Thực Trạng Khai Thác Ẩm Thực Đường Phố Trong Kinh Doanh Du Lịch Tại Nha Trang (Khánh Hòa)

năm 2019 Bộ Y tế Thái Lan đã đưa ra cam kết nâng cao chất lượng ẩm thực đường phố nhằm góp phần thúc đẩy nền du lịch, nâng cao tăng trưởng kinh tế quốc gia. Qua đó chính quyền Thái lan sẽ nổ lực hộ trợ đến mức tối đa các hộ kinh doanh thực phẩm đường phố để nâng tầm hình ảnh ẩm thực Thái Lan trong mắt bạn bè quốc tế. [6]

Ở Singapore, việc bán hàng rong cũng phải đăng ký với chính quyền và cơ quan Môi trường và được tập trung về các khu vực đã quy định để bán thức ăn đường phố. Những người bán hàng rong hawker phải được tập huấn về các quy định an toàn sức khỏe, an toàn thực phẩm trước khi được phép kinh doanh. [33] Được kiểm tra định kỳ kiến thức về thực phẩm, cách thức chế biến và VSATTP, được xếp hạng và niêm yết kết quả trên trước bảng hiệu của cửa hàng để những khách hàng khó tính về chất lượng thực phẩm cũng như mức độ sạch sẽ của thực phẩm thấy yên tâm thưởng thức món ăn. Từ năm 1994 đến nay, chính phủ nước này đã liên tục tổ chức Lễ hội ẩm thực Singapore thường niên diễn ra trong suốt 2 tuần trong tháng 7 tại các khu trung tâm ẩm thực đường phố tập trung kết hợp biểu diễn nghệ thuật để giới thiệu, quảng bá và củng cố với du khách gần xa về các giá trị ẩm thực đường phố nổi bật của quốc gia này.

Năm 2018, Singapore đã làm hồ sơ đề cử món ăn đường phố của mình để được cơ quan UNESCO của Liên Hiệp Quốc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Nếu được công nhận thì Singapore hoàn toàn có thể đẩy mạnh hơn nữa áp dụng ẩm thực đường phố vào thu hút khách du lịch quốc tế nhằm phát triển nền kinh tế. Có thể thấy được ngoài nền ẩm thực tuyệt vời của họ, chúng ta phải công nhận ở đây có một sự tập trung quảng bá, tổ chức quản lý chặt chẽ vấn đề chất lượng và VSATTP hiệu quả và đầu tư có chiến lược dài hạn từ tất cả các cơ quan, ban ngành du lịch liên quan của chính quyển các nước này.

Còn rất nhiều các nước khác trên thế giới thành công trong việc phát triển du lịch ẩm thực đường phố mà Việt Nam có thể dựa vào đó để vận dụng linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế cũng như đảm bảo gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nha Trang, một thành phố du lịch trẻ may mắn có được thứ tài nguyên du lịch tiềm năng này, sẽ cần phải tham khảo, học hỏi từ khắp nơi để có thể xây dựng cho mình một bản sắc ẩm thực đường phố riêng.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Nha Trang luôn nổi tiếng là một trong những điểm đến du lịch thu hút nhiều du khách nội địa và quốc tế nhất cả nước. Du khách đến với Nha Trang ngoài việc thả mình vào các hoạt động nghỉ ngơi trên vùng biển nhiệt đới đặc trưng, tham quan các công trình di sản văn hóa nổi tiếng, còn luôn muốn khám phá những trải nghiệm mới mẻ từ ẩm thực bản địa mang lại, đặc biệt là ẩm thực đường phố Nha Trang. Có thể nói, thông qua ẩm thực đường phố Nha Trang, khách du lịch sẽ biết đến một Nha Trang ở một góc nhìn mới lạ và thú vị hơn.

Dựa trên các điều kiện phát triển sẵn có ở Nha Trang, việc phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực đường phố cụ thể là xây dựng các tour du lịch khám phá ẩm thực đường phố ở Nha Trang là một hướng đi hợp lý và khả dĩ. Qua đó góp phần đa dạng các loại hình du lịch cũng như tăng tính hấp dẫn của Nha Trang trong mắt du khách gần xa.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TRONG KINH DOANH DU LỊCH TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA)


2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh du lịch tại Nha Trang- Khánh Hòa

2.1.1. Giới thiệu về Nha Trang

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thành phố Nha Trang tọa lạc ở vị trí trung tâm tỉnh Khánh Hòa. Phía Bắc giáp huyện Ninh Hòa, phía Nam giáp thành phố Cam Ranh, phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía Đông tiếp giáp với biển.

Thành phố Nha Trang có tổng diện tích đất tự nhiên là 252,6km2, với 27 đơn vị hành chính cơ sở: 19 phường và 08 xã với dân số trên 535.000 người (số liệu 31/12/2018). [23]

Nha Trang có các thuận lợi về địa lý, có các tuyến giao nhau về đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển trong nước và quốc tế, là cửa ngõ Nam Trung bộ và Tây Nguyên nên Nha Trang có nhiều điều kiện mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu

Nha Trang có 19 hòn đảo, với trên 2.500 hộ và khoảng 15.000 người sống trên các đảo. Đảo lớn nhất là Hòn Tre rộng 36km2 nằm che chắn ngoài khơi khiến cho vịnh Nha Trang trở nên kín gió và êm sóng. [16]

Chính sự đa dạng về địa hình giữa đồng bằng, đồi núi, các đảo đã tạo cho Nha Trang những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp như Hòn Chồng, Hòn Đỏ, Hòn Tằm, Hòn Mun, Đảo Yến, Hòn Tre, bãi Tiên, đảo Ngọc Thảo, đồi La-San ...

Nha Trang có khí hậu nhiệt đới xavan chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm là 26,30C. Có mùa khô kéo dài, mùa đông ít lạnh, và ít bị ảnh hưởng bởi thiên tai. So với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Nha Trang là địa phương có điều kiện khí hậu thời tiết khá thuận lợi để khai thác du lịch hầu như quanh năm.

2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển:

Cuối thế kỷ XIX, từ những khu dân cư nhỏ chủ yếu sống bằng nghề nông và nghề cá dọc hai bên bờ sông Cái. Lúc hình thành thị trấn Nha Trang có 4 làng là

Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thanh, Phường Sài. Sau ngày giải phóng, Nha trang được chia thành 3 đơn vị hành chính. Quận 1, Quận 2, Quận Vĩnh Xương và sau đó hợp nhất Quận 1 và Quận 2 thành thị xã Nha Trang. Năm 1977, thị xã Nha Trang được Hội đồng Chính phủ nâng cấp thành thành phố trực thuộc tỉnh. Đến nay Nha Trang đã trở thành thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hòa, là trung tâm kinh tế văn hóa, chính trị, của tỉnh, là thành phố du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng trong nước và quốc tế, và là một trong những trung tâm giao lưu thương mại và khoa học kỹ thuật, của vùng.

Nha Trang được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại 1 vào ngày 22 tháng 4 năm 2009. Đây là một trong các đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam.

Nha Trang có rất nhiều điểm tham quan vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng hấp dẫn như Vinpearl land, Hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Miễu, Hòn Chồng, Hòn Đỏ, Tháp bà Ponagar, Viện Hải dương học, Khu bảo tồn làng Bảo Đại ... nhiều khu Spa Resort nổi tiếng như: Khu Du lịch Vinpearl land, Khu Du lịch và giải trí Diamond Bay, Trung tâm Du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà Nha Trang, Khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng I-Resort Nha Trang, Khu Du lịch tắm khoáng bùn Trăm Trứng và vô số các trung tâm mua sắm hiện đại khác như: Vincom Nha Trang plaza , Nha Trang Center, AB Square và các siêu thị nổi tiếng của Việt Nam đều có chi nhánh ở Nha Trang. Các danh lam thắng cảnh, các điểm tham quan vui chơi, giải tri, mua sắm nằm tương đối gần nhau, rất thuận tiện cho việc di chuyển và có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau: đi bộ, đi xe đạp, xe buýt, ô tô,.... Chính vì vậy, Nha Trang được biết đến như là một thiên đường để nghỉ ngơi, tham quan mua sắm.

2.1.2. Hiện trạng kinh doanh du lịch ở Khánh Hòa

Tổng lượt khách

Bảng 2.1: Tổng lượt khách giai đoạn 2014 – 2018

Đơn vị tính: Lượt khách



Chỉ tiêu


2014


2015


2016


2017


2018


8/2019

Tốc độ tăng bình quân hàng năm

(%)

Tổng lượt

khách


3.598.685


4.105.617


4.527.828


5.450.000


6.299.930


5.020.092


15,02

Khách

nội địa

2.742.882

3.131.427

3.349.104

3.420.000

3.499.497

2.517.623

6,28

Khách

quốc tế

855.803

974.190

1.178.724

2.030.000

2.799.533

2.502.469

34,49

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực tại Nha Trang Khánh Hòa - 5

Nguồn: Sở Du lịch Khánh Hòa

Nha Trang – Khánh Hòa là một trong những trung tâm thu hút khách du lịch lớn của cả nước, khi mà khách du lịch quốc tế đến Nha Trang tính đến hết tháng 8/2019 là 2.502.469 lượt, chiếm tỷ trọng đến 22,13% trong 11.309.232 tổng lượt khách du lịch đến Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2019. [20]

Hiện nay trên địa bàn tỉnh hiện có 773 cơ sở lưu trú với 42.475 phòng, và có 129 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trong đó gồm 16 doanh nghiệp lữ hành nội địa và 113 doanh nghiệp lữ hành quốc tế (89 doanh nghiệp, 21 chi nhánh, 03 văn phòng đại diện) [17]

Theo thống kê từ Sở Du lịch Khánh Hòa, lượng khách đến Nha Trang – Khánh Hòa có xu thế tăng trong giai đoạn từ năm 2014-2018, với tốc độc tăng trưởng lượng khách bình quân hàng năm là 15,02%. Trong đó, lượt khách nội địa tăng bình quân không đáng kể 6, 28% và lượt khách quốc tế tăng bình quân 34,49%. Cụ thể, từ năm 2015 so với 2014, tốc độ tăng trưởng khách nội địa 14,17%

không chênh lệch đáng kể so với của thị trường khách quốc tế 13,83%. Đến năm 2016 so với 2015, tốc độ tăng trưởng khách quốc tế 21% cao hơn rất nhiều so với của khách nội địa 6,95%. Đột biến ở năm 2017, với việc khai trương các chuyến bay thẳng từ Trung Quốc đến sân bay Cam Ranh với tần suất chuyến bay hàng tuần cao cung cấp một lượng khách Trung Quốc rất lớn đến Nha Trang, dẫn đến tốc độ tăng trưởng bình quân khách quốc tế so với năm 2016 là 72,22%, trong khi con số này của khách nội địa chỉ là 2,12%. Sự chênh lệch này tiếp diễn trong năm 2018. Trong 8 tháng đầu năm 2019, cơ cấu khách quốc tế và nội địa chiếm tỷ trọng gần như ngang bằng, khách nội địa 2.517.623 tương đương 50,15 % và khách quốc tế

2.502.469 tương đương 49,85%. Có thể nhận thấy, trong vài năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng khách nội địa đến Nha Trang – Khánh Hòa rất thấp. Vì trong khu vực Nam Trung Bộ, Nha Trang – Khánh Hòa đang phải chia sẻ thị trường khách nội địa với các điểm đến mới nổi như Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận. Bên cạnh đó, xu hướng đi du lịch các nước lân cận như Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Indonesia với chi phí ngày càng thấp so với đi du lịch trong nước nên ngày càng nhiều người dân Việt Nam chuyển dần sang du lịch nước ngoài vào các dịp ngày nghỉ, lễ tết. Ngoài ra, tháng 6/2018, sân bay quốc tế Cam Ranh mới có quy mô và công suất lớn hơn so với sân bay Cam Ranh cũ đã chính thức đi vào hoạt động cũng như các đường bay thẳng từ Hàn Quốc, Malaysia, Macao, Trung Quốc được khai thác nhiều hơn dẫn đến một lượng khách du lịch quốc tế lớn đến từ các thị trường này vào Nha Trang – Khánh Hòa.

Với lượng lớn khách quốc tế và nội địa tăng qua các năm trên, điều này khẳng định Nha Trang – Khánh Hòa là một điểm đến hấp dẫn không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để thu hút hơn nữa số lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng các doanh nghiệp du lịch và cơ quan chức năng cần đưa ra các giải pháp, chính sách phù hợp để thu hút và thúc đẩy sự quay trở lại của du khách, đặc biệt là khách nội địa cũng như thị trường khách châu Âu.

Tổng doanh thu

Bảng 2.2: Tổng doanh thu du lịch của Khánh Hòa giai đoạn 2014 – 2018

Đvt: Triệu đồng



Chỉ tiêu


2014


2015


2016


2017


2018


8/2019

Tốc độ tăng bình quân hàng năm

(%)

Doan h thu du

lịch


6.049.10

2


6.983.28

2


8.378.45

1


17.300.00

0


25.663.56

4


21.257.84

0


43,5

1

Nguồn: Sở Du lịch Khánh Hòa Qua bảng số liệu trên, ta có thể nhận thấy doanh thu du lịch của Nha Trang – Khánh Hòa tăng qua trong giai đoạn năm 2014 – 2018, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 43,51%. Từ năm 2015 so với 2014, doanh thu tăng không đáng kể, tốc độ tăng trưởng là 15,44%. Chỉ số này tăng nhẹ ở năm 2016 so với năm 2015 là 19,98%. Thay đổi lớn diễn ra ở năm 2017 khi năm 2017 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW là năm Tỉnh ủy Khánh Hòa xác định việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời là năm có nhiều sự kiện kinh tế, văn hóa, xã hội trọng đại của Nha Trang như: là nơi tổ chức Tổ chức Hội nghị quan chức cấp cao năm trong khuôn khổ Hội nghị thương niên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2017, Lễ hội Festival Biển Nha Trang. Cùng với sự tăng trưởng mạnh của lượng khách quốc tế đến Nha Trang đã mang lại nguồn thu từ du lịch cho Nha Trang – Khánh Hòa trong năm 2017 là

17.300.000 triệu đồng, tăng đột biến so với năm 2016 với tốc độ tăng trưởng bình quân là 106,48 %. Trong 8 tháng đầu của năm 2019, tổng ngày khách lưu trú ước đạt 15,56 triệu ngày khách, tăng 29,74% so với cùng kỳ, công suất sử dụng phòng

bình quân ước đạt 53%, riêng đối với cơ sở lưu trú hạng 3-5 sao đạt 62,71%. Đây là con số thống kê đáng mừng đối ngành du lịch Nha Trang – Khánh Hòa nói riêng và kinh tế tỉnh nhà nói chung.

2.2. Thực trạng khai thác ẩm thực đường phố trong kinh doanh du lịch tại Nha Trang

2.2.1. Hệ thống sản phẩm ẩm thực đường phố ở Nha Trang

2.2.1.1. Ẩm thực Nha Trang (Khánh Hòa)

Giống như nhiều địa phương khác, tập quán ăn uống của người Nha Trang cũng bắt nguồn từ nền ẩm thực Việt Nam. Nói chi tiết hơn Nha Trang, một thành phố biển thuộc tỉnh Khánh Hòa của vùng Nam Trung Bộ nước ta, hẳn nhiên sẽ mang những nét đặc trưng của ẩm thực miền Trung.

Dải đất miền Trung cằn cỗi và không được thiên nhiên ưu đãi như các vùng khác, vì thế nên con người miền Trung luôn trân trọng, tận dụng triệt để và biến những sản vật đó thành những món ăn nức tiếng gần xa, góp phần tạo nên phong cách ẩm thực miền Trung độc đáo. Bên cạnh lối ẩm thực cầu kỳ mang tính Cung đình, nặng về lễ nghi lại có lối ẩm thực rất bình dân, dung dị, đơn giản là ẩm thực đường phố. Văn hóa ẩm thực Miền Trung hội tụ cả hai loại ẩm thực trên một cách hài hòa và tinh tế.

Chính bởi vì nguồn thực phẩm trên cạn không nhiều, cuộc sống dựa nhiều vào nguồn thực phẩm khai thác từ sông biển. Do đó ẩm thực miền Trung được sáng tạo và được làm từ những nguyên liệu có sẵn tạo nên những món ăn thơm ngon hấp dẫn và mang hơi thở của vùng biển.

Có thể thấy đặc trưng văn hóa ẩm thực miền Trung không tinh tế như ẩm thực miền Bắc và đa dạng như ẩm thực miền Nam nhưng nó lại có hương vị, bản sắc văn hóa không thể nhầm lẫn.

Tập quán ăn của miền Trung thể hiện sự tiết kiệm và tận thu từ tự nhiên rất đậm nét; hầu hết các loại rau (kể cả mọc hoang dại không độc) các loại thuỷ sản nhỏ đều được tận dụng (các loại hến...) để chế biến. Mắm được dùng nhiều trong chế biến và trong bữa ăn.

Phong cách ăn uống của người miền Trung cũng có những nét độc đáo riêng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023