người nhằm chuyển hóa tư tưởng của học sinh, sinh viên, phai nhạt dần lý tưởng cộng sản. Học sinh, sinh viên là những lực lượng trẻ, có tri thức lại nhanh nhạy với cái mới và là đối tượng của DBHB. Kinh nghiệm thế giới cho biết, các cuộc biểu tình, đấu tranh, gây sức ép đối với chính quyền đương nhiệm diễn ra ở các nước thời gian qua, dù được tổ chức, chỉ đạo của lực lượng nào thì học sinh, sinh viên, thanh niên luôn là lực lượng nòng cốt.
Trước mắt, các Bộ, Ban ngành hữu quan (Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Công An, Ban Tuyên giáo Trung ương…) cần phối hợp, kết hợp trong xây dựng, triển khai và áp dụng các nội dung về âm mưu DBHB của lực lượng thù địch, về con đường đi lên CNXH ở nước ta trong sách giáo khoa ở các cấp học, bậc học, nhất là cấp phổ thông theo hướng phong phú về nội dung, đa dạng về phương pháp và phù hợp với đối tượng tác động, giúp họ hiểu được âm mưu, hành động phản động của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tiếp đến, cần giải quyết dứt điểm, nhanh gọn, không để lan rộng những vấn đề phức tạp nảy sinh trong nhà trường phổ thông và đại học, không để các lực lượng thù địch, phản động lợi dụng vào tuyên truyền phá hoại tư tưởng, lôi kéo, tập hợp lực lượng đối lập trong học sinh, sinh viên. Hiện nay vấn đề lối sống, quan niệm sống, cách nhìn nhận về những vấn đề chính trị - xã hội của đất nước trong học sinh, sinh viên rất đáng báo động: tình trạng xem nhẹ những vấn đề thuộc chính trị, khoa học xã hội nhân văn, khuynh hướng thương mại hóa các lĩnh vực nhất là giáo dục, đào tạo, xem đồng tiền là qui chuẩn để định giá trị đang diễn ra khá phổ biến trong lực lượng trẻ. Cần có biện pháp giải quyết những khó khăn, bức xúc trong học tập, sinh hoạt đời sống của học sinh, sinh viên, có chủ trương, phương án giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan như: chính sách về học phí, học bổng, việc làm, nhất là việc làm đối với những học sinh, sinh viên chọn nghề theo khoa học Mác - Lênin, khoa học xã hội nhân văn…
Phối hợp giữa các cơ quan chức năng với lãnh đạo nhà trường ngăn chặn và đẩy lùi những biểu hiện thoái hóa về đạo đức, lối sống, tăng cường giáo dục đạo đức lối sống trong học sinh, sinh viên. Giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, giáo dục giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nêu cao tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay - chủ nhân tương lai của đất nước trong tiếp bước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo con đường XHCN. Và dĩ nhiên, con đường nhanh nhất đạt được mục đích đó là tuyên truyền, giáo dục, quán triệt những nội dung liên quan đến con đường đi lên CNXH và sự cảnh giác với âm mưu phủ nhận con đường đi lên CNXH ở nước ta.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục đối với học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục cần xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo, trong đó chú ý xem xét đến vấn đề an ninh chính trị quốc gia trong quá trình hợp tác giáo dục và đào tạo.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy, học tập các môn học thuộc khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối Đảng cộng sản, pháp luật của Nhà nước, qua đó tăng cường giáo dục chính trị - tư tưởng trong đội ngũ trí thức trẻ, học sinh, sinh viên nhằm nâng cao nhận thức về lập trường, quan điểm chính trị, chống lại mọi biểu hiện sai lệch về nhận thức và hành động sai trái.
Ba là, nâng cao nhận thức trong toàn xã hội, đề cao cảnh giác trước các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
Thường xuyên tổ chức việc học tập, quán triệt và kiểm tra đốc thúc việc thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, qui định của Nhà nước liên quan đến cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái phủ nhận con đường đi lên CNXH của nước ta, tuyên truyền nội bộ kết hợp với công khai trên các phương tiện truyền thông về âm mưu DBHB của các lực lượng thù địch, về bản chất các quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị, nhằm giúp cho các giai
Có thể bạn quan tâm!
- Những Vấn Đề Đặt Ra Từ Việc Phê Phán Các Quan Điểm Phủ Nhận Con Đường Đi Lên Cnxh Ở Việt Nam.
- Kiên Quyết Đấu Tranh Với Những Quan Điểm Sai Trái, Lực Lượng Phản Động, Nhưng Đảm Bảo Dân Chủ, Kỷ Cương Và Biết Tiếp Thu Những Ý Kiến Đúng
- Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - 16
- Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - 18
- Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - 19
- Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - 20
Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.
tầng trong xã hội, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng đủ sức “đề kháng” trước các quan điểm chống CNXH.
Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu biết vấn đề DBHB và “tự diễn biến” gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy của cán bộ, đảng viên về nhiệm vụ của cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái phủ nhận con đường đi lên CNXH của nước ta trong thời kỳ mới.
Từng bước đưa vào các cấp học, bậc học các chuyên đề đấu tranh chống DBHB và tiến đến hình thành môn học trong hệ thống giáo dục nước ta để nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về âm mưu của các thế lực thù địch đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Đổi mới cách đưa thông tin, nhanh chóng khắc phục tình trạng thiếu thông tin trong xã hội. Nhân dân phải được thông tin nhanh, kịp thời ngay cả với những vấn đề nhạy cảm như kỷ luật cán bộ sai phạm về chính trị. Nhu cầu thông tin trong thời đại ngày nay là rất lớn, càng bưng bít càng làm cho tính tò mò trỗi dậy, khi thiếu thông tin nên độc giả phải tìm kiếm thông tin từ các đài, trang web … phi chính thống. Và, hệ quả là xã hội bị mất định hướng thông tin. Đồng thời, cần tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, biện pháp đấu tranh chống DBHB, chống quan điểm sai trái để cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức sâu sắc âm mưu, thủ đoạn của các thế lực và đối sách của ta trong cuộc đấu tranh này.
4.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức hoạt động thực tiễn
4.2.2.1. Nhóm giải pháp ở tầm vĩ mô tạo cơ sở cho thắng lợi của cuộc đấu tranh chống các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam
Trong cuộc đấu tranh chống các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, rất cần tới sự hỗ trợ của các giải pháp ở tầm vĩ mô. Chính việc giải quyết thành công vấn đề này tạo cơ sở thực tiễn quan trọng nhất cho việc khẳng định tính đúng đắn của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
Một là, phát triển lực lượng sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế, tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN, để khẳng định trên thực tế tính đúng đắn của việc lựa chọn con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
Để hoàn thành mục tiêu xây dựng CNXH, phải có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, do vậy, khách quan đặt ra phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và, trong hoàn cảnh hiện nay muốn phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, phải gắn với kinh tế trí thức, mới tạo ra được năng suất lao động cao - nhân tố đảm bảo cho CNXH chiến thắng CNTB.
Sản xuất phát triển, xã hội ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện, vị thế đất nước được nâng cao... là những chứng minh thực tế cho tính đúng đắn của sự lựa chọn con đường đi lên CNXH ở nước ta. Theo đó, nội dung đấu tranh giai cấp về tư tưởng hiện nay cũng phải phục vụ cho mục tiêu đó. Đảng ta xác định:
Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo kém phát triển, thực hiện công bằng xã hội; chống áp bức, bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc. [33 - tr.22,23]
Hai là, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng XHCN.
Các quan điểm sai trái thường lấy những thiếu sót trong quản lý kinh tế thị trường ở nước ta để phủ nhận CNXH như: tình trạng kinh doanh không hiệu quả của một số doanh nghiệp nhà nước, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, vấn đề sở hữu, quản lý, trong doanh nghiệp nhà nước
chưa tốt, các yếu tố thị trường vận hành chưa thông suốt, cạnh tranh không lành mạnh vẫn còn tồn tại…
Chính vì thế, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN là điều kiện quan trọng với nước ta vừa khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế kinh tế vừa phản bác các luận điệu xuyên tạc. Hiện nay, nền kinh tế nước ta còn gặp những trở ngại, khó khăn: tính ổn định, bền vững trong phát triển kinh tế; qui mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng, tiến bộ xã hội…Đảng ta đã chỉ rõ cần tập trung nghiên cứu và làm rõ hơn về mặt lý luận vấn đề: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, một trong ba khâu đột phá nằm trong chiến lược phát triển đất nước thời gian tới.
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội. Đây là mục tiêu và thể hiện bản chất dân chủ của chế độ XHCN. Sự thành công của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN không chỉ biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng mà còn ở mức sống thực tế của mọi tầng lớp dân cư về y tế, giáo dục, khoa học…đều phát triển, phân hóa giàu nghèo được thu hẹp, đạo đức, truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc được giữ vững, môi trường sống được bảo vệ.
Việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN cần đáp ứng được cả ba mặt của quan hệ sản xuất: sở hữu - quản lý - phân phối, gắn với công bằng xã hội. Khi đời sống mọi mặt của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao thì sẽ tạo ra rào chắn hiệu quả trước các luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, tăng lòng tin vào con đường đi lên CNXH ở nước ta.
Ba là, xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, của dân, do dân, vì dân.
Thực hành dân chủ XHCN, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu, đồng thời là động lực bảo đảm thắng lợi của cách mạng, của công cuộc đổi mới, của cuộc đấu tranh chống DBHB. Chúng ta đã làm được nhiều việc lớn, có tác dụng tích cực, song phải thấy rằng, trong lĩnh vực rất hệ
trọng này, còn nhiều việc cần phải làm để hiện thực hóa với phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Thời gian tới, cần kiên quyết chỉ đạo việc thể chế hóa các quan điểm
của Đảng về vấn đề dân chủ, quyền làm chủ, quyền giám sát phản biện của nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng; làm rõ hơn nữa, cụ thể hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Nghiên cứu, kiện toàn hệ thống chính trị, đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng toàn diện của hệ thống đó, bảo đảm cho việc thực hiện nguyên tắc cao nhất là tất cả quyền lực thuộc về nhân dân trên cơ sở Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý.
Cần thấy rằng việc thiết lập chế độ dân chủ cho đa số là rất khó khăn. Xây dựng nền dân chủ cho số đông là việc làm chưa có tiền lệ thành công, nên trong bước đi, cách làm vẫn còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết và có cả sai lầm. Dĩ nhiên, chế độ dân chủ mới đó sẽ bị đem ra đối chiếu so sánh, buộc phải đấu tranh trực tiếp với những quan điểm tư sản về dân chủ và cả sự tuyệt đối hóa giá trị dân chủ tư sản...
Nhiệm vụ của cách mạng XHCN sau khi giành được chính quyền, phải biết sử dụng có hiệu quả quyền lực nhà nước đó để xây dựng những thể chế kinh tế, chính trị, xã hội mới, trong đó nhân dân lao động từng bước trở thành người làm chủ xã hội, là chủ thể tối cao của quyền lực, đó chính là bản chất của dân chủ XHCN.
Để có môi trường thực thi dân chủ, bảo vệ lợi ích của nhân dân phải kết hợp được tập trung và dân chủ. Dân chủ và kỷ cương nằm trong sự thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau, là điều kiện, tiền đề tồn tại và phát triển của nhau, Đảng ta khẳng định: “Cả vô chính phủ lẫn độc đoán chuyên quyền đều trái với bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, xét về thực chất, dân chủ gắn liền với kỷ cương, có khuôn khổ, trong vòng trật tự. Không thể có dân chủ mà lại thiếu pháp luật, kỷ luật, kỷ cương.” [32 - tr.12,13]
Trong quá trình xây dựng chế độ dân chủ, xây dựng nhà nước thực sự mang lại quyền lợi cho đa số nhân dân lao động, thì mọi hoạt động của các thể chế kinh tế, chính trị, xã hội đều được đặt dưới sự kiểm tra giám sát của nhân dân, do vậy trong quá trình đó, không thể không phát huy tính chủ động sáng tạo của nhân dân lao động, và, cũng rất rõ ràng rằng, nhiệm vụ chính trị trong đấu tranh phê phán các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở nước ta đã trở thành nhiệm vụ chung của tất cả các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân, việc phát huy được tính chủ động sáng tạo, sự tham gia tự giác, tích cực của nhân dân là vấn đề mang ý nghĩa sống còn.
Điều này càng quan trọng trong bối cảnh: một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân còn mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin vào CNXH, xem việc đấu tranh phê phán các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở nước ta là việc của cơ quan chuyên môn. Phát huy dân chủ XHCN, là động lực và là mục tiêu của quá trình xây dựng và bảo vệ CNXH ở nước ta.
4.2.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể để nâng cao tính hiệu quả trong đấu tranh với các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam
Một là, tổng kết thực tiễn để phát triển và hoàn thiện những nội dung lý luận về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
Nghiên cứu, khảo sát, tổng kết thực tiễn, đúc rút những vấn đề lý luận, giải đáp được những nội dung cơ bản như: kinh tế thị trường định hướng XHCN; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng; đảng viên Đảng cộng sản làm kinh tế tư nhân...chính là nhiệm vụ hữu cơ của cuộc đấu tranh bảo vệ con đường đi lên CNXH ở nước ta.
Tiếp tục làm sáng rõ nhận thức, quan niệm về CNXH và con đường đi lên CNXH của nước ta, tập trung vào các vấn đề: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; giải quyết mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát
triển; phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, phân công và giám sát quyền lực trong Nhà nước đó; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị, giữa đổi mới và ổn định; giữa độc lập tự chủ và chủ động hội nhập quốc tế; nạn quan liêu, tham nhũng, suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên vẫn diễn ra nghiêm trọng… Đây là những vấn đề lớn đòi hỏi công sức, trí tuệ của toàn xã hội trước hết là nhiệm vụ của những người làm công tác lý luận - tư tưởng.
Hai là, nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ làm công tác trên mặt trận lý luận, tư tưởng.
Để cuộc đấu tranh chống lại các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam đạt hiệu quả và giành được thắng lợi trong cuộc chiến này đòi hỏi chúng ta phải có đội ngũ cán bộ lý luận giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng. Họ phải là đội ngũ tiên phong và tinh nhuệ trong cuộc chiến đấu chống các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
Hiện nay “đội ngũ làm công tác lý luận thiếu về số lượng, đặc biệt thiếu những chuyên gia đầu đàn có khả năng tổng kết và phát hiện những vấn đề về mặt lý luận... Muốn đất nước thoát khỏi tình trạng một nước kém phát triển, trước hết Đảng phải thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển về lý luận.” [36 - tr.45]
Thời gian tới cần chú trọng nội dung: tiếp tục thực hiện chủ trương giải phóng tư tưởng, phát huy dân chủ trong khoa học cho những người làm công tác nghiên cứu lý luận.
Vấn đề tự do tư tưởng hiện nay vẫn còn rất nhiều điều để bàn, song, thực tế những năm qua, nếu không có tự do tư tưởng thì không thể đưa ra những đột phá về các vấn đề: xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng