Phong cách nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương - 13

quá khứ và những giấc mơ đẹp. Nhưng độc đáo hơn ông đã tìm đến những thú say như say rượu, say thuốc phiện, say nhảy đầm... để mong giải thoát tâm hồn khỏi "Bùn nhơ" nơi hạ giới tìm đến một thế giới lý tưởng "Toàn Hương và Tận Mỹ". Những con đường thoát ly của Vũ Hoàng Chương vừa quen thuộc, vừa mới mẻ nhưng ở cuối con đưòng nào cũng là ngõ cụt. Đó là hướng đi chung của Thơ mới. Tuy nhiên đây cũng là một cách phủ nhận hiện thực, thể hiện khát khao giải phóng tìm sự tự do cá nhân. Điều mà thơ cũ không thể có.

2. Về nghệ thuật: Vũ Hoàng Chương là một cây bút sớm già dặn và điêu luyện.

Trên cơ sở tiếp thu thơ ca truyền thống, học tập sáng tạo thi ca nước ngoài, đặc biệt là thi ca Pháp Vũ Hoàng Chương đã mang đến cho Thơ mới một phong cách nghệ thuật độc đáo, thể hiện ở ngôn ngữ, hình ảnh và sáng tạo ở thể thơ.

Ngôn ngữ của Vũ Hoàng Chương là ngôn ngữ củă thế giới mộng ảo và tiềm thức, tuy nhiên nó không cầu kỳ khó hiểu mà đầy cá tính. Vũ Hoàng Chương đã dùng hình ảnh, nhạc điệu để làm giàu cho thế giới ngôn ngữ của mình. Các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hoá được nhà thơ sử dụng đắc địa. Để tăng tính nhạc cho thơ, bên cạnh việc sử dụng các thể thơ truyền thống như ngũ ngôn, thất ngôn, lục bát , ông luôn chú ý tới những thể thơ mới, đặc biệt là thơ tự do. Nói chung ở thể thơ nào ông cũng có sự cải biên về ngắt nhịp, gieo vần tạo ra một nét nhạc tân kỳ.

Các hình thức biểu hiện đặc trưng của thơ đã được Vũ Hoàng Chương vận dụng có cá tính sáng tạo và có phong cách riêng. Ông không chọn cho mình một phương thức thể hiện nào nhất định mà ở thơ ông mọi thứ đều được dung hoà trong sự nhất quán thống nhất.

Mặc dù còn một vài hạn chế do sáng tác theo quan điểm "Nghệ thuật vị nghệ thuật" nhưng với hai tập Thơ say Mây Vũ Hoàng Chương đã góp phần làm hiện đại hoá và làm phong phú cho thơ ca dân tộc. Nó còn có giá trị về

mặt lịch sử và xã hội vì nó xuất hiện ở một thời kỳ có tính chất bước ngoặt của lịch sử Việt Nam. Do vậy ta không thể soi xét Vũ Hoàng Chương bằng một cái nhìn thiên lệch, chủ quan cứng nhắc. Nên chăng cần phải có cái nhìn thống nhất, toàn thể, mặt khác cần phần phải cảm thông đồng thời trân trọng những đóng góp của Vũ Hoàng Chương góp phần hạn chế những cái nhìn thiên lệch về thơ ông. Đó là nguyện vọng của người viết luận văn này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

I . Nghiên cứu , lý luận và phê bình văn học

1. Arixitôt. Nghệ thuật thơ ca. NXB Văn hoá nghệ thuật 1964

Phong cách nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương - 13

2. Lại Nguyên Ân. Cuộc cải cách thơ của phong trào Thơ mới và tiến trình thơ tiếng Việt . Tạp chí Văn học tháng 1-1993

3. Lê Bảo. Thơ lãng mạn Việt nam . NXB Hội Nhà văn , H. 1992

4. Võ Bình – Lê Anh Hiên – Cù Đình Tú – Nguyễn Thái Hoà. Phong cách học tiếng Việ . NXB Giáo dục, H. 1982

5. Nguyễn Phan Cảnh . Ngôn ngữ thơ ca. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H1981

6. Hoàng Minh Châu. Bàn về thơ. NXB Văn học , H. 1990

7. Nam Chi. Thế Lữ cuộc đời và tác phẩm. NXB Văn học, H.1991

8. Mai Ngọc Chừ. Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ. NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, H. 1991

9. Xuân Diệu. Các nhà thơ cổ điển Việt Nam ( tập 1). NXB Văn học, H 1981

10. Xuân Diệu. Các nhà thơ cổ điển Việt Nam ( tập 2). NXB Văn học, H.1981

11. Lê Tiến Dũng . Loại hình câu của Thơ mới. Tạp chí Văn học số 1- 1994

12. Hữu Đạt. Ngôn ngữ thơ ca Việt Nam. Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga – Macơcva 1992

13. Phan Cự Đệ. Phong trào Thơ mới. NXB Khoa học , H. 1960

14. Phan Cự Đệ, Nguyễn Hoành Khung. Văn học Việt Nam 1930-1945 (tập 1) . NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp , H. 1992

15.Phan Cự Đệ, Nguyễn Hoành Khung. Văn học Việt Nam 1930–1945 ( tập 2) . NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, H. 1992

16.Phan Cự Đệ. Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945. NXB Giáo dục, H.1999

17. Phan Cự Đệ . Thơ Hàn Mặc Tử . NXB Văn học , H. 1993

18. Hà Minh Đức – Huy Cận ( chủ biên ) . Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca . NXB Giáo dục , H. 1993

19. Hà Minh Đức – Bùi Văn Nguyên. Thơ ca Việt Nam – Hình thức và thể loại NXB Khoa học xã hội , H. 1968

20. Hà Minh Đức. Thơ và mấy vấn đề về thơ Việt Nam hiện đại ( tái bản lần thứ hai). NXB Giáo dục , H. 1998

21. Hà Minh Đức. Phong trào Thơ mới , một nguồn mạch phong phú của thơ ca dân tộc. Tạp chí Giáo viên nhân dân số đặc biệt tháng 7/1989

22. Hà Minh Đức ( chủ biên ). Lý luận văn học. NXB Giáo dục, H. 2000

23. Lê Bá Hán – Phương Lựu – Bùi Ngọc Trác ( chủ biên ). Cơ sở lý luận văn học . NXB Đại học , H. 1992

24. Lê Bá Hán. Từ điển thuật ngữ văn học . NXB Giáo dục , H. 1992

25. Lê Bá Hán ( chủ biên ) – Lê Quang Hưng – Chu Văn Sơn. Tinh hoa Thơ mới , thẩm bình và suy ngẫm . NXB Giáo dục, H. 1998

26. Lê Quang Hưng. Cái Tôi tích cực độc đáo của Xuân Diệu trong phong trào Thơ mới. Tạp chí văn hoá số 5/1990

27. Trần Nhân Khang – Hoàng Ngọc Bội. Cấu tứ trong thơ trữ tình . NXB Văn học, Hà Nội 1961

28. Lê Đình Kỵ. Thơ mới những bước thăng trầm ( tái bản ). NXB Thành phố Hồ Chí Minh 1993

29. Mã Giang Lân . Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại. NXB Giáo dục, H. 2000

30. Mã Giang Lân. Về ý thức hiện đại hoá Thơ mới 1940- 1945 và những đóng góp của nó. Tạp chí Văn học số 8/1999

31. Mã Giang Lân. Tìm hiểu thơ. NXB Văn hoá thông tin, H. 2000

32. Nguyễn Tấn Long. Việt Nam thi nhân tiền chiến ( viết chung ). Sống mới xuất bản 1968

33. Vân Long ( biên soạn ). Thơ hay có lời bình. NXB Thanh niên, H. 2001

34. Phương Lựu ( chủ biên ). Lý luận văn học (tái bản lần thứ ba ). NXB Giáo dục, H. 2003

35. Anh Ngọc. Hồn thơ thế kỷ . NXB Thanh niên, H.2001

36. Lê Đức Niệm . Diện mạo thơ Đường. NXB Văn hoá thông tin, H.1968

37. Vũ Ngọc Phan. Nhà văn hiện đại ( quyển 3). NXB Văn học, H.1998

38. Thế Phong. Lược sử văn nghệ Việt Nam, nhà văn tiền chiến. NXB Vàng son 1974

39. Vũ Quần Phương. Thơ với lời bình. NXB Giáo dục, H.1990

40. Lê Hồng Sâm (chủ biên ) . Lịch sử văn học Pháp thế kỷ XIX . NXB Ngoại văn 1990

41. Văn Tâm . Giới thuyết Thơ mới . Tạp chí Văn học số 6 / 1992

42. Hoài Thanh – Hoài Chân. Thi nhân Việt Nam ( bản in lần thứ 12 ). NXB Văn học, H.1996

43. Hoài Thanh. Thêm một vài lời về quyển Thi nhân Việt Nam 1932 – 1941 . NXB Tác phẩm mới 1978

44. Trần Nho Thìn. Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá.

NXB Giáo dục, H. 2003

45. Lý Hoài Thu . Thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám 1945 (Thơ thơ và Gửi hương cho gió ) ( tái bản lần thứ ba ). NXB Giáo dục 2003

46. Đỗ Lai Thuý. Con mắt thơ NXB Lao động , H.1992

47. Đỗ Lai Thuý. Từ cái nhìn văn hoá. NXB Văn hoá dân tộc, H. 1999

48. Vũ Thanh Việt (biên soạn ). Thơ mới và lời bình NXB Văn hoá thông tin H.2000

49. Vũ Thanh Việt. Thơ Nguyễn Bính và những lời bình. NXB Văn hoá thông tin, H. 1999

50. Thi Vũ. Bốn mươi năm thơ Việt Nam 1945 – 1985 ( tập 2 ). Quê mẹ ấn hành lần thứ nhất tai Pari 1993

51. Trần Ngọc Vương. Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam. NXB Đại học Quốc gia, H. 1999

II. Tác phẩm văn học

52. Vũ Hoàng Chương. Thơ say Mây. NXB Hội nhà văn, H.1995

53. Xuân Diệu. Thơ thơ và Gửi hương cho gió. NXB Hội nhà văn, H.1995

54. Huy Cận. Lửa thiêng. NXB Văn học, H. 1995

55. Lưu Trọng Lư. Tiếng thu. NXB Văn học, H.1989

56. Tuyển tập Nguyễn Bính. NXB Văn học, H. 1986

57. Tuyển tập Thế Lữ. NXB Văn học, H.1983

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí