Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Kttn Ở

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển KTTN ở

thành phố Huế

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.2. Vị trí địa lý, địa hình

Thành phố Huế nằm ở toạ độ địa lý 16-16,80 vĩ Bắc và 107,8-108,20 kinh Đông, phía Bắc và phía Tây giáp huyện Hương Trà, phía Nam giáp thị xã Hương Thuỷ, phía Đông giáp thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang. Cách Hà Nội 675 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.060 km, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối dễ dàng với Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.

Huế tọa lạc hai bên bờ dòng sông Hương, cách biển Đà Nẵng 112 km, cách biển Thuận An 12 km, cách Sân bay quốc tế Phú Bài 15 km và cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km. Nằm trong khu vực tập trung nhiều di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới (đô thị cổ Hội An, đền tháp Mỹ Sơn, vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và cụm du lịch liên hoàn từ Phong Nha - Kẻ Bàng - Huế - Bạch Mã - Cảnh Dương - Lăng Cô đến Đà Nẵng - Hội An), có điều kiện thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng, phong phú như có núi Ngự Bình, có sông Hương trong xanh uốn khúc, có những rừng thông quanh năm xanh tốt.

Với vị trí và địa hình thuận lợi đã tạo nên một diện mạo riêng về Huế, nhờ đó, thành phố Huế được xác định là một trong 4 trung tâm du lịch quốc gia và điểm trung tâm của tuyến du lịch con đường Di sản miền Trung, con đường Hồ Chí Minh huyền thoại, có thể tạo ra những tuyến du lịch hấp dẫn trong nước và quốc tế (với các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước châu Âu, châu Mỹ..). Đây chính là lợi thế lớn để thành phố Huế trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn trong nước, quốc tế nếu biết phát huy lợi thế riêng của mình.

2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

* Khí hậu: Huế có đặc điểm khí hậu chung của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất chuyển tiếp từ á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.

- Chế độ nhiệt: Có 2 mùa rõ rệt, mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh, nhiệt độ

trung bình năm 25,20C.

- Chế độ mưa: Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có lượng mưa lớn nhất ở nước ta, lượng mưa tăng dần từ đồng bằng lên vùng núi do đó làm cho khu vực thành phố Huế chịu nhiều đợt lũ lụt của hệ thống nước sông Hương từ thượng nguồn đổ về.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, có tần suất xuất hiện cao của hầu hết các loại thiên tai có ở Việt Nam nên ít thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.

* Thủy văn: Thành phố Huế chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của hệ thống sông Hương. Sông Hương là sông lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế và có lưu vực dạng nan quạt với diện tích lưu vực 2.713 km2, chiếm hơn 54% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Hệ thống sông Hương bao gồm 3 chi lưu chính: sông Bồ, Tả Trạch, Hữu Trạch bắt nguồn từ các sườn núi thuộc dãy Trường Sơn.

Hai nhánh Tả Trạch, Hữu Trạch bắt nguồn từ những dãy núi phía Nam thuộc huyện Nam Đông và huyện A Lưới, chảy theo hướng Nam Bắc về và gặp nhau tại ngã ba Tuần, tạo thành dòng chính sông Hương, sông Hương hòa vào phá Tam Giang, cuối cùng đổ ra biển theo hai cửa Thuận An và Tư Hiền.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế

* Về phát triển kinh tế:

Kinh tế thành phố Huế có sự tăng trưởng khá, năm 2015, tổng giá trị sản xuất tăng gấp 1,69 lần, thu ngân sách nhà nước tăng 1,98 lần so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng du lịch - dịch vụ - thương mại chiếm 72,09%; công nghiệp, xây dựng chiếm 26,96%. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, chất lượng, năng lực cạnh tranh tăng lên.

Thành phố Huế đã khai thác được lợi thế của di sản văn hóa thế giới, thành phố Festival để phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại. Môi trường du lịch được cải thiện, sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng hơn; tính chuyên nghiệp của Festival Huế, Festival nghề truyền thống Huế, hoạt động văn hóa, lễ hội ngày càng cao và có chất lượng, thu hút khách du lịch đến với Huế. Lượng khách đến Huế năm 2015 đạt trên 2 triệu người, tăng 1,37 lần so với năm 2010; trong đó, khách quốc tế tăng 1,65 lần. Chất lượng các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, chuyển giao công nghệ, khám chữa bệnh kỹ thuật cao, đào tạo nguồn nhân lực,... tăng nhanh. Các siêu thị, tuyến phố thương mại, khách sạn, nhà hàng được đầu tư nâng cấp, khẳng định vị thế trung tâm dịch vụ, thương mại của tỉnh và khu vực. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng bình quân 10%/năm; doanh thu dịch vụ tăng bình quân 20%/năm; doanh thu du lịch tăng trên 14,5%/năm; thời gian lưu trú khách du lịch bình quân trên 02 ngày/khách.

Một số ngành, nghề, sản phẩm TTCN truyền thống được đầu tư phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế như: Pháp lam, mộc mỹ nghệ, đúc đồng, chế biến thực phẩm đặc sản,...xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa, từng bước mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Cụm công nghiệp An Hòa có 42 dự án đầu tư sản xuất, giải quyết việc làm cho hơn 4.000 lao động. Các mặt hàng may thêu, thủ công mỹ nghệ, chế biến nông

- lâm và thực phẩm đặc sản duy trì được những đơn hàng xuất khẩu. Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2015 đạt 90 triệu USD, tăng bình quân 11,6%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN trên địa bàn tăng bình quân 13%/năm.

Từng bước chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị; ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ; phát huy hiệu quả mô hình kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp - kinh tế vườn với phát triển du lịch xanh, du lịch sinh thái,... Xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm, mở rộng các vùng chuyên canh cây đặc sản Thanh Trà, rau an toàn, trồng hoa, cây cảnh, sinh vật cảnh, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp; diá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 6,5%/năm.

Xem xét về một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội thành phố Huế qua 2 năm 2016 - 2017:

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội thành phố Huế


2017/2016 Kết quả


hiện

1

Doanh thu du lịch

Tỷ đồng

2.005

2.300

295

14,71

Vượt

2

Tổng mức bán lẻ hàng hoá

Tỷ đồng

22.716

24.202

1.486

6,54

Đạt

3

Giá trị sản xuất CN - TTCN

Tỷ đồng

6.502

7.351

849

13,06

Vượt

4

Giá trị hàng xuất khẩu

Tr.USD

105

120

15

14,28

Vượt

5

Thu ngân sách

Tỷ đồng

1.009

1.160

151

14,96

Vượt

6

Tổng vốn đầu tư trên địa bàn

Tỷ đồng

3.800

4.180

380

10

Vượt

7

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

%

0,89

0,89

0,0

0,0

Đạt

8

Tỷ lệ giảm hộ nghèo

%

0,2

0,2

0,0

0,0

Đạt

9

Số lao động được giải quyết

việc làm

Lao động

>9000

>9000

0

0,0

Đạt

10

Mật độ cây xanh

m2/người

13,3

13,5

0

0,0

Đạt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

STT Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 ± %

thực


(Nguồn: http://www.huecity.gov.vn) [24]

Qua bảng số liệu cho thấy, các chỉ tiêu quan trọng về kinh tế như: Doanh thu du lịch; tổng mức bán lẻ hàng hóa; thu ngân sách nhà nước; tổng vốn đầu tư trên địa bàn của thành phố Huế qua 2 năm đều tăng và vượt kế hoạch đề ra, trong đó có vai trò đóng góp quan trọng của khu vực KTTN.

* Về phát triển kết cấu hạ tầng:

Hệ thống kết cấu hạ tầng của thành phố Huế được đầu tư cải tạo, nâng cấp và từng bước đồng bộ, hiện đại hoá. Thành phố Huế đã chủ động phối hợp, triển khai, thực hiện có hiệu quả các dự án: Xây dựng trụ sở Thành ủy, Trung tâm Hành chính thành phố Huế; khu đô thị mới An Đông, Bàu Vá, Lịch Đợi; nâng cấp, mở rộng đường Đống Đa, đường Điện Biên Phủ, cầu Dã Viên; dự án chỉnh trang, mở rộng cửa ngõ phía Bắc và Quốc lộ 1A; từng bước di dời dân cư khu vực phía Nam Thượng Thành, Eo Bầu; các dự án hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp hệ thống đường nội thị, xây dựng lề đường, hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng đô thị, ngầm hóa hạ tầng viễn thông... Tập trung chỉnh trang các điểm xanh, công viên, cây xanh đường phố; môi trường, cảnh quan thành phố Huế ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp. Thành phố Huế được công nhận là Thành phố bền vững môi trường của ASEAN.

Tập trung đầu tư nâng cấp đô thị Huế, tạo điều kiện để phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ, du lịch, thương mại có chất lượng cao; tiếp tục cải cách thủ tục đầu tư, đăng ký kinh doanh theo hướng nhanh gọn, ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư để thu hút nhà đầu tư. Đây là chính là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy nhanh các loại hình doanh nghiệp ở thành phố Huế phát triển, góp phần tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động.

2.1.2.2. Đặc điểm về văn hóa, xã hội

Thành phố Huế có tổng diện tích: 70,67 km2 (theo niên giám thống kê năm 2016); dân số: 355.095 người; mật độ dân số: 5.024,0 người/km2. Tổng diện tích tự nhiên là 7.099 ha với 27 đơn vị hành chính.

Thành phố Huế là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế của tỉnh Thừa Thiên Huế. Là nơi hội tụ nhiều tài nguyên văn hoá phi vật thể rất đặc sắc của vùng văn hoá Phú Xuân - Thuận Hoá và khu vực miền Trung, như: Ca Huế, Tuồng Huế, múa hát cung đình Huế, có nhiều Lễ hội dân gian truyền thống và cung đình. Quần thể kiến trúc Cố đô Huế là nơi tập trung nhiều giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, cảnh quan thiên nhiên quý báu và đặc sắc tiêu biểu của dân tộc, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.

Với gần 10 trường đại học và cao đẳng và hơn 42 ngàn sinh viên đại học, cao đẳng, thành phố Huế là một trong những trung tâm giáo dục - đào tạo lớn của khu vực miền Trung và cả nước. Tuy người dân Huế có trình độ học vấn và kỹ thuật - chuyên môn nghiệp vụ cao, cần cù, khéo tay, song còn phổ biến ý thức, tâm lý thận trọng, thiếu năng động trong kinh doanh, quá dè dặt trong đầu tư, phát triển; tính chất công chức, tiểu thương trong con người Huế khá nặng nề là yếu tố không thuận lợi cho xu thế phát triển hiện nay.

Huế là một trong 3 trung tâm y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao của quốc gia. Cơ sở vật chất - kỹ thuật được nâng cấp hiện đại và trình độ chuyên môn cao, tận tụy với nghề của đội ngũ cán bộ y tế thành phố Huế tạo tiền đề cơ sở về kỹ thuật và nguồn nhân lực để ngành y tế trên địa bàn thành phố Huế tiếp cận và ứng dụng các thành tựu mới nhất của y học thế giới, nâng cao trình độ và chất lượng khám, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ y tế cho người dân.

Trải qua các kỳ tổ chức Festival và nhiều hoạt động liên hoan nghệ thuật, văn hoá cộng đồng, lễ hội đặc sắc, Huế được cả nước và thế giới biết đến là một Thành phố Festival nổi tiếng. Festival Huế là một thương hiệu có uy tín trong và ngoài nước, nếu biết sử dụng, khai thác phát huy sẽ là một nguồn lực lớn đóng góp cho sự phát triển của thành phố Huế.

Các chương trình xuất khẩu lao động, đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, tư vấn, khuyến khích người lao động học nghề được thường xuyên quan tâm, cụ thể, có trên 74% người lao động được đào tạo nghề từ 3 tháng trở lên. Thực hiện có hiệu quả các chương trình vay vốn giảm nghèo, vốn giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và thực hiện hỗ trợ tín dụng học nghề, giải quyết việc làm bình quân trên

9.000 lao động/năm.

2.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Huế những năm qua có chuyển biến khả quan, tích cực. Tổng thu ngân sách thành phố Huế tăng cao. Tình hình sản xuất công nghiệp - TTCN, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cũng tăng lên. Tổng lượt khách đến Huế năm 2017 đạt khoảng 3,3 triệu lượt khách, trong đó khách lưu trú trên 1,35 triệu lượt (tăng 2,9% so với cùng kỳ).

Một số chương trình, dự án quan trọng cơ bản của thành phố Huế đã hoàn thành. Đặc biệt là khai trương tuyến phố đi bộ về đêm tại khu phố Tây: Chu Văn An

- Võ Thị Sáu - Phạm Ngũ Lão và tổ chức thành công Festival nghề truyền thống Huế 2017. Lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm, an sinh xã hội đảm bảo. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Thành, bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế - xã hội của thành phố Huế vẫn còn những hạn chế, khó khăn nhất định như: Công tác trật tự đô thị - xây dựng tuy có chuyển biến nhưng hiệu quả chưa cao, thiếu tính ổn định. Cải cách hành chính còn chậm, hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh chưa tốt; các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế quy mô còn nhỏ, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ; cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp còn hạn chế; tinh thần khởi nghiệp chưa mạnh mẽ...

Trước những thách thức nêu trên, lãnh đạo thành phố Huế cần đề ra phương hướng, tập trung các nhiệm vụ chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của thành phố Huế, xứng tầm là Thành phố Festival của cả nước, trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của khu vực miền Trung và cả nước.

2.2. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.1. Tình hình phát triển số lượng doanh nghiệp khu vực KTTN

Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN đang hoạt động

tại thành phố Huế


Năm

(ĐVT: Doanh nghiệp)

Tốc độ

Loại hình 2013 2014 2015 2016 2017

PTBQ (%)


DN thuộc KTTN

2.213

2.090

2.082

2.147

2.139

-0.847

1. DNTN

820

772

703

677

676

-4.713

2. CTTNHH

1.092

1.010

1.076

1.203

1.202

2.428

3. CTCP

301

308

303

267

261

-3.502

(Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế)

Để đánh giá tình hình phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, cần xem xét số lượng các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố Huế.

Thông qua số liệu bảng 2.2 cho thấy: năm 2013, toàn thành phố Huế có 2.213 doanh nghiệp, đến năm 2014 và 2015 số lượng doanh nghiệp tư nhân giảm xuống, tuy nhiên số lượng giảm không đáng kể, đến năm 2016, số lượng doanh nghiệp tư nhân lại tăng lên 2.147 doanh nghiệp và năm 2017 đạt 2.139 doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN nhìn chung giai đoạn 2013 - 2017 có sự tăng, giảm không đáng kể, tốc độ phát triển bình quân ở mức -0,847%.

Như vậy, tình hình phát triển số lượng doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN đã phản ánh thực trạng số danh nghiệp thành lập mới và số doanh nghiệp ngừng hoạt động sấp xỉ nhau; ngoài ra, còn phản ánh việc các cơ chế, chính sách của thành phố

Huế tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động và phát triển chưa nhiều, chưa

thực sự tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển một cách bền vững.

2.2.2. Cơ cấu loại hình doanh nghiệp khu vực KTTN

2.2.2.1. Phân theo loại hình doanh nghiệp

Đánh giá cơ cấu loại hình doanh nghiệp, cho thấy: năm 2017, trong số 2.139 cơ sở kinh tế tư nhân, có đến 1.202 công ty TNHH, chiếm 55,19%. Đây là một tỷ lệ khá cao, chứng tỏ loại hình doanh nghiệp này được chú trọng phát triển và được nhiều chủ doanh nghiệp tại thành phố Huế lựa chọn.

Nguồn Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế Hình 2 1 Số lượng các doanh nghiệp 1

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế)

Hình 2.1: Số lượng các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Huế năm 2017 phân theo loại hình doanh nghiệp

Số lượng doanh nghiệp tư nhân đạt 676 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 31,6% toàn bộ loại hình kinh tế tư nhân. Còn lại, số lượng công ty cổ phần là ít nhất, chỉ có 261 công ty, chiếm tỷ lệ 12,2%.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 20/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí