Công ty TNHH Khanh Linh B.
Số 196/1/3 Quan Hoa - Cầu Giấy - Hà Nội
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG
Tháng 10 năm 2007
Họ và tên | Chức vụ | Thu nhập | BH trừ vào lương | Số thực lĩnh | Ký nhận | |
1 | Nguyễn AnhĐào | GĐ | 3000000 | 91320 | 2908680 | |
2 | Trần Hoàng Giang | PGĐKD | 2400000 | 76800 | 2323200 | |
3 | Nguyễn Xuân Tuấn | PGĐTC | 2560000 | 76800 | 2483200 | |
4 | Lê Đức Thiện | TPKD | 2100000 | 51000 | 2049000 | |
5 | Trịnh Thanh Bút | KTT | 2340000 | 54000 | 2286000 | |
6 | Nguyễn Thị Liễu | NVKD | 1896000 | 42360 | 1853640 | |
7 | Chu Xuân Hinh | NVKD | 1984000 | 45000 | 1939000 | |
8 | Phan Hoài Linh | TĐD | 2600000 | 66000 | 2534000 | |
9 | Vò Ngọc Sơn | NVKD | 1880000 | 42000 | 1838000 | |
10 | Đặng Thu Hà | KTBH | 1800000 | 48000 | 1752000 | |
11 | Lê Huy Hoàng | Lái xe | 1540000 | 30972 | 1509028 | |
12 | Trần Nam Thắng | NVBH | 2300000 | 45000 | 2255000 | |
13 | Nguyễn Mạnh Hải | NVBH | 2156000 | 45000 | 2111000 | |
14 | Ngô Thanh Loan | NVBH | 1968200 | 45000 | 1923200 | |
15 | Nguyễn Thu Hường | KTTH | 2050000 | 57000 | 1993000 | |
16 | Hoàng Thanh Hằng | TQ | 1980000 | 48000 | 1932000 | |
17 | Chu Thu Trang | NVTV | 1650000 | 35148 | 1614852 | |
18 | Trần Việt Tuấn | BV | 1125000 | 30972 | 1094028 | |
Cộng | 37329200 | 930372 | 36398828 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chính Sách Kế Toán Áp Dụng Tại Công Ty:
- Các Phần Hành Hạch Toán Tại Công Ty Tnhh Khanh Linh B.
- Hạch Toán Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Phải Trích Theo Lương:
- Hạch Toán Kế Toán Vốn Bằng Tiền:
- Quá trình kinh doanh và phương pháp hạch toán hàng hoá xuất nhập khẩu tại công ty TNHH Khanh Linh B - 8
- Quá trình kinh doanh và phương pháp hạch toán hàng hoá xuất nhập khẩu tại công ty TNHH Khanh Linh B - 9
Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.
Ngày 31 tháng 10 năm 2007
Người lập phiếu Kế toán trưởng
(ký,họ tên) (ký, họ tên)
Phạm Thị Mai Ng« ThÞ H•êng
Công ty TNHH Khanh Linh B
Số 196/3/1 Quan Hoa - Cầu Giấy – Hà Nội
BẢNG TÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI
Tháng 10 năm 2007
TT | Họ và tên | Trích BHXH(20%) | Trích BHYT(3%) | Tổng số tiền trích BH | ||||||
DN chịu (15%) | NLĐ chịu(5%) | Cộng | DN chịu (2%) | NLĐ chịu (1%) | Cộng | DN Chịu(17 %) | NLĐ chịu(3%) | Cộng | ||
1 | Nguyễn Anh Đào | 228300 | 76100 | 304400 | 30440 | 15220 | 45660 | 258740 | 91320 | 35006 |
2 | Trần Hoàng Giang | 192000 | 64000 | 256000 | 25600 | 12800 | 38400 | 217600 | 76800 | 29440 |
3 | Nguyễn Xuân Tuấn | 192 000 | 64000 | 256000 | 25600 | 12800 | 38400 | 217600 | 76800 | 29440 |
4 | Lê Đức Thiện | 127500 | 42500 | 170000 | 17000 | 8500 | 25500 | 144500 | 51000 | 19550 |
5 | Trịnh Thanh Bút | 135 000 | 45000 | 180000 | 18000 | 9000 | 27000 | 153000 | 54000 | 20700 |
6 | Nguyễn Thị Liễu | 105900 | 35300 | 141200 | 14120 | 7060 | 21180 | 120020 | 42360 | 16238 |
7 | Chu Xuân Hinh | 112500 | 37500 | 150000 | 15000 | 7500 | 22500 | 127500 | 45000 | 17250 |
8 | Phan Hoài Linh | 165000 | 55000 | 220000 | 22000 | 11000 | 33000 | 187000 | 66000 | 25300 |
9 | Vò Ngọc Sơn | 105000 | 35000 | 140000 | 14000 | 7000 | 21000 | 119000 | 42000 | 16100 |
10 | Đặng Thu Hà | 120000 | 40000 | 160000 | 16000 | 8000 | 24000 | 136000 | 48000 | 18400 |
11 | Lê Huy Hoàng | 77430 | 25810 | 103240 | 10324 | 5162 | 15486 | 87754 | 30972 | 11872 |
12 | Trần Nam Thắng | 112500 | 37500 | 150000 | 15000 | 7500 | 22500 | 127500 | 45000 | 17250 |
13 | Nguyễn Mạnh Hải | 112500 | 37500 | 150000 | 15000 | 7500 | 22500 | 127500 | 45000 | 17250 |
14 | Ngô Thanh Loan | 112500 | 37500 | 150000 | 15000 | 7500 | 22500 | 127500 | 45000 | 17250 |
15 | Nguyễn Trường Sơn | 142500 | 47500 | 190000 | 19000 | 9500 | 28500 | 161500 | 57000 | 21850 |
16 | Hoàng Thanh Hằng | 120000 | 40000 | 160000 | 16000 | 8000 | 24000 | 136000 | 48000 | 18400 |
17 | Chu Thu Trang | 87870 | 29290 | 117160 | 11716 | 5858 | 17574 | 99586 | 35148 | 13473 |
18 | Trần Việt Tuấn | 77430 | 25810 | 103240 | 10324 | 5162 | 15486 | 87754 | 30972 | 3097 |
cộng | 2325930 | 749500 | 3075430 | 299800 | 155062 | 454862 | 262573 | 930372 | 347867 |
0
2.2.2.4. Kế toán quá trình mua hàng
Mua hàng là giai đoạn đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại, tạo tiền đề vật chất cho quá trình tiếp theo. Công ty TNHHKhanh Linh B thực hiện mua hàng theo hình thức nhập khẩu hàng hoá.
a. Chứng từ sử dụng:
Đối với hoạt động nhập khẩu hàng hoá, Công ty sử dụng những chứng từ sau:
- Hoá đơn thương mại
- Vận đơn, giấy chứng nhận số lượng, giấy chứng nhận chất lượng, giấy xuất xứ. giấy bảo hiểm.
- Giấy báo Nợ, báo Có của ngân hàng
- Tờ khai hàng hoá nhập khẩu, giấy thông báo thuế, phụ thu.
- Phiếu nhập kho…
b. Tài khoản sử dụng:
- TK 1561: Giá mua hàng hoá
Tài khoản này được chi tiết theo mặt hàng
- TK 331: Phải trả người bán
Tài khoản này được chi tiết cho từng người bán và một số tài khoản liên quan khác như: TK 641, TK 642, TK 144, TK 33312, 1331…
c. Hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá
Công ty tiến hành hạch toán quá trình nhập khẩu hàng hoá với việc áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, giá nhập khẩu được xác định theo giá CIF, hình thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C). Việc giao dịch thanh toán với nhà cung cấp được thực hiện thông qua ngân hàng do Công ty lựa chọn.
Hạch toán ban đầu nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá
Việc nhập khẩu hàng hoá được thực hiện tại Công ty TNHH Khanh Linh B được tiến hành theo các bước:
Bước 1: Ký kết hợp đồng nhập khẩu
Phòng Xuất nhập khẩu được Giám đốc Công ty giao quyền tìm kiếm khách hàng và tìm kiếm nhà cung cấp, thông qua việc nghiên cứu thị trường về một mặt hàng nào đó. Trước khi ký hợp đồng , phòng Xuất nhập khẩu xem xét các khả năng thanh toán, độ tin cậy của khách hàng cũng như mối quan hệ của Công ty với nhà cung cấp nước ngoài. Sau đó, Công ty thực hiện việc ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hoá, hợp đồng nội với khách hàng, hợp đồng ngoại với nhà cung cấp nước ngoài. Việc ký kết hợp đồng này có thể được Công ty thực hiện theo thông qua các hình thức đàm phán, thông qua lời chào hàng hay giao dịch trực tiếp với nhà cung cấp nước ngoài.
Ví dụ hợp đồng nhập khẩu gỗ teak của công ty TNHH Khanh Linh B với công ty STIV P/C ETS K C:
Bước 2: Mở L/C
Công ty thường thực hiện thanh toán với nhà cung cấp nước ngoài bằng hình thức thư tín dụng L/C nên Công ty phải tiến hành mở L/C với ngân hàng do Công ty lựa chọn, thường là ngân hàng Đầu tư và phát triển. Thời gian mở L/C thường được quy định trong hợp đồng, nếu như chưa được quy định trong hợp đồng thì phụ thuộc vào thời gian ký kết hợp đồng và thời điểm mà công ty khách hàng chuyển tiền đặt cọc đến. Giấy đề nghị mở L/C do nhân viên kinh doanh đề nghị kế toán trưởng cho phép mở thư tín dụng, và phải có đầy đủ chữ ký của Giám đốc và kế toán trưởng. Khi mở L/C, phòng kinh doanh phải làm các thủ tục gồm có: đơn xin mở L/C theo mẫu của ngân hàng, bản sao hợp đồng ngoại thương, giấy phép nhập khẩu nếu có, giấy uỷ nhiệm chi để trả phí cho ngân hàng về việc mở L/C. Giá trị ký quỹ thường là 25% giá trị hợp đồng ( tuỳ theo từng trường hợp mà có trị giá ký quỹ khác nhau) và vay vốn ngân hàng để mở L/C. Khi vay vốn ngân hàng thì Công ty phải xuất trình các chứng từ như: Phương án kinh doanh, Giấy đề nghị vay vốn, Hợp đồng nhập khẩu, bảng kê tài chính, giấy cam kết sử dụng vốn.
Khi nhận được L/C đã mở, nhà xuất khẩu tiến hành kiểm tra xem nội dung L/C có phù hợp không, nếu thoả mãn thì tiến hành chuyển hàng. Khi nhận được bộ chứng từ do nhà cung cấp nước ngoài gửi đến, kế toán kiểm tra lại nếu thấy phù hợp với nội dung của L/C và hợp đồng đã ký thì lập lệnh thanh toán gửi đến ngân hàng để ngân hàng chuyển tiền cho bên bán và nhận chứng từ gốc có chữ ký hậu của ngân hàng để nhận hàng. Bộ chứng từ này gồm có: Hoá đơn thương mại, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận số lượng, giấy chứng nhận chất lượng, phiếu đóng gói, chứng từ bảo hiểm.
Bước 3: Nhận hàng
Cán bộ phòng Xuất nhập khẩu trực tiếp liên lạc với nhà cung cấp nước ngoài để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng theo đúng thời hạn đã ghi trên hợp đồng.
Khi chi nhánh nhận được thông báo hàng đã về cảng nước ta thì nhân viên phòng Xuất nhập khẩu mang bộ chứng từ đã nêu trên đến cảng nước ta nhận hàng, tiến hành điền vào tờ khai hải quan đầy đủ các thông tin theo quy định của hải quan, nhận thông báo nộp thuế. Chứng từ sử dụng khi kiểm nhận gồm: tờ khai hàng hoá nhập khẩu, giấy thông báo thuế, phụ thu, …Kế toán căn cứ vào các chứng từ này để phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, thuế GTGT hàng nhập khẩu. Cán bộ phòng Xuất nhập khẩu trực tiếp theo dòi việc kiểm nhận hàng của hải quan. Hàng hoá nhập khẩu trước khi được chuyển về kho hoặc chuyển thẳng cho khách hàng thì phải có giấy phép chứng nhận đảm bảo hàng hoá đủ phẩm chất và được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Bộ phận kiểm nhận của Công ty sẽ có trách nhiệm kiểm tra hàng hóa theo đúng hợp đồng về số lượng, quy cách, chủng loại…và lập biên bản kiểm nhận.
Ví dụ bộ chứng từ nhập khẩu hàng hoá (Thông báo nộp thuế, tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu, tờ khai trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, giấy thông báo nộp thuế, biên lai thu tiền phí, lệ phí; biên lai thu lệ phí hải quan; biên lai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu; chứng từ ghi sổ thuế phải thu của cục hải quan TP Hải Phòng; biên bản kiểm nhận; phiếu thu của công ty giao nhận vận tải & thương mại S.N.M; phiếu nhập kho)
Bước 4: Vận chuyển hàng hoá
Hàng hoá của Công ty thường được vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường biển và được tính theo giá CIF. Hàng hoá được ghi nhận là sở hữu của Công ty cho dù Công ty có nhập kho hay không nhập kho. Do đó, Công ty đều sử dụng phiếu nhập kho và kế toán phản ánh trên tài khoản 1561 – Giá mua hàng bán.
Ví dụ chứng từ sử dụng để kế toán quá trình vận chuyển hàng hoá (phiếu thu kèm hoá đơn GTGT của công ty cổ phần CMA Việt Nam; hoá đơn GTGT của chi nhánh công ty cổ phần vận tải và thuê tàu tại Hải Phòng; Hoá đơn dịch vụ (GTGT) tại cảng Hải Phòng)
Bước 5: Thanh toán:
Sau khi kiểm tra và giao nhận hàng, Công ty tiến hành thanh toán cho ngân hàng đã mở thư tín dụng L/C, trả phí mở L/C. Thường được trả bằng uỷ nhiệm chi.
Bước 6: Khiếu nại (nếu có).
Khi thức hiện hợp đồng nếu hai bên còn tranh cãi như về việc thực hiện hợp đồng hoặc chậm thanh toán thì tiến hành khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền như đã thoả thuận trong hợp đồng.
Quy trình nhập khẩu hàng hoá của Công ty TNHH Khanh Linh B