Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ




LÊ QUỐ C THẮ NG


PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở TỈNH LÀO CAI


Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai - 1


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TIẾ N HOÀ NG


HÀ NỘI - 2010

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. KINH TẾ DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ

THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 4

1.1. Kinh tế du lịch 4

1.1.1. Khái niệm 4

1.1.2. Đặc điểm của kinh tế du lịch 15

1.1.3. Nội dung phát triển kinh tế du lịch và tiêu chí đánh giá 18

1.1.4. Điều kiện phát triển kinh tế du lịch 25

1.1.5. Xu hướng phát triển kinh tế du lịch trên thế giới 35

1.2. Vai trò của kinh tế du lịch trong nền kinh tế nước ta hiện nay 41

1.2.1. Vai trò của kinh tế du lịch 41

1.2.2. Phương hướng phát triển kinh tế du lịch của Đảng và Nhà nước 45

Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

DU LỊCH Ở TỈNH LÀO CAI 48

2.1. Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai 48

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 48

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn 49

2.1.3. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch 50

2.2. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai 54

2.2.1. Thực trạng 54

2.2.2. Những tồn tại và hạn chế 80

Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN

KINH TẾ DU LỊCH Ở TỈNH LÀO CAI 85

3.1. Quan điểm phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai 85

3.1.1. Phát triển kinh tế du lịch phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phải được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với phát

triển du lịch liên vùng của cả nước 85

3.1.2. Phát triển kinh tế du lịch phải mang tính bền vững gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái và môi trường xã hội. Phát triển vừa thoả mãn những nhu

cầu hiện tại mà không làm hại đến sự phát triển của các thế hệ tương lai 85

3.1.3. Phát triển kinh tế du lịch phải dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, sự tham gia tích cực, năng động của tất cả các thành

phần kinh tế và toàn xã hội 87

3.1.4. Phát triển kinh tế du lịch phải gắn với sự bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; vừa tạo được môi trường an toàn, thân thiện cho du khách, vừa giữ được sự ổn định và yên bình cho cuộc sống của nhân dân

trong vùng du lịch 89

3.1.5. Du lịch phải thực sự được coi là ngành kinh tế mũi nhọn 89

3.1.6. Phải coi trọng hiệu quả kinh tế - xã hội trong phát triển kinh tế du lịch 90

3.2. Các giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai trong thời gian tới 90

3.2.1. Tiến hành quy hoạch chi tiết một số khu, điểm du lịch 90

3.2.2. Giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng 91

3.2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách 98

3.2.4. Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch 100

3.2.5. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng bằng cách đa dạng hoá các hoạt động phục vụ du lịch 104

3.2.6. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch 105

3.2.7. Mở rộng nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động phát triển kinh tế du lịch 107

3.2.8. Phối kết hợp có hiệu quả các lực lượng làm du lịch trên địa bàn 108

3.2.9. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch 109

KẾT LUẬN 112

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114

PHỤ LỤC 117


BẢNG QUY ƯỚC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


ASEAN: Các nước Đông Nam Á CT: Chỉ thị

GDP: Tổng sản phẩm quốc nội

HDV: Hướng dẫn viên

NĐ - CP: Nghị định Chính phủ

FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

ISO: Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế Rakou: Ngói truyền thống kiểu bán nguyệt TT - TCDL: Thông tư của Tổng cục Du lịch TW: Trung ương

Trekking: Loại hình du lịch đi bộ ngắm cảnh USD: Đô la Mỹ

WTO: Tổ chức Du lịch thế giới


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống của người dân ở nhiều nước và có xu hướng phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Hiện nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm vị trí hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng về du lịch, nhu cầu phát triển kinh tế du lịch đang trở nên cấp thiết. Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng lĩnh vực kinh tế này trong đường lối và chính sách phát triển nền kinh tế quốc dân.

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới còn khó khăn trong phát triển kinh tế nhưng có nhiều thuận lợi về du lịch, tài nguyên du lịch đa dạng: nhiều cảnh quan tự nhiên độc đáo, những phong tục tập quán truyền thống văn hóa đặc sắc của 25 dân tộc anh em; hơn nữa Lào Cai còn là cửa khẩu quốc tế quan trọng giữa Việt Nam và các tỉnh ở phía Tây Nam của Trung Quốc; Lào Cai có nhiều loại hình giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch, phù hợp với việc phát triển nhiều loại hình du lịch dài ngày và ngắn ngày.

Trong những năm qua, ngành kinh tế du lịch của tỉnh đã có những bước phát triển đáng kể, tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, quy mô kinh tế du lịch Lào Cai còn nhỏ hẹp, sản phẩm du lịch chưa phong phú đa dạng, tốc độ phát triển của ngành còn chậm… Nhìn chung sự phát triển kinh tế du lịch của Lào Cai còn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Từ đó cần phải có những phân tích, đánh giá về tiềm năng và thực trạng của du lịch Lào Cai, đề ra những giải pháp thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả của nó trong thời gian tới. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Caiđể nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Liên quan đến vấn đề du lịch và kinh tế du lịch ở nước ta đã có những công trình khoa học và các nhà nghiên cứu quan tâm. Chẳng hạn: Trần Ngọc Tư (2000)


“Phát triển kinh tế du lịch ở Vĩnh Phúc - tiềm năng và giải pháp”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Đổng Ngọc Minh - Vương Lôi Đình (2000), “Kinh tế du lịch và du lịch học”, Nhà xuất bản Trẻ; Hồ Viết Chiến (2002) “Kinh tế du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Mai Trang (2003) “Du lịch - ngành kinh tế mũi nhọn của Khánh Hòa”, Tạp chí Thương mại, số 30, tr.28; Bích Nhung (2003), “Để du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Thương nghiệp thị trường Việt Nam, số 6, tr.34 - 35; Trần Phương (2003), “Bảo tồn văn hóa duyên hải để phát triển du lịch”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 6, tr.41 - 44; Phạm Quang Hưng (2004), “Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 7, tr.10, 49…

Tỉnh Lào Cai đã có một số bài viết về du lịch nhưng chưa có tác giả nào viết về: “Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai”. Vì thế, tôi lựa chọn đề tài này là mới mẻ, không trùng lặp với các đề tài luận văn đã có hiện nay.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế du lịch dưới góc độ kinh tế chính trị.

- Đánh giá tiềm năng và thực trạng kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai.

- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả của ngành du lịch ở Lào Cai trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu: ngành kinh tế du lịch.

- Phạm vi nghiên cứu: tại tỉnh Lào Cai trong thời gian từ năm 1991 đến nay.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

- Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta về du lịch và phát triển du lịch.

- Phương pháp nghiên cứu:

+ Luận văn sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận.


+ Các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị được sử dụng trong luận văn gồm phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp trừu tượng hóa, khái quát hóa, thống kê, trong đó chú ý phân tích thực tiễn đối chiếu với lý luận.

6. Dự kiến những đóng góp về khoa học và thực tiễn của luận văn

- Một số yếu tố lý luận về kinh tế du lịch.

- Phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế du lịch ở Lào Cai.

- Một số kiến nghị về giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả của ngành kinh tế này trên địa bàn.

- Là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập và triển khai, hoạch định những chính sách phù hợp đối với phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai và một số địa phương có đặc điểm tương đồng.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục thành 3 chương, 6 tiết:

Chương 1. Kinh tế du lịch và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Chương 2. Tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai.

Chương 3. Quan điểm và giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai.


Chương 1

KINH TẾ DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM


1.1. Kinh tế du lịch

1.1.1. Khái niệm

* Du lịch:

Trong thế giới hiện đại, du lịch đã trở thành một hoạt động kinh tế phổ biến với tốc độ phát triển ngày càng nhanh. Hội đồng Lữ hành và du lịch thế giới (Word Travel and Tourism Council) đã khẳng định du lịch là ngành kinh tế lớn nhất trên thế giới. Trong phạm vi một quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất trong kinh tế đối ngoại, là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước.

Sở dĩ có xu hướng phát triển như vậy là vì du lịch đã, đang và sẽ trở thành nhu cầu không thể thiếu, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) thì "năm 2000 số lượng khách du lịch toàn cầu là 698 triệu lượt người với doanh thu đạt được là 467 tỷ đô la Mỹ (USD); năm 2002 lượng khách là 716,6 triệu lượt với doanh thu 474 tỷ USD; dự tính đến năm 2010 sẽ có khoảng 1.006 triệu lượt khách du lịch với doanh thu dự tính khoảng 900 tỷ USD" [16, tr.8].

Mặc dù hoạt động du lịch đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử và có tốc độ phát triển ngày càng nhanh, song cho đến nay vẫn còn những nhận thức rất khác nhau về du lịch và kinh tế du lịch. Chẳng hạn, theo các nhà nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Praha (Cộng hòa Séc): "Du lịch là tập hợp các hoạt động kỹ thuật, kinh tế và tổ chức liên quan đến cuộc hành trình của con người và việc lưu trú của họ ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục đích hành nghề và viếng thăm có tổ chức thường kỳ" [16, tr.17].

Các nhà nghiên cứu của trường đại học Tổng hợp thành phố Varna, Bulgarie nêu quan niệm: “Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội được lặp đi lặp lại đều đặn - chính là sản xuất và trao đổi dịch vụ, hàng hóa của các đơn vị kinh tế riêng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/08/2022