Phát triển hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay - 8

thống kê trung bình ngành để phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá DN được thuận lợi.

- Giao cho một cơ quan xây dựng mã số DN áp dụng thống nhất trong cả nước, hiện nay Mã số thuế được coi là tiến bộ hơn cả, tuy nhiên vẫn còn trùng lặp, đôi khi DN được cấp nhiều mã số thuế tại các thời điểm khác nhau…do đó chưa sử dụng làm mã chuẩn được. Đồng thời cũng xây dựng mã cá nhân cho từng cá nhân, đây là mã chuẩn để kết nối và theo dõi khách hàng trên toàn quốc.

3.3.2. Kiến nghị với NHNN Trung ương

- Ban Lãnh đạo NHNN cần quan tâm chỉ đạo các Vụ, Cục, đơn vị thuộc NHNN, các TCTD nghiêm túc thực hiện các quy định đã được Thống đốc ban hành, phối hợp chặt chẽ với CIC phát triển hệ thống TTTD ngân hàng VN. Cụ thể là:

- Khẩn trương hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động TTTD, tạo điều kiện phát triển các công ty TTTD tư nhân theo hướng xã hội hoá và hoàn thiện dần cơ cấu các loại hình chủ thể tham gia hệ thống TTTD.

- Xúc tiến nghiên cứu để đưa ra hướng dẫn khung về các nghiệp vụ TTTD mới, về quản trị rủi ro tín dụng, về nguyên tắc xây dựng hệ thống xếp loại nội bộ của các NHTM.

- Tăng cường hơn nữa trang thiết bị tin học, truyền thông, phần mềm hệ thống, phần mềm bảo mật, để hệ thống TTTD ngân hàng VN có bước nhảy vọt, tiến kịp các nước khu vực và thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến.

- Chỉ đạo các vụ, cục liên quan cung cấp cho CIC những thông tin liên quan đến hoạt động TTTD đảm bảo nguồn tin kiểm soát dữ liệu cung cấp của các TCTD và đủ để phân tích đánh giá, giám sát hoạt động của NHTM.

- NHNN cần chỉnh sửa quy chế phạt vi phạm hành chính trong lĩnh lực ngân hàng, trong đó có những quy định cụ thể, thật rõ ràng, nghiêm khắc để xử lý các trường hợp chưa chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo TTTD, và có khen thưởng kịp thời những gương tốt và khuyến khích cá nhân làm tốt


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Kết luận chương 3


Phát triển hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay - 8

Tóm lại, chương 3 nghiên cứu về tiềm năng phát triển hệ thống TTTD ngân hàng VN; định hướng mục tiêu phát triển hệ thống TTTD ngân hàng VN; đề xuất các giải pháp phát triển hệ thống TTTD ngân hàng VN và một số kiến nghị với Nhà nước, NHNN nhằm tạo điều kiện thực hiện tốt các giải pháp đã đề xuất.


75


KẾT LUẬN


Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, VN cần phải phát triển kinh tế nhanh và vững chắc hơn để không bị tụt hậu. Yêu cầu này đòi hỏi hệ thống ngân hàng VN, với tư cách là huyết mạch của nền kinh tế, cần phải cải cách, đổi mới triệt để hơn để thu hút mọi nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế. Từ đó, đòi hỏi hệ thống TTTD ngân hàng VN phải phát triển mạnh mẽ hơn để tạo lá chắn hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng. Vì vậy việc nghiên cứu giải pháp phát triển hệ thống TTTD ngân hàng VN trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu bức xúc cả trên phương diện lý luận khoa học và thực tiễn của hoạt động tín dụng. Khóa luận đã đạt được một số kết quả đáng kể sau: Một là, hệ thống hoá những vấn đề lý luận về phát triển hệ thống TTTD ngân hàng,

bao gồm lý luận TTTD ngân hàng và phát triển hệ thống TTTD ngân hàng. Các số liệu, dẫn chứng đưa ra đều có nguồn gốc rõ ràng đã khẳng định những kết quả nghiên cứu về lý luận là đáng tin cậy.

Hai là, khóa luận đã nêu được thực trạng phát triển của hệ thống TTTD ngân hàng VN từ đó đã đánh giá khách quan mức độ phát triển của hệ thống TTTD dựa trên các tiêu chí chuẩn, dựa trên những kết quả, hạn chế và đã chỉ ra hệ thống TTTD ngân hàng VN chưa phát triển theo yêu cầu đổi mới.

Ba là, khóa luận đã đưa ra được định hướng phát triển của hệ thống TTTD NH VN xuất phát từ các định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước, từ yêu cầu chung của hoạt động TTTD toàn cầu và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của chính hoạt động tín dụng ngân hàng nhằm góp phần thúc đầy tăng trưởng, phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ mới.

Bốn là, trên cơ sở lý luận khoa học, căn cứ những hạn chế thực tiễn, khóa luận đề xuất giải pháp phát triển hệ thống TTTD ngân hàng VN. Đồng thời, khóa luận còn đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước và NHNN nhằm tạo điều kiện thực hiện tốt các giải pháp đã nêu. Hệ thống các giải pháp trên là tương đối tổng thể, toàn diện, có tính khả thi và có khả năng áp dụng vào thực tiễn VN để phát triển hệ thống TTTD ngân hàng VN nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng.

Đây là một khóa luận về các giải pháp phát triển hệ thống TTTD ngân hàng, dù đã đạt được một số kết quả nhưng chắc chắn khóa luận sẽ còn nhiều thiếu sót. Tôi kính mong các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu cũng như các cán bộ ngân hàng đóng góp bổ sung ý kiến để khóa luận được hoàn thiện hơn, với mong muốn là được góp phần nhỏ bé trong công cuộc đổi mới ngành ngân hàng, phục vụ tốt hơn việc phát triển nền kinh tế đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và bước vào ngưỡng cửa nền kinh tế tri thức ngày nay.

Xin trân trọng cám ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, trang 212.

2. Mai Văn Bưu, Đoàn Thị Thu Hà (1997), Giáo trình quản lý Nhà nước về kinh tế,

Khoa khoa học quản lý, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội, trang 198, 203.

3. Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt nam (2013), Báo cáo kết quả hoạt động phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp, Hà Nội.

4. Ngân hàng Công thương Việt Nam (2013), Báo cáo kết quả hoạt động phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp, Hà Nội.

5. Ngân hàng nhà nước Việt nam (2004), Quyết định 1117/2004/QĐ-NHNN, ngày 8/9/2004 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế hoạt động Thông tin tín dụng, Hà Nội.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt nam (2003), Chỉ thị số 08/2003/CT-NHNN ngày 24/12/2003 V/v nâng cao chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt nam (2004), Quyết định số 473/NHNN ngày 28/4/2004 V/v phê duyệt Đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp, Hà Nội.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt nam (2004), Chỉ thị 04/2004/CT-NHNN ngày 1/4/2004 V/v tăng cường quản lý, giám sát nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn - hiệu quả - bền vững, Hà Nội.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt nam (1999), Quyết định 162/1999/QĐ ngày 08/05/1999 v/v ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng, NHNN, Hà nội.

10. Quốc Hội nước CHXHCNVN (2010), Luật NHNN Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Quốc Hội nước CHXHCNVN (2010), Luật các tổ chức Tín dụng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Trung tâm thông tin tín dụng (2004), Công văn số 355/TTTD3 ngày 26/5/2004 V/v hướng dẫn hỏi và nhận thông tin phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp, Hà nội.

13. Trung tâm thông tin tín dụng (2013), Báo cáo kết quả hoạt động phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp, Hà Nội.

14. Trương Văn Tú, Trần Thị Song Minh (2000), Giáo trình hệ thống thông tin quản lý, Khoa kinh tế tin học, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội, trang 7-9.

15. Từ điển tin học truyền thông Anh Việt (1997), NXB Khoa học kỹ thuật, Hà nội, trang 513.



Tiếng Anh:

16. Craig McIntosh and Bruce Wydick (2004), Credit information system in Less – Developed countries: Recent history and a test, World Bank (http://www.usfca.edu/fac_staff/wydick).

17 Michael K. Ong (2013), Credit ratings, published by Risk Book, United State (www.riskbook.com)

18. Moody's (2013), "Structured Finance Rating Transitions", (www.moody.com)

19. Tullio Jappelli and Marco Panago (2000), information sharing in credit markers: A survey, Woking paper No.36. (http://www.iue.it/finconseu/reseachactivties/)

20. Tullio Jappelli and Marco Panago (2005), Role and Effects of credit information sharing, Woking paper No.136. (http://www.iue.it/finconseu/reseachactivties/)

21. World Bank (2013), Doing business 2013 (http://www.doingbusiness.org)

22. World Bank (2012), Doing business 2012(http://www.doingbusiness.org)

23. World Bank (2011), Doing business 2011 (http://www.doingbusiness.org)

24. World Bank (2004), Credit bureau Development in South Asia (http://siteresources.worldbank.org/INTSOUTHASIA/Resources/Credit_Bureau_Devel

opment_in_South_Asia.pdf)

25. World Bank (2003), Credit information Development in the Globe. (http://siteresources.worldbank.org/INTSOUTHASIA/Resources/)

Xem tất cả 70 trang.

Ngày đăng: 17/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí