thực hiện một số biến pháp như: cần thực hiện minh bạch hoá nền kinh tế; nâng cao hiệu quả đầu tư công theo hướng tận dụng lợi thế về lao động và nâng cao năng lực sản xuất xã hội, tránh đầu tư dàn trải phân tán như hiện nay, tăng cường giám sát xã hội đối với hoạt động đầu tư công thông qua chế độ công khai hoá về thông tin dự án; kiểm soát chặt chẽ thị trường tín dụng và hoạt động của các NHTM; điều chỉnh linh hoạt tỷ giá theo hướng thị trường, thậm chí phá giá đồng nội tệ để kích thích xuất khẩu và bảo hộ sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu; cổ phần hoá triệt để nhằm tránh hiện tượng nhà nước hoá doanh nghiệp; kiểm soát và định hướng lại các tập đoàn Nhà nước theo hướng hiệu quả hơn thông qua giảm bớt sự can thiệp của nhà nước và tăng khả năng tiếp cận thị trường; chú trọng vấn đề an sinh xã hội, đặc biệt là các đối tượng dễ bị tổn thương do khủng hoảng tài chính; triệt để chống tham nhũng; tăng cường thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp; v.v…
PHỤ LỤC 2
Quá trình hoàn thiện khung pháp lý thị trường trái phiếu Việt Nam đến nay
Đã có rất nhiều các văn bản pháp luật được Chính Phủ và các Bộ, ngành ban hành từ những thập niên 90 cho đến nay. Các văn bản này đánh dấu những mốc quan trọng cũng như sự thay đổi từng bước cho phù hợp với quá trình phát triển của thị trường tài chính nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng. Dưới đây là một số văn bản pháp luật tiêu biểu:
Nghị định 72/CP ngày 26/07/1994 của Chính Phủ ban hành quy chế phát hành các loại trái phiếu Chính Phủ.
Đến năm 1994, Chính Phủ ban hành Nghị định số 120/CP ngày 17/09/1994 kèm theo quy chế tạm thời về phát hành trái phiếu, cổ phiếu của Doanh nghiệp nhà nước. Trong quy chế hướng dẫn việc phát hành, mua bán, chuyển nhượng, hình thức thanh toán, lãi suất trái phiếu, quy định điều kiện để DNNN phát hành trái phiếu và các vấn đề liên quan khác.
Năm 1995, Chính Phủ ban hành Nghị định 23/CP ngày 22/03/1995 về việc phát hành trái phiếu quốc tế. Hướng dẫn việc phát hành trái phiếu huy động vốn nước ngoài cho đầu tư sản xuất kinh doanh.
Năm 1998, Chính Phủ ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/07/1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Hướng dẫn về việc phát hành chứng khoán ra công chúng, giao dịch chứng khoán và các dịch vụ liên quan đến chứng khoán và TTCK. Nghị định được xây dựng để chuẩn bị cho sự ra đời của TTCK và tạo điều kiện kịp thời cho TTCK nước ta đi vào hoạt động.
Năm 1999, Luật Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 12/06/1999 và có hiệu lực ngày 01/01/2000, đã thay thế cho Luật Công ty 1990 và việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp cũng được điều chỉnh theo Luật Doanh nghiệp
Đến năm 2000, quy chế phát hành trái phiếu Chính Phủ theo nghị định 72/CP ngày 26/07/1994 được thay thế bằng Nghị định 01/2000/NĐ-CP ngày 13/01/2000 ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính Phủ. Quy chế phát hành TPCP đã đổi mới thể hiện qua việc áp dụng phương thức phát hành trái phiếu thông qua đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung và bảo lãnh phát hành. Bên cạnh đó
còn quy định việc TPCP niêm yết, giao dịch trên TTCK và phân rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan như Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước, UBCKNN, các Bộ, các ngành,… trong việc phát hành TPCP.
Đến năm 2003, Chính Phủ ban hành Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 về việc phát hành TPCP, trái phiếu được Chính Phủ bảo lãnh, TPCQĐP thay thế cho Nghị định 01/2000/NĐ-CP. Khác với Nghị định 01/2000/NĐ-CP, bên cạnh các quy chế về phát hành TPCP, Nghị định 141/2003/NĐ-CP đưa ra các quy chế về phát hành trái phiếu được Chính Phủ bảo lãnh, TPCQĐP.
Tiếp theo, Chính Phủ ban hành Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán thay thế cho Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/07/1998.
Luật Doanh nghiệp năm 2005 được Quốc hội Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2006. Luật này thay thế Luật doanh nghiệp năm 1999; Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 166 của Luật này; các quy định về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000. Luật doanh nghiệp 2005 ra đời tạo ra một sân chơi bình đẳng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cho tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Năm 2006, Chính Phủ ban hành Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19/05/2006 về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp thay thế cho Nghị định 120/CP ngày 17/09/1994. Nghị định đã giúp cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thể tiếp cận các nguồn vốn từ việc phát hành trái phiếu hay các công cụ nợ, tạo lập các quy định cơ bản về quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia thị trường nợ (người phát hành, nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước), tạo lập nội dung pháp lý ban đầu để điều chỉnh hoạt động của thị trường trái phiếu.
Ngày 29/06/2006 Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật chứng khoán. Trước khi Luật chứng khoán ra đời, các văn bản pháp lý hiện hành chỉ dừng lại ở mức Nghị định, Luật chứng khoán là bước kiện toàn hệ thống pháp lý, giúp thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng phát triển ổn định, công khai và minh bạch hơn.
Ngày 20/6/2006, Bộ Tài chính ban hành quyết định số 2276/QĐ-BTC về việc tập trung đấu thầu trái phiếu Chính Phủ tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội nhằm tạo ra một thị trường phát hành sơ cấp có tính chuyên môn hoá cao, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà phát hành và nhà đầu tư tham gia thị trường này, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Kho bạc Nhà nước trực tiếp thực hiện và giám sát công tác đấu thầu. Triển khai Quyết định này, TTGDCK Hà Nội phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan như Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, các thành viên đấu thầu... tổ chức các phiên đấu thầu trái phiếu huy động vốn cho đầu tư phát triển.
Ngày 6/8/2006, Bộ Tài Chính ra quyết định số 46/2006/QĐ – BTC về việc ban hành “Quy chế về việc phát hành trái phiếu Chính Phủ theo lô lớn”. Theo đó, khối lượng phát hành của một lô lớn trái phiếu tối thiểu là 1.000 tỷ đồng. Kỳ hạn của trái phiếu lô lớn từ 5 năm trở lên. Trái phiếu lô lớn được phát hành theo phương thức sau: đấu thầu trái phiếu hoặc bảo lãnh phát hành trái phiếu. Thời hạn phát hành của một lô lớn trái phiếu tối đa không quá 365 ngày. Việc phát hành trái phiếu Chính Phủ theo lô lớn nhằm mục đích tăng cường khả năng huy động vốn và cho đầu tư phát triển, đồng thời nâng cao tính thanh khoản của trái phiếu Chính Phủ trên thị trường giao dịch và từng bước tạo khả năng hình thành lãi suất chuẩn cho các công cụ nợ.
Ngày 02/08/2007, Thủ tướng Chính Phủ ban hành quyết định số 128/2007/QĐ- TTg “Về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”. Đây là Đề án đề ra mục tiêu cụ thể, phát triển thị trường vốn đa dạng để đáp ứng nhu cầu huy động vốn và đầu tư của mọi đối tượng trong nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2010 giá trị vốn hóa trị trường chứng khoán đạt 50% GDP và đến năm 2020 đạt 70% GDP.
Ngày 10/01/2008 Bộ Tài chính ban hành quyết định số 62/QĐ-BTC “Về việc công bố danh sách thành viên bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành trái phiếu Chính Phủ, trái phiếu được Chính Phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương năm 2008”. Đây là quyết định công bố các thành viên có đầy đủ điểu kiện thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh, làm đại lý phát hành trái phiếu năm 2008. Danh sách tổng cộng có 46 thành viên, trong có 24 ngân hàng, 21 công ty chứng khoán và 01 công ty khác làm đại lý phát hành.
Ngày 15/1/2008, Bộ Tài Chính ban hành Quyết định số 86/QĐ-BTC “Phê duyệt Đề án xây dựng thị trường giao dịch Trái phiếu Chính Phủ (TPCP) chuyên biệt”. Đề án xây dựng thị trường giao dịch TPCP chuyên biệt, tách biệt khỏi thị trường giao dịch cổ phiếu nhằm mục đích tìm ra một mô hình giao dịch phù hợp cho thị trường TPCP ở Việt Nam, phù hợp với lộ trình phát triển nền kinh tế và những cải cách trong trong từng giai đoạn phát triển của thị trường vốn, phù hợp với chiến lược phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.
Ngày 01/07/2008, Bộ Tài chính ban hành quyết định số 46/2008/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế Quản lý giao dịch trái phiếu Chính Phủ tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Quy chế này nhằm quy định về hoạt động đăng ký niêm yết, công bố thông tin, thành viên giao dịch trái phiếu Chính Phủ (TPCP), giao dịch và quản lý giao dịch TPCP niêm yết tại Trung tâm GDCK Hà Nội.
Tại kỳ họp thứ năm (ngày 17/6/2009) Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật Quản lý nợ công và sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2010. Nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công
PHỤ LỤC 3
THỐNG KÊ KỂT QUẢ ĐẤU THẦU TRÁI PHIẾU TẠI SỞ GDCKHN NĂM 2009
Chỉ tiêu | Năm 2009 | |
1 | Tổng số đợt đấu thầu đã thực hiện | 60 |
2 | Tổng số loại trái phiếu đấu thầu | 3 |
3 | Tổng khối lượng trái phiếu đấu thầu (VNĐ) | 64,000,000,000,000 |
Trái phiếu kỳ hạn 2 năm | 32,900,000,000,000 | |
Trái phiếu kỳ hạn 3 năm | 12,900,000,000,000 | |
Trái phiếu kỳ hạn 5 năm | 11,900,000,000,000 | |
Trái phiếu kỳ hạn 10 năm | 6,300,000,000,000 | |
Trái phiếu kỳ hạn 15 năm | - | |
4 | Tổng khối lượng trái phiếu trúng thầu (VNĐ) | 2,595,700,000,000 |
Trái phiếu kỳ hạn 2 năm | 2,100,000,000,000 | |
Trái phiếu kỳ hạn 3 năm | 100,000,000,000 | |
Trái phiếu kỳ hạn 5 năm | 45,700,000,000 | |
Trái phiếu kỳ hạn 10 năm | 350,000,000,000 | |
Trái phiếu kỳ hạn 15 năm | - | |
5 | Tổng số tiền thanh toán trúng thầu (VNĐ) | 2,595,700,000,000 |
6 | Tổng khối lượng trái phiếu đấu thầu (USD) | 750,000,000 |
Trái phiếu kỳ hạn 1 năm | 400,000,000 | |
Trái phiếu kỳ hạn 2 năm | 200,000,000 | |
Trái phiếu kỳ hạn 3 năm | 150,000,000 | |
7 | Tổng khối lượng trái phiếu trúng thầu (USD) | 460,110,000 |
Trái phiếu kỳ hạn 1 năm | 273,000,000 | |
Trái phiếu kỳ hạn 2 năm | 127,010,000 | |
Trái phiếu kỳ hạn 3 năm | 60,100,000 | |
8 | Tổng số tiền thanh toán trúng thầu (USD) | 460,110,000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tăng Cường Đào Tạo Và Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Cho Cán Bộ, Nâng Cao Nhận Thức Của Công Chúng Đầu Tư.
- Từ Năm 2000 Đến Tháng 7/2004: Giai Đoạn Đầu Của Sự Tăng Trưởng
- Từ Tháng 3/2008 Đến Tháng 12/2008: Giai Đoạn Kinh Tế Việt Nam Suy Thoái
- Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam - 27
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
KẾT QUẢ ĐẤU THẦU TRÁI PHIẾU TẠI SGDCK HN NĂM 2008
CHỈ TIÊU | NỘI DUNG | |
1 | Tổng số đợt đấu thầu đã thực hiện | 44 |
2 | Tổng số loại trái phiếu đấu thầu | 3 |
3 | Tổng khối lượng trái phiếu gọi thầu | 31.700.000.000.000 |
Trái phiếu kỳ hạn 2 năm | 7.700.000.000.000 | |
Trái phiếu kỳ hạn 3 năm | 5.900.000.000.000 | |
Trái phiếu kỳ hạn 5 năm | 13.300.000.000.000 | |
Trái phiếu kỳ hạn 10 năm | 1.600.000.000.000 | |
Trái phiếu kỳ hạn 15 năm | 3.200.000.000.000 | |
7 | Tổng khối lượng trái phiếu trúng thầu | 7.008.000.000.000 |
Trái phiếu kỳ hạn 2 năm | 2.277.000.000.000 | |
Trái phiếu kỳ hạn 3 năm | 2.160.000.000.000 | |
Trái phiếu kỳ hạn 5 năm | 1.523.000.000.000 | |
Trái phiếu kỳ hạn 10 năm | 117.000.000.000 | |
Trái phiếu kỳ hạn 15 năm | 931.000.000.000 | |
8 | Tổng số tiền thanh toán trái phiếu trúng thầu | 7.800.000.000.000 |
KẾT QUẢ ĐẤU THẦU TRÁI PHIẾU TẠI SGDCK HN NĂM 2007
CHỈ TIÊU | NỘI DUNG | |
1 | Tổng số đợt đấu thầu đã thực hiện | 44 |
2 | Tổng số loại trái phiếu đấu thầu | 3 |
3 | Tổng khối lượng trái phiếu gọi thầu | 29 016 000 000 000 |
Trái phiếu kỳ hạn 2 năm | 0 | |
Trái phiếu kỳ hạn 3 năm | 1 900 000 000 000 | |
Trái phiếu kỳ hạn 5 năm | 20 960 000 000 000 | |
Trái phiếu kỳ hạn 10 năm | 2 806 000 000 000 | |
Trái phiếu kỳ hạn 15 năm | 3 350 000 000 000 | |
4 | Tổng số phiếu đăng ký tham gia đấu thầu | 403296 |
Phiếu đăng ký cho thành viên | 305 | |
Phiếu đăng ký dành cho khách hàng của thành viên | 98 | |
5 | Tổng số phiếu đăng ký đấu thầu hợp lệ | 403 |
6 | Tổng khối lượng đăng ký đấu thầu hợp lệ | 88 627 000 000 000 |
Trái phiếu kỳ hạn 2 năm | 0 | |
Trái phiếu kỳ hạn 3 năm | 1 770 000 000 000 | |
Trái phiếu kỳ hạn 5 năm | 75 748 000 000 000 | |
Trái phiếu kỳ hạn 10 năm | 5 845 000 000 000 | |
Trái phiếu kỳ hạn 15 năm | 5 264 000 000 0000 | |
7 | Tổng khối lượng trái phiếu trúng thầu | 18 939 000 000 000 |
Trái phiếu kỳ hạn 2 năm | 0 | |
Trái phiếu kỳ hạn 3 năm | 850 000 000 000 | |
Trái phiếu kỳ hạn 5 năm | 15 620 000 000 000 | |
Trái phiếu kỳ hạn 10 năm | 1 095 000 000 000 | |
Trái phiếu kỳ hạn 15 năm | 1 374 000 000 000 | |
8 | Tổng số tiền thanh toán trái phiếu trúng thầu | 18 966 046 522 563 |