Quá trình hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997 đến 2003 - thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp - 23


cạnh tranh, thị phần các đối thủ cạnh tranh, các rào cản thuế quan, phi thuế quan đối với việc xuất khẩu sản phẩm để từ đó đưa ra các khuyến nghị, tư vấn cho các DN liên quan đến sản phẩm, cách thức xuất khẩu, kinh doanh sản phẩm tại các thị trường nghiên cứu. Việc nghiên cứu thị trường phải đảm bảo tiếp cận và nghiên cứu thị trường mới để đa dạng hoá thị trường nhưng đồng thời phải tiếp tục nghiên cứu động thái từ các thị trường hiện tại để gia tăng thị phần, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Tăng cường thực hiện vai trò cầu nối giữa DN và Nhà nước: Các Hiệp hội cần nắm bắt thường xuyên tình hình SXKD và xu thế đang diễn ra của ngành nghề trong nước và nước ngoài để từ đó tập hợp các ý kiến, kiến nghị với Nhà nước những biện pháp, chính sách phù hợp hỗ trợ cho các ngành nghề của LN phát triển. Hiệp hội cần nhận rõ xu hướng phát triển ngành nghề, phát hiện kịp thời những tiêu cực về cạnh tranh, quản lý trong SXKD của LN để nắm bắt yêu cầu thiết thực của DN, hiểu họ cần gì để hỗ trợ. Đồng thời Hiệp hội phải là người trợ giúp tích cực cho Nhà nước trong việc xây dựng, ban hành và thực thi các chính sách phát triển ngành nghề của LN.

- Chú ý tư vấn, hỗ trợ các DN, hộ SXKD trong LN tổ chức thực hiện công việc quản lý SXKD theo yêu cầu các tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh và trách nhiệm xã hội. Những tiêu chuẩn về quản lý chất lượng là chỉ tiêu đánh giá đầu tiên mà các nhà nhập khẩu của các nước phát triển quan tâm trước khi đàm phán về giá cả và quy cách sản phẩm cũng như áp dụng những hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu các sản phẩm của chúng ta. Vì vậy trong tình hình hội nhập hiện nay, các hiệp hội cần rất chú ý tới sự tư vấn, hỗ trợ các DN, hộ SXKD ở các LN quan tâm tới các tiêu chuẩn này để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tạo hình ảnh tốt đẹp cho sản phẩm LN của Việt Nam trên thị trường quốc tế.


3.4.3. Đổi mới nhận thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức ở các làng nghề trong tỉnh Bắc Ninh

Các DN, hộ SXKD ở các LN là những người trực tiếp thực hiện các

chính sách phát triển LN. Để các chính sách phát triển LN khả thi cần phải có sự nỗ lực rất lớn từ các DN, hộ SXKD. Một số kiến nghị đối với họ là:

- Nghiên cứu và điều chỉnh hoạt động SXKD phù hợp với thị trường trong nước và quốc tế, phù hợp với tình hình mới về cạnh tranh và hội nhập kinh tế thế giới. Điều này ủặt ra cho cỏc DN, hộ SXKD phải ủỏnh giỏ lại chiến lược của mỡnh về sản phẩm, nguồn nhõn lực, thị trường… Việc ủỏnh giỏ năng lực sản phẩm nhằm ủỏnh giỏ mức ủộ ủỏp ứng nhu cầu thị trường, khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Việc ủầu tư nghiờn cứu thị trường nhằm xỏc ủịnh lượng cầu, thị hiếu, mẫu mó, những ủiều kiện, quy cỏch, quy ủịnh về tiờu thụ sản phẩm ở cỏc thị trường khỏc nhau. Trờn cơ sở nắm bắt nhu cầu thị trường, kết hợp với những ủiều kiện hiện cú, những tiềm năng mới cú thể khai thỏc ủể ủịnh hướng chiến lược sản phẩm trờn cơ sở kết hợp giữa tiớnh ủặc thự của sản phẩm với tớnh phổ thụng, lựa chọn giữa xu thế chuyờn biệt hoỏ và ủa dạng hoỏ sản phẩm trong từng giai ủoạn. Từ ủịnh hướng sản phẩm ủể ủưa ra cỏc biện phỏp nõng cao chất lượng, giảm giỏ thành sản phẩm và cải tiến cỏc kờnh phõn phối tiờu thụ sản phẩm.

- Đầu tư xây dựng thương hiệu sản phẩm LN: Các DN, cơ sở SXKD của LN phải nâng cao nhận thức và trang bị các kiến thức về thương hiệu, thấy rõ tầm quan trọng của thương hiệu để từ đó nâng cao chất lượng, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm đồng thời cần có chiến lược xây dựng thương hiệu phù hợp, lựa chọn mô hình hợp lý để cho thương hiệu đến được người tiêu dùng, được người tiêu dùng chấp nhận và yêu mến thương hiệu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

- Nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong DN, cơ sở SXKD ở LN bao gồm cả đội ngũ lao động và đội ngũ quản lý, chủ DN, chủ hộ SXKD. Các DN phải coi trọng và đầu tư nguồn tài chính thoả đáng cho công tác này thông qua tăng cường đào tạo và đào tạo lại dưới nhiều hình thức như cử đi học các


Quá trình hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997 đến 2003 - thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp - 23

chương trình đào tạo chính quy, đào tạo tại chức, truyền nghề trực tiếp tại cơ sở làm việc, tổ chức hoặc tham gia các hội thi tay nghề, tổ chức tập huấn, cung cấp thông tin cần thiết v.v…

- Đầu tư và thu hút đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, tăng cường hợp tác, mở rộng liên kết để nâng cao sức cạnh tranh phát triển bền vững và giảm thiểu ô nhiễm môi trường: thiết bị công nghệ hiện đại là cơ sở để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh. Các DN, cơ sở SXKD cũng cần đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, khuyến khích các hoạt động cải tiến, hợp lý hoá sản xuất, sáng chế và có thể cả các nghiên cứu khoa học liên quan. Đồng thời để mở rộng các mối liên kết kinh tế, các DN, hộ SXKD ở các LN trên từng địa bàn cần chủ động tham gia hợp tác giữa các DN lớn với các DN nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế, giữa DN và các hộ SXKD cá thể. Các DN nhỏ, hộ cá thể có thể làm thầu phụ cho DN lớn, các DN lớn giúp đỡ các DN nhỏ, hộ cá thể trong hoạch định chiến lược phát triển sản phẩm, đào tạo nhân lực, công nghệ… làm tăng năng lực cạnh tranh và gia tăng cơ hội tồn tại phát triển của các LN.

- Các DN, hộ SXKD cần lựa chọn mô hình tổ chức phù hợp: các hộ SXKD ở các LN cần phải thấy được lợi ích của việc thành lập DN để thực hiện DN hoá. Hiện nay ở các LN các DN tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn đang là mô hình tổ chức có số lượng nhiều nhất. Các mô hình này có lợi thế là chủ động và linh hoạt trong việc ra quyết định SXKD, khả năng giữ bí mật kinh doanh cao song lại hạn chế về khả năng huy động vốn, tính minh bạch và công khai tài chính. Vì vậy tuỳ theo từng điều kiện cụ thể các DN, hộ SXKD nên lựa chọn mô hình theo hướng công ty hoá như công ty cổ phần, công ty TNHH nhiều thành viên…

- Xây dựng văn hoá doanh nghiệp, văn hoá LN: sức cạnh tranh của DN LN được nâng cao nếu tạo được môi trường văn hoá tích cực, lành mạnh, phát huy năng lực của từng người. Văn hoá là một tài sản vô hình của DN, cơ sở SXKD, của LN, nó là nhân tố rất quan trọng trong việc kết hợp phát triển SXKD với du lịch LN, nâng cao hình ảnh LN, tăng sức cạnh tranh sản phẩm của LN.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:


Luận án đề xuất một số quan điểm về hoàn thiện chính sách phát triển LN ở tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở xem xét vai trò, tiềm năng, thế mạnh của các LN gắn với mục tiêu phát triển KT – XH của địa phương trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó, luận án đã chỉ ra những định hướng và mục tiêu cụ thể với phát triển LN ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Thực tế cho thấy, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong phát triển kinh tế thị trường và hội nhập vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với sự phát triển các LN ở tỉnh Bắc Ninh. Xuất phát từ sự phát triển của LN, luận án đề xuất các giải pháp cơ bản tiếp tục hoàn thiện chính sách thúc đẩy phát triển LN, bao gồm các chính sách về đất đai, chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thương mại, chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách tạo nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và chính sách bảo vệ môi trường. Đồng thời, luận án cũng đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý của địa phương, đối với các hiệp hội LN và đối với các doanh nghiệp, các hộ SXKD ở các LN nhằm tăng thêm tính khả thi cho các giải pháp hoàn thiện chính sách thúc đẩy phát triển LN.


KẾT LUẬN


Quá trình CNH, HĐH nông thôn nước ta những năm đổi mới đã tạo điều kiện cho nhiều LNTT phục hồi phát triển, đồng thời xuất hiện những LN mới. Hoạt động SXKD của các LN ngày càng đa dạng và có những đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta. Thực tế cho thấy, những chuyển biến tích cực của LN là kết quả từ nhiều nhân tố tác động, trong đó nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng là các chính sách KT – XH. Với đề tài luận án “Quá trình hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997 đến 2003 - Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp”, NCS đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu và có những đóng góp sau:

1. Luận án làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của các chính sách đối với sự phát triển các LN. Về phương diện lý luận, luận án làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò và các nhân tố tác động tới sự phát triển của LN. Đặc biệt, luận án đi sâu phân tích để làm rõ chính sách phát triển LN những đặc trưng và vai trò của nó đối với sự phát triển KT – XH ở nông thôn nói chung và các LN nói riêng. Trong điều kiện hội nhập kinh tế và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để làm rõ những vấn đề lý luận, luận án đã tìm hiểu thực tiễn về chính sách phát triển LN ở một số nước châu Á để rút ra một số bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn đối với Việt Nam.

2. Luận án đã khái quát điều kiện tự nhiên, KT–XH để thấy thuận lợi, khó khăn với sự phát triển LN ở tỉnh Bắc Ninh. Đó cũng là cơ sở cho việc hoạch định và thực thi chính sách thúc đẩy phát triển LN trong quá trình CNH, HĐH ở địa phương. Luận án đã đi sâu phân tích hệ thống chính sách của Nhà nước và địa phương có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển các LN ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997 đến nay. Đồng thời, luận án cũng làm rõ tác


động của các chính sách đó đến sự phát triển các LN ở tỉnh Bắc Ninh trên hai khía cạnh thành tựu và hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn chế. Từ đó, làm luận án rút ra sáu bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển LN ở tỉnh Bắc Ninh có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Đó cũng là cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phù hợp với sự phát triển các LN ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay.

3. Để các LN ngày càng có đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế địa phương trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế thế giới, luận án đã đề xuất sáu quan điểm về hoàn thiện chính sách thúc đẩy phát triển LN, đã làm rõ định hướng và mục tiêu cụ thể phát triển LN ở tỉnh Bắc Ninh. Đặc biệt là đóng góp của luận án đã đề xuất các giải pháp cơ bản tiếp tục hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển LN gồm chính sách đất đai, chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thương mại, thị trường, chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách khoa học công nghệ, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và chính sách bảo vệ môi trường. Luận án cũng đã kiến nghị một số vấn đề gắn với cơ chế, chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển LN đối với các cơ quan quản lý địa phương, các hiệp hội LN, các doanh nghiệp và hộ SXKD ở LN nhằm tăng thêm tính khả thi của các giải pháp trong hoàn thiện chính sách phát triển LN hiện nay ở tỉnh Bắc Ninh.


DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Kế hoạch Đầu tư (2004), phát triển cụm công nghiệp LN - Thực trạng và giải pháp, kỷ yêu hội thảo khoa học, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2004), chính sách tài chính về đầu tư CSHT nông thôn và phát triển ngành nghề nông thôn, tham luận.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Bốn năm thực hiện Quyết định B2/2000/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển LN nông thôn.

4. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Ninh, Nghị quyết 12/NQ - TW về xây dựng, phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, Tỉnh uỷ Bắc Ninh năm 2010.

5. Bộ Công nghiệp, tác dụng của gia nhập WTO đối với phát triển kinh tế Việt Nam,

(23/3/2006).

6. Bộ Thương mại (8/2003) “Tiếp tục đổi mới chính sách và giẩi pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các LNTT ở Bắc Bộ thời kỳ đến năm 2010

7. Bộ Thương mại (2006), 20 năm đổi mới cơ chế chính sách thương mại Việt Nam, những thành tựu và bài học kinh nghiệm, NXB Thế giới Hà Nội 2006.

8. Cục Thống kê Bắc Ninh (2005), thực trạng Doanh nghiệp Bắc Ninh qua kết quả điều tra năm 2001, 2002, 2003 và 2004, NXB Thống kê, Hà Nội.

9. Trần Thị Minh Châu “ Về chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt Nam” NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2007

10. Nguyễn Cúc (2000), đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đến năm 2005, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. CIEM - Công ty 7 (2006), 6 năm thi hành Luật Doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương.

12. CIEM - SIDA (2006), Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia.

13. Nguyễn Trí Dĩnh chủ nhiệm (2005), những giải pháp nhằm phát triển LN ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.


14. Nghiêm Xuân Đạt, Tô Xuân Dân, Vũ Trọng Lâm (2002), phát triển và quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

15. Vương Văn Điểm (2006), thực trạng và giải pháp phát triển LN tỉnh Bắc Ninh, một số kinh nghiệm tổ chức sản xuất, đổi mới mẫu mã và mở rộng thị trường nghề mộc mỹ nghệ, báo cáo tham luận, Thừa Thiên Huế.

16. Lê Mạnh Hùng (2005), định hướng và những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn tỉnh Hà Tây, Luận án Tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

17. Mai Thế Hơn (2000), phát triển LN truyền thống trong quá trình CNH, HĐH ở vùng ven thủ đô Hà Nội, Luận án Tiến sĩ kinh tế Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

18. Nguyễn Đình Hương (2002), giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Bùi Văn hưng ( 2006) “ Công nghiệp hoá nông thôn Trung Quốc thời kỳ cải cách và mở cửa” NXB Thống Kê Hà Nội – 2006.

20. Phạm Thuý Hồng (2004), chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Mai Thế Hởn chủ biên 2003, phát triển LN truyền thống trong quá trình CNH, HĐH, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Lê Chi Mai “Những vẫn đề cơ bản về chính sách và chinhs ách công” NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh – 2001.

23. Đặng Thị Loan, KH Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa (2006), kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 - 2006) thành tựu và những vấn đề đặt ra, NXB Đại học Kinh tế Quốc gia.

24. Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (2003), thực trạng và những giải pháp nhằm phát triển LN tỉnh Bắc Ninh, kỷ yêu hội thảo khoa học, Hà Nội.

25. Nguyễn Hữu Khải, Đào Ngọc Tiến (2006), thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, NXB Lao động - Xã hội.

26. Dương Bá Phượng (2000), LN - thành phố quan trọng của công nghiệp nông thôn cần được bảo tồn và phát triển, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 266 tháng 7/2000.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 08/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí