Kết Quả Kiểm Định Sự Ổn Định Của Mô Hình Sem


Bảng 22. Kết quả kiểm định sự ổn định của mô hình SEM



Cỡ

mẫu

Mối quan hệ

se

se-se

mean

bias

se-

bias

cr

1500

Reputation

<---

Product

0.032

0.001

0.194

0.001

0.001

1


Reputation

<---

Innovation

0.032

0.001

0.189

0.001

0.001

1


Reputation

<---

Methodology

0.029

0.001

0.184

0

0.001

0


Reputation

<---

Governance

0.03

0.001

0.175

0.001

0.001

1


Reputation

<---

Independence

0.03

0.001

0.169

-0.001

0.001

-1


Reputation

<---

Performance

0.03

0.001

0.129

0

0.001

0


Reputation

<---

Leadership

0.03

0.001

0.155

0.001

0.001

1


Trust

<---

Reputation

0.036

0.001

0.628

-0.001

0.001

-1


Identification

<---

Reputation

0.057

0.001

0.323

-0.001

0.001

-1


Identification

<---

Trust

0.053

0.001

0.489

0

0.001

0


Intention

<---

Identification

0.053

0.001

0.47

-0.001

0.001

-1


Intention

<---

Trust

0.058

0.001

0.39

-0.001

0.001

-1


Intention

<---

Commitment

0.066

0.001

0.288

0.001

0.002

0.5

2000

Reputation

<---

Product

0.032

0.001

0.195

0.001

0.001

1


Reputation

<---

Innovation

0.033

0.001

0.189

0

0.001

0


Reputation

<---

Methodology

0.029

0

0.184

0

0.001

0


Reputation

<---

Governance

0.03

0

0.175

0.001

0.001

1


Reputation

<---

Independence

0.028

0

0.169

-0.001

0.001

-1


Reputation

<---

Performance

0.028

0.001

0.169

-0.001

0.001

-1


Reputation

<---

Leadership

0.03

0

0.156

0.001

0.001

1


Trust

<---

Reputation

0.036

0.001

0.629

-0.001

0.001

-1


Identification

<---

Reputation

0.057

0.001

0.324

0

0.001

0


Identification

<---

Trust

0.053

0.001

0.489

0

0.001

0


Intention

<---

Identification

0.054

0.001

0.471

0

0.001

0


Intention

<---

Trust

0.057

0.001

0.39

-0.001

0.001

-1


Intention

<---

Commitment

0.067

0.001

0.287

0

0.001

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 335 trang tài liệu này.

Phát triển thị trường xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam - 35


Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả


Hiệu số giữa trung bình các ước lượng ban đầu và ước lượng từ bootstrap được gọi là độ chệch. Trong kết quả kiểm định sự ổn định của mô hình với các cỡ mẫu 1500, 2000 cho thấy có xuất hiện độ chệch, tuy nhiên độ chệch này rất nhỏ và không nhiều, không chỉ vậy giá trị │CR│là khá thấp, nhỏ so với 1,96 nên có thể nói là độ chệch là rất nhỏ, không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Vì vậy có thể kết luận


rằng các ước lượng và kết quả đưa ra từ mô hình có mức độ tin cậy, các giả thuyết nghiên cứu đã được đặt ra ban đầu là được chấp nhận toàn bộ và có thể sử dụng kết quả này trong việc phân tích chi tiết cũng như đề xuất các kiến nghị.


PHỤ LỤC 5. ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP CỦA CRV

5.1. PHƯƠNG PHÁP XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT CỦA CRV


Trong số các CRA chính thức và phi chính thức tại Việt Nam trước khi nghị định 88/2014-NĐ-CP có hiệu lực, nhiều tổ chức xếp hạng chỉ hoạt động trong một thời gian rất ngắn rồi dừng hoạt động hoặc không có hoạt động rõ rệt về XHTN. Trong số đó, CRV là một trong các tổ chức có hoạt động tích cực và lâu dài vì trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2014 họ liên tục có các ấn phẩm, báo cáo liên quan đến hoạt động XHTN. Điều này ít nhiều cũng đã phản ánh được sự nỗ lực của CRV trong giai đoạn sơ khởi của thị trường XHTN.


Năm 2010, CRV phát hành CRV phát hành ra thị trường cuốn báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm Việt Nam bao gồm nhiều nội dung như: vai trò của xếp hạng tín nhiệm với sự phát triển của đất nước trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, chỉ số xếp hạng cạnh tranh quốc gia, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp, xếp hạng đóng góp của ngành và vai trò của ngành đối với nền kinh tế, đưa ra các ý kiến đánh giá và xếp hạng của họ với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán (CRV, 2010). Trong đó, đối với XHTN doanh nghiệp niêm yết, họ đưa ra mô hình xếp hạng dựa trên phương pháp phân tích phân biệt (discriminant analysis). Với dữ liệu của 126 doanh nghiệp niêm yết được chia thành hai nhóm bằng nhau, nhóm 1 là các doanh nghiệp có khả năng lâm vào tình trạng phá sản và nhóm 0 là nhóm các doanh nghiệp không có khả năng lâm vào tình trạng phá sản. Với dữ liệu đầu vào là 42 chỉ tiêu tài chính từ các nhân tố rủi ro tín dụng là: đòn bẩy, thanh khoản, hoạt động, lợi nhuận và hiệu quả. Kết quả cho kết quả ước lượng phân lớp chính xác giữa hai nhóm doanh nghiệp là 99,2% với nhóm 0 cho tỷ lệ chính xác 100% và nhóm 1 có tỷ lệ chính xác là 98,4% (CRV, 2010). Cụ thể mô hình của CRV đưa ra như sau:


Z= -0,352 – 3,118X4 + 2,763 X8 – 0,55X22 – 0,163X24 + 6,543X29 + 0,12X53


Trong đó:


- X4 là tỷ số tổng vốn vay/tổng tài sản

- X 8 là tỷ số vốn lưu động/tổng tài sản

- X22 là tỷ số các khoản phải thu/doanh thu thuần

- X24 là tỷ số các khoản phải thu/nợ phải trả

- X29 là tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế/tổng tài sản

- X53 là tỷ số lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu


Hàm Z là kết hợp giữa các chỉ tiêu này, nên chỉ số Z càng cao thì chứng tỏ các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, hoạt động kinh doanh hiệu quả, lợi nhuận cao và khả năng thanh toán tốt.


Bảng 23. Tiêu chuẩn phân lớp và xếp hạng của CRV


Điểm phân

biệt

Xếp

loại

Nội dung

Z >1,7

AAA

Loại tối ưu: doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao, khả năng

tự chủ tài chính rất tốt, triển vọng phát triển lâu dài, tiềm lực tài chính mạnh và rủi ro rất thấp

0,85 < Z <

1,7

AA

Loại ưu: Doanh nghiệp hoạt động khá hiệu quả và sức cạnh tranh khá cao. Khả năng tự chủ tài chính khá tốt. Sử dụng

chi phí khá hiệu quả. Rủi ro thấp

0 < Z <

0,85

A

Loại tốt: Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và sức cạnh

tranh cao. Khả năng tự chủ tài chính tốt. Sử dụng chi phí hiệu quả. Rủi ro tương đối thấp.

-0,85 < Z < 0

BBB

Loại khá: Doanh nghiệp hoạt động tương đối hiệu quả và sức cạnh tranh trung bình. Có khả năng tự chủ tài chính. Sử

dụng chi phí tương đối hiệu quả. Rủi ro trung bình khá.

-1,7 < Z < - 0,85

BB

Loại trung bình khá: Doanh nghiệp hoạt động và có sức cạnh tranh không cao. Khả năng tự chủ tài chính thấp. Sử

dụng chi phí chưa hiệu quả. Rủi ro trung bình


-2,55 < Z <

-1,7

B

Loại trung bình: Doanh nghiệp hoạt động và có sức cạnh

tranh thấp. Chưa có khả năng tự chủ tài chính. Sử dụng chi phí kém hiệu quả. Rủi ro cao

-3,25 < Z <

-2,55

CCC

Loại trung bình yếu: Doanh nghiệp hoạt động và có sức cạnh tranh rất thấp. Gần như không có khả năng tự chủ tài chính. Sử dụng chi phí hết sức kém hiệu quả. Rủi ro khá

cao.

-4,1 < Z < - 3,25

CC

Loại yếu: Doanh nghiệp hoạt động và có sức cạnh tranh cực kì thấp. Không có khả năng tự chủ tài chính. Sử dụng

chi phí hết sức kém hiệu quả. Rủi ro rất cao.

Z < - 4,1

C

Loại yếu kém: doanh nghiệp hoạt động yếu kém, thua lỗ kéo dài, không tự chủ được về tài chính. Năng lực sản xuất kinh doanh yếu kém và không có khả năng trả nợ, rủi ro rất

cao


Nguồn: CRV (2010)


Phương pháp này của CRV cũng nhận được sử ủng hộ của một số doanh nghiệp trên thị trường, thể hiện qua việc CRV đã xếp hạng và phát hành ấn phẩm báo cáo kết quả xếp hạng các doanh nghiệp niêm yết liên tục từ 2010 – 2014. Thậm chí tại một số thời điểm, trong báo cáo cũng đã xuất hiện kết quả xếp hạng của các doanh nghiệp chưa niêm yết đã đề nghị CRV xếp hạng và đánh giá cho họ. Mặc dù vậy, các chỉ trích cũng xuất hiện khá nhiều và kết quả đạt được của CRV là không đáng kể, danh tiếng và uy tín của CRA là không đủ để tạo ra ảnh hưởng trên thị trường. Mặt khác, trong giai đoạn thực hiện nghiên cứu, trước năm 2018 thì thị trường không có một CRA chính thức nào công bố chi tiết về phương pháp của họ nên việc sử dụng phương pháp của CRV để đánh giá cũng là phù hợp với bối cảnh của Việt Nam.


5.2. CƠ SỞ LỰA CHỌN NGÀNH CỦA DOANH NGHIÊP ĐỂ ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP XẾP HẠNG


Lý do lựa chọn các doanh nghiệp niêm yết thủy sản là họ có đặc điểm ngành nghề đặc trưng gắn liền với nguồn nguyên liệu nông nghiệp là thủy hải sản như tôm và các loại cá phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Quá trình sản xuất của các doanh nghiệp là một quy trình khép kín từ thu mua, dự trữ nguồn nguyên liệu đến chế biến và đóng gói trước khi xuất khẩu. Ngoài nguồn thủy sản nhập khẩu, việc đầu tư xây dựng mở rộng ngư trường để chủ động nhu cầu sản lượng ổn định và chất lượng nguồn nguyên liệu được phần lớn các doanh nghiệp quan tâm vì vậydoanh nghiệp niêm yết ngành thủy sản thường được xây dựng gần các vùng nguyên liệu, địa bàn sản xuất kinh doanh. Tại Việt Nam, những cụm chế biến các sản phẩm thủy sản tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ngành thủy sản là một trong những ngành nghề chủ đạo trong nông nghiệp nước ta, để phát triển ổn định các doanh nghiệp trong ngành đã không ngừng gia tăng hiệu quả, quy mô và thị trường. Đồng thời các doanh nghiệp trong thời gian qua cũng được thụ hưởng các ưu đãi từ chính sách tín dụng của Chính phủ cũng như những tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về vốn của NHNN. Xuất khẩu là một trong những nghiệp vụ mang lại nguồn thu nhập lớn cho các doanh nghiệp, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động gắn liền với nhiều rủi ro khidoanh nghiệp muốn có nhiều lợi nhuận, do đó bên cạnh rủi ro tỷ giá như nhữngdoanh nghiệp khác có các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu thì đối với các doanh nghiệp thủy sản niêm yết nói riêng và các doanh nghiệp ngành thủy sản nói chung còn có những rủi ro đặc thù. Trong vài năm qua do những khó khăn về thị trường tiêu thụ, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế cùng với khả năng quản trị yếu kém, đã có nhiềudoanh nghiệp bị vỡ nợ, hoặc phải tái cơ cấu, sáp nhập như các doanh nghiệp thủy sản Bình An, Phương Nam, An Khang… Vì chính các vụ vỡ nợ này không chỉ gây ra những thiệt hại về tài chính, quản trị cho bản thân các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp khác trong ngành thủy sản, gia tăng nợ xấu, rủi ro cho ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam. Việc quan tâm đến các chính sách hỗ trợ đểdoanh nghiệp vượt qua khó


khăn, ổn định sản xuất và tạo nguồn vốn phát triển trong tương lai cũng cần xem xét trên các khía cạnh đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro vỡ nợ của các doanh nghiệp.


Trong khi đó đối với ngành bất động sản và xây dựng, Trịnh Thị Phan Lan (2013) cho rằng cấu trúc nguồn vốn của đa số doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên hai sàn chứng khoán Việt Nam có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao hơn 1, thậm chí lên tới 2-3. Với đặc thù của ngành bất động sản, các dự án đầu tư thường cần một số vốn rất lớn nhưng đa số doanh nghiệp lại không có đủ vốn tự có để đầu tư dự án. Khi thị trường thuận lợi thì các yếu tố tiềm ẩn rủi ro bị che lấp bởi doanh thu và lợi nhuận lớn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên khi có những biến động nhất định thì nguy cơ rủi ro của các doanh nghiệp nhóm ngành này sẽ thay đổi theo hướng tiêu cực và nhanh chóng. Cùng với tốc độ phát triển thị trường ngành, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản cũng diễn ra ngày càng khốc liệt, nguy cơ các doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro cũng ngày càng tăng. Do đó, nếu các doanh nghiệp không có biện pháp kiểm soát và đối phó hiệu quả, chắc chắn sẽ bị thiệt hại lớn và kéo theo khó khăn cho thị trường (Ngân hàng Thế giới, 2015).


Xuất phát từ đặc thù dữ liệu của hai ngành, tính quan trọng trong xác định những nhân tố tài chính chủ yếu tác động đến rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp trong ngành. Nếu có thể xác định các yếu tố đo lường rủi ro phù hợp với mô hình đề xuất của CRV thì có thể phần nào chứng minh sự tin cậy của phương pháp, nhưng nếu như tồn tại sự khác biệt đáng kể thì có thể nói là phương pháp của CRV vẫn chưa thực sự tương thích với thực tế ngành nghề của các doanh nghiệp Việt Nam.


5.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


Tác giả đã thu thập BCTC được kiểm toán tại các thời điểm cuối năm 2015 đến 2017 của các doanh nghiệp niêm yết ngành thủy sản. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp phân tích phân biệt. Ưu thế của việc sử dụng phương pháp phân tích phân biệt là hàm phân biệt có dạng tuyến tính, hệ số riêng có thể được diễn tả bằng thuật ngữ kinh tế và mô hình xây dựng được có độ chính xác cao khi áp dụng


cho việc phân tích số liệu là các chỉ tiêu tài chính. Thực tế cho thấy rằng, mô hình phân tích phân biệt được vận dụng khá nhiều trong xếp hạng tín nhiệm, xây dựng mô hình dự báo rủi ro vỡ nợ. Mục tiêu của mô hình là tìm ra tổ hợp tuyến tính các biến nhằm phân biệt tốt nhất các nhóm, các cá thể trong nhóm gần nhau nhất và các nhóm được phân biệt xa nhau nhất.


Hàm phân biệt tổng quát có dạng: D = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + … + βkXk..


- Trong đó D: Biến số D (điểm phân biệt), giá trị điểm số giúp phân biệt biến phụ thuộc thành các loại khác nhau. Biến phụ thuộc D là biến phân biệtdoanh nghiệp có nguy cơ vỡ nợ, D nhận hai giá trị 0 và 1 với giá trị 0 làdoanh nghiệp có rủi ro vỡ nợ và giá trị 1 làdoanh nghiệp không có rủi ro vỡ nợ. Căn cứ để tác giả phân loại nguy cơ vỡ nợ D dựa vào nguyên nhândoanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh không ổn định với hai chỉ tiêu giá trị vốn lưu động thường xuyên hoặc lợi nhuận ròng sau thuế có giá trị âm.doanh nghiệp có hoạt động bị trì trệ nếu không duy trì một lượng vốn nhất định nhằm đáp ứng các khoản thanh toán ngắn hạn, khi giá trị vốn lưu động thường xuyên âm có nghĩa làdoanh nghiệp đang có rủi ro mất khả năng thanh toán vì cơ cấu tài chính không ổn định do một phần tài sản dài hạn được hình thành từ nguồn vốn ngắn hạn (Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (2004); Nguyễn Trọng Hòa (2006), CRV (2010)).

- Các biến Xk: Biến độc lập, giữa các Xk không tác động lẫn nhau mà chỉ tác động đến D. βk: Trọng số của các biến Xi, giá trị của βk thể hiện mức độ quan trọng của Xk.


Với các biến độc lập thì thông qua tìm hiểu các mô hình nghiên cứu của Altman (1968), Fulmer (1984), Nguyễn Trọng Hòa (2007) và CRV (2010) kết hợp với những đặc điểm cơ bản của ngành thủy sản Việt Nam. Tác giả đã sử dụng tất cả các biến của CRV đề xuất. Sau khi kiểm định phân phối chuẩn của các biến số và loại các biến không thỏa điều kiện thì còn lại 14 biến độc lập là các yếu tố tài chính tác động đến rủi ro vỡ nợ nhằm phân biệt tốt nhất giữa doanh nghiệp có rủi ro và không có rủi ro vỡ nợ.

Xem tất cả 335 trang.

Ngày đăng: 11/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí