉnh Lâm Đồng:

Thứ nhất, đối với CQĐP cần hiểu rõ vai trò của hợp tác trong PTDLNT theo hướng bền vững bởi hợp tác tạo ra rất nhiều lợi ích cho các bên, đặc biệt trong điều kiện môi trường luôn biến động hiện nay. CQĐP cần xây dựng kế hoạch và chính sách PTDL cụ thể có khả năng phối hợp sự tham gia của các cơ quan ban ngành tại địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) để đảm bảo định hướng PTDLBV. Đồng thời kế hoạch PTDL địa phương cần được tích hợp trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo kết nối các ngành các lĩnh vực kinh tế nông thôn khác, và lồng ghép trong các chương trình nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, chương trình OCOP của tỉnh. Trên cơ sở đó


góp phần thúc đẩy sự kết nối giữa các ngành và thúc đẩy quan hệ hợp tác trong PTDLNT theo hướng bền vững. CQĐP cần chủ động có những định hướng chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp cũng như CĐĐP trong việc chia sẻ và đảm bảo lợi ích, sự tham gia bình đẳng trong việc sử dụng tài nguyên vùng nông thôn; lập kế hoạch xây dựng chính sách trong PTDLNT gắn với phát triển kinh tế nông nghiệp và chương trình nông thôn mới được đồng bộ, bền vững, hỗ trợ nguồn lực, tài chính, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo và khuyến khích các hình thức hợp tác nông thôn phát triển, chẳng hạn như hợp tác xã du lịch, tổ ngành nghề chuyên sâu hoặc đa ngành.

Thứ hai, đối với DNDL và các doanh nghiệp liên quan đến du lịch ở nông thôn cần nâng cao nhận thức về vai trò là chủ thể kết nối các bên liên quan giúp giá trị nông sản được gia tăng, sản xuất nông sản an toàn đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường cảnh quan vùng nông thôn, khai thác, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa, thiết kế các chương trình du lịch nông thôn đặc sắc nhăm thu hút du khách đến tham quan trải nghiệm.

Thứ ba, đối với người dân địa phương cần nâng cao nhận thức về vai trò của hợp tác du lịch, về vai trò của liên kết trong nông nghiệp, bảo tồn giá trị văn hóa bản địa và du lịch. Thông qua hợp tác sẽ thúc đẩy gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp và du lịch cho người nông dân. Nhờ đó, năng lực của họ sẽ được cải thiện. Đồng thời, khích lệ sự tham gia chủ động, liên kết hợp tác để khai thác, bảo tồn, phát huy các giá trị tài nguyên du lịch, sản xuất nông sản sạch hướng đến PTBV để mang lại lợi ích về vật chất và tinh thần cho bản thân và gia đình. Để nâng cao nhận thức của người dân địa phương, đặc biệt người dân tộc bản địa rất cần thiết có sự định hướng về chính sách từ phía CQĐP và sự hỗ trợ nâng cao nhận thức người dân từ phía các doanh nghiệp.

5.3.2. Trao quyền và xây dựng năng lực hợp tác, đặc biệt đối với cộng đồng địa phương

Thứ nhất, trao quyền thông qua HTCBLQ có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thúc đẩy sự tham gia bình đẳng, xây dựng sự tự tin, chủ động tham gia, đặc biệt cho CĐĐP vùng nông thôn. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy vai trò của CĐĐP rất mờ nhạt, họ dường như ở ―bên ngoài, bên rìa‖ của quá trình PTDLNT và hợp tác du lịch. Vì vậy trao quyền nên gắn với phân định vai trò các bên liên quan gắn với phân công nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền lợi, mức độ tham gia và lợi ích riêng và chung đạt được sẽ giúp các bên hình thành năng lực hợp tác qua quá trình tương tác phối hợp. Cần khẳng định rõ vai trò của CQĐP trong việc trao quyền cho các bên liên quan rất lớn như các nhóm cồng chiêng, DNDL hoặc doanh nghiệp có liên quan đến du lịch, các nông hộ, nhà


hàng, khách sạn,... thông qua cơ chế chính sách PTDLBV và khuyến khích tham gia hợp tác PTDL. Đối với mối quan hệ giữa CQĐP và người dân, doanh nghiệp, CQĐP nên phát huy vai trò nhà quản lý của mình, chủ động phân định vai trò các bên, thực hiện kiểm tra và nhắc nhở, chú trọng vào phát triển và cải thiện năng lực của CĐĐP. Bởi các doanh nghiệp ở nông thôn thường có quy mô nhỏ, rất nhiều nông hộ nguồn lực hạn chế nên trao quyền sẽ giúp họ tham gia chủ động, nỗ lực và có trách nhiệm với công việc để đạt kết quả. Các hình thức trao quyền có thể là CQĐP kết nối với các bên liên quan cấp trung ương, cấp tỉnh, doanh nghiệp, Hiệp hội,... và doanh nghiệp địa phương được tham gia chủ động và lên các chương trình hợp tác theo tầm nhìn và kế hoạch PTDL địa phương, như chương trình bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa bản địa, hợp tác tiêu thụ nông sản và thúc đẩy du lịch,... Hoặc CQĐP trao quyền cho CĐĐP bằng cách ủy quyền và cho phép tự ra quyết định, chia sẻ thông tin và chủ động đánh giá hiệu quả. Thông qua đó, những kỹ năng giải quyết vấn đề, giao tiếp, tương tác, kỹ năng kinh doanh du lịch,... của các bên cũng được cải thiện. Điều này sẽ giúp thúc đẩy hợp tác hiệu quả. Chẳng hạn, năng cao năng lực người dân bằng cách thúc đẩy sự tham gia của họ vào hợp tác xã để liên kết sản xuất bền vững, quy mô sản xuất đủ lớn để có thể chủ động kết nối doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế và du lịch.

Thứ hai, thúc đẩy hợp tác công - tư để xây dựng các chương trình đào tạo, khóa đào tạo ngắn hạn nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch tại vùng nông thôn. Đồng thời phối hợp với các cơ quan ban ngành, tổ chức nghề nghiệp, Hiệp hội,... xây dựng năng lực CĐĐP thông qua hợp tác đào tạo kiến thức, kỹ năng du lịch, tham gia các hội nghị, hội thảo về du lịch để nâng cao kiến thức, hiểu biết, kỹ năng du lịch cho các bên liên quan ở nông thôn, đồng thời mở rộng sự liên kết, kết nối đối tác du lịch cho các chủ thể kinh doanh du lịch ở vùng nông thôn.

Thứ ba, hợp tác thúc đẩy xây dựng kế hoạch, chính sách PTDLNT gắn với các chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng nông thôn; trong đó phát triển nhân lực du lịch vùng nông thôn, đặc biệt phát triển nguồn nhân lực du lịch gắn với người nông dân cần được coi trọng và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung và PTDL nói riêng của tỉnh.

5.3.3. Củng cố niềm tin giữa các bên liên quan

Nếu không có niềm tin sẽ không có hoạt động hợp tác diễn ra, vì vậy niềm tin là yếu tố vô cùng quan trọng cho hợp tác và duy trì hợp tác. Do đó, niềm tin giữa các bên liên quan cần được củng cố qua biện pháp sau:


Thứ nhất, xác định và phát huy vai trò của bên liên quan chủ chốt/hạt nhân trong mỗi quan hệ hợp tác, phát huy vai trò người trưởng nhóm trong hợp tác trong PTDLNT. Trong mỗi quan hệ hợp tác luôn cần thành viên tham gia chủ chốt có uy tín, tiếng nói, có khả năng ra quyết định, có tầm ảnh hưởng để gia tăng niềm tin cho các chủ thể. Chẳng hạn, một số người dân địa phương và DNDL hiện nay đang thiếu niềm tin khi phối hợp với CQĐP trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ du lịch. Do đó, CQĐP cần phát huy hơn nữa vai trò của mình, sâu sát hơn nữa trong các hoạt động triển khai thực tiễn, phối hợp và minh bạch những kết quả phối hợp đạt được. CQĐP nên xây dựng lộ trình từ đầu, có cơ chế phối hợp, nguyên tắc, phân định vai trò các bên đảm bảo trao quyền trên cơ sở chia sẻ nguồn lực và lợi ích lâu dài. Sự tham gia thể hiện tính dân chủ, minh bạch trong quá trình phối hợp góp phần nâng cao năng lực quản trị của CQĐP. Tất cả điều này sẽ góp phần củng cố niềm tin của các bên liên quan khác (người dân, doanh nghiệp,..) vào CQĐP.

Thứ hai, củng cố niềm tin giữa doanh nghiệp và nông hộ thông qua hợp tác sản xuất nông nghiệp và PTDL, đem lại lợi ích công bằng cho các bên, đồng thời giúp người dân nâng cao được vị thế của mình, sự tôn trọng, thúc đẩy sự tham gia chủ động trong quá trình hợp tác PTDLNT, khắc phục được tình trạng người dân ở ―bên ngoài, bên rìa‖ của sự PTDL. Nếu người dân tham gia cùng doanh nghiệp, lợi ích thỏa đáng, có việc làm và thu nhập tốt cho họ, cho con cái, người thân của họ và các lợi ích khác thì sẽ tạo lập được mối quan hệ bền chặt hơn hiện nay. Khi đã có niềm tin, người dân sẽ thay đổi cách ứng xử và trách nhiệm cao hơn với mối quan hệ với doanh nghiệp.

5.3.4. Tăng cường cam kết trong hợp tác giữa các bên liên quan

Cam kết là sự đảm bảo, giảm thiểu rủi ro cho các bên liên quan khi tham gia hợp tác và thúc đẩy PTDLNT bền vững. Để duy trì và hợp tác lâu dài, cam kết và thỏa thuận hợp tác là cần thiết trong tất cả các mối quan hệ. Trong lộ trình hợp tác, qua thảo luận cởi mở, sự đồng thuận (về mục tiêu, lợi ích, mức độ, hình thức tham gia, nguồn lực, nguyên tắc hoạt động, kết quả hợp tác,..), xây dựng thỏa thuận hợp tác, cam kết, công khai minh bạch để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm mỗi bên khi tham gia. Cam kết giúp gia tăng niềm tin, thúc đẩy kênh thông tin và giao tiếp hiệu quả, chia sẻ thông tin, trao đổi nguồn lực. Các cam kết cần tính đến yếu tố dài hạn, để hạn chế các bất lợi do yếu tố mùa vụ trong lĩnh vực nông nghiệp tạo ra.

CQĐP cần chủ động tăng cường cam kết với các DNDL, cơ sở cồng chiêng, nhà hàng, khách sạn, nông hộ,... với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa thông qua các hoạt động du lịch, tạo việc làm cho người dân địa phương, đặc biệt


người dân tộc bản địa Cơ Ho, cam kết về bảo vệ môi trường để đảm bảo lợi ích cho các bên và thực hiện PTDLBV. Cam kết cần được thực hiện theo lộ trình hợp tác và PTDLBV.

5.3.5. Dung hòa hợp tác và cạnh tranh giữa các bên liên quan

Có hợp tác và cạnh tranh mới thúc đẩy được sự phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay cạnh tranh giữa các chủ thể là DNDL, trưởng 11 nhóm cồng chiêng, các nông hộ trong cùng một khu vực nông thôn đang tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự PTDL nói chung và PTDLBV nói riêng. Do đó, cần định hướng các biện pháp sau để dung hòa giữa hợp tác và cạnh tranh giữa các chủ thể:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức các bên liên quan ở địa phương về hợp tác cho PTDLNT bền vững. Trong một điểm đến du lịch với quy mô không lớn, trình độ phát triển còn nhiều hạn chế, bản thân DNDL, nhà hàng, khách sạn, nông hộ,... đang gặp nhiều khó khăn và đối diện với nhiều rủi ro khó lường trên thị trường như thiếu nguồn lực, kiến thức, kỹ năng,... thì cạnh tranh giữa các bên đang tạo ra sự chia rẽ trong cộng đồng, tiềm ẩn nhiều rủi ro kinh doanh. Chẳng hạn có thể giúp các bên hiểu được hợp tác giúp xây dựng năng lực lớn hơn, cùng chiến thắng (win-win) trên thị trường, thay vì sự rút lui của một chủ thể du lịch nào đó trên thị trường, hoặc có thể liên kết chuỗi cung ứng hoặc chuỗi giá trị để gia tăng giá trị cho các chủ thể.

Thứ hai, cần có bên trung gian đáng tin cậy để thực hiện liên kết các chủ thể, tạo niềm tin và cam kết hợp tác. Đó có thể là bên thuộc CQĐP, doanh nghiệp,... CQĐP hỗ trợ hình thành các hợp tác xã du lịch, tổ ngành nghề,... để kết nối các chủ thể đồng thuận nâng tầm sản phẩm du lịch, tiêu thụ nông sản, đồng thời hỗ trợ các chủ thể về lập kế hoạch, cơ chế hợp tác, thúc đẩy phát triển.

Thứ ba, sự tham gia của CQĐP trong hoạch định chính sách, định hướng sản phẩm du lịch đặc thù, hạn chế sự trùng lắp sản phẩm để hạn chế sự cạnh tranh.

5.4. Những hạn chế và gợi ý nghiên cứu tiếp theo

Thứ nhất, về phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thông qua phương pháp nghiên cứu trường hợp cho bối cảnh vùng nông thôn tỉnh Lâm Đồng nên dừng lại ở dữ liệu phỏng vấn các bên liên quan du lịch. Hai huyện điển hình của vùng nông thôn tỉnh Lâm Đồng với mức độ tập trung PTDL hơn các huyện khác được lựa chọn cho nghiên cứu. Mặc dù các huyện khác cũng có nhiều khu, điểm du lịch khai thác PTDL, nhưng nghiên cứu này không thực hiện do sự phân tán của các điểm du lịch. Do đó, nghiên cứu trường hợp điển

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2023