rộng Hợp tác Đông Á đặt trên nền tảng quan hệ Nhật Bản và ASEAN [210]. Theo tập thể tác giả công trình Hợp tác ASEAN +3 quá trình phát triển thành tựu và triển vọng do Nguyễn Thu Mỹ chủ biên thì “cho tới trước năm 2002, quan hệ ASEAN – Nhật Bản đã không có bước phát triển đột phá nào” [49, tr.116]. Nhưng tình hình đã khác từ năm 2002, gắn với bài phát biểu của Thủ tướng Koizumi như được đề cập ở trên. Bình luận về bài phát biểu của Koizumi, phát ngôn Chính phủ Nhật Bản cho rằng đây là một cơ hội tốt để Thủ tướng đưa ra chính sách ngoại giao mới đối với châu Á [120, tr.329]. Chỉ trong vòng 5 năm cầm quyền, Koizumi đã thực hiện bảy chuyến thăm ngoại giao và tiến hành tám cuộc hội đàm với lãnh đạo ASEAN. Kết quả là một loạt văn kiện được hai bên kí kết ra đời trong thời gian đó. Tuyên bố chung về quan hệ đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN – Nhật Bản tại Phnom Penh (5/11/2002), hướng tới hợp tác kinh tế trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, khoa học – công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và du lịch. Nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại rằng, Nhật Bản sẽ đánh mất vai trò lãnh đạo khu vực nếu không tham gia xu thế FTA, khi Trung Quốc đã ra tay trước. Vì vậy, tại Hội nghị cấp cao ASEAN – Nhật Bản ở Bali (8/10/2003), hai bên kí “Khuôn khổ quan hệ đối tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN – Nhật Bản”. Năm 2005, hai bên bắt đầu tiến hành đàm phán nhằm hình thành Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN – Nhật Bản (AJFTA). Theo đó, AJFTA sẽ được hoàn thành vào năm 2012 đối với Nhật Bản và các nước ASEAN6 và đến năm 2017 đối với các thành viên mới của ASEAN. Rõ ràng, việc hình thành AJFTA được coi như là “phản ứng tích cực của Nhật Bản đối với việc hình thành Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc, đồng thời cũng thể hiện chính sách cân bằng của ASEAN trong quan hệ với hai nền kinh tế lớn nhất trong khu vực” [40, tr.32].
Cũng trong năm 2003, tại Tokyo, nhân Hội nghị cấp cao kỉ niệm 30 năm thiết lập quan hệ, hai bên đã ra “Tuyên bố Kyoto về quan hệ đối tác năng động và bền vững ASEAN – Nhật Bản trong thế kỉ XXI”. Đây là văn kiện quan trọng tạo dựng khuôn khổ pháp lý cho quan hệ ASEAN – Nhật Bản trong thế kỉ XXI. ASEAN – Nhật Bản nhất trí đề ra bảy chiến lược hành động chung, bao gồm những nội dung cụ thể: đẩy mạnh AJCEP; hợp tác về tài chính, tiền tệ; củng cố nền tảng cho phát triển kinh tế và sự thịnh vượng; tăng cường hợp tác và quan hệ đối tác về chính trị và an ninh; tạo thuận lợi, thúc đẩy giao lưu giữa nhân dân các nước và phát triển nguồn nhân lực; tăng cường hợp tác về văn hoá và các quan hệ công cộng, làm sâu
sắc hơn hợp tác Đông Á vì một cộng đồng Đông Á; hợp tác để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu [211]. Cụ thể hóa những cam kết đó, trong “Chương trình hành động ASEAN – Nhật Bản” (12/2003), hai bên đề xuất 120 giải pháp hướng vào thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế, nâng cao tính cạnh tranh và giải quyết các vấn đề xuyên quốc gia của ASEAN [212]. Năm 2004, Nhật Bản kí kết TAC và kí Tuyên bố chung ASEAN – Nhật Bản về hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố.
Cần thấy rằng, trước khi Trung Quốc ký kết TAC, Nhật Bản có thái độ miễn cưỡng với việc ký Hiệp ước này. Tại sao có hiện tượng trên, có hai lý do ngăn cản Nhật Bản. Trước hết, việc chấp nhận TAC có nghĩa là phải tuân thủ nguyên tắc không can thiệp của TAC, điều đó sẽ hạn chế ngoại giao của Nhật Bản đối với khu vực khi đề cập đến vấn đề quyền con người và dân chủ. Thứ hai, Nhật Bản lo ngại rằng kí TAC sẽ ảnh hưởng đến quan hệ với đồng minh số một Hoa Kỳ. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN +3 năm 2003, Thủ tướng Koizumi giải thích: “Tôi tin rằng Nhật Bản có thể tăng cường các mối quan hệ của nó với ASEAN trong tương lai mà không cần kí TAC. Chúng tôi có sự hiểu biết với các nước ASEAN về điểm này” [176, tr.11]. Phát biểu của Thủ tướng Koizumi đã khơi dậy luồng dư luận trái chiều tại ASEAN gây bất lợi cho Nhật Bản. Ví dụ, tờ Bưu điện Jakata ngày 30 tháng 12 năm 2003 cho rằng: “Nhật Bản thiếu thành thật đối với các nước láng giềng” [50, tr.105]. Tuy nhiên, khi biết Trung Quốc đã ký TAC, Nhật Bản nhanh chóng xem xét lại vấn đề này. Vì vậy, tháng 12 năm 2003, Nhật Bản vội vàng tổ chức Hội nghị cấp cao kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ASEAN – Nhật Bản với mục đích thể hiện một mối quan hệ đặc biệt giữa ASEAN và Nhật Bản; đồng thời thông báo ý định của mình tham gia TAC. Sự tham gia của Nhật Bản đã được ASEAN tính tới nên rất tán thành. Kết quả, tháng 7 năm 2004, Nhật Bản đã kí TAC.
Những văn kiện trên là khuôn khổ pháp lý thúc đẩy quan hệ ASEAN – Nhật Bản ngày càng bền chặt và theo hướng toàn diện, không chỉ bó hẹp trong phạm vi kinh tế mà còn mở rộng ra cả chính trị, an ninh; không dừng lại ở cấp độ song phương mà còn chú trọng đến hợp tác đa phương. Ghi nhận thành tựu đó, Tuyên bố của nước Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN – Nhật Bản lần thứ 8 (2004) với tiêu đề “Tăng cường hợp tác ASEAN – Nhật Bản”, nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ ASEAN – Nhật Bản đã góp phần vào hòa bình, thịnh vượng cho khu vực và thế giới. Lãnh đạo ASEAN tái khẳng định: “Nhật Bản là một trong những đối tác đối thoại lâu đời nhất và quan trọng của ASEAN. Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ và giúp đỡ của Nhật Bản đối với ASEAN trong ba thập niên qua” [196].
Sau Koizumi, lịch sử Chính phủ Nhật Bản lại trở về “vết xe đổ” của những năm 90 thế kỉ XX. Năm đời Thủ tướng từ Shinzo Abe, Yasuo Fukuda, Taro Aso, Yukio Hatoyama đến Naoto Kan nối tiếp cầm quyền trong vòng hơn 4 năm (2006 – 2010). Thực tế đó đã ảnh hưởng không nhỏ cho một chính sách, một học thuyết đi vào cuộc sống, chưa kể là cần đến khoảng thời gian nhất định để nó phát huy tác dụng. Tuy nhiên, xét ở bình diện chung, quan hệ ASEAN – Nhật Bản vẫn duy trì trên nền tảng những khuôn khổ hợp tác trước đó. ASEAN cũng như Nhật Bản luôn coi trọng và đánh giá cao mối quan hệ đối tác này. Chẳng hạn, Tuyên bố chung ASEAN – Nhật Bản lần thứ 11 tại Hội nghị cấp cao Singapore (2007), nêu rõ: “tầm quan trọng của quan hệ hữu nghị lâu dài giữa ASEAN và Nhật Bản; tái khẳng định tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – Nhật Bản đã góp phần vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng đối với khu vực và thế giới [198]. Theo Thủ tướng Yasuo Fukuda thì Nhật Bản và ASEAN là “những đối tác có cùng suy nghĩ, cùng hành động, cùng chia sẻ tầm nhìn tương lai và quan hệ đối tác đó sẽ bền vững” [26, tr.36]. Trên cơ sở đó, hợp tác giữa hai bên ngày càng có hiệu quả. Ngày 1 tháng 10 năm 2008, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) có hiệu lực góp phần “tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế giữa ASEAN với Nhật Bản và tạo ra một thị trường lớn hơn và hiệu quả hơn, cùng với những cơ hội lớn hơn cho khu vực” [199].
Đồng thời, ASEAN đánh giá cao cam kết của Nhật Bản trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN. Những cuộc gặp gỡ ngoại giao cũng được triển khai nhân các Hội nghị cấp cao ASEAN – Nhật Bản theo định kỳ. Tháng 10 năm 2008, Nhật Bản bổ nhiệm đại diện thường trực tại ASEAN. Đến tháng 4 năm 2010, Nhật Bản đã mở Đại sứ tại ASEAN và tiến tới thành lập phái đoàn thường trực của Nhật Bản với ASEAN tại Jakarta nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ giữa hai thực thể này. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN – Nhật Bản lần thứ 10 (1/2007) ở Cebu, hai bên nhất trí thành lập Nhóm những người nổi tiếng (EPG) ASEAN – Nhật Bản để đánh giá mối quan hệ ASEAN – Nhật Bản trong 33 năm qua cũng như tìm kiếm những cách thức, phương tiện nhằm tăng cường và mở rộng hợp tác hiện có giữa ASEAN và Nhật Bản. EPG ASEAN – Nhật Bản đã gặp nhau ba lần và gửi báo cáo cuối cùng với các khuyến nghị đến Hội nghị cấp cao ASEAN – Nhật Bản lần thứ 12 diễn ra tại Thái Lan (10/2009). Hội nghị cấp cao ASEAN – Nhật Bản lần thứ 13 (29 /10 /2010), đã nhất trí đẩy mạnh các biện pháp
nhằm triển khai hiệu quả Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản, tăng cường tham vấn và phối hợp trong các vấn đề khu vực và quốc tế mà cả hai bên cùng quan tâm.
Trên bình diện khu vực và quốc tế, ASEAN và Nhật Bản cũng có nhiều điểm tương đồng. Chẳng hạn, trong Tuyên bố chung tại Hội nghị cấp cao ASEAN – Nhật Bản lần thứ 10 (1/2007), hai bên bày tỏ quan điểm kêu gọi Triều Tiên dỡ bỏ vũ khí hạt nhân và các chương trình hạt nhân, thực hiện Nghị quyết 1695 và 1718 của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc về vấn đề này. Cũng như Trung Quốc, Nhật Bản ủng hộ vai trò của ASEAN trong các cơ chế hợp tác như ARF, ASEAN +3, Hợp tác Đông Á…
Về mối quan hệ ASEAN – Nhật Bản, tác giả luận án chia sẻ với ý kiến của Rizal Sukma, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (Indonesia) khi bình luận “đây là mối quan hệ tốt và hiệu quả hơn ba thập niên qua. Không cường điệu khi nói rằng mối quan hệ ASEAN – Nhật Bản đã trở nên gần gũi nhất và sâu sắc nhất trong quan hệ đối ngoại của ASEAN với các đối tác khác [159, tr.33].
Có thể bạn quan tâm!
- Quan hệ chính trị - ngoại giao, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản 1991 - 2010 - 11
- Quan hệ chính trị - ngoại giao, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản 1991 - 2010 - 12
- Quan Hệ Chính Trị - Ngoại Giao Và An Ninh Song Phương Của Asean Với Nhật Bản
- Quan hệ chính trị - ngoại giao, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản 1991 - 2010 - 15
- Quan Hệ Đa Phương Về Chính Trị - Ngoại Giao, An Ninh Đa Phương Của Asean Với Trung Quốc Và Nhật Bản
- Sự Tương Đồng Và Khác Biệt Trong Quan Hệ Chính Trị-Ngoại Giao, An Ninh Của Asean – Trung Quốc Và Asean – Nhật Bản
Xem toàn bộ 246 trang tài liệu này.
2.2.2. Quan hệ an ninh (truyền thống và phi truyền thống)
ASEAN không phải là liên minh quân sự cũng không phải là một khối phòng thủ nhằm chống lại một quốc gia hay một tổ chức nào. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển để đối phó với những thách thức đang đặt ra ngày càng lớn, như một lẽ tự nhiên ASEAN đã thiết lập những thỏa thuận song phương hay đa phương về an ninh giữa các quốc gia trong Hiệp hội và với các đối tác bên ngoài. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ IV tại Singapore (1/1992) tuyên bố: “ASEAN sẽ nâng cao hơn nữa hợp tác chính trị và kinh tế để đảm bảo hoà bình và thịnh vượng trong khu vực” và “sẽ tìm kiếm các lĩnh vực mới trong các vấn đề an ninh” [201]. Quan điểm này được Thủ tướng Singapore Go Chok Tong nhắc lại trong lời khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thức 26 (7/1993), rằng: “ASEAN phải tăng cường hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực an ninh. Bởi vì, ASEAN không cho phép tương lai của nó được quyết định chỉ bởi hành động và chính sách của các nước lớn” [68, tr.302]. Chia sẻ với quan điểm trên, Ngoại trưởng Thái Lan Prasong Soonsiri nhấn mạnh: “Để đạt được nền hòa bình vĩnh viễn và thịnh vượng, những người Đông Nam Á chúng ta không phải chỉ thúc đẩy tình hữu nghị giữa chúng ta mà còn phải dệt nên mạng lưới hợp tác vượt ra ngoài biên giới của chúng ta. Một
bộ phận sống còn trong sự hợp tác như vậy là trong lĩnh vực an ninh” [68, tr.303]. Những nguyên tắc và quan điểm như vậy được lãnh đạo ASEAN ngày càng nhận thức sâu sắc và được cụ thể hóa trong các văn kiện quan trọng của Hiệp hội. Chẳng hạn, trong “Chương trình hành động Viên Chăn (VAP) về Cộng đồng An ninh, ASEAN xác định: “là một cộng đồng mở và hướng ra bên ngoài, gắn kết bạn bè và các nước đối thoại của ASEAN nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực” [36, tr.53-54]. Đây chính là cơ sở để ASEAN đề xuất những sáng kiến an ninh khu vực cũng như quan hệ với các đối tác bên ngoài, trong đó quan trọng nhất là các cường quốc, bao gồm Nhật Bản.
Trong khi đó, Nhật Bản cũng trải qua một quá trình vận động nội tại nhận thức về chính trị an ninh để thích ứng với vị thế quốc tế và sự thay đổi. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dựa vào mối quan hệ an ninh với Mỹ, Nhật Bản chỉ chú trọng phát triển kinh tế trong chính sách đối ngoại hòa bình. Nhiều đời Thủ tướng Nhật Bản cam kết đất nước của họ sẽ không phát triển thành cường quốc quân sự mà tuân thủ những quy định theo Hiến pháp 1946. Tuy nhiên, sau Chiến tranh lạnh, giới cầm quyền Nhật Bản dần dần thay đổi Điều 9, từng bước trở thành quốc gia bình thường. Bước vào thế kỉ XXI, đã xuất hiện những điều kiện thuận lợi cho Nhật Bản tìm kiếm một vị thế chính trị lớn hơn tại khu vực. Thật vậy, chỉ riêng vấn đề đối với Hiến pháp 1946 đã có sự thay đổi lớn trong quan điểm của người Nhật: từ chỗ “sửa đổi hay không sửa đổi” sang “sửa đổi Hiến pháp như thế nào”. Theo điều tra của báo Nikkei vào tháng 8 năm 1995, thì có đến 50% số người được hỏi ý kiến cho rằng nên sửa đổi Hiến pháp và 43% muốn giữ nguyên, nhưng đến tháng 4 năm 2000, đã có tới 60,5% đề nghị sửa đổi, số người muốn giữ nguyên chỉ còn 31,5%…[21, tr.539]. Hiện thực hóa những lợi thế trên, Thủ tướng Koizumi đề ra chiến lược “đuổi kịp về chính trị” với ba bước đi cụ thể: Thứ nhất, nhanh chóng vượt qua những khó khăn để tham gia Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, sửa đổi hiến pháp, hoàn thiện hệ thống luật pháp chiến tranh và làm phong phú thêm các biện pháp ngoại giao trên các mặt chính trị và quân sự, bổ sung những lỗ hổng trong kinh tế ngoại giao. Thứ hai, từ bỏ khái niệm “thoát khỏi châu Á, tiến vào châu Âu”, từ bỏ nguyên tắc “chỉ dựa vào Mỹ”, chào đón sự thay đổi của thế giới, tranh giành vị trí lãnh đạo châu Á, đặt cơ sở cho cạnh tranh toàn cầu. Thứ ba, kiềm chế Trung Quốc tăng trưởng kinh tế nhanh, thậm chí muốn tránh để kinh tế Trung Quốc vươn lên trước khi thực hiện giấc mơ nước lớn về chính trị [19, tr.461].
Lợi dụng sự bất ổn của tình hình Triều Tiên, sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự ủng hộ của Mỹ sau sự kiện 11/9/2001, Nhật Bản từng bước vạch ra những định chế nhằm tháo gỡ sự ràng buộc của Hiến pháp và dần dần khẳng định vai trò an ninh chính trị ở khu vực. Ngoài việc tăng cường quan hệ an ninh với Mỹ, Nhật Bản coi tăng cường sức mạnh quân sự là biện pháp then chốt trong chiến lược an ninh. Tại cuộc họp Nội các ngày 30 tháng 7 năm 1993, Cục trưởng Cục phòng vệ Nhật Bản Nakayama Toshio nhấn mạnh: “Sức mạnh quân sự là một phương tiện mà không một phương tiện nào khác có thể thay thế. Nó là đảm bảo cuối cùng cho an ninh đất nước” [75, tr.91]. Một loạt động thái sau đó có thể dẫn ra để minh chứng cho nhận định trên. Tháng 4 năm 1996, Thủ tướng Nhật Bản Ryutaro Hashimoto và Tổng thống Mỹ Bill Clinton đưa ra tuyên bố chung nhằm tái khẳng định tầm quan trọng của liên minh Nhật – Mỹ hậu Chiến tranh lạnh. Ngày 24 tháng 9 năm 1997, Nhật – Mỹ công bố về đường lối chỉ đạo hợp tác quốc phòng mới, trong đó đề cập đến nội dung cho phép binh sĩ Nhật Bản sử dụng tàu quét mìn để quét thuỷ lôi trong hải phận quốc tế hoặc cung cấp nhiên liệu và phụ tùng cho máy bay và tàu bè của Mỹ. Tháng 5 năm 1999, Nhật Bản ban hành ba đạo luật tạo ra khung pháp lý nhằm hiện thực hóa đường lối trên cũng như xác lập các biện pháp bảo đảm hòa bình và an ninh của nước này trong những tình huống xảy ra xung quanh Nhật Bản. Tháng 12 năm 2000, Nhật Bản thông qua kế hoạch chấn chỉnh Lực lượng phòng vệ giai đoạn 2001 – 2005 bằng cách đóng các tàu hộ tống cỡ lớn, mua máy bay tiếp dầu trên không để tăng cường khả năng phòng thủ biển, nâng cao tính chủ động trong các hoạt động quốc tế, tham gia gìn giữ hòa bình trong lực lượng Liên hiệp quốc, đưa quân đến các nơi xung đột; cho phép triển khai lực lượng để đối phó với vấn đề an ninh xung quanh Nhật Bản. Như là một phần hỗ trợ của Nhật Bản cho chiến dịch toàn cầu chống chủ nghĩa khủng bố, Thủ tướng Koizumi cam kết gửi tàu của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đến hỗ trợ Hoa Kỳ trong việc thu thập thông tin tình báo, vật tư, vận chuyển và cung cấp các dịch vụ y tế lẫn cứu trợ nhân đạo. Ông cũng cam kết sẽ tăng cường bảo vệ các căn cứ Mỹ tại Nhật Bản [135, tr103-104].
Kế thừa tư tưởng đó, sau khi nhậm chức vào tháng 9 năm 2006, Thủ tướng Abe quyết tâm sửa đổi điều 9 Hiến pháp 1946 và thực hiện một chính sách đối ngoại chủ động hơn nhằm mở rộng vai trò an ninh trên trường quốc tế. Ngoài ra, Nhật Bản còn tăng cường quan hệ đồng minh chiến lược Mỹ – Nhật – Úc, nâng cấp Cục phòng vệ lên thành Bộ Quốc phòng (1/2007), gia tăng đầu tư trang bị vũ khí
mới, thường xuyên tiến hành tập trận với các đồng minh. Nhằm tăng cường khả năng tác chiến tầm xa trên không, năm 2007, Nhật Bản mua của Mỹ máy bay tiếp dầu trên không đầu tiên “KC- 767”, trở thành một trong số rất ít nước tại châu Á – Thái Bình Dương có loại máy bay này, từ đó khiến khả năng tác chiến của không quân vượt xa cái gọi là tự vệ “trong phạm vi” lãnh thổ Nhật Bản. Trước những biến động mới của khu vực và quốc tế, Hội đồng an ninh và Chính phủ Nhật Bản thông qua “Đường hướng chủ đạo Chương trình quốc phòng” (17/12/2010), với nội dung xoay quanh việc tăng cường lực lượng hải quân, liên minh với Mỹ, xích lại gần với các đồng minh của Mỹ… Trong thời gian 2011 đến 2015, Nhật Bản sẽ tăng cường đối thoại song phương và đa phương về an ninh, hợp tác và trao đổi quốc phòng và đào tạo cũng như tập trận chung ở nhiều cấp độ, đồng thời thiết lập và tăng cường cơ cấu vùng [115, tr.4]. Để triển khai kế hoạch hợp tác song phương với các nước khác, ngày 27 tháng 12 năm 2011, Nhật Bản quyết định nới lỏng quy định cấm xuất nhập khẩu vũ khí mà nước này tự áp đặt cho mình nhằm mở đường cho các tổ hợp Nhật Bản tham gia vào các dự an chế tạo vũ khí với nước ngoài, trong đó lĩnh vực chuyên sâu của Nhật Bản là tàu ngầm. Đồng thời, Nhật Bản còn triển khai hoạt động quân sự mạnh mẽ ở nước ngoài. Cụ thể là, nước này đã thiết lập một căn cứ quân sự tại quốc gia châu phi Gibuti (5/2011) nhằm tăng cường và duy trì vai trò của mình trong việc giám sát vùng biển ngoài khơi Somalia. Theo đánh giá của chuyên gia Adrien Hart trên tạp chí Statafrik thì đây là sự kiện có ý nghĩa lớn, bởi “đó là lần đầu tiên từ sau thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thiết lập một căn cứ quân sự thường trực ở nước ngoài” [115, tr.6].
Cuộc chiến tranh vùng Vịnh đầu những năm 90 của thế kỉ XX đã để lại dấu ấn khá đậm nét trong chính sách an ninh quốc phòng của Nhật Bản. Nhật Bản đã chi phí 13 tỉ USD cho lực lượng đa quốc gia dưới danh nghĩa Liên hiệp quốc do Mỹ cầm đầu, nhưng không có sự tham gia của Lực lượng phòng vệ (SDF). Mãi sau khi kết thúc cuộc chiến, Nhật Bản mới đưa tàu rà quét thủy lôi đến Vùng Vịnh, nên bị chỉ trích là chỉ thực hiện chính sách “ngoại giao tài chính” mà không đóng góp về nhân lực. Thực tế, cuộc chiến tranh vùng Vịnh đã làm cho người Nhật phản tỉnh trên hai phương diện. Một mặt, nước này cần phải đóng góp vào hòa bình và ổn định quốc tế thông qua đóng góp nguồn nhân lực, chứ không chỉ thuần túy là hỗ trợ tài chính. Mặt khác, nó cũng cho thấy, Nhật Bản cần có chính sách đối ngoại độc lập, mạnh mẽ hơn [146, tr.7]. Từ bài học đó và để phát huy hơn vai trò của mình,
tháng 6 năm 1992, Nhật Bản ban hành luật cho phép SDF tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình dưới sự bảo trợ của Liên hiệp quốc, gồm 4 nguyên tắc sau: Có thỏa thuận ngừng bắn giữa các bên; Các bên tham chiến đều tán thành hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc; Sự công bằng trong hoạt động gìn giữ hòa bình; Chỉ sử dụng vũ khí để phòng vệ [88, tr.10].
Những phân tích khái quát trên đây về những thay đổi của ASEAN và Nhật Bản xoay quanh vấn đề an ninh đã thúc đẩy mối quan hệ an ninh giữa hai thực thể này trong hai thập niên qua.
2.2.1. Quan hệ an ninh truyền thống
Trước hết, phối hợp với ASEAN, Nhật Bản tham gia chung tay giải quyết vấn đề Campuchia bằng việc lần đầu tiên triển khai quân đội tại nước ngoài. Để tạo cơ hội cho Nhật Bản hiện diện tại đất nước chùa Tháp, Hoàng thân Sihanouk, Thủ tướng Hun Sen cũng như nhiều vị lãnh đạo khác của Campuchia đã công khai quan điểm “rất vui mừng nếu Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình (PKO)” [25, tr.30] tại nước này. Động thái trên đã dỡ bỏ tâm lý nghi ngại của Nhật Bản trong việc triển khai quân đội ra nước ngoài. Đáp lại nguyện vọng của Campuchia, năm 1992, Nhật Bản gửi 700 quân thuộc SDF tham gia làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình và giám sát cuộc tổng tuyển cử tại quốc gia đó (theo đà trên, SDF tiếp tục triển khai đến Môdămbích, Cao nguyên Golan và một số nơi khác). Năm 2001, Nhật Bản gửi quân tới gìn giữ hòa bình tại Đông Timor. Việc triển khai SDF của Nhật Bản đã được khu vực chấp thuận. Có thể nói, việc thiết lập quan hệ an ninh quốc phòng gần gũi với Đông Nam Á không chỉ giúp Nhật Bản thực hiện mục tiêu “đuổi kịp về chính trị” mà còn “cho phép nước này mở rộng sự lựa chọn chiến lược của mình để đối phó với các thách thức đến từ Trung Quốc” [171, tr 160]. Chính vì thế, Nhật Bản đã tận dụng sự kiện trên như một cơ hội cho những nỗ lực đó. Tại Campuchia, các hoạt động hỗ trợ của Nhật Bản thật sự phát huy ý nghĩa, góp phần cùng cộng đồng quốc tế chấm dứt nội chiến. Về vấn đề giải ngũ, Thủ tướng Hun Sen đã thông báo cho đặc phái viên Liên hiệp quốc Peter Leuprecht, phía Nhật Bản viện trợ 10 triệu USD và kế hoạch giải ngũ bắt đầu được thực hiện. Về hoạt động rà phá bom mìn, ông Khem Sophon, giám đốc trung tâm rà phá bom mìn Campuchia (CMAC) cho biết “việc quản lý ngân sách của chúng tôi đã được cải thiện, nhưng chúng tôi vẫn chờ sự giúp đỡ của một số nước” [79, tr.3]. Lời kêu gọi của Campuchia được Nhật Bản hưởng ứng bằng cách đóng góp 900.000