Phân Tích Điểm Mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội Và Thách Thứcđối Với Sự Phát Triển Của Các Trang Trại Chăn Nuôi Heo Ở Tỉnh Đồng Nai

143

Giá cả thức ăn chăn nuôi có xu hướng tăng do nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước chưa chủ động được, chủ yếu nhập khẩu, sự biến động của tỷ giá, các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước khó có khả năng mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ. Hầu hết các giống lợn cao sản ở nước ta đều phải nhập từ nước ngoài và trong thời gian gần đây, Việt Nam phải nhập tới 90% loại nguyên liệu thức ăn giàu đạm như: khô dầu đậu tương, bột thịt – xương, bột cá; riêng khóang vi lượng, vitamin nhập 100%. Việc phụ thuộc 50% nguyên liệu nhập khẩu khiến giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở nước ta cao hơn 10% so với nhiều nước trong khu vực Từ đó, có thể làm cho chi phí chăn nuôi của các trang trại gia tăng, giảm khả năng cạnh tranh sản phẩm với các đơn vị nước ngoài.

Ngành chăn nuôi của Đồng Nai nói chung và các trang trại chăn nuôi nói riêng đang ngày trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào các tập đoàn nước ngoài khi xu hướng làm gia công cho các công ty nước ngoài của các trang trại ngày càng lớn. Mặc dù Đồng Nai là một tỉnh đứng đầu về ngành chăn nuôi, nhưng có trên 60% trang trại chuyển qua gia công cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Khi gia công cho các tập đoàn nước ngoài các trang trại chăn nuôi có thể đảm bảo được thu nhập ổn định, giải quyết được tình trạng vốn thiếu vốn đầu tư và có đầu vào, đầu ra ổn định, được hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi. Tuy nhiên, rủi ro của các trang trại cũng rất lớn do quyết định ký tiếp hợp đồng gia công phụ thuộc chủ yếu vào doanh nghiệp, trong khi chi phí đầu tư ban đầu mà các trang trại công đầu tư là khá lớn.

Qua phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai và khảo sát ý kiến của các chuyên gia, chúng tôi tổng hợp lại những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các trang trại chăn nuôi heo theo ma trận SWOT như sau:

144

Bảng 3.21: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thứcđối với sự phát triển của các trang trại chăn nuôi heo ở tỉnh Đồng Nai


Điểm mạnh:

Đồng Nai có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam có vị trí chiến lược và vai trò trọng yếu trong phát triển kinh tế nên có nhiều lợi thế cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Đồng Nai có điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước thích hợp cho sự phát triển các trang trại chăn nuôi heo.

Đồng Nai có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi cho các trang trại phát triển. Cụ thể Đồng Nai hiện có nguồn lực lượng lao động thuộc loại trẻ và số người trong độ tuổi lao động chiếm 60% dân số.

Tỉnh Đồng Nai tạo mọi điều kiện và môi trường đầu tư tốt nhất cho các đơn vị, cá nhân, tập thể tham gia đầu tư trên địa bàn Tỉnh vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung và lĩnh vực chăn nuôi heo nói riêng. Hiện tỉnh đã triển khai thực hiện Đề án về hỗ trợ phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản bền vững đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 của Tỉnh.

Điểm yếu:

Thiếu vốn để đầu tư mở rộng sản xuất.

Sự quy hoạch vùng sản xuất tập trung chuyên cho các trang trại chăn nuôi heo của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn và đề án quy hoạch chưa đi vào áp dụng thực tiễn. Đồng Nai chưa có trung tâm quản lý và cải tiến di truyền giống heo quy chuẩn để hỗ trợ cho các trang trại chăn nuôi heo.Chất lượng heo giống kém đã dẫn đến chi phí sản xuất cao, hiệu quả kinh tế

thấp.

Chưa có sự liên minh hợp tác, liên kết giữa các chủ trang trại.

Chi phí sản xuất của các trang trại còn cao và năng suất sản phẩm thấp nên giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Thị trường xuất khẩu sản phẩm nhỏ, kênh tiêu thụ sản phẩm không hiệu quả.

Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của các chủ trang trại còn thấp. Các chủ trang trại chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm bản thân, chưa có trình độ để lập dự án đầu tư sản xuất, chưa có hồ sơ ghi chép trong trang trại, chưa áp dụng triệt để các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Sự liên kết theo chuỗi sản xuất – tiêu thụ sản phẩm của trang trại thấp nên

145


Đồng Nai có nguồn nguyên liệu

phong phú, là nguồn nguyên liệu đầo vào chế biến thức ăn chăn nuôi.

Các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai có truyền thống chăn nuôi lâu đời, có kinh nghiệm trong chăn nuôi.

Tỉnh Đồng Nai đã có kế hoạch và đang triển khai xây dựng 139 vùng chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho các trang trại chăn nuôi heo tập trung và mở rộng quy mô chăn nuôi ở vùng chăn nuôi tập trung.

Năm 2015, Đồng Nai đã kí kết với Nhật Bản xây dựng chuỗi nông nghiệp từ sản xuất, chê biến đến tiêu thụ, tạo điều kiện cho các trang trại chăn nuôi phát triển, ổn định đầu ra

Các trang trại chăn nuôi heo có tiềm năng vốn lớn, có sức cạnh tranh trên thị trường.

Chủ trang trại là người có ý chí làm giàu và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất.

Tỉnh có nguồn lực lao động nông

thôn dồi dào.

không khai thác được tiềm năng và

những lợi thế sẵn có của các trang trại.

Quy trình chăn nuôi của các trang trại chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, công tác vệ sinh thú y còn kém nên vật nuôi cho năng suất chưa cao, tỷ lệ chết cao và nguy cơ dịch bệnh bùng phát.

Các chủ trang trại ít tham gia các chương trình đào tạo về kinh tế, kỹ thuật và các ngành có liên quan.

Thiếu thông tin về hội nhập quốc tế Công nghệ chế biến còn thô sơ chưa

phát triển, chất lượng hàng hoá nông sản nói chung còn thấp.

Công tác kiểm soát chất lượng đầu vào trong chăn nuôi của các trang trại (con giống, thuốc thú ý, thức ăn…) và kiểm soát sản phẩm đầu ra thấp (chất lượng thịt, vệ sinh an toàn thực phẩm).

Công tác xử lý môi trường và dịch bệnh còn yếu.

Thức ăn chăn nuôi chưa chủ động, phụ thuộc vào nước ngoài.

Thiếu tính liên kết giữa khâu sản xuất

và thị trường

Cơ hội:

Tiếp cận được với khoa học công nghệ mới, giống mới, sản phẩm mới cũng như làn sóng đầu tư mới vào ngành chăn nuôi heo. Nếu nắm bắt được cơ hội, các trang trại chăn nuôi

Thách thức:

Thị trường nông sản nói chung phức tạp không ổn định.

Giá cả sản phẩm chăn nuôi biến động có xu hướng bất lợi cho các trang trại.

Chịu sự cạnh tranh gay gắt của các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Phát triển mô hình trang trại chăn nuôi heo theo hướng hội nhập quốc tế ở Đồng Nai - 20


heo của Đồng Nai sẽ sớm hội nhập được với các sản phẩm tiên tiến của thế giới.

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Thu nhập của người dân tăng sẽ có khả năng tăng nhu cầu sản phẩm thịt heo.

Nâng cao năng lực sản xuất và kinh doanh của các trang trại chăn nuôi heo.

Hội nhập tạo cơ hội cho các sản phẩm của trang trại tiếp cận thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm qua các nước trong khu vực và trên thế giới.

Nâng cao trình độ quản lý, kinh nghiệm cho chủ trang trại.

Hội nhập tạo cơ hội cho các trang trại chăn nuôi heo của Tỉnh phát triển, có cơ hội cạnh tranh với các sản phẩm tiên tiến của thế giới.

Có cơ hội xuất khẩu các sản phẩm lợi thế như thịt heo và các sản phẩm thịt heo sang các nước khu vực và thế giới.

146

trang trại trong và ngoài nước và nhất là các trang trại của các công ty có vốn FDI khi Việt Nam gia nhập TPP, AEC

Giá cả thức ăn chăn nuôi có xu hướng tăng do nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước chưa chủ động được, chủ yếu nhập khẩu, sự biến động của tỷ giá, các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước khó có khả năng mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ.

Dịch bệnh trên vật nuôi chưa hoàn toàn được kiểm soát.

Quy hoạch chăn nuôi heo của các trang trại gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được triển khai thực tế.

Thông tin về thị trường chưa đầy đủ, kinh nghiệm thương mại, tiếp cận thị trường của các trang trại chăn nuôi ít,

Áp lực từ hội nhập quốc tế, khi hàng rào thuế quan nhập vào Việt Nam được bãi bỏ hoàn toàn thì các trang trại chăn nuôi heo cạnh tranh gay gắt hơn với các sản phẩm từ nước ngoài.

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

147


Tóm tắt chương 3

Chương 3 đã nêu lên những nội dung cơ bản như sau:

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Đồng Nai ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi heo, cụ thể nêu đặc điểm về điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, đất đai, thời tiết, khí hậu, thủy văn và điều kiện kinh tế xã hội như dân cư lao động, cơ sở hạ tầng, giao thông liên lạc.

Nêu vị trí, vai trò của các trang trại nuôi heo đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai

Đánh giá thực trạng phát triển của các mô hình trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai thông qua đánh giá thực trạng các yếu tố, cụ thể các yếu tố về qui mô, sản lượng, các yếu tố đầu vào, hiệu quả chăn nuôi, giá bán, thị trường, liên kết giữa các trang trại, chính sách vĩ mô của Nhà nước

Đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai thông qua các chỉ tiêu đánh giá.

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng của các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai thông qua phân tích định lượng.

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai.

Như vậy, sau khi đánh giá thực trạng phát triển của các trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai dựa trên các yếu tố tác động; phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của các trang trại; đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu hội nhập của các trang trại. Từ đó làm cơ sở để luận án đề xuất các giải pháp góp phần phát triển các mô hình trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai.

148

Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO TỈNH ĐỒNG NAI

Nội dung chương này đề cập đến các giải pháp phát triển mô hình trang trại chăn nuôi heo của tỉnh Đồng Nai dựa trên một số căn cứ về quan điểm, mục tiêu, chủ trương của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Đồng Nai về phát triển kinh tế trang trại. Một số giải pháp đề xuất bao gồm giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô.

4.1 Căn cứ đề xuất giải pháp phát triển mô hình trang trại chăn nuôi heo tỉnh Đồng nai theo hướng hội nhập

4.1.1 Căn cứ vào quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế trang trại của Đảng và Việt Nam

Những chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng đã tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở nước ta:

Một là, chỉ thị 100 CT-TƯ ngày 13 tháng 1 năm 1991 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IV chủ trương khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động thì kinh tế hộ mới dần được khẳng định là đơn vị kinh tế tự chủ. Đây là điều kiện cơ bản cho kinh tế trang trại ở Việt Nam ra đời và phát triển.

Hai là, nghị quyết 10-NQ/ TW của Ban chấp hành TW Đảng khóa VI (tháng 1/1998) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết này đã có tác dụng trực tiếp và sâu sắc, tạo ra những chuyển biến căn bản, sâu rộng trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta. Đến tháng 11/1998 Bộ Chính trị ban hành nghị quyết 06 về một số vấn đề nông nghiệp, kinh tế nông thôn và trong nghị quyết này lần đầu tiên kinh tế trang trại chính thức được thừa nhận trong nghị quyết của Đảng , tạo điều kiện cho các ngành, các địa phương, các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa, làm giàu chính đáng.

Ba là, trên cơ sở nghị quyết 06 của Bộ chính trị, Chính phủ có nghị quyết 03 ngày 02 tháng 02 năm 2000, nghị quyết xác định quan điểm về kinh tế trang trại:

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông lâm thủy sản.

149

Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, phân bố lại lao động, dân cư, tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất, hình thành các trang trại gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp chuyển sang các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa trong nông nghiệp và nông thôn.

Nghị quyết đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam và từ đó các Bộ, Ngành có những chính bước đầu về khuyến khích kinh tế trang trại phát triển, đặc biệt là các chính sách cụ thể về đất đai, ưu đãi về thuế, về đầu tư tín dụng, về sử dụng lao động, về tiêu thụ sản phẩm, về bảo hộ các tài sản đầu tư của trang trại ,...

Hội nghị Trung ương VI (khóa VIII) đã khẳng định: “Nhà nước khuyến khích phát triển trang trại gia đình, riêng với trang trại tư nhân (kể cả tư nhân ở nơi khác hoặc thành phố) được khuyến khích phát triển theo quy định của pháp luật để khai thác đất trống đồi núi trọc, đất hoang hóa ở trung du, miền núi và ven biển”.

Ngoài ra, nghị quyết còn xác định một số chính sách lâu dài của Nhà nước đối với kinh tế trang trại như sau:

Nhà nước khuyến khích phát triển và bảo hộ kinh tế trang trại. Các hộ gia đình, các cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trang trại được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài theo pháp luật để sản xuất kinh doanh.

Nhà nước đặc biệt khuyến khích việc đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả đất trống, đồi núi trọc ở trung du, miền núi, biên giới, hải đảo, tận dụng khai thác các loại đất còn hoang hóa để sản xuất nông lâm ngư nghiệp theo hướng chuyên canh với tỷ suất hàng hóa cao. Đối với vùng đất hẹp, người đông khuyến khích phát triển kinh tế trang trại sử dụng ít đất, nhiều lao động, thâm canh cao gắn với chế biến thương mại dịch vụ, tạo ra nông sản có giá trị kinh tế lớn. Ưu tiên giao đất, cho thuê đất đối với những hộ nông dân có vốn, kinh nghiệm sản xuất, quản lý, có yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hóa và

150

những hộ không có đất sản xuất nông nghiệp mà có nguyện vọng tạo dựng cơ nghiệp lâu dài trong nông nghiệp.

Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát huy kinh tế tự chủ của hộ nông dân, phát triển kinh tế trang trại đi đôi với chuyển đổi hợp tác xã cũ, mở rộng các hình thức kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh giữa các hộ nông dân, các trang trại, các nông lâm trường quốc doanh, doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác để tạo động lực và sức mạnh tổng hợp cho nông nghiệp, nông thôn phát triển.

Nhà nước hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ, chế biến tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại phát triển bền vững.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước để các trang trại phát triển bền

vững.

4.1.2 Căn cứ vào quan điểm, mục ti u, định hướng phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Đồng Nai

4.1.2.1 Căn cứ vào quan điểm phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Đồng Nai

Căn cứ vào đề án quy hoạch quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 và quyết định điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn 2025 theo quyết định số 734/QĐ-Ttg ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng chính phủ. UBND tỉnh đã đưa ra quan điểm về phát triển kinh tế trang trại nói chung như sau:

Thứ nhất: Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chứ không phải là mục tiêu của nền sản xuất xã hội. Vì vậy, cần tránh nhìn nhận thái quá dẫn đến tình trạng hình thành trang trại bằng mọi giá, theo phong trào chạy đua số lượng mà bỏ qua chất lượng hoặc phủ nhận các loại hình sản xuất kinh doanh khác.

Thứ hai: Phát triển kinh tế trang trại phải góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của vùng, của địa phương theo định hướng thâm canh, tăng tỷ trọng các loại sản phẩm hàng hoá, gắn sản xuất với chế biến và lưu thông hàng hóa cho tiêu dùng xuất khẩu.

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 10/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí