Tuy nhiên, để có được chiến lược giá cả sản phẩm du lịch thích hợp, đòi hỏi các nhà cung ứng du lịch cần phải bám chắc thị trường, nắm chắc tâm lý, phản ứng của khách để có những xử lý thích đáng về cơ chế giá cả, đây là một vấn đề hết sức nhậy cảm đòi hỏi phải coi nó là một vấn đề khoa học và đồng thời là một nghệ thuật.
3.4.4. Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch
Trong thời gian tới, để tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch Thanh Hoá, tăng cường thu hút khách du lịch, một trong những việc cần làm của ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá là tuyên truyền quảng bá du lịch. Những định hướng chính trong công tác này tại Thanh Hoá cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
Một là, nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối tượng khách du lịch để có những sản phẩm phù hợp với thị trường thông qua các hình thức tuyên truyền quảng cáo.
Hai là, xây dựng một chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch hàng năm theo chuyên đề, gắn với xúc tiến quảng bá về du lịch Thanh Hoá ra các thị trường du lịch trong và ngoài nước thông qua các hình thức quảng cáo có tính chất chuyên ngành bằng hình ảnh qua phim truyền hình, các sách báo giới thiệu về danh thắng, làng nghề, lễ hội … của du lịch Thanh Hoá.
Ba là, tăng cường chất lượng hiệu quả hoạt động của trang Website về du lịch Thanh Hoá trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch trong đó cần tập trung giới thiệu về tiềm năng du lịch, các điểm du lịch mới, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các lễ hội truyền thống của tỉnh, nhằm tạo ấn tượng đẹp về du lịch Thanh Hoá với du khách. Đa dạng hoá các hình thức thông tin tuyên truyền các ấn phẩm, phát hành thông tin một cách thường xuyên và liên tực theo các kênh khác nhau có chất lượng, phản ánh đầy đủ các thông tin về du lịch Thanh Hoá.
Bốn là, phối kết hợp chặt chẽ với tổng cục du lịch, các cơ quan báo chí tại trung ương và địa phương, quan hệ với các hãng du lịch lớn trong và ngoài nước để tuyên truyền quảng cáo, giới thiệu đầu tư du lịch.
Năm là, thực hiện các chương trình thông tin tuyên truyền, quảng bá về những sự kiện văn hoá, thể thao, lễ hội truyền thống sẽ diễn ra hàng năm trên địa bàn tỉnh; tổ chức các chiến dịch xúc tiến, quảng bá sự kiện, phát động thị trường theo chuyên đề; tổ chức và tham gia thường xuyên các hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu về du lịch Thanh Hoá
Sáu là, khuyến khích các cơ sở kinh doanh, các nhà đầu tư, các tổ chức văn hoá - xã hội và nhân dân trong tỉnh, tích cực tham gia hơn nữa công tác tuyên truyền - quảng bá - xúc tiến phát triển du lịch.
Bảy là, cần sớm thành lập trung tâm xúc tiến du lịch, trung tâm thông tin du lịch để thực hiện nhiệm vụ xúc tiến tuyên truyền, quảng cáo để kêu gọi đầu tư kinh doanh du lịch.
Có thể bạn quan tâm!
- Du Lịch Phải Thực Sự Được Coi Là Ngành Kinh Tế Mũi Nhọn
- Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Phải Phù Hợp Với Xu Thế Hội Nhập Và Đảm Bảo An Ninh Quốc Gia, Trật Tự An Toàn Xã Hội
- Mở Rộng Nguồn Vốn Và Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Hoạt Động Kinh Tế Du Lịch
- Phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thanh Hóa - 15
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Tám là, tranh thủ những lợi thế về sự ổn định chính trị, về truyền thống văn hoá và lịch sử, cần sớm xây dựng các sự kiện về du lịch Thanh Hoá, tạo ra điểm nhấn trong việc nâng cao hình ảnh về du lịch tỉnh nhà, phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá một cách hiệu quả nhất.
Chín là, cần thành lập quỹ hỗ trợ và phát triển du lịch trên cơ sở hình thành nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các nguồn thu của hoạt động du lịch, đóng góp của các doanh nghiệp, tài trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế… Mười là, tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong
việc tự giác bảo vệ cảnh quan, môi trường du lịch; xây dựng phong cách ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện, mến khách không chỉ đối với những người trực tiếp làm du lịch, mà còn đối với cả cộng đồng dân cư. Kiên quyết xoá bỏ và xử lý nghiêm theo pháp luật những hành vi trộm cắp, gây mất trật tự an ninh; bắt
chét, chèo kéo khách, ăn xin, nạn cò mời chào, bán các dịch vụ kém chất lượng hoặc ép giá quá cao, làm mất đi hình ảnh đẹp của du lịch Thanh Hoá trong lòng du khách.
3.4.5. Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Kinh tế du lịch là ngành phụ thuộc nhiều hơn vào yếu tố con người so với các ngành kinh tế khác, do vậy việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành đòi hỏi khá khắt khe, lao động trong ngành kinh tế du lịch ngoài việc phải có chuyên môn, nghiệp vụ cao, còn đòi hỏi phải có những kỹ năng giao tiếp, thuyết phục được những nhóm khách hàng khác nhau. Việc làm hài lòng khách hàng không chỉ đòi hỏi người lao động có kỹ năng nghề nghiệp cao về kỹ thuật thực hiện công việc mà còn ở chỗ gây được sự tín nhiệm, niềm tin cao đối với khách hàng. Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển cả về số lượng và chất lượng lao động cho ngành kinh tế du lịch luôn là vấn đề quan trọng và cấp thiết phù hợp vơi quá trình hội nhập hiện nay .
Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá cần phải thực hiện nhiều giải pháp, trong đó cần chú trọng mấy giải pháp sau:
Thứ nhất, xã hội hoá công tác giáo dục để nâng cao nhận thức cho nhân dân và du khách về văn hoá du lịch; hỗ trợ giáo dục cộng đồng cho những người dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch. Cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức cho bản thân người lao động về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của ngành kinh tế du lịch đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để từ đó giáo dục ý thức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động.
Thứ hai, tăng cường quản lý nhà nước về công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Để làm được điều đó, Thanh Hoá cần có định hướng đúng đắn cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho du lịch. Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong công tác quy hoạch phát triển các
loại hình du lịch gắn với củng cố sắp xếp lại các cơ sở phục vụ kinh doanh du lịch và việc đưa ra chỉ tiêu đào tạo cho từng loại đối tượng lao động theo yêu cầu phát triển của ngành. Trong công tác tuyển dụng lao động cần tuyển đúng người, đúng việc, có chính sách ưu đãi đối với nhân tài. Hàng năm, cần tiếp tục tổ chức chặt chẽ các cuộc thi tay nghề như lề tân, hướng dẫn viên, nhà kinh doanh giỏi … nhằm thúc đẩy phong trào thi đua và tôn vinh những người lao động giỏi trong ngành du lịch. Mặt khác, tỉnh còn có những chính sách đầu tư đúng mức cho đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch ưu tiên phát triển trong ngành.
Thứ ba, cần đảm bảo tính hợp lý trong cơ cấu đào tạo, chú trọng đào tạo đồng bộ từ nhân viên phục vụ đến cán bộ quản lý kinh doanh, cán bộ khoa học công nghệ, tránh tình trạng chỉ tập trung đào tạo ở bậc đại học mà ít quan tâm đến việc đào tạo nghề, chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời, phải tạo ra môi trường nghề thực sự ở các cơ sở đào tạo, “học đi đôi với hành” thực hiện đa dạng hoá các hình thức đào tạo: kết hợp đào tạo lại, đào tạo mới, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, đào tạo ngắn hạn, dài hạn … cho tất cả các trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, giao tiếp, ứng xử, ngoại ngữ. Liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch, gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực du lịch. Xác định cơ cấu đào tạo phù hợp sẽ tránh được sự mất cân bằng cung - cầu lao động trên thị trường, không gây lãng phí nguồn lực của xã hội.
Thứ tư, cần tăng cường công tác quản lý lao động trong doanh nghiệp du lịch như: thực hiện tốt việc đóng bảo hiểm cho người lao động, có kế hoạch cụ thể trong việc tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ cho người lao động trong các doanh nghiệp, chỉ tuyển dụng những người lao động đã có chứng chỉ được đào tạo nghiệp vụ du lịch. Các doanh nghiệp cần tuyển đội ngũ thuyết minh viên giỏi, làm việc tại các di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh được xếp hạng
cấp quốc gia. Việc đào tạo và quản lý đội ngũ thuyết minh phải được thực hiện dựa trên các tiêu chí của ngành văn hoá - thông tin. Thành lập ban quản lý và khai thác các khu di tích quan trọng như: Lam Kinh, thành Nhà Hồ, đền Bà Triệu … để trên cơ sở đó đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch theo hướng chuyên nghiệp hoá các bộ phận nhằm phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội của ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá.
Thứ năm, từng bước xây dựng các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch có hiệu quả theo cơ chế thị trường; mở rộng hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực với các cơ sở, tổ chức đào tạo chuyên môn nghiệp vụ du lịch.
3.4.6. Phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch
Để phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch, cần quan tâm đến hai nội dung là phát triển cơ sở vật chất - hạ tầng xã hội và phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch.
* Phát triển cơ sở vật chất - hạ tầng xã hội
Cơ sở vật chất - hạ tầng xã hội phục vụ đắc lực nhất đối với sự phát triển kinh tế du lịch là hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cung cấp điện, hệ thống cấp thoát nước … Vì vậy, để góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế du lịch Thanh Hoá cần phải tập trung đầu tư phát triển tốt các mặt cơ bản sau:
- Phát triển toàn diện hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, đặc biệt là tuyến giao thông đường bộ có mối liên quan chặt chẽ với các tài nguyên du lịch Thanh Hoá như tuyến đường từ trung tâm thành phố Thanh Hoá - khu di tích Lam Kinh - Thành nhà Hồ - hang Từ Thức (Nga Sơn); Khu di tích Lam Kinh - vườn quốc gia Bến En - suối cá Cẩm Lương …
- Hoàn chỉnh mạng lưới điện từ nguồn cung cấp lưới điện quốc gia, thuỷ điện Bàn Thạch và hồ Cửa Đạt đến năm 2020 đảm bảo mức bình quân điện
thương phẩm đạt trên 1200 kwh/năm/người. Tăng cường các trạm cung cấp điện, cải tạo nâng cấp mạng lưới chuyển tải điện để đáp ứng các yêu cầu phát triển du lịch.
- Hiện đại hoá mạng lưới thông tin toàn tỉnh theo hướng tự động hoá, điện tử hoá và tin học hoá, mở rộng phát triển các dịch vụ điện thoại mới, tăng cường hiệu quả dịch vụ 108, 1080, thuê bao, dịch vụ truyền số liệu qua mạng internet; phát triển cơ sở bưu chính viễn thông tại các khu du lịch, các điểm du lịch, một số khu vực du lịch quan trọng như: vườn Quốc gia Bến En, khu di tích Lam Kinh, thành Nhà Hồ, suối cá Cẩm Lương, động Tiên Sơn,… và ở vùng xa trung tâm đô thị bảo đảm phủ sóng liên lạc nhằm đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt của nhân dân địa phương, đồng thời phục vụ cho quá trình phát triển của các ngành kinh tế trong tỉnh, đặc biệt là phát triển ngành kinh tế du lich.
- Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng cấp nước khu vực trung tâm thành phố Thanh Hoá và đô thị du lịch Sầm Sơn, đủ đảm bảo cung cấp cho khu trung tâm du lịch trong quãng thời gian 10 - 15 năm tới. Tại các cum, các điểm di lịch khác đầu tư các trạm cấp nước sử dụng nước ngầm tại chỗ. Cải tạo hệ thống thoát nước cho thành phố Thanh Hoá và thị xã Sầm Sơn, xây dựng ngay từ đầu hệ thống thoát nước cho các khu, điểm du lịch như: khu du lịch Hải Tiến, Hải Hoà, Cẩm Lương, thành nhà Hồ, Lam Kinh… theo quy hoạch dự án được phê duyệt dể đảm bảo độ bền vững vủa công trình du lịch và vệ sinh môi trường du lịch.
- Khẩn trương xây dựng hệ thống chế biến, xử lý nước thải, rác thải tại các trung tâm du lịch thành phố Thanh Hoá và Sầm Sơn. Các vị trí du lịch khác phải có quy hoạch ngay từ đầu, việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn và lỏng đảm bảo vệ sinh môi trường; đặt nhiều thùng rác công cộng trên các tuyến đường, các khu vực công cộng, các khu cắm trại, vui chơi giải trí. Tăng cường giáo dục nâng cao ý thức của nhân dân địa phương, khách du lịch và nhân viên
phục vụ du lịch trong vấn đề bảo đảm vệ sinh môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp.
* Phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch
Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch được tạo ra là yếu tố quan trọng tác động đến mức độ thoả mãn nhu cầu của du khách bởi năng lực và tính tiện ích của nó. Trên thực tế, có ba yếu tố cấu thành để tạo nên sản phẩm và dịch vụ du lịch thoả mãn nhu cầu của du khách. Đó là: tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất
- kỹ thuật du lịch, lao động trong ngành kinh tế du lịch.
Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch, là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với sự phát triển của ngành kinh tế du lịch. Con người bằng sức lao động của mình sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật để khai thác các giá trị của tài nguyên du lịch tạo ra dịch vụ, hàng hoá cung ứng cho du khách. Ngoài việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên du lịch thì tính đa dạng, phong phú, hiện đại, hấp dẫn của cơ sở vật chất - kỹ thuật cũng tạo nên sự hấp dẫn của dịch vụ du lịch. Trình độ phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch là điều kiện, đồng thời cũng thể hiện trình độ phát triển du lịch của mỗi quốc gia. Vì thế, mỗi vùng, mỗi quốc gia nào đó muốn phát triển ngành kinh tế du lịch cần phải có một hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật tốt. Do đó, ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá cần phải quan tâm phát triển các lĩnh vực sau:
- Khách sạn, nhà nghỉ: Xu hướng khách du lịch quốc tế đến Thanh Hoá trong những năm tới sẽ tăng dần. Do vậy, đòi hỏi ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá cần phải đầu tư, nâng cấp khách sạn, cần ưu tiên đối với các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách, đặc biệt du khách quốc tế. Bên cạnh đó, cần phải thiết kế những không gian nhất định làm bãi đỗ xe cho du khách. Đây là vấn đề
hết sức quan trọng trong xây dựng các công trình lưu trú ở Thanh Hoá nhằm bảo đảm sự văn minh trong giao thông, thoải mái và an toàn đối với du khách.
- Các cơ sở dịch vụ khác: Một trong những vấn đề hạn chế đối với ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá là thiếu những cơ sở dịch vụ cho hoạt động du lịch thể thao, du lịch hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo quốc tế. Mặt khác, so với nhu cầu phát triển du lịch và dự báo lượng khách du lịch đến với Thanh Hoá trong những năm tới, hệ thống nhà hàng kinh doanh ăn uống đạt tiêu chuẩn quốc tế vẫn còn thấp trong khi đó, số dự án và vốn đầu tư vào lĩnh vực này còn chưa đáp ứng được yêu cầy đặt ra. Vì vậy, cần có những ưu tiên đầu tư hợp lý vào việc xây dựng các nhà hàng, khách sạn.
- Các khu vui chơi giải trí: Trong những năm qua, việc phát triển các công trình vui chơi giải trí ở Thanh Hoá chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Cho nên, tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh chưa có một điểm vui chơi giải trí nào có thể đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. Chính vì vậy, hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực này tại nhiều địa phương đã khẳng định sự cần thiết phải đẩy mạnh hướng phát triển này.
Do vậy, việc đầu tư xây dựng phát triển hệ thống các điểm vui chơi giải trí ở Thanh Hoá nói chung và thành phố Thanh Hoá nói riêng là một yêu cầu cần thiết, góp phần vào chiến lược đa dạng hoá các loại hình và sản phẩm du lịch, nhằm tạo ra sự hấp dẫn của du lịch tỉnh trong những năm tới. Muốn đạt được điều đó trước hết ngành kinh tế du lịch Thanh Hoá cần phải thực hiện tốt các vấn đề sau:
+ Đầu tư vào một số công viên giải trí lớn ở trung tâm thành phố Thanh Hoá, tại khu vực núi Mật Sơn và Nam Hàm Rồng
+ Đầu tư nâng cấp, mở rộng hoạt động và tạo ra những loại hình vui chơi giải trí độc đáo ở các vườn hoa trong thành phố Thanh Hoá