Phát triển vai trò của nhà nước trong phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - 22


dựa trên yếu tố gần gũi về địa lý giữa các doanh nghiệp trong cùng một khu vực. Phần lớn các quan hệ hợp tác doanh nghiệp kiểu này được hình thành tự phát không có sự tác động của Nhà nước. Tuy nhiên, vai trò của Nhà nước trong việc chủ động phát triển cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp là tiền đề quan trọng cho việc hình thành các kết cấu công nghiệp theo khu vực địa lý dạng này.

Thứ ba, là liên kết dưới hình thức đối tác kinh doanh chiến lược. Đối với các doanh nghiệp lớn ở trong nước, hình thức đối tác kinh doanh chiến lược để liên kết với các doanh nghiệp nhỏ hiện nay chưa được sử dụng nhiều tuy nhiên đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đây lại là hình thức liên kết khá phổ biến. Chúng ta thấy rằng DNNVV Việt Nam đang tạo ra một lượng việc làm rất lớn trong nền kinh tế trong khi các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn hơn làm ăn không hiệu quả. Trong quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước hiện nay, Chính phủ nước ta cần xác định rõ và có các biện pháp chính sách hỗ trợ mối quan hệ của các DNNVV với các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn. Mối quan hệ đó không chỉ đơn thuần là việc để các DNNVV cung cấp các đầu vào là nguyên liệu và đào tạo lao động cho doanh nghiệp lớn hoặc là đầu mối để phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp lớn mà còn là mối quan hệ đối tác chiến lược lâu dài trong quá trình đổi mới nền kinh tế, tránh cho nền kinh tế có những biến động đột ngột khi thực hiện cải cách DNNVV.

4.3.4. Hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước về phát triển DNNVV


Đối với các nền hành chính vận hành theo cơ chế phân cấp thì ở cấp trung ương thường đảm nhiệm nhiệm vụ xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cấp địa phương chịu trách nhiệm triển khai thực hiện phù hợp với đặc thù của từng địa phương trên cơ sở các quy định pháp luật đã được ban hành. Các chương trình hỗ trợ DNNVV quốc gia tuy được thiết kế ở cấp trung ương nhưng việc triển khai và tổ chức quản lý vẫn được thực hiện ở cấp địa phương. Do vậy, các chương trình hỗ trợ nên được xây dựng, triển khai và giám sát trên cơ sở sử dụng phương pháp quản lý chu trình dự án. Sự phân biệt rạch ròi nhiệm vụ giữa cơ quan lập chính sách, cơ quan thiết kế chương trình, dự án và cơ quan thực hiện dự án sẽ khắc phục được tình trạng đùn đẩy, chồng chéo hoặc suy diễn trách nhiệm trong việc thực thi các chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước. Ở một số nước, việc


phân định trách nhiệm như vậy khá rõ ràng, tạo điều kiện cho các công chức tự tin và chủ động trong thực thi công vụ (ví dụ, trong lĩnh vực xúc tiến phát triển DNNVV, Nhật Bản tổ chức thành hai cơ quan riêng biệt ở Trung ương, một cơ quan chuyên lo về hoàn thiện chính sách, hoàn thiện khung pháp lý, huy động nguồn lực, một cơ quan chuyên lo tổ chức thực hiện các chương trình, dự án và mỗi cơ quan tự chịu trách nhiệm trong lĩnh vực được phân công, không có sự suy diễn và chồng chéo chức năng). Trên cơ sở phân cấp đó, ở cấp trung ương, việc quản lý nhà nước công tác xúc tiến phát triển DNNVV sẽ tập trung vào các nhiệm vụ:

Thứ nhất, xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp lý về hỗ trợ trong phạm vi thẩm quyền của mình, theo sự phân công của chính phủ.

Thứ hai, tổ chức huy động các nguồn lực chủ yếu trong nước và quốc tế phục vụ cho việc thực hiện công tác hỗ trợ và tùy theo mục tiêu, phạm vi của từng chương trình, dự án mà có thể thực hiện việc điều phối.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Thứ ba, giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình, dự án, tổng hợp các kiến nghị, đề xuất điều chỉnh mục tiêu và nội dung chương trình.

Để làm tốt các nhiệm vụ như trên, cần tổ chức một cơ quan đầu mối hỗ trợ DNNVV ở cấp trung ương đủ mạnh, có tính chuyên nghiệp cao và có địa vị pháp lý nhất định. Đồng thời, xác lập một cơ chế phối hợp công tác giữa các cơ quan liên quan một cách rõ ràng, trong đó, cần quy định rõ, cụ thể nhiệm vụ của một số bộ có liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực cần hỗ trợ thuộc chức năng nhiệm vụ mà chính phủ phân công. Ví dụ, Bộ Tài chính là cơ quan phân bổ nguồn lực tài chính tập trung từ ngân sách nhà nước cho các chương trình, dự án;.... Bộ Thương mại xây dựng và ban hành khung pháp lý về hoạt động thương mại, xúc tiến thương mại phù hợp với các cam kết quốc tế, tổ chức cung cấp thông tin liên quan, phổ biến các thực tiễn tốt trong các lĩnh vực đó cho DNNVV, cho các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng,...tạo điều kiện cho DNNVV chủ động hội nhập quốc tế,...

Phát triển vai trò của nhà nước trong phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - 22

Ở cấp địa phương, đây là nơi thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ, do đó cần thiết phải tổ chức một cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh làm đầu mối lập các kế hoạch hỗ trợ DNNVV trên địa bàn trình UBND cấp tỉnh phê duyệt và chủ trì, hoặc phối hợp thực hiện các chýõng trinh, dự án hỗ trợ sau khi Đýợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.


Để thực hiện các kế hoạch hỗ trợ DNNVV, Nhà nước có thể xem xét việc thành lập các tổ chức sự nghiệp chuyên triển khai các hoạt động hỗ trợ DNNVV. Chính phủ cấp ngân sách cho các tổ chức này để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và tiến hành các hoạt động hỗ trợ DNNVV. Dần dần, các tổ chức sự nghiệp này được giao quyền chủ động nhiều hơn, cả về mặt tổ chức, nhân sự, lẫn huy động nguồn tài chính cho các hoạt động hỗ trợ DNNVV. Mặc dù, các tổ chức này nhận được nguồn tài chính từ ngân sách của nhà nước, nhưng có thể có mô hình quản lý vận hành giống như một tổ chức tư nhân trong kinh tế thị trường; từ việc tuyển chọn, trả lương nhân viên, bổ nhiệm người đứng đầu đến việc đấu thầu thực hiện đối với các chương trình hỗ trợ DNNVV của chính phủ đều theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Bên cạnh giải pháp thành lập mới, Nhà nước cũng có thể đầu tư vào các tổ chức sẵn có để thực hiện các chương trình hỗ trợ của nhà nước đồng thời với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của mình (thí dụ như dựa vào mạng lưới các ngân hàng thương mại hiện có, các đơn vị cung ứng dịch vụ phát triển doanh nghiệp của các tổ chức như phòng thương mại và công nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp…).


KẾT LUẬN


Công cuộc đổi mới ở nước ta, từ đổi mới tư duy, tới đổi mới cơ chế và cách hành động, đã và đang tạo ra những kết quả rất tích cực và những triển vọng cho tương lai. Quãng thời gian gần 20 năm qua đã chứng kiến những thành tựu rất quan trọng trong phát triển kinh tế với sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Một trong những yếu tố nền tảng dẫn đến sự thành công bước đầu đó chính là sự thay đổi căn bản vai trò của Nhà nước trong mối quan hệ với cộng đồng doanh nghiệp, trong đó chiếm tỷ trọng đa số là các DNNVV. Luận án đã tập trung phân tích nêu bật những thành tựu cũng như những hạn chế, tồn tại Nhà nước còn chưa làm được trong việc phát triển khu vực DNNVV.

Để làm sáng tỏ hơn những vai trò quan trọng mà Nhà nước cần tập trung thực hiện, các bài học từ kinh nghiệm quốc tế cũng đã được Luận án phân tích. Có thể thấy rằng khu vực DNNVV được đa số chính phủ các nước nhìn nhận như một động lực quan trọng cho phát triển kinh tế, bình ổn thị trường và giải quyết các vấn đề xã hội. Do vậy, chính phủ ở các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển luôn đóng một vai trò quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của khu vực DNNVV. Tuy nhiên, vấn đề chính phủ các nước cần làm gì để phát huy tốt nhất vai trò của DNNVV vào phát triển kinh tế đất nước thì đã được thực hiện theo các phương thức rất khác nhau và cũng đem lại những kết quả không giống nhau. Phương thức can thiệp của chính phủ các nước vào thị trường để thúc đẩy sự phát triển DNNVV đã trải qua rất nhiều các mô hình từ “trường phái thị trường tự do”, “phát triển DNNVV theo định hướng chính trị” hay “xúc tiến phát triển DNNVV một cách có lựa chọn” đến Mô hình “tạo điều kiện thuận lợi để DNNVV phát triển”. Mỗi mô hình đều đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, trong điều kiện nước ta hiện nay, qua xem xét những hạn chế của từng mô hình, có thể nói rằng phương thức tiếp cận của Mô hình “tạo điều kiện thuận lợi để DNNVV phát triển” phù hợp hơn cả. Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của DNNVV phát triển dựa trên hàm sản xuất Cobb-Douglas mở


rộng cũng đã được nghiên cứu ở hai địa phương và kết quả chỉ ra cũng ủng hộ những kết luận trên.

Để hoàn thiện hơn nữa vai trò của Nhà nước trong việc phát triển khu vực doanh nghiệp quan trọng này, Luận án đã nêu ra một số kiến nghị, giải pháp, trong đó khuyến nghị cơ bản là Nhà nước cần tập trung hơn vào việc tạo dựng và duy trì một môi trường kinh doanh thuận lợi cho mọi loại hình doanh nghiệp, thúc đẩy để gia tăng tính chất kinh tế thị trường trong nền kinh tế bằng việc khuyến khích sự phát triển của các thị trường yếu tố sản xuất cho doanh nghiệp, thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và các thị trường sản phẩm. Cần phải khẳng định rằng Nhà nước không phải là nhà cung cấp trực tiếp dịch vụ hỗ trợ cho DNNVV, việc này thị trường đảm nhiệm sẽ có hiệu quả hơn. Các chương trình, chính sách hỗ trợ trực tiếp cần được xem xét, thiết kế hết sức kỹ lưỡng để hạn chế sự bóp méo thị trường và giảm hiệu quả chung của các chính sách hỗ trợ DNNVV khác.


*

* *


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. (2006), "Để đầu tư của khu vực tư nhân phát huy hết tiềm năng”, Thông tin và dự báo kinh tế-xã hội, số 8, trang 15-19.


2. (2008), “Tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh để đổi mới, phát triển doanh nghiệp”, Kinh tế và Dự báo, số 1, trang 30-32.


3. (2010), “Sự vận động, thay đổi của mô hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới”, Công nghiệp, số 39, trang 22-24.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tiếng Việt:


1. Đinh Văn Ân, Lê Xuân Bá (2006), Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

2. Barack Obama (2008), Hy vọng táo bạo-Suy nghĩ về việc tìm lại giấc mơ Mỹ,

NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Kế hoạch phát triển DNNVV 2007-2010, Hà Nội.

4. BSPS (2006), Kết quả khảo sát doanh nghiệp hai tỉnh Nghệ An, Hà Tây, Hà Nội.

5. BSPS (2007), Báo cáo Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Kết quả điều tra DNNVV năm 2007, Hà Nội.

6. Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/MĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV, Hà Nội.

7. Nguyễn Cúc (2000), Đổi mới cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam đến năm 2005, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Cục Phát triển DNNVV (2006), Báo cáo điều tra thực trạng DNNVV phía Bắc năm 2005, Hà Nội.

9. Cục Phát triển Doanh nghiệp (2009), Báo cáo tình hình đăng ký kinh doanh 6 tháng đầu năm 2009, Hà Nội.

10. Cục Phát triển Doanh nghiệp (2010), Sách trắng: Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 2009, NXB Thống kê, Hà Nội.

11. Trần Quốc Dân (2003), Tinh thần doanh nghiệp: giá trị định hướng của văn hóa kinh doanh Việt Na, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. ENTERPLAN and Price Waterhouse and Cooper (2004), Lộ trình Phát triển DNNVV Việt Nam, Dự án TA No 4031-VIE, ADB, Cục Phát triển DNNVV.

13. Nguyễn Hữu Hải (1995), Đổi mới cơ chế quản lý DNNVV trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Trần Thị Vân Hoa (2004), Tác động của chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ đến sự phát triển của DNNVV Việt nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh tế quốc dân.


15. Phạm Thúy Hồng (2004), Chiến lược cạnh tranh cho các DNNVV Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội;

16. Phạm Văn Hồng (2007), Phát triển DNNVV ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh tế quốc dân.

17. Nguyễn Đình Hương (2002), Giải pháp phát triển DNNVV ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội.

18. http://vietnamnet.vn/kinhte/chinhsach/200910/Kien-nghi-gian-tiep-thoi-gian-nop-thue-doanh-nghiep-871970/

19. Phạm Văn Minh (2004), Giáo trình Kinh tế vi mô, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

20. Li Tan (2008), Nghịch lý của Chiến lược đuổi kịp: Tư duy lại mô hình phát triển kinh tế dựa vào nhà nước, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.

21. Paul Kraugman, Kinh tế học-Vì sao nên nỗi, http://cafef.vn/2010031412331027CA0/kinh-te-hoc-vi-sao-nen-noi-4.chn

22. Dương Bá Phượng (1996), Phát triển DNNVV ở nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá và chuyển sang nền kinh tế thị trường, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

23. Lê Văn Sang (1997), Vai trò của DNNVV trong phát triển kinh tế Nhật Bản và khả năng hợp tác với Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

24. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1992), Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Nguyễn Văn Thanh (2010), Khủng hoảng tài chính và những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, http://vn.360plus.yahoo.com/vandot_ktct07/article?mid=202&fid=-1

26. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển DNNVV 5 năm 2006- 2010, Hà Nội.

27. Tổng cục Thống kê (2008), Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2001-2007, NXB Thống kê, Hà Nội

28. Tổng cục Thống kê (2010), Doanh nghiệp Việt nam 9 năm đầu thế kỷ 21, NXB Thống kê, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/11/2022