Cơ Sở Lí Luận Và Thực Tiễn Về Phát Triển Kinh Tế.

- Nhận diện thực trạng nền kinh tế của huyện Thuận Thành trong giai đoạn 2005 - 2014 dưới góc độ địa lí học.

- Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển kinh tế huyện Thuận Thành đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030.

6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế.

Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển kinh tế huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030.

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

1.1. Cơ sở lí luận về phát triển kinh tế

1.1.1. Các khái niệm và quan niệm về phát triển kinh tế - xã hội

Phát triển kinh tế huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh - 3

1.1.1.1. Các khái niệm

a) Phát triển

Theo quan điểm triết học, phát triển là khái niệm chỉ sự thay đổi về quy mô và chất lượng của một sự vật, một hiện tượng trong thời gian và không gian nhất định. Sự thay đổi này bao hàm cả tăng lên và giảm đi về quy mô và sự thay đổi chất lượng của sự vật, một hiện tượng trong thời gian và không gian nhất định. Như vậy, phát triển là khái niệm về sự tồn tại và vận động không ngừng của sự vật, hiện tượng trong một thời gian và không gian cụ thể. Trong sự phát triển nói chung thì phát triển kinh tế là bộ phận quan trọng nhất. Song phát triển kinh tế không thể là mục đích phải đạt được bằng mọi giá, mà phải góp phần để đạt được mục tiêu chung của toàn bộ sự phát triển [23].

b) Khái niệm phát triển kinh tế

Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) mọi mặt về kinh tế trong một thời điểm nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội [15].

Phát triển kinh tế được xem như là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Là quá trình biến đổi cả về chất và lượng; nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội. Theo cách hiểu trên nội dung của phát triển kinh tế gồm:

- Sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên mỗi đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất và thực hiện các mục tiêu khác của sự phát triển.

- Sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế. Để phân biệt các giai đoạn phát triển kinh tế hay so

sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau, người ta dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành mà quốc gia đó đạt được.

- Sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối cùng cảu sự phát triển kinh tế trong mỗi quốc gia là tăng trưởng kinh tế hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà việc xóa bỏ đói nghèo, suy dinh dưỡng, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, nước sạch, giáo dục, tuổi thọ bình quân tăng… Hoàn thiện tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển.

Phát triển kinh tế bền vững: Từ thập niên 70, 80 của thế kỉ XX, khi tăng truởng kinh tế của nhiều nước trên thế giới đã đạt được tốc độ khá cao, người ta bắt đầu lo nghĩ đến những ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng trưởng nhanh đó đến tương lai con người và vấn đề phát triển bền vững được đặt ra. Đến năm 1987, trong báo cáo về Tương lai của chúng ta đã khẳng định phát triển kinh tế và môi trường là không thể tách rời và phát triển bền vững là “sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”. Điểu kiện để phát triển bền vững là phải có sự chuyển giao các nguồn lực cho phát triển KTXH, sao cho thế hệ tương lai vẫn có đủ số lượng nguồn lực không ít hơn những gì mà thế hệ tương lai hiện đang có, để họ có mức sống bằng hoặc tốt hơn so với thế hệ hiện tại.

Như vậy, phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà cả về kinh tế - xã hội và môi trường nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của con người ở các thế hệ hiện tại và tương lai [15].

c) Khái niệm về tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh quy mô tăng lên hay giảm đi của nền kinh tế ở năm này so với năm trước đó hoặc của thời kỳ này so với thời kỳ trước đó. “Tăng trưởng kinh tế theo nghĩa chung nhất, là mức tăng lượng của cải (tài sản) trong một thời kỳ nhất định” [15].

Tăng trưởng kinh tế có thể biểu hiện bằng quy mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng lên hay giảm đi nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm của nền kinh tế giữa năm hay các thời kỳ.

Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế, do đó tăng trưởng kinh tế không phản ánh được sự biến đổi của cơ cấu KT­XH, đời sống tinh thần và văn hoá của dân cư, không đánh giá chính xác phúc lợi của các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội, chênh lệch giàu nghèo, chênh lệch nông thôn và thành thị có thể tăng cao và bất bình đẳng xã hội. Tăng trưởng có thể cao nhưng chất lượng cuộc sống có thể không tăng, môi trường có thể bị huỷ hoại, tài nguyên bị khai thác quá mức, cạn kiệt, nguồn lực có thể sử dụng không hiệu quả.

1.1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá về tăng trưởng kinh tế [19]

a. Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross output)

Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kì nhất định. Tổng giá trị sản xuất có thể được tính theo hai cách. Thứ nhất, đó là tổng doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị, các ngành trong toàn bộ nền kinh tế. Thứ hai, tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồm chi phí trung gian (IC) và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ (VA).

b. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross domestic Product)

GDP là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ quốc gia tạo nên. Đại lượng này thường được tiếp cận theo các cách khác nhau:

Về phương diện sản xuất: GDP là tổng giá trị gia tăng của các ngành, các khu vực sản xuất và dịch vụ trong nước sau khi đã trừ đi các chi phí trung gian.

Về phương diện tiêu dùng: GDP được xác định là tổng giá trị của tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia đình (C), các khoản chi tiêu của chính phủ (G), tổng đầu tư tích luỹ tài sản (I), giá trị kim ngạch xuất khẩu trừ kim ngạch nhập khẩu (X - M).

Về phương diện thu nhập: GDP được xác định trên cơ sở các khoản hình thành thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu, gồm: thu nhập của người có sức lao động dưới hình thức tiền công và tiền lương (w); thu nhập của người có đất cho thuê (R), thu nhập của người có tiền cho vay (In), thu nhập của người có vốn (pr), khấu hao vốn cố định (Dp) và thuế kinh doanh (Tl).

c. Tổng thu nhập quốc dân (GNI - Gross national income)

GNI là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước tạo nên trong khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này bao gồm các

khoản hình thành từ thu nhập và phân phối lại thu nhập lần đầu có tính cả các khoản nhận từ nước ngoài về và chuyển ra nước ngoài. Sự gia tăng thêm GNI thực tế đó chính là sự gia tăng tăng trưởng kinh tế, nó nói lên hiệu quả của các hoạt động kinh tế đem lại.

d. Thu nhập quốc dân (NI – National income)

Là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong khoảng thời gian nhất định. NI chính là GNI sau khi đã trừ đi khấu hao vốn cố định của nền kinh tế (Dp). NI phản ánh phần của cái thực sự mới được tạo ra hàng năm.

e. Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI – National disposable income)

Là phần thu nhập quốc gia dành cho thu nhập cuối cùng và tích luỹ thuần trong một thời kì nhất định. Thực tế NDI là thu nhập quốc dân (NI) sau khi đã điều chỉnh các khoản thu, chi về chuyển nhượng hiện hành giữa các đơn vị thường trú và không thường trú.

g. Thu nhập bình quân đầu người

Với ý nghĩa phản ánh thu nhập, chỉ tiêu GDP và GNI còn được sử dụng để đánh giá mức thu nhập bình quân trên đầu người của mỗi quốc gia (GDP/người, GNI/người). Quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân người là những chỉ báo quan trọng phản ánh và là tiền đề để nâng cao mức sống dân cư nói chung.

1.1.1.3. Cơ cấu kinh tế [16], [19]

a. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

Cơ cấu kinh tế được hiểu là tương quan giữa các bộ phận trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lượng giữa các bộ phận với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế- xã hội nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể. Nếu các thước đo tăng trưởng phản ánh sự thay đổi về lượng thì xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế là thể hiện mặt chất kinh tế trong quá trình phát triển. Đánh giá sự phát triển kinh tế cần xem xét một cách toàn diện các góc độ của cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế biểu hiện dưới nhiều dạng khác như: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ kinh tế v.v... Trong đó, cơ cấu ngành kinh tế phản ánh

sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự phát triển của lực lượng sản xuất. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành là một nội dung quan trọng của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đât nước.

b. Cơ cấu ngành kinh tế

Cơ cấu ngành kinh tế (gọi tắt là cơ cấu ngành) là bộ phận cấu thành cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Là tổng hợp các ngành (lĩnh vực) của nền kinh tế được sắp xếp theo một tương quan tỷ lệ nhất định. Ở chừng mực nhất định, cơ cấu ngành phản ánh trình độ phân công lao động của nền kinh tế nói chung và trình độ phát triển sức sản xuất nói riêng.

Về lý thuyết cơ cấu ngành kinh tế thể hiện cả về mặt định lượng và định tính. Mặt định lượng chính là quy mô và tỷ trọng chiếm về GDP, lao động, vốn của mỗi ngành trong tổng thể kinh tế quốc dân. Mặt định tính thể hiện vị trí và tầm quan trọng của mỗi ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân.Các nước đang phát triển có xuất phát điểm thấp, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp của các nước này thường chiếm từ 20% - 30% GDP. Trong khi đó ở các nước phát triển, tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp chỉ chiếm từ 1% - 7%. Trong quá trình phát triển, cơ cấu ngành kinh tế của mỗi quốc gia đều có sự chuyển đổi theo một xu hướng chung là tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm đi, trong khi đó tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng.

Cần phải hiểu co cấu ngành kinh tế theo những nội dung sau:

Trước hết, đó là số lượng các ngành kinh tế được hình thành, số lượng ngành kinh tế không cố định, nó luôn được hoàn thiện theo sự phát triển của phân công lao động xã hội.

Nguyên tắc phân ngành xuất phát từ tính chất phân công lao động xã hội, biểu hiện cụ thể qua sự khác nhau về quy trình công nghệ của các ngành trong quá trình tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ. Các ngành kinh tế được phân thành ba khu vực: Khu vực I bao gồm ngành nông- lâm- ngư nghiệp; Khu vực II gồm các ngành công nghiệp và xây dựng ; Khu vực III gồm các ngành dịch vụ.

Khu vực I có đặc điểm là phụ thuộc nặng vào tự nhiên, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thấp. Do đó trong cơ cấu các ngành kinh tế khu vực I càng chiếm tỷ

trọng lớn, khu vực II và III chiếm tỷ trọng nhỏ thì nền kinh tế càng phụ thuộc vào tự nhiên, năng suất và hiệu quả của nền sản xuất xã hội càng thấp và ngược lại với khu vực I chiếm tỷ trọng nhỏ nền kinh tế ít phụ thuộc vào tự nhiên, năng suất suất và hiệu quả của nền sản xuất xã hội cao. Bởi vậy cơ cấu kinh tế theo ngành thay đổi theo hướng : giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II và III được coi là sự tiến bộ và sự thay đổi đó là nội dung của phát triển kinh tế.

c. Cơ cấu thành phần kinh tế

Cơ cấu thành phần kinh tế là tương quan theo tỷ lệ giữa các thành phần kinh tế tham gia vào các ngnàh, lĩnh vực hay các bộ phận hợp thành nền kinh tế. Là dạng cơ cấu phẩn ánh tính chất xã hội hoá về tư liệu sản xuất và tài sản của nền kinh tế. Ở Việt Nam hiện nay tồn tại 6 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

d. Cơ cấu lãnh thổ kinh tế

Cơ cấu lãnh thổ là tương quan tỷ lệ giữa các vùng trong phạm vi quốc gia được sắp xếp một cách tự phát hay tự giác có chủ định.

Cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu ngành có mối quan hệ qua lại với nhau, Cơ cấu lãnh thổ được hình thành và gắn liền với cơ cấu ngành và cùng thể hiện trong vùng kinh tế. Trong cơ cấu lãnh thổ có sự biểu hiện của cơ cấu ngành trên một không gian cụ thể. Xu thế phát triển của cơ cấu lãnh thổ là tổng hợp, đa dạng với sự ưu tiên của một vài ngành có ưu thế trội, liên quan đến phân bố dân cư, phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng. Sự phân bố và phát triển các ngành không thể ở ngoài lãnh thổ được. Tiêu chuẩn đánh giá cơ cấu lãnh thổ là hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường.

e. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển. Về thực chất, đó là sự điều chỉnh cơ cấu trên cả ba mặt (ngành, lãnh thổ, thành phần kinh tế) nhằm hướng sự phát triển của cả nền kinh tế vào các chiến lược KTXH đã được đề ra cho từng thời kì cụ thể. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giúp cho nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, vững chắc và có khả năng hội nhập với khu vực và thế giới.

1.1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển xã hội [19]

a. Nhóm số chỉ tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản của con người phản ánh mức sống: nhu cầu mức sống vật chất thể hiện ở nhu cầ hấp thụ lượng calo tối thiểu bình quân trên một ngày đêm của con người (2100 – 2300 calo) đảm bảo khả năng sống và làm việc bình thường, có xét tới cơ cấu nam nữ, trọng lượng cơ thể cũng như điều kiện khí hậu, môi trường.

b. Nhóm chỉ tiêu giáo dục và trình độ dân trí: Tỷ lệ người lớn biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) phân theo giới tính, khu vực; tỷ lệ nhập học các cấp, số năm đi học trung bình (từ 7 tuổi trở lên); tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục so với tổng chi ngân sách hoặc so với GDP.

c. Nhóm chỉ tiêu về tuổi thọ bình quân và chăm sóc sức khoẻ bao gồm: Tuổi thọ trung bình tính từ thời điểm mới sinh; tỷ lệ trẻ em chết có thể tính cho những trẻ em chết trong vòng 1 năm hoặc 5 năm; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng theo các tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng; tỷ lệ bà mẹ tử vong vì lý do sinh sản được tính bằng bà mẹ trong thời gian mamg thai hoặc sau khi sinh so với 1000 trẻ em sinh ra còn sống; tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng dịch; tỷ lệ chi ngân sách cho y tế.

d. Nhóm chỉ tiêu về dân số và việc làm bao gồm: Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên; tỷ lệ thất nghiệp thành thị; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn. Tốc độ tăng dân số cao dẫn đến tốc độ tăng trưởng lao động lớn hơn so với khả năng tănng trưởng việc làm và tình trạng thất nghiệp trở thành bức xúc của xã hội.

e. Chỉ số phát triển con người (HDI, Human Development Index): Là thước đo tổng hợp về sự phát triển của con người, và mức độ hưởng các thành quả kinh tế của dân cư. Bao gồm ba chỉ số như: tuổi thọ trung bình, mức độ phổ cập giáo dục, thu nhập bình quân trên đầu người.

Như vậy HDI không chỉ phản ánh mức sống vật chất, mà còn đo lường cả mức sống tinh thần của dân cư và do đó chỉ số này đo lường chính xác hơn chất lượng cuộc sống của dân cư.

Ngoài ra còn các thước đo khác có thể được sử dụng như: số lần xem phim/ người/ năm, tỷ trọng các gia đình được sử dụng nước sạch, có ti vi, có tủ lạnh, điện thoại, xe máy, ô tô v.v...

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 24/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí