(Đà Giang)
Nắng nhẹ mây hờ, sương hơi hơi
Sương thưa, nắng mỏng nhạc khoan lời
Dây đàn chầm chậm, hôn trên phím Muôn vạn cung "Hồ" lả lướt rơi
(Dịu nhẹ)
Nhưng nếu cứ nhất nhất tuân theo những cái gì quen thuộc thì thơ sẽ rơi vào đơn điệu và cứng nhắc. Cùng với các các nhà Thơ mới Vũ Hoàng Chương đã góp phần cởi bỏ sự ràng buộc có tính quy phạm của Thơ cũ về cách gieo vần, luật bằng trắc, đối câu, đối chữ... để giải phóng cho thơ ca. Chính vì vậy thơ ông mang nhiều nét nhạc hiện đại. Đọc Thơ say và Mây ta cảm thấy như đang thưởng thức một thứ tân nhạc với nhiều nét trầm, bổng độc đáo. Điều đó được tạo ra không phải chỉ ở cách chuyển đổi nhịp thơ mà còn sự chuyển đổi cách gieo vần.
Để tạo ra sự trầm bổng cho ngôn ngữ thơ. Vũ Hoàng Chương không máy móc bị động trong cách gieo vần. Cũng như trong cách ngắt nhịp, tuỳ vào mạch đập tình cảm bên trong mà Vũ Hoàng Chương luôn có sự biến hoá trong cách gieo vần. Một đặc điểm thường thấy trong thơ ông là mỗi bài thơ thường thể hiện một trạng thái tình cảm cụ thể cho nên trong một bài Vũ Hoàng Chương ít khi kết hợp nhiều loại vần tạo những nét nhạc riêng. Ví như những bài thơ với cảm hứng trở về quá khứ ông vẫn trung thành với cách hiệp vần truyền thống tạo ra nhạc điệu trầm lắng đưa người đọc về với quá khứ xa xăm :
Thế kỷ huy hoàng của Á Châu Hiện về trên gối một đêm nâu Mây xanh cánh rộng ai mơ đó Hồn có tiêu tan vạn cổ sầu
(Hơi tàn Đông Á)
Có thể bạn quan tâm!
- Phong cách nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương - 9
- Phong cách nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương - 10
- Phong cách nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương - 11
- Phong cách nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương - 13
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
Nhưng trước những luồng cảm xúc mới mẻ như tình yêu, sự xa cách, say... Vũ Hoàng Chương ít sử dụng những cách gieo vần truyền thống mà chủ yếu là những cách gieo vần mới được du nhập từ Pháp ( gián cách, liên tiếp hay vần ôm ). Trong đó ông thiên về gieo vần gián cách, đặc biệt là ở thể thơ tám chữ. Có lẽ sự hài hoà của vần gián cách dễ tạo cảm giác về sự dài hơi cho câu thơ, nét nhạc theo đó cũng trở nên ngân nga. Đọc những bài thơ như Quên, Động phòng hoa chúc, Chết nửa vời.... ta cảm nhận được nét nhạc buồn, dàn trải, mênh mông là do cách hiệp vần này :
Đã hẹn với em rồi, không tưởng tiếc Quãng đời xưa không than khóc gì đâu! Hãy buông lại gần đây làn tóc biếc
Sát gần đây, gần nữa cặp môi nâu"
(Quên)
Đuốc hoa tỏ, xiêm y càng rực rỡ
Khói trần dâng, son phấn ngát lây hương Da thịt cháy, nhưng còn hơi bỡ ngỡ
Nấp sau rèm tơ lụa mỏng hơn sương
(Động phòng hoa chúc)
Trong một số bài thơ tám chữ, Vũ Hoàng Chương cũng rất thành công trong việc sử dụng cách gieo vần ôm :
Kìa, đã thôi run rẩy cặp vai ngà Nàng quăng mái chèo đi rồi đây nhé
Ta đương vẫy miệng nhung đào sắp hé Bốn trời sương sắp vọng bốn tên ta
(Chậm quá rồi)
Cách gieo vần này cũng được Vũ Hoàng Chương sử dụng trong thể thơ thất ngôn. Nhưng có khi biến hoá hai câu một :
Phơi phới lâng lâng đôi gót nhỏ Xa lạ như muôn đời thượng cổ
Hoang đường như một giấc chiêm bao Không nơi đâu ngăn cấm được Thu vào Cho đến tận thâm khuya còn trống ngõ Chân vô ảnh biết chi là cổng ngõ!
(Mùa thu đã về)
Ở thể thơ này, trong một số bài thơ Vũ Hoàng Chương liên tiếp chuyển đổi cách gieo vần. Mở đầu bài Yêu mà chẳng biết là hai khổ thơ gieo vần liền, tiếp đó là gián cách rồi đến vần ôm, gián cách... tạo một âm điệu hết sức mới mẻ. Nhưng dường như cấu trúc này mang cảm giác rườm rà, rời rạc nên Vũ Hoàng Chương vẫn sử dụng cách gieo vần theo kiểu thơ Đường là chính.
Thơ tự do là một thế mạnh của Vũ Hoàng Chương. Những bài thơ Say đi em, Tiểu đăng khoa, Tuý hậu cuồng ngâm, Bài hát cuồng là những bài thơ tiêu biểu cho phong cách Vũ Hoàng Chương. Cùng với sự phóng túng của câu chữ và sự co giãn linh hoạt của nhịp điệu, Vũ Hoàng Chương đã sử dụng vần hỗn hợp, tạo ra những kết quả bất ngờ ở thể thơ này. Trở lại với thi phẩm Say đi em nổi tiếng ta thấy Vũ Hoàng Chương là một thi sĩ Á Đông sử dụng nhạc điệu rất tài tình. Bài thơ bên cạnh những câu ngắn dài, đẩy đưa, buông bắt, nhấn nhá là một cách sử dụng vần linh hoạt. Nhờ có sự đan quyện, xoắn xuýt của các vần mà nhịp thơ trở nên liền mạch, nhiều khi ta cảm giác như tác giả lấy hơi thật dài trước khi viết :
Khúc nhạc hồng êm ái Điệu kèn biếc quay cuồng
Một trời phấn hương Đôi người gió sương
Đầu xanh lận đận cùng xót thương,càng nhớ thương
Hoa xưa tươi, trăng xưa ngọt, gối xưa kề, tình nay sao héo!
Ở Tuý hậu cuồng ngâm hoặc Bài hát cuồng cũng vậy : Thương cho tay lái non hề con thuyền lao đao Tiếc cho cơ hội muộn hề chặt gai được sao!
Lá úa cành khô thu đông hề nối gót
Chếnh choáng giang san hề còn say hát sao
(Tuý hậu cuồng ngâm)
Nói đến thơ tự do thường thì người ta chú ý tới cấu trúc của nó. Nhưng với Vũ Hoàng Chương ông muốn dùng thể thơ này như một sự thể nghiệm việc tìm kiếm nhạc điệu cho thơ. Cho nên ngay ở những khổ thơ mà các câu thơ chỉ có 1,2 chữ Vũ Hoàng Chương cũng gieo vần mà gieo vần rất hay, rất đắt :
Sóng Nhấp nhô Lá khô Rụng
Kín gương hồ
(Tình si)
Với sự lặp lại của khuôn vần "ô" nhà thơ đã diễn tả tài tình hình ảnh chiếc lá rơi đong đưa,chầm chầm nhưng không dấu nổi sự xao xuyến của mối tình si .Trong Thơ mới , Nguyễn Vỹ cũng có bài Sương rơi viết theo thể hai chữ có cách gieo vần đặc biệt tạo ra một nhạc điệu riêng đã đặc tả đúng cái thần của những giọt sương rơi :
Rơi sương
Cành dương Liễu ngã Gió mưa
Tơi tả Từng giọt Thánh thót Tơi bời
Sương rơi, lá rơi hay một cái gì đó đang rơi ? Đó có thể là những giọt sương, những chiếc lá nhưng cũng có thể là những giọt lệ vẫn rơi đều đều, chầm chậm, thánh thót, vấn vương, tơi tả trong lòng người đọc.
Một điểm nổi bật trong cách gieo vần của Vũ Hoàng Chương là thường gieo vần bằng hơn là vần trắc. Chính điều này đã góp phần tạo ra âm hưởng buồn cho Thơ say và Mây:
Gặp nhau cười thoáng quay đi Mừng tủi chan chan mà hững hờ Bao phen giọt lệ ngừng trong mi Có ai yêu đương không đợi chờ?
( Yêu mà chẳng biết )
Nhưng đôi khi Vũ Hoàng Chương lại có sự hài hoà tuyệt vời trong việc hoà phối vần bằng, trắc tạo một nét nhạc độc đáo. Nếu khổ thơ có bốn câu thì hình thức tổ chức thanh điệu chủ yếu của ông là trắc, bằng, trắc bằng (trong lối gieo vần giãn cách) :
Tan tác hoa khô rụng đầy nẻo
Thu sang.... Trăng lạnh mờ đêm sương Ôi lòng giá băng ngày tháng héo!
Ai xót đời em ai tiếc thương?
(Đời còn chi)
Trong cách gieo vần, Vũ Hoàng Chương rất chú trọng tới việc sử dụng các vận mẫu cho thơ. Các vận mẫu “ương” , “ ôi”, “ăng”... được lặp lại trong rất nhiều bài thơ như Say đi em, Tiểu đăng khoa, Tối tân hôn, Bài hát cuồng ... có tác dụng gợi những khoảng trống mênh mông, xa vắng trong tâm hồn :
Mừng lại mừng thêm; người bốn phương Xênh xang áo gấm về quê hương
Sắc cầm thoả nguyện vui cao đường Chút mong đừng phụ duyên văn chương"
(Tiểu đăng khoa)
Gió đêm lồng lộng thổi Thuyền mây vùn vụt trôi
Đang bâng khuâng điện biếc đã xa rồi Giữa lúc toả muôn hương đàn sáo nổi Ngực sát ngực, môi kề môi
Nàng cùng ta nhìn nhau cười chẳng nói Ôm vai nhau cùng lắng tiếng xa xôi
(Tối tân hôn)
Có thể nói rằng Vũ Hoàng Chương trên cơ sở kế thừa những tinh hoa trong vần luật thơ cũ đã sáng tạo và làm phong phú thêm cho Thơ mới bằng một số cách gieo vần mới. Ông đã dùng nhạc điệu để diễn tả tâm tư tình cảm vốn u uất, phức tạp, vì thế giọng điệu trong thơ ông thiên biến vạn hoá, lúc thì du dương uyển chuyển như ru người đọc vào cảm giác mơ màng bay bổng giữa chốn bồng lai tiên cảnh, lúc thì u uất trầm lắng, lúc lại dặt dìu trong ánh đèn màu hư ảo. Thông qua vần điệu Vũ Hoàng Chương đã diễn tả chính xác thế giới nội tâm tinh vi và phức tạp của con người, làm nên một nét nhạc riêng cho Thơ say và Mây .
Nhìn một cách bao quát, tất cả những tìm tòi thuộc các lĩnh vực trên đây
thực sự là những tìm tòi mới mẻ, khẳng định một sự sáng tạo lớn của Vũ Hoàng Chương, đem đến sự cách tân lớn cho thơ ca Việt Nam trên con đường hiện đại hoá. Đây là kết quả của một quá trình học tập và tiếp thu có sáng tạo tinh hoa văn hoá Cổ – Kim, Đông – Tây của Vũ Hoàng Chương.
PHẦN KẾT LUẬN
Vũ Hoàng Chương là một hiện tượng thơ khá độc đáo của phong trào Thơ mới 1932 – 1945. Tuy xuất hiện vào cuối mùa thơ nhưng với hai tập Thơ say
và Mây ông đã chứng tỏ một tài năng, một phong cách riêng biệt, đưa ông sánh ngang cùng Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên... Chỉ vẻn vẹn có 57 bài nhưng Thơ say và Mây đã đem đến cho người đọc những khám phá bất ngờ về nội dung và nghệ thuật biểu hiện.
1. Về nội dung : Thơ say và Mây là những thi phẩm của nỗi buồn nản chán chường và bế tắc.
Thơ là sự rung động của tâm hồn, là quy luật của tình cảm nên sẽ là vô lý nếu nó không nói đến nỗi đau buồn. Thơ mới là thơ của nỗi buồn. Từ Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử đến Vũ Hoàng Chương là tất cả các cung bậc ngậm ngùi đau xót ảo não, tái tê. Có thể nói rằng qua hai tập Thơ Say và Mây Vũ Hoàng Chương là một nhà thơ có cái Tôi cô đơn, buồn nản nhất của phong trào Thơ mới. Đó vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của một nền văn hoá mới ra đời trong điều kiện lịch sử không bình thường. Bởi lẽ đó cái Tôi của Vũ Hoàng Chương mang một dấu ấn khá riêng biệt, gây ấn tượng với người đọc.
Cái Tôi Vũ Hoàng Chương mang một nét buồn chung của Thơ mới. Xuất phát điểm của trạng thái đó là cảm giác lạc loài, là nỗi đau do mất mát trong tình yêu. Sâu xa hơn đó là bởi cái nhìn bế tắc trong thế giới quan của Vũ Hoàng Chương nói riêng và các nhà Thơ mới nói chung. Chỉ có điều họ đã biết dùng nghệ thuật để biểu hiện nỗi buồn. Đó là công cụ, là phương tiện nghệ thuật của các thi sĩ lãng mạn. Do đó không phải ngẫu nhiên mà những thi phẩm hay nhất của ông lại là những thi phẩm của đau khổ chán chường: Say đi em, Tối tân hôn, Mười hai tháng sáu, Đời tàn ngõ hẹp...
Thơ mới là tiếng nói của cái Tôi cá nhân đầy bản ngã. Nhưng nó lại xuất hiện trong thời kỳ lịch sử hết sức đen tối và nó giống như "Cái nấm lạ" mọc giữa vườn thơ nên nó đã lâm vào tình trạng bơ vơ không lối thoát. Các nhà Thơ mới hốt hoảng lo sợ, lẩn tránh cuộc đời bằng nhiều con đường. Vũ Hoàng Chương cũng như các nhà thơ cùng thời đã thoát ly hiện thực bằng tình yêu,