Phong cách nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương - 10

truỵ lạc. Chính Xuân Diệu người đã từng “ hút nhuỵ của mỗi giờ tình tự” đã phê phán ngôn ngữ thơ Vũ Hoàng Chương là “loã lồ”, “trơ trẽn”. Nhưng phải chăng cái mà Xuân Diệu cho là “loã lồ”, “trơ trẽn” ấy lại chính là cách biểu hiện cái Tôi đầy cá tính. Bằng cách biểu hiện của riêng mình với hệ thống ngôn ngữ và trường từ vựng có giá trị ngữ nghĩa , Vũ Hoàng Chương đã khẳng định một nét tâm lý có tính chất tự nhiên trong cuộc sống. Con người luôn mang theo cả mớ những mâu thuẫn. Nó vừa khẳng định cá thể, vừa đòi hỏi quần thể, luôn luôn khao khát sự vô hạn và ước muốn toàn vẹn. Nhưng với Vũ Hoàng Chương sự hợp nhất giữa chúng là vô cùng hiếm hoi, chỉ là “nét hư huyền thấp thoáng ở hồn thôi”. Rất nhạy cảm và tinh tế, Vũ Hoàng Chương đã phát hiện ra những mâu thuẫn của cuộc sống, muốn xoá đi cái khoảng cách “mơ và thực chẳng đi đôi”. Nhưng càng xoá lại càng phát hiện ra những mâu thuẫn mới sâu sắc hơn nên đã dẫn đến sự bất lực, chán nản và rơi vào trạng thái cô đơn, bế tắc. Ông đã đi tới tận cùng cảm giác ấy với những sầu chơ vơ , say cô đơn, cánh hoa tàn , giấc mơ tàn , nỗi đơn chiếc, nẻo cô phòng , chiều lẻ đôi , xứ chia phôi…

Thế giới ngôn ngữ của Thơ say Mây là một thế giới ngôn ngữ trữ tình của cảm giác, của ảo ảnh và chiêm nghiệm, của niềm tin và những khát vọng vươn tới cái vĩnh cửu. Qua đó Vũ Hoàng Chương biểu hiện một cách cảm mới, một cái nhìn thế giới mới theo kiểu tư duy đô thị phương Tây, ở đó có vấn đề về thế giới với sự vĩnh hằng, có cả số phận con người cá nhân, có tình yêu, sự khoái lạc cùng với nỗi khổ đau . Nếu coi Thơ mới là “sự nổi loạn của ngôn từ thơ” (Chữ dùng của Giáo sư Đỗ Đức Hiểu) thì người đầu tiên phải kể đến là Vũ Hoàng Chương. Đây chính là sự cách tân lớn của Thơ mới trên con đường đổi mới thi pháp thơ ca. Và một sự nghiệt ngã thường thấy là càng cách tân thì thơ càng xa lạ, ít người đọc. Sự thay đổi một thói quen, một tập tục, một quan niệm, một thị hiếu nghệ thuật đâu phải là dễ dàng. Những người đi tiên phong mở đường bao giờ cũng chịu thiệt thòi, có khi thất bại cay đắng. Và Vũ Hoàng Chương là người như thế. Thật đáng tiếc cho một tài năng thơ !

3.2. Hình ảnh

Hình ảnh là một trong hai đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ ca. Nhà thơ mượn hình ảnh để cụ thể hoá xảm xúc và suy nghĩa của mình. Một nhà thơ có tài luôn tạo ra những hình ảnh độc đáo bất ngờ. Xuân Diệu khi bàn về thơ đã cho rằng: “Hình ảnh tác động tới con mắt nhất là tác động tới nhận thức, tới trí tuệ; hình ảnh diễn đạt tình cảm và tư tưởng …Thơ nói bằng nhịp điệu và

hình ảnh mà tôi xin nhắc lại theo ý tôi, hình ảnh là mãnh liệt nhất” 45,tr.125.

Để tạo hình ảnh cho ngôn ngữ thơ người ta thường sử dụng rất nhiều các biện pháp tu từ (cả về ngữ nghĩa, ngữ âm, ngữ pháp). Thời trung đại các nhà thơ Việt Nam như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du… đã có ý thức vận dụng các biện pháp tu từ nhằm làm tăng giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ thơ. Nhưng vì bó hẹp trong vòng “Văn dĩ tải đạo”, “Thi dĩ ngôn chí” nên phần nào chưa phát huy vai trò tác dụng của các biện pháp tu từ. Đến Thơ mới, do tiếp thu ảnh hưởng của thơ ca Pháp, các nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử… đã đem đến cho thơ một lối nói giàu hình tượng và khả năng gợi cảm lớn. Mỗi nhà thơ có một cách cảm, cách nghĩa riêng nên lối nói nhân hoá, ẩn dụ, so sánh … ít nhiều thể hiện đặc điểm phong cách của từng thi sĩ .

Phong cách nghệ thuật của Vũ Hoàng Chương qua hai tập Thơ say Mây được thể hiện rõ nét qua lối sử dụng các biện pháp tu từ với những trường ngữ nghĩa rất riêng đầy sáng tạo. Bằng hệ thống từ vựng có ý nghĩa đối lập thi sĩ đã tạo ra hai thế giới hoàn toàn trái ngược. Sự so sánh đã thể hiện một quan niệm, một cái nhìn nhân sinh của thi sĩ, phản ánh sự khát khao vươn tới một thế giới lý tưởng , vươn tới một cái đẹp tới mức duy mỹ “Về tắm ở suối mơ, nguồn tuyệt đối”. Xuyên suốt hai tập thơ là sự xuất hiện song song của hai thế giới xấu, đẹp, trần thế và siêu trần : ở trên lung linh và tuyệt đối “thơm nhạc sống” và ở dưới phàm trần vô nghĩa . Đó là hai thế giới của “nguồn mơ” và “bến thực”. Nói chung trong so sánh thi sĩ thường nhấn mạnh và chủ yếu về sự

khác biệt giữa cái Tôi và cái Ta, giữa tâm hồn và thể xác, giữa trần gian và thượng giới, giữa mơ và thực.

Ngoài việc sử dụng so sánh để đối lập hai thế giới “bến thực” “nguồn mơ” thì Vũ Hoàng Chương sử dụng không nhiều những hình ảnh so sánh khác. Tuy nhiên mỗi hình ảnh so sánh của ông lại mang một nét độc đáo khác lạ :

Là ánh trăng non chớm độ rằm Xuân là duyên nụ tuổi mười lăm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Mến thương không ngỏ Chàng như Thiếp Hồn khoá then trinh lặng nhớ thầm

(Dịu nhẹ)

Phong cách nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương - 10

Trong thơ ca truyền thống, thông thường khi so sánh người ta thường đưa ra những hình ảnh cụ thể để dễ dàng cảm nhận “cổ tay em trắng như ngà”; “công cha như núi Thái Sơn” … Nhưng phép so sánh của Vũ Hoàng Chương trong khổ thơ trên lại hoàn toàn trừu tượng “Xuân là ánh trăng non chớm độ rằm, Xuân là duyên nụ tuổi mới lăm”. Thi sĩ đã phát huy tới mức cao độ khả năng tưởng tượng để lựa chọn ngôn từ tạo ra những hình ảnh mới lạ . Mùa xuân ở đây không những đẹp, dịu dàng, quyến rũ mà nó còn đầy bí ẩn cần khám phá “ Hồn khoá then trinh lặng nhớ thầm”. Nhà thơ đã tạo trục liên tưởng giữa mùa xuân với những cung bậc mới mẻ của tình yêu làm cho nó thêm gần gũi và đáng yêu hơn .

Trong thơ ca lãng mạn Baudelaire là người khởi xướng và thực hiện thuyết Tương giao nói lên mối giao hoà, tương ứng giữa âm thanh, màu sắc và hương thơm. Các nhà Thơ mới của chúng ta chịu ảnh hưởng rất nhiều ở thi sĩ Pháp này. Trong thơ Xuân Diệu tiếng đàn và ánh trăng hoà quyện vào nhau, không phân biệt:

Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh Trăng thương trăng nhớ, hỡi trăng ngần! Đàn buồn, đàn lặng ôi đàn chậm

Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân

Trong thơ Thế Lữ sự tương ứng ấy lại mang nét buồn ảm đạm, day dứt:


Lắng mà nghe ai nẩy khúc sầu thương Ngón tay rung rung động cả đêmsương Khiến trăng nước đắm say hồn ly biệt

Khiến trong gió ngưng đọng niềm thống thiết

(Nghe đàn nguyệt)

Còn trong thơ Vũ Hoàng Chương nhờ có sự liên tưởng tưởng tượng phong phú, sự tương ứng ấy lại rất nhẹ nhàng, quyến rũ, âm thanh ,màu sắc hoà quyện như phảng phất nỗi buồn chán nản :

Lời nói như làn hương thoảng qua Sóng trăng gờn gợn chút âm thừa

Nếu so sánh mang đến cho thơ Vũ Hoàng Chương những trường liên tưởng mới thì ẩn dụ cũng vậy, rất riêng, rất sáng tạo:

Ta nhổ thuyền đây từ giã em Ái ân mồ đắp phía sau rèm

Mênh mông đâu đó ngoài vô tận Một cánh thuyền say lạc hướng đêm

(Tạm ghé thuyền)

Trong ca dao dân ca và thơ ca truyền thống hình ảnh thuyền - bến, thuyền - nước được nhắc đến để biểu đạt các sắc thái tình yêu đôi lứa:

Thuyền về có nhớ bến chăng?

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

hay Một thuyền, một bến, một dây

Ngọt bùi cùng hưởng, đắng cay chịu cùng

Nhưng trong khổ thơ trên của Vũ Hoàng Chương, thuyền không phải là hình ảnh của chàng trai đang yêu mà là hiện thân của con người cá thể đang trong tình trạng lạc loài, bế tắc. Trong rất nhiều bài thơ hình ảnh thuyền được Vũ Hoàng Chương nhắc tới như ẩn dụ về tâm hồn bất ổn, quẩn quanh bế tắc.


Trên lớp sóng mây viền ánh sáng Con thuyền trăng bạc lững lờ trôi Đêm nay bánh lái trầm hương lỏng Không biết ai trêu tháo trộm rồi

(Lo sợ)

Hình ảnh Cánh buồm trắng lững lờ trôi xuôi theo dòng nước cũng gợi liên tưởng tới một tình yêu trắc trở, không bền vững :

Ta đâu còn giữ được Lòng em yêu như xưa Em ơi! Cánh buồm trắng Sắp biến trong đêm mờ!

(Cánh buồm trắng)

Có lúc hình ảnh con thuyền trong Thơ say lại hiện lên rất duyên gợi cảm:

Long lanh giọt lệ tuyết Lặng lẽ trôi theo thuyền

Say sưa hàng lá dang tay đón Hạt ngọc quỳnh đâu lạc động tiên E thẹn sau thuyền sao lẩn trốn Ôm hờ lá vẫn rõi theo bên…

(Tình si)

Khổ thơ như một bức tranh huyền ảo và lắng đọng . Các yếu tố thuyền, lá, sóng, sao đều chuyển động rất nhẹ nhàng, tạo một cảm giác lâng lâng, xao xuyến. Cảnh vật như được nhập vào hồn người nên trầm lắng và ngân nga. Hình ảnh lá - thuyền, sao - thuyền là sáng tạo độc đáo của Vũ Hoàng Chương. Thuyền lướt đi trên mặt sóng (không rõ là người con trai hay con gái) thật đẹp đến nỗi sao “e thẹn”, “ôm hờ”; “bẽ bàng” rồi “si tình” mà vẫn “rõi theo bên”. Nhưng dường như thuyền quá vô tình, quá hơn trội mà lá quá nhỏ bé,

mong manh đành chỉ biết ngậm ngùi ôm mối tình si. Nhà thơ đã diễn tả tài tình chiếc lá rơi đong đưa nhẹ nhàng, chầm chậm đậu trên mặt nước im lìm kín đáo:

Sóng Nhấp nhô Lá khô Rụng

Kín gương hồ

nhưng xao xuyến, buồn bã mà giấu kín mối tình si, lặng lẽ rõi theo thuyền. Đặc biệt hơn nữa , những quan niệm thẩm mỹ xưa về cái đẹp được Vũ

Hoàng Chương sử dụng rất độc đáo. Cũng là liễu, là mun, là mắt ngọc, là môi hồng để chỉ vẻ đẹp của người con gái trong thơ xưa nhưng đến với thơ ông nó như có hồn đầy quyến rũ.

Liễu xinh xinh thon dáng, Liễu cong đôi nét mày

(Dâng tình)

Bồng bềnh mun chảy óng lưng thon

...Gờn gợn dòng thu mắt ngọc tuyền

....Môi trĩu mùa nho ngọt ý thương

(Em là công chúa)

Cũng là những biện pháp tu từ nhưng trong thơ Vũ Hoàng Chương nó vừa có khả năng tạo hình , vừa có khả năng biểu cảm lớn tạo ra những sắc thái riêng biệt cho thơ ông.

Bên cạnh so sánh và ẩn dụ, phép nhân hoá trong Thơ say Mây cũng rất đặc biệt. Với lẽ sống “Khói, rượu, thơ, tình, mộng” nên thi sĩ đã đặt cả đời người và đời thơ của mình trong men, khói và mộng. Ông coi khói, men như người bạn đời thân thiết gần gũi như người vợ đẹp, như nàng tiên :

- Rồi dang tay theo chậm gót nàng tiên

- Hãy còn men người vợ goá lưu linh

(Lý tưởng)

Đặc biệt với nàng tiên nâu - ả phù dung sương khói thì Vũ Hoàng Chương chung tình hết mức, dù trước kia đã có Tố của Hoàng nhưng chắc rằng người con gái ấy không sánh nổi với cặp môi nâu kia. Yêu người, Hoàng để trong tâm trí và lời thơ. Yêu nàng tiên nâu Hoàng sẵn sàng dâng cả thân xác và tinh thần, sẵn sàng dâng hiến nốt quãng đời còn lại :

Đêm nay lạnh tìm em trong gác tối


Trong tay em dâng cả tháng năm thừa

(Quên)

Bởi vì nàng hiện lên như người con gái đẹp bằng xương bằng thịt với làn tóc biếc , cặp môi nâu và quan trọng hơn nàng có khả năng “đưa hồn say về tận cuối trời Quên.

Nếu như nhân hoá giúp men, khói, mộng gần gũi hơn với Vũ Hoàng Chương thì nó cũng là cho thiên nhiên như có hồn. Mặc dù viết không nhiều về thiên nhiên nhưng thi sĩ đã cảm nhận thiên nhiên với con mắt cá nhân độc đáo và đẹp . Đây là hình ảnh mùa xuân :

Xuân lẳng lặng về không tiếng Duyên khép tình e ngậm dấu giày

(Dịu nhẹ)

Còn đây là cảnh mùa thu:


Thu về mảnh dẻ bước chân êm

Mong manh sương thoáng mờ y xiêm Gió thơm dẹp lối xôn xao lá

Rung hoa làm gợn nguồn trăng đêm

(Mùa thu đã về)

Xuân, thu được nhân hoá trở nên đẹp như nàng tố nữ bước ra từ trong tranh, rất hiện thực mà duyên dáng, e thẹn và đầy quyến rũ. Cái khoảnh khắc xuân đến, thu về được thi sĩ diễn tả rất tinh tế và nhạy cảm. Nhờ đó ta như nghe,

như thấy được cả thời gian, không gian đều mang cái hình , cái sắc xuân thu.

Trong bài Tình si ta bắt gặp một mối tình thuyền và lá đẹp nhẹ như tơ. Chiếc lá nhỏ vô tri như có sự xốn xang của nội tâm, thầm yêu lặng lẽ trong si tình. Thuyền lướt trên mặt sóng, chiếc lá rơi trôi nổi bỗng như có xương, có thịt, có hồn. Nhân hoá đã làm tăng ý nghĩa biểu cảm và làm giàu cho phong cách thơ Vũ Hoàng Chương.

Ngoài ra để góp phần làm phong phú thêm thế giới hình ảnh của thơ mình và biểu hiện cái Tôi một cách độc đáo, Vũ Hoàng Chương sử dụng rất nhiều hình ảnh phóng đại (nói quá, ngoa dụ, thậm xưng). Ngay trong bài thơ mở đầu của tập Thơ say nhà thơ đã có những hình ảnh hết sức ấn tượng:

Say đi em! say đi em! Say cho lơi lả ánh đèn

Cho cung bậc ngả nghiêng, điên rồ xác thịt Rượu, rượu nữa, và quên, quên hết

Say như thế thì cõ lẽ Tản Đà có sống đến ngày nay cũng phải lắc đầu. Để bộc lộ nỗi buồn nản, chán chường và cảm giác cô đơn lạc loài Vũ

Hoàng Chương thường dùng biện pháp phóng đại. Vì thế mà nỗi buồn, nỗi đau, nỗi mất mát như như khắc, như tạc, như bao trùm lên tất cả ( Bài hát cuồng )

Đặc biệt hơn nữa nỗi sầu buồn, chán nản của ông thường được thể hiện dưới dạng những câu hỏi tu từ :

Có ai đem xây đắp một ban thờ

Với những mảnh bình trâm gãy nát? Có ai tặng để cho người đỡ khát Một vò không hay một trái tim khô?

(Chậm quá rồi)

Nỗi đau vì mất mát trong tình yêu trở nên sâu sắc, da diết, khắc khoải và đầy tuyệt vọng nhờ hai câu hỏi tu từ và điệp ngữ “có ai”. Hình ảnh nhân vật trữ tình trong khổ thơ trở nên đáng thương, tồi tội. Có ai yêu mà không đau khổ? Có ai yêu mà không chờ đợi? Nhưng chờ đợi để rồi chỉ được một vò không hay một trái tim khô thì thật trớ trêu ngang trái.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí